Mô Hình Y Tế Viễn Thông Trong Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi


Tuyên ngôn Brasillia của TCYTTG (năm 1996) cũng chỉ rõ CSSK cho NCT là công việc của mọi cấp, mọi ngành “Tuổi già khỏe mạnh là nguồn lực của gia đình, của cộng đồng và toàn xã hội”. TCYTTG cho rằng già hóa dân số không tác động xấu tới sự phát triển của một quốc gia nếu chính phủ và các tổ chức quốc tế có chính sách và chương trình “Già hóa tích cực” nhằm tăng cường sức khỏe, đảm bảo tham gia xã hội và an ninh cho các công dân cao tuổi.

Năm 2002, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã tổ chức Hội nghị thế giới lần thứ 2 về NCT tại Madrid (Tây Ban Nha) thông qua văn kiện chiến lược mới (Chương trình hành động) nhằm hướng dẫn các hoạt động chính sách về người cao tuổi trong thế kỷ 21 [23]. Mục tiêu của chương trình hành động bao gồm:

(1) nhận thức đầy đủ về nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của NCT, tạo điều kiện để NCT có thể tham gia một cách đầy đủ và hiệu quả vào đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, kể cả các hoạt động có thu nhập hoặc tình nguyện;

(2) nhận thức được tầm quan trọng của gia đình, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thế hệ, sự đoàn kết và tương trợ vì sự phát triển xã hội, cung cấp việc chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ và bảo trợ xã hội cho NCT kể cả y tế dự ph ng và phục hồi chức năng; (3) tăng cường và bảo vệ quyền con người, tự do ở bản thân và bảo vệ nhân phẩm là yếu tố cơ bản đảm bảo sự tôn trọng và NCT đáng được hưởng. Đây là một văn kiện quan trọng của Liên Hợp Quốc giúp cho việc hoạch định các chính sách cho NCT. Mặc dù già hóa dân số là một vấn đề có tính chất toàn cầu, tác động mạnh mẽ đến sự hình thành tương lai nhưng các chính sách cụ thể sẽ khác nhau tùy thuộc từng quốc gia, khu vực.

1.2.1.2. Chính sách chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam

Hiện nay, xu hướng già hoá dân số đang là một thách thức không nhỏ đối với toàn nhân loại trong thế kỷ XXI. Đó là vấn đề chăm sóc sức khỏe cho một số lượng lớn người cao tuổi trong cộng đồng [73], [98].

Nhận thức rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác CSSK NCT, phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, Đảng và Nhà nước coi việc


quan tâm, chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần của NCT trong đó có chăm sóc sức khỏe là đạo lý của dân tộc, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và các cấp chính quyền. Điều này đã được thể hiện qua việc ban hành nhiều văn bản chính sách của Nhà nước trong công tác chăm sóc người cao tuổi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Từ năm 1946, Điều 14 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng h a đã khẳng định “Những công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ”. Qua các lần sửa đổi, bổ sung, các bản Hiến pháp vẫn kế thừa và phát triển những quy định đó. Điều 64, Hiến pháp năm 1992 quy định “Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ”. Điều 67 cũng ghi rõ: “Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ”.

Năm 1989, Quốc hội thông qua Luật Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong đó tại Chương VII đề cập đến vấn đề bảo vệ sức khỏe NCT, tại điều Điều 41 ghi rõ: “NCT được ưu tiên trong khám bệnh, chữa bệnh, được tạo điều kiện thuận lợi để đóng góp cho xã hội phù hợp với sức khỏe của mình”.

Nghiên cứu nhu cầu, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp cộng đồng tại huyện Đông Anh, Hà Nội - 4

Ngay sau khi nhận được Nghị quyết 45/106 ngày 26/8/1991 về việc lấy ngày 01 tháng 10 hàng năm là ngày quốc tế NCT của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ngày 01/10/1991. Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam (nay là Chủ tịch nước) đã ra lời kêu gọi các cụ phụ lão cũng như đồng bào cả nước nhiệt liệt hưởng ứng quyết định của Liên Hợp Quốc. Lời kêu gọi đã khẳng định “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là một chính sách rất quan trọng và nhất quán của Đảng và nhà nước ta”.

Chỉ thị số 59–CT/TW ngày 27/9/1995 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về chăm sóc NCT yêu cầu các cấp, các ngành [3]: “Việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội”; “Nhà nước cần dành ngân sách để giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề chăm sóc người cao tuổi”.


Pháp lệnh về NCT số 23/2000 PL-UBTVQH ngày 28/04/2000 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khẳng định rằng “Việc phụng dưỡng người cao tuổi là trách nhiệm chủ yếu của gia đình có người cao tuổi, người cao tuổi cô đơn, không nơi lương tựa, không có nguồn thu nhập được Nhà nước và xã hội trợ giúp”. Pháp lệnh là cơ sở pháp lý cho các hoạt động xã hội về NCT [69].

Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Thủ tướng chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội [61] và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP, ngày 27/02/2010 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP [62]. Các chính sách này quy định rõ các hình thức hỗ trợ cho NCT cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; NCT c n vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo và đặc biệt là người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội. Các đối tượng này được trợ cấp 270 ngàn đồng/tháng, người từ 85 tuổi trở lên bị tàn tật nặng được trợ cấp 360 ngàn đồng/tháng.

Luật NCT (số 39/2010/QH12) được Quốc hội ban hành có hiệu lực từ ngày 01/07/2010 [48]. Luật quy định NCT là công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên. Luật NCT đã thể hiện rất rõ nét tính ưu việt cũng như truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của xã hội ta. Ngoài việc được Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể chúc thọ, mừng thọ theo quy định, NCT sẽ được chăm sóc sức khỏe thông qua việc định kì khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, đặc biệt ưu tiên cho người đủ 80 tuổi trở lên. Các bệnh viện sẽ thành lập các khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh cao tuổi. Người cao tuổi được chăm sóc đầy đủ hơn về đời sống tinh thần trong hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, hưởng phúc lợi từ các công trình công cộng và giao thông công cộng do Nhà nước và xã hội đầu tư. Chính phủ sẽ ban hành danh mục dịch vụ mà NCT sử dụng với mức miễn, giảm nhất định. Cũng theo luật mới ban hành, người đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu và bảo hiểm xã hội sẽ được trợ cấp hàng tháng, được hưởng bảo hiểm y tế, được hỗ trợ chi phí mai táng khi chết. Các cơ quan nhà nước cũng có trách nhiệm tạo điều kiện tốt nhất để NCT phát


huy vai tr phù hợp với khả năng của mình thông qua việc bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị, việc trực tiếp cống hiến trong khoa học, sản xuất, kinh doanh…

Không chỉ có Luật NCT quy định về chăm sóc và phát huy vai tr người cao tuổi, Việt Nam c n có Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Ph ng chống bạo lực gia đình… đều có các quy định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi.

Việc chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần và tiếp tục phát huy vai tr của NCT vừa là nghĩa vụ và là trách nhiệm của toàn xã hội. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, mặc dù chưa thực sự được toàn diện nhưng những văn bản, chính sách trên cũng đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với lớp người đã có đóng góp hết sức to lớn trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc. Và chính nội dung của những chính sách, Nghị định, Thông tư, Pháp lệnh của Nhà nước, của công tác xã hội đã tạo nên một môi trường pháp lý hành chính bắt đầu cho sự nghiệp chăm sóc người cao tuổi.

1.2.2. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Mô hình là một cách trình bày đơn giản của thực tế, trong đó một số khía cạnh của sự chính xác có thể bỏ qua hoặc được giả thuyết là không thay đổi để các khía cạnh khác có thể quan sát rõ hơn. Có 2 nhóm mô hình chính [25]:

- Nhóm các mô hình “chuẩn” liên quan tới mô tả những hiện tượng có thể xảy ra trong những điều kiện đặc biệt nào đó - điều kiện không hiện thực.

- Nhóm các mô hình “mô tả” cố gắng đưa ra những hiện tượng gần với thực tế nhất, nhóm này được phát triển và ứng dụng mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực y tế các tác giả thường thể hiện các mô hình “mô tả” bằng lời hoặc bằng biểu đồ, sơ đồ hoặc mô hình toán học.

Từ khi đất nước đổi mới đến nay, Đảng và Nhà nước ta cũng đã quan tâm, tạo điều kiện, mở ra nhiều mô hình quản lý và CSSK cho NCT hiệu quả, phù hợp với đối tượng và từng vùng miền. Để phát huy lâu dài, bền vững và


hiệu quả các mô hình chăm sóc người cao tuổi, cần phải có sự quan tâm tham gia của tất cả các ban, ngành, đoàn thể và toàn thể cộng đồng.

1.2.2.1. Mô hình chăm sóc người cao tuổi tại gia đình

Khác với mô hình con cháu, người thân trong gia đình chăm sóc NCT trong xã hội truyền thống, ngày nay với sự phát triển của kinh tế thị trường chăm sóc tại gia đình được hiểu là các mô hình chăm sóc lưu động mang chất lượng của các gói dịch vụ nhỏ đến với NCT ngay tại gia đình họ. Loại hình chăm sóc này ngày càng được áp dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày bởi tính thiết thực của nó và ngày càng hoàn thiện hơn, thu hút được sự cổ vũ, ủng hộ tích cực từ phía dư luận xã hội [42].

Mỹ là một trong những quốc gia hàng đầu về phát triển y học gia đình. Ở đây y học gia đình được tập trung vào người bệnh với 6 nguyên tắc: liên tục, toàn diện, phối hợp, cộng đồng, ph ng bệnh và gia đình. Những nguyên tắc này tạo nên sức mạnh giúp các thành viên trong gia đình dự ph ng, điều trị CSSK ở bất kỳ lứa tuổi nào [49], [89]. Tại Thụy Điển (1991) có khoảng gần 5.000 cơ sở y tế cấp tỉnh tham gia CSSK cho NCT tại gia đình (tăng gấp 3 lần so với năm 1970). Đến năm 1992, khoảng 1/2 số quận/huyện đã quản lý được các dịch vụ CSSK tại nhà. Các y tá và bác sỹ ở tuyến tỉnh đến khám tại nhà cho NCT [29].

Ở Việt Nam, thuật ngữ “bác sĩ gia đình” đã trở nên phổ biến trong các gia đình hiện đại. Khi NCT có vấn đề về sức khỏe có thể gọi điện đến các ph ng khám và được các bác sĩ chuyên khoa theo yêu cầu đến khám, cung cấp thuốc và điều trị tại chỗ. Nếu NCT có nhu cầu theo dõi bệnh hàng ngày hoặc điều trị bệnh thường xuyên như truyền, tiêm thuốc, châm cứu, hướng dẫn tập luyện... các bác sỹ sẽ lập sổ sách theo dõi, lên phác đồ điều trị và thăm khám bệnh định kỳ. Đây là mô hình CSSK tin cậy nhất không chỉ phù hợp với NCT mà c n thích hợp với cả trẻ em, phụ nữ mang thai và đối tượng khác, hạn chế được quá trình tiến triển hoặc biến chứng của bệnh khi người bệnh di chuyển hoặc do bệnh tật và thời tiết mang lại. Tính ưu việt của mô hình này c n thích hợp với NCT khi tránh hoặc rút ngắn thời gian nằm viện của họ.


Đây c n là mô hình KCB và tư vấn hiệu quả cho NCT trong gia đình qua điện thoại hoặc trực tiếp. Song, mô hình này cũng có những hạn chế nhất định như giá của dịch vụ dao động khá nhiều, phụ thuộc vào nhu cầu và đ i hỏi cung cấp dịch vụ từ phía gia đình, chỉ sử dụng và tiếp cận được đối với những gia đình có kinh tế khá giả. Cách tiếp cận này không phù hợp với NCT ở vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới, hải đảo, đối tượng người nghèo.

Năm 2001, Nguyễn H a Bình đã xây dựng và áp dụng mô hình dịch vụ “Quản lý, tư vấn và CSSK tại nhà - Q.T.C” ở xã Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. Sau 2 năm triển khai thực nghiệm cho thấy, mô hình “Q.T.C” được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và cơ bản đáp ứng nhu cầu CSSK của NCT tại cộng đồng. Các hoạt động của mô hình: lập sổ theo dõi sức khỏe cho 1.132 người ở 300 hộ gia đình đăng ký sử dụng dịch vụ; tiến hành tư vấn, giáo dục SK trực tiếp tại nhà cho NCT khi đến thăm hộ gia đình và KCB; CSSK và KCB tại nhà; tỷ lệ chữa khỏi bệnh cấp tính thông thường là 94,68%, ngày điều trị khỏi trung bình tại nhà cho một trường hợp ốm là 4,5 ngày; không có tai biến xảy ra khi điều trị tại nhà. Tác giả thấy rằng, tỷ lệ bệnh nhân đi KCB ở bệnh viện sau can thiệp (4,8%) so với trước can thiệp (20,76%) giảm 4,2 lần (p<0,01). Đồng thời mô hình "Q.T.C" cũng đã thu hút và huy động được sự tham gia của cộng đồng vào công tác y tế một cách tích cực hơn [6].

Mô hình dịch vụ CSSK dành cho NCT tại gia đình là một trong những mô hình khá phù hợp với xã hội hiện đại có thể đáp ứng trọn gói hoặc từng gói nhỏ các dịch vụ theo yêu cầu của NCT và gia đình. Lấy nhu cầu thị trường làm tiêu chí hoạt động, các dịch vụ này phải dựa trên sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng dịch vụ, thời gian, loại hình và phương thức tổ chức dịch vụ. Vì vậy, phần lớn các dịch vụ cung ứng có chất lượng từ trung bình đến khá tốt, phục vụ nhanh và kịp thời đối với người cao tuổi.

1.2.2.2. Mô hình y tế viễn thông trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Y tế viễn thông là khả năng ứng dụng những tiến bộ về công nghệ thông tin trong y học. Sử dụng phương tiện đó để truyền tải các thông tin y


học từ khoảng cách xa đến với các đối tượng, từng vùng miền khác nhau nhưng cho hiệu quả thông tin giống nhau [7], [88], [91].

Y tế viễn thông đã có lịch sử phát triển từ rất sớm. Tại Nhật Bản, DVYT từ xã qua radio đã được giới thiệu lần đầu tiên vào cuối những năm 30 của thế kỷ

XX. Hiện nay, Nhật Bản đã xây dựng được nhiều trung tâm tư vấn CSSK NCT từ xa với sự hỗ trợ của viễn thông và đạt được nhiều kết quả tốt trong CSSKBĐ [83]. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các nước phát triển đã xây dựng mô hình tư vấn, CSSK, NCT từ xa và y tế viễn thông được đánh giá là một trong 3 mũi nhọn của ngành y tế ở thế kỷ XXI (dược phẩm, chẩn đoán hình ảnh và y tế viễn thông). Các trung tâm y tế viễn thông thường xuyên có người trực 24/24 giờ để nhận các thông báo, tư vấn, hướng dẫn CSSK cho cộng đồng nói chung và tư vấn, hướng dẫn CSSK cho NCT nói riêng.

Mô hình y tế viễn thông trong tư vấn, CSSK NCT là một mô hình hiện đại, qua đó góp phần giảm bớt số lượng trang thiết bị, nhân lực và các tổ chức y tế, đặc biệt là ở những vùng khó khăn, vùng xa trung tâm. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng dành những trang viết, khoảng thời gian quý báu trên truyền hình để đưa thông tin về y học như Truyền hình Hà Nội có mục Y học bốn phương, Sức khoẻ trong cuộc sống hôm nay, O2 TV..., các trang web thảo luận trực tuyến về các kiến thức y học… đã cung cấp một lượng lớn kiến thức nhằm nâng cao sức khỏe cho người dân. Mô hình sử dụng sự chỉ dẫn các chuyên gia trong nước cũng như nước ngoài từ xa để mổ những ca khó được truyền hình trực tiếp thông qua mạng điện tử. Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng mô hình này c n gặp nhiều khó khăn do vướng mắc về kỹ thuật cũng như sự nhận thức và khai thác công nghệ thông tin của cộng đồng.

1.2.2.3. Mô hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại cộng đồng

Khái niệm cộng đồng được hiểu là các quần thể dân cư sinh sống trong cùng một địa bàn hoặc có khoảng cách địa lý không quá xa so với nơi ở của NCT. Cộng đồng thường phát triển tương đối đa dạng bao gồm các ban, ngành,


đoàn thể ở cấp cơ sở, các hiệp hội, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, tổ chức từ thiện địa phương, các nhóm, câu lạc bộ…[42].

Mô hình chăm sóc và phát huy vai tr NCT tại cộng đồng bao gồm khá nhiều hoạt động phong phú, nổi bật là hai hoạt động Nhà dưỡng lão do cộng đồng hoặc tổ chức xã hội thành lập và hoạt động của các nhóm, câu lạc bộ.

- Nhà dưỡng lão mang tính “Cộng đồng”: có nhiều điểm chung so với các trung tâm, nhà dưỡng lão do các ban ngành, đoàn thể, hội Trung ương quản lý, các nhà dưỡng lão tại cơ sở được thành lập dựa trên nguyên tắc qui mô nhỏ, huy động tinh thần tham gia tình nguyện trong công tác chăm sóc, giúp đỡ người cao tuổi. Mái ấm tình thương ở Đà Nẵng và Nhà dưỡng lão Bình An ở thành phố Hồ Chí Minh và rất nhiều ngôi chùa ở Huế là những ví dụ điển hình cho các hoạt động này.

- Hoạt động của các nhóm, câu lạc bộ bao gồm các hoạt động: sinh hoạt thông tin thời sự; sinh hoạt văn hóa văn nghệ; hoạt động thể dục thể thao - chăm sóc sức khỏe... Với quan điểm của Đảng và Nhà nước chăm sóc sức khoẻ là nhiệm vụ của toàn xã hội, nên đây là mô hình mang tính chất rộng và thiết thực, phù hợp với tất cả các đối tượng từ thành thị đến nông thôn, miền xuôi và miền ngược đều có thể áp dụng được.

Theo Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, trong số 9,9 triệu NCT cả nước có 8,3% NCT sống cô đơn, 13,06% sống chỉ có hai vợ chồng già. Trước những khó khăn đó, mô hình thí điểm “Tư vấn và chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào các tình nguyện viên là thầy thuốc tại cộng đồng” được thực hiện tại một số xã của các tỉnh: Thái Bình, Bến Tre, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, H a Bình, Đồng Nai. Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên là một trong những xã trung du miền núi đầu tiên thực hiện thí điểm mô hình này. Tại các xã thành lập Ban Chỉ đạo gồm 5 người và Tổ tình nguyện gồm 9 người. Ban Chỉ đạo và Tổ tình nguyện của xã đã phối hợp chặt chẽ với TYT xã, y tế thôn bản tiến hành khảo sát, thăm d về sức khỏe, điều kiện vật chất, lối sống của NCT trong xã từ đó

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 07/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí