Những Bài Học Rút Ra Từ Xây Dựng Và Triển Khai Mô Hình Can Thiệp


hướng dẫn tạo nguồn thực phẩm tại hộ gia đình. Hoặc là những can thiệp đặc thù cho những khu vực có đồng bào dân tộc... Mô hình can thiệp trong nghiên cứu này được thử nghiệm ở khu vực đồng bằng ven biển, nơi có kinh tế xã hội khác hơn so với các khu vực miền núi. Trọng tâm của mô hình là PTV được thiết lập tại YTCS. Bà mẹ dễ dàng tiếp cận với dịch vụ tư vấn và với thông tin cập nhật về NDTN. Xây dựng thương hiệu dịch vụ tư vấn cũng là một khác biệt so với các can thiệp trước đây. Ưu điểm của chương trình can thiệp là nhắm tới nhóm đối tượng đích chính quan trọng nhất đó là PNMT và bà mẹ nuôi con nhỏ. Các biện pháp truyền thông đa dạng đã hỗ trợ lẫn nhau để đảm bảo độ bao phủ thông tin tới bà mẹ và giúp bà mẹ thay đổi hành vi.

4.2.1.2. Các hoạt động xây dựng mô hình


Hội thảo triển khai can thiệp cho các cấp ngành liên quan đã được tổ chức trước khi thiết lập mô hình trên thực địa. BQL tuyến tỉnh, huyện, hệ thống giám sát và hệ thống báo cáo đã được thiết lập cùng với giai đoạn xây dựng mô hình. CBYT và CTV tham gia chương trình can thiệp được tập huấn. Các PTV được trang thiết bị và trang trí màu sắc tươi sáng cùng tông màu với Lôgô thương hiệu. Các hoạt động quảng bá mô hình đã được tiến hành bao gồm hoạt động khai trương PTV, phát thanh truyền hình đưa tin về mô hình can thiệp, tờ rơi giới thiệu PTV đã được phát trong ngày khai trương cho khách mời và các bà mẹ. Sau ngày khai trương PTV mô hình chính thức đi vào hoạt động.

Xây dựng hệ thống tổ chức: BQL tuyến tỉnh, tuyến huyện là cán bộ lãnh đạo và chuyên trách dinh dưỡng của ngành y tế ở các cấp tương ứng. BQL tuyến tỉnh có thành phần: Giám đốc SYT, cán bộ phòng Nghiệp Vụ Y, lãnh đạo của trung tâm Y tế dự phòng và trung tâm CSSKSS. Tương tự BQL tuyến huyện cũng bao gồm các thành phần lãnh đạo TTYT huyện, chuyên trách dinh dưỡng tuyến huyện, lãnh đạo đội Bảo vệ bà mẹ trẻ em, và trưởng khoa Sản. TYT xã là hạt nhân của mô hình can thiệp. CBYT xã có nhiệm vụ triển khai các hoạt động can thiệp, quản lý và điều hành các hoạt động của CTV. Thành phần của các BQL là những người trực tiếp lập


kế hoạch và điều hành hoạt động PCSDD tại địa phương. Với các thành phần như vậy mô hình có cơ sở tốt để nhân rộng trên toàn tỉnh và điều hành hoạt động sau này. Đây là điểm mạnh của chương trình can thiệp so với các mô hình khác.

Công tác đào tạo nhân lực: Công tác đào tạo là một trong những điểm mạnh của mô hình. Các loại tài liệu tập huấn dành cho các nhóm đối tượng đã được các chuyên gia đầu ngành về đào tạo dinh dưỡng và truyền thông biên soạn. Các khuyến cáo về NDTN của TCYTTG và VDD đã được cập nhật, các kỹ năng truyền thông và tư vấn đã được đưa vào chương trình giảng dạy. CBYT và CTV cũng được thực hành lập kế hoạch truyền thông. Phương pháp đào tạo giảng viên nguồn đã được áp dụng (traning of traning). Giảng viên nguồn tuyến tỉnh giảng cho giảng viên nguồn tuyến huyện, giảng viên nguồn tuyến huyện giảng cho tuyến xã và CTV. Đây sẽ là phương pháp và cơ sở cho việc nhân rộng mô hình trên địa bàn sau khi kết thúc can thiệp. Phương pháp giảng dạy tích cực đã được áp dụng. Thời gian giảng dạy được thiết kế không quá ngắn, không quá dài cho một khóa tập huấn, thời lượng một bài giảng và các thông điệp chính của bài giảng được thiết kế dễ nhớ, dễ giảng và cô đọng. Sau mỗi bài giảng đều có hoạt động thực hành như TLN, đóng vai về các chủ đề liên quan, thực hành chế biến trình diễn bữa ăn mẫu. Các học viên còn được thực hành tại khoa Sản bệnh viện về tư vấn NCBSM và hướng dẫn bà mẹ cho trẻ bú mẹ đúng cách. Phương pháp tập huấn tích cực và thoải mái đã thu hút được sự tham gia nhiệt tình của các học viên đặc biệt là CTV. Mỗi lớp tập huấn đều có thư ký khóa tập huấn với nhiệm vụ giám sát ghi chép các điểm cần cải tiến trong tập huấn để cải thiện cho khóa tiếp theo.

Thành lập các PTV có cùng thương hiệu ở các tuyến trên (bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh và trung tâm chăm sóc SKSS): Các phòng tư vấn có cùng thương hiệu và phương thức hoạt động đã được thành lập tại tuyến trên với mục đích nhận chuyển tuyến và tăng tính tiếp cận của bà mẹ. Đồng thời cũng tăng tính quảng bá cho thương hiệu Mặt Trời Bé Thơ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.


Xây dựng và sản xuất tài liệu truyền thông: TLTT đã được xây dựng bởi các chuyên gia về truyền thông và nghiên cứu viên. Các TLTT và thông điệp đều được thử nghiệm trước khi sản xuất. Quy trình này giúp TLTT có chất lượng và phù hợp với các nhóm ĐTĐ. Số chủng loại TLTT phong phú cũng rất cần thiết cho sự lựa chọn của các nhóm ĐTĐ. TLTT như sách nhỏ, tờ rơi là rất cần thiết cho hoạt động tuyên truyền và được bà mẹ quan tâm. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đương với phát hiện của Nguyễn Thị Vũ Thành, ba nguồn thông tin bà mẹ yêu thích là tuyên truyền bởi CTV, CBYT, sách báo và tờ rơi [62], tương tự phát hiện của Trịnh Hồng Sơn bà mẹ có nhu cầu cần tài liệu để tự đọc như sách nhỏ tờ rơi [60].

Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tỉnh Khánh Hòa - 17

Khai trương PTV, quảng cáo và triển khai hoạt động truyền thông: Các PTV đã được khai trương trong cùng một ngày. Đối tượng tham dự khai trương gồm đại diện các BQL các tuyến tỉnh, huyện, chủ tịch UBND các xã và đại diện các tổ chức chính trị xã hội tại xã như HPN, thanh niên, mặt trận tổ quốc, các bà mẹ nuôi con nhỏ và PNMT. Đây cũng là một dịp giới thiệu PTV cho bà mẹ và cộng đồng. PTV là một hoạt động có tính ưu việt của mô hình can thiệp. Tại đây bà mẹ được tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm, được trao đổi hai chiều với tư vấn viên và tự đưa ra các quyết định lựa chọn các biện pháp NDTN tốt nhất. Các chủ đề tư vấn cụ thể rõ ràng. PTV có góc vui chơi cho trẻ, màu sắc tươi đẹp thân thiện với trẻ. Trong những ngày đầu triển khai số bà mẹ tới tư vấn cá nhân không nhiều. Mỗi ngày chỉ có từ 1 đến 2 bà mẹ tìm đến tư vấn. Cán bộ y tế xã đã chuyển hướng tập trung sang tư vấn nhóm. Các nhóm ĐTĐ đã được mời đến PTV để được tư vấn nhóm.

Ngoài hoạt động tuyên truyền tại PTV, CBYT xã đã chủ động lập kế hoạch truyền thông tại cộng đồng, truyền thông cuốn chiếu theo các thôn tổ dân phố. Tận dụng các cơ hội, kết hợp với hoạt động khác của TYT ( như các ngày tiêm chủng định kỳ, uống Vitamin A, ngày cân đo trẻ....) hoặc của UBND, HPN xã (họp dân, hội nghị...) để tuyên truyền. Nghiên cứu này và các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng bà nội ngoại ảnh hưởng đến hành vi nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ [60], nên việc lồng ghép tuyên truyền cho các nhóm đối tượng là hiệu quả. BQL tuyến tỉnh tạo nhu cầu


cho bà mẹ thông qua các kênh truyền thông đại chúng như tivi, báo chí và xây dựng Pano áp phích, tổ chức sự kiện.

Giám sát và hệ thống báo cáo: Theo dõi giám sát hoạt động chương trình là một hoạt động không thể thiếu cho bất kỳ can thiệp nào. Công tác giám sát hỗ trợ đặc biệt quan trọng trong thời gian đầu triển khai hoạt động. Hỗ trợ kịp thời giúp cho hoạt động can thiệp được thực hiện đúng theo kế hoạch và giải quyết những khó khăn phát sinh. Hệ thống báo cáo cần được xây dựng đủ thông tin cần thu thập, dễ sử dụng và đơn giản, được chuẩn hóa để thu thập số liệu ngay từ khi triển khai hoạt động.

4.2.1.3. Những bài học rút ra từ xây dựng và triển khai mô hình can thiệp


4.2.1.3.1. Giai đoạn xây dựng mô hình


Trong giai đoạn này xác định vấn đề và lựa chọn giải pháp can thiệp là một trong những bước đi đầu tiên quan trọng nhất. Việc tổng quan các vấn đề liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu cần thực hiện nghiêm túc và cẩn thận. Truy cập thông tin và tìm kiếm được những tài liệu đáng tin cậy là rất quan trọng. Tổng quan càng tốt việc xây dựng mô hình và công cụ can thiệp càng dễ dàng. Cần cập nhật thông tin bám sát các khuyến cáo hiện hành của quốc gia và TCYTTG về lĩnh vực liên quan. Tìm kiếm các cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực tiễn qua tổng quan hoặc thực tế. Tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ trong nước và hợp tác quốc tế. Tranh thủ ý kiến chuyên gia về các lĩnh vực nghiên cứu, xây dựng mô hình và các công cụ can thiệp phù hợp với các nhóm đối tượng đích. Thử nghiệm công cụ can thiệp trước khi sản xuất cũng là một yếu tố dẫn đến thành công. Lập kế hoạch tiến độ triển khai xây dựng mô hình kỹ càng, đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật và quy trình xây dựng mô hình.

4.2.1.3.2. Giai đoạn triển khai hoạt động


Giai đoạn này cần tạo hiểu biết và sự đồng thuận về triển khai mô hình can thiệp tại địa phương ở tất cả các cấp từ tỉnh đến huyện xã. Nếu có sự đồng thuận mọi việc sẽ được ủng hộ và thành công. Khai thác phát huy năng lực của tất cả các đối tác, huy động tập hợp nguồn lực này cho hoạt động của can thiệp.


Đối tượng đích ngoài các PNMT và phụ nữ có con nhỏ cũng cần nhắm đến bà nội, bà ngoại trong các gia đình có con nhỏ. Các hãng sữa đã có chiến lược quảng cáo sữa và tiếp cận tới các bà mẹ giới thiệu sản phẩm của họ. Việc này cũng ảnh hưởng có lợi và không có lợi tới các thông điệp truyền thông chủ đạo của ngành y tế. Cần tăng cường tuyên truyền và thực thi nghị định 21 tại các CSYT. Cần truyền thông về nuôi con BSMHT tại các bệnh viện và CSYT có dịch vụ sinh để giúp bà mẹ nhận biết và NCBSMHT trong 6 tháng đầu thành công.

Cán bộ TYT đã phải chủ động lập kế hoạch truyền thông và mời bà mẹ tới dự. Các nhóm đối tượng bà mẹ được mời tham dự nên chia theo thời kỳ nuôi dưỡrng của trẻ ví dụ nhóm PNMT, nhóm có con dưới 6 tháng, nhóm cho trẻ ABS...Như vậy phương thức hoạt động của PTV Mặt Trời Bé Thơ không chỉ thu hút khách hàng tới thông qua quảng cáo, giới thiệu ở trong thế bị động mà phải chủ động lồng ghép với các hoạt động khác tại TYT để tư vấn cho bà mẹ, chủ động tuyên truyền một cách có định hướng về số lượng, về nhóm đối tượng khách hàng, về nội dung thông điệp và có chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể sẽ phù hợp hơn. Khi kế hoạch buổi truyền thông được lập càng tốt hoạt động truyền thông càng thành công.

Việc tạo nhu cầu tư vấn đối với bà mẹ chưa đạt được như kỳ vọng. Thực tế này kết hợp với phát hiện trong nghiên cứu của Bùi Thị Duyên là bà mẹ có nghề buôn bán và làm nông không chủ động tìm kiếm thông tin [14] do đó độ bao phủ của PTV thấp. BQL các cấp cần tiếp tục tạo nhu cầu tư vấn thông qua một loạt các hoạt động như tiếp tục tuyên truyền cho HPN, phát tờ rơi quảng cáo. Tại cấp xã tiếp tục phát thanh, tặng quà có Logo thương hiệu cho CTV và đối tượng tư vấn, phát tờ rơi giấy mời khi thăm hộ gia đình. Đồng thời CBYT cần rèn luyện kỹ năng tư vấn và cập nhật kiến thức để đáp ứng nhu cầu của bà mẹ. PTV cần trang bị thêm TLTT là những đĩa CD giới thiệu bữa ăn mẫu. Ngoài ra để tăng độ bao phủ của PTV vai trò chỉ đạo, giám sát tích cực của BQL tuyến tỉnh, huyện là rất cần thiết. Có một thực tế TYT xã tham gia rất nhiều các hoạt động y tế dự phòng và điều trị. Nếu không quan tâm, không thúc giục họ sẽ có thể sao lãng nhiệm vụ do bị chi phối bởi các công việc khác.


Luôn theo dõi đánh giá và điều chỉnh kế hoạch hoạt động cho phù hợp. Việc kiểm tra giám sát cũng là một trong những chìa khóa của thành công. Đảm bảo chất lượng dịch vụ hay đảm bảo thương hiệu ở tất cả các PTV có cùng thương hiệu khác đã được triển khai. Cuối cùng là thực hiện chiến lược truyền thông nhiều kênh (đa dạng) và ở nhiều cấp, truyền thông cùng nội dung NDTN chuẩn cho đối tượng.

4.2.2. Kết quả hoạt động mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến YTCS


4.2.2.1. Hoạt động tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại phòng tư vấn


Độ bao phủ của dịch vụ tư vấn tại tháng thứ 12 của can thiệp vẫn còn thấp dưới 50% ở tất cả các nhóm đối tượng PNMT từ 7-9 tháng, bà mẹ có con dưới 6 tháng và bà mẹ có con từ 6-23 tháng ở cả hai xã can thiệp. Xã CTNT có độ bao phủ tư vấn thấp hơn hẳn xã CTTT ở nhóm đối tượng trẻ 0-23 tháng (50,8% ở xã CTTT so với 27,6% ở xã CTNT). Kết quả này cho thấy nhu cầu tư vấn của các bà mẹ không cao, cần tạo nhu cầu cho bà mẹ bằng tăng cường quảng cáo PTV, phát tờ rơi .v.v... Qua phỏng vấn sâu CBYT cho thấy tư vấn nhóm và truyền thông nhóm là biện pháp hiệu quả để tăng nhanh độ bao phủ. Số lượt bà mẹ được tư vấn chủ yếu là từ tư vấn nhóm. Loại hình truyền thông nhóm rất phù hợp đối với hoạt động chung của TYT về thời gian, nhân lực và có thể lồng ghép với một số hoạt động y tế khác tại trạm. Như vậy trong các hình thức tuyên truyền trực tiếp tại TYT truyền thông nhóm cho thấy ưu thế vượt trội hơn là tư vấn cá nhân. Cần ưu tiên lập kế hoạch mở rộng và triển khai hình thức truyền thông nhóm nhỏ. Truyền thông nhóm nhỏ đã được chứng minh có hiệu quả qua nghiên cứu của Phou Sophal tại Bắc Kạn [52].

Kết quả hoạt động cho thấy số lượt tư vấn bà mẹ/người nuôi dưỡng trẻ em dưới 6 tuổi tháng cao hơn số lượt tư vấn người nuôi dưỡng trẻ 6-23 tháng tuổi ở cả hai xã CTNT và CTTT. Nhóm đối tượng có trẻ dưới 6 tháng tuổi được tư vấn nhiều hơn là do tư vấn nhóm kết hợp trước hoặc sau buổi tiêm chủng ở các xã. Trẻ dưới 6 tháng tuổi sẽ có ít nhất 4 lần tới TYT để tiêm chủng theo lịch của dự án TCMR. Do vậy việc mời đối tượng để tư vấn hoặc kết hợp tư vấn nhóm vào những ngày tiêm chủng tương đối thuận lợi cho bà mẹ và cho TYT. Kết quả này cũng gợi ý nên kết hợp đưa


thêm các thông điệp truyền thông chính về NDTN mỗi khi có cơ hội tiếp xúc với bà mẹ.

4.2.2.2. Truyền thông trực tiếp tại cộng đồng


Hoạt động truyền thông trực tiếp tại các thôn/tổ dân phố cho nhóm ĐTĐ (bà mẹ có con trong độ tuổi 0-24 và PNMT), truyền thông lồng ghép vào các cuộc họp và các chương trình CSSK khác đã được thực hiện tốt ở cả hai xã can thiệp. Tuy nhiên tổng số buổi lồng ghép và tổng số người tham dự tại xã CTNT cao hơn xã CTTT. Điều này được giải thích tại xã nông thôn có một số chương trình hỗ trợ phụ nữ và trẻ em cho các vùng này, hơn nữa người dân có thói quen tham dự các cuộc họp tốt hơn so với người thành thị. Hoạt động lồng ghép này cũng đã được khuyến cáo và thử nghiệm ở các mô hình trước đây [57], [25].

4.2.2.3. Các hình thức truyền thông gián tiếp khác


Các hình thức tuyên truyền gián tiếp khác cũng đã được thực hiện đa dạng từ phát thanh, truyền hình, tờ rơi, Pano, áp phích và sách nhỏ..v.v. Các kênh truyền thông mà từ đó bà mẹ nhận được kiến thức là: Đài Ti vi (83,3% tại xã CTTT, 77,4% tại xã CTNT), sách báo tài liệu (58,9% tại xã CTTT, 43,7% tại xã CTNT), tờ rơi (30% tại xã CTTT, 75,2% tại xã CTNT). Như vậy các kênh truyền thông gián tiếp cũng rất quan trọng, cần tăng cường sử dụng các kênh này đó là đài, tivi, tờ rơi, sách báo. Các nghiên cứu khác cho thấy TTGT có hiệu quả tăng KT-TH bà mẹ [1], [4], [14], [25], [60].

Tuyên truyền đa dạng bằng nhiều hình thức trực tiếp và gián tiếp đã bổ sung hỗ trợ cho nhau làm tăng tính tiếp cận và tăng kiến thức của bà mẹ. Ví dụ tuyên truyền bằng ti vi sẽ có một số lượng lớn người nhận được thông tin một cách nhanh chóng. Tờ rơi sẽ hỗ trợ cho CTV khi thăm hộ gia đình, tranh lật hỗ trợ cho công tác tư vấn. Tư vấn bổ sung cho những thiếu hụt của TTGT. Các hoạt động của mô hình truyền thông đa dạng phù hợp với các nhóm ĐTĐ và đã được khuyến khích [3], [60].

4.2.2.4. Hoạt động của cộng tác viên


Mạng lưới CTV sẵn có tại các xã can thiệp. Vị trí vai trò của họ không thể phủ nhận. Nhiều nghiên cứu can thiệp ở trong nước và trên thế giới cho thấy hoạt động tuyên truyền của CTV dinh dưỡng đã có hiệu quả tới NCBSMHT hoặc cải thiện TTDD của trẻ [4], [25], [76], [81]. CTV là những người gần với dân nhất và nắm vững địa bàn hoạt động của mình, là lực lượng tiềm năng cho bất kỳ can thiệp nào liên quan tới cộng đồng. CTV là những người tham gia nhiều hoạt động khác của TYT nên có thể lồng ghép các chương trình với nhau để tăng tiếp cận và hiệu quả của CTV. Một điểm mạnh của chương trình can thiệp là phát huy được khả năng của CTV và CBYT thông qua việc tự lập kế hoạch truyền thông tại xã của họ.

Mặc dù kết quả nghiên cứu cho thấy tăng tỷ lệ CTV tiếp cận hộ gia đình ở các xã can thiệp cao hơn so với xã chứng, nhưng CTV chưa thật sự nhiệt tình, chưa thực sự là cầu nối và đóng góp vào chương trình can thiệp như kỳ vọng. Họ là những người không hưởng lương từ ngân sách, nên mỗi hoạt động đều cần có bồi dưỡng và kinh phí xăng xe đi lại, đây là một thực tế. Như vậy cần thiết kế chương trình có kinh phí cho CTV hoạt động. Can thiệp chưa tập huấn lại cho CTV nên họ cũng chưa thật sự vững vàng và tự tin khi tuyên truyền.

4.3. Đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở


4.3.1. Hiệu quả của can thiệp tới kiến thức thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ


4.3.1.1. Hiệu quả thay đổi kiến thức nuôi dưỡng trẻ nhỏ của bà mẹ


Kiến thức thực hành NDTN của bà mẹ đã được đánh giá ở các lĩnh vực: Chăm sóc thai nghén, NCBSM, cho trẻ ABS, chăm sóc trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức của bà mẹ về NDTN tại 3 xã nghiên cứu TCT là không khác nhau và có tỷ lệ kiến thức đạt thấp. SCT tỷ lệ kiến thức đạt đều tăng ở 3 xã. Tại xã CTTT tỷ lệ kiến thức đạt tăng từ 31,9% lên 78,1%, tại xã CTNT tăng từ 29,6% lên 62,2%, tại xã chứng kiến thức tăng từ 34,1% lên 53,3% và khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Nơi có kiến thức cao nhất là xã CTTT thành thị. Như vậy kiến thức NDTN của bà mẹ so sánh trước và sau can thiệp tăng một cách đáng kể ở 2 xã can thiệp và tăng ít hơn ở xã chứng, nơi chỉ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 19/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí