Khó Khăn, Thuận Lợi Khi Triển Khai Thực Hiện Chương Trình


Bảng 3. 13: So sánh nguồn cung cấp thông tin cho bà mẹ giữa xã CTTT và xã chứng tại hai thời điểm trước và sau can thiệp



Biến số

Xã CTTT N=270

Xã chứng N=270


Ý

nghĩa thống kê


Trước CT (%)


Sau CT (%)

Khoảng tăng sau CT

(%)


Trước CT

(%)


Sau CT (%)

Khoản g tăng không do CT

Nhân viên y tế

40,0

70,4

30,4

36,7

42,1

5,4

p***

CTV dinh dưỡng

3,0

26,7

23,7

10,7

18,7

8,0

p***

Đài, Tivi

20,0

83,3

63,3

34,1

86,7

49,6

p***

Loa truyền thanh xã

1,5

29,3

27,8

8,5

30,2

21,7


Tờ rơi

0,7

30,0

29,3

6,7

26,2

19,5

p*

Sách/báo/tài liệu

31,5

58,9

27,4

30,7

60,7

30,0


Tham dự buổi tuyên truyền của y tế

3,0

20,4

17,4

7,0

8,7

1,7

p***

Hội phụ nữ

1,1

12,6

11,5

11,1

9,1

-2,0

p***

Bạn bè, người thân trong gia đình

51,1

74,0

22,9

60,7

81,3

20,6


Internet

3,3

8,5

5,2

2,2

10,7

8,5


Hãng sữa tổ chức

3,3

10,4

7,1

3,7

6,3

2,6


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Ghi chú: * : P<0,05; *** P<0,0001


Bảng 3.13 trình bày kết quả phỏng vấn nguồn cung cấp thông tin NDTN cho bà mẹ so sánh tại hai thời điểm TCT và SCT giữa xã CTTT và xã chứng. Sau một năm can thiệp cho thấy hầu hết các nguồn cung cấp thông tin về NDTN cho bà mẹ có tỷ lệ


tăng cao hơn ở xã CTTT so với xã chứng một cách có ý nghĩa thống kê. Các nguồn cung cấp thông tin chính thống tăng lên bao gồm CBYT, CTV dinh dưỡng, loa truyền thanh xã, tờ rơi, tham dự các lớp tuyên truyền do CBYT tổ chức. Các kênh khác tăng và giảm không có ý nghĩa thống kê.

Các kênh thông tin chính mà bà mẹ ở xã CTTT nhận được theo thứ tự: Đài TV (83,3%), bạn bè người thân (74%), nhân viên Y tế 70,4%, sách báo tài liệu (58,9%), tờ rơi (30%), CTV dinh dưỡng (26,7%). Kênh thông tin từ nguồn internet vẫn hạn chế (dưới 10%), đặc biệt các bà mẹ tham dự các hội thảo do hãng sữa tổ chức lên tới trên 10%.


Bảng 3. 14: So sánh nguồn cung cấp thông tin cho bà mẹ giữa xã CTNTvà xã chứng tại hai thời điểm trước và sau can thiệp



Biến số

Xã CTNT

Xã chứng


Ý

nghĩa thống kê


Trước CT

(%)


Sau CT (%)

Khoảng tăng sau CT

(%)


Trước CT

(%)


Sau CT (%)


Khoảng tăng không do CT

Nhân viên y tế

34,8

45,6

10,8

36,7

42,1

5,4

p*

CTV dinh dưỡng

5,2

24,4

19,2

10,7

18,7

8,0

p*

Đài, Tivi

30,4

77,4

47,0

34,1

86,7

52,6


Loa truyền thanh

2,6

39,6

37,0

8,5

30,2

21,7

p*

Tờ rơi

0,7

75,2

74,5

6,7

26,2

19,5

p***

Sách/báo/tài liệu

23,0

43,7

20,7

30,7

60,7

30,0

p*

Tham dự buổi tuyên truyền của y tế

3,0

12,2

9,2

7,0

8,7

1,7

p*

Hội phụ nữ

4,8

10,0

5,2

11,1

9,1

-2,0


Bạn bè, người thân trong gia đình

60,0

64,4

4,4

60,7

81,3

20,6

p*

Internet

1,1

9,6

8,5

2,2

10,7

8,5


Hãng sữa tổ chức

1,9

6,3

4,4

3,7

6,3

2,6


Ghi chú: * : P<0,05; *** P<0,0001


Bảng 3.14 trình bày kết quả phỏng vấn nguồn cung cấp thông tin NDTN cho bà mẹ so sánh tại hai thời điểm TCT và SCT giữa xã CTNT và xã chứng. Sau một năm


can thiệp cho thấy hầu hết các nguồn cung cấp thông tin về NDTN cho bà mẹ có tỷ lệ tăng cao hơn ở xã CTNT so với xã chứng một cách có ý nghĩa thống kê với P<0,05. Các nguồn cung cấp thông tin tăng lên bao gồm CBYT, CTV dinh dưỡng, loa truyền thanh xã, tờ rơi, tham dự các lớp tuyên truyền do CBYT tổ chức. Các kênh khác tăng và giảm không có ý nghĩa thống kê khi so sánh trước và SCT. Các kênh thông tin chính mà bà mẹ nhận SCT tại xã CTNT theo thứ tự: Đài TV (77,4%), tờ rơi (75,2%); nhân viên y tế (45,6%), sách báo tài liệu (43,7%), CTV dinh dưỡng (24,4%). Kênh thông tin từ Internet vẫn hạn chế dưới 10%. Đặc biệt tham dự các hội thảo do hãng sữa tổ chức lên tới trên 6,3%.

3.2.5. Khó khăn, thuận lợi khi triển khai thực hiện chương trình


3.2.5. 1. Khó khăn


Một trong những khó khăn khi thực hiện can thiệp là thu hút và duy trì khách hàng đến tư vấn. Để tăng lượng khách hàng ngoài việc quảng cáo PTV qua các phương tiện truyền thông, CTV đã phải tiếp cận các hộ gia đình và mời đối tượng tới tư vấn. CBYT triển khai mô hình can thiệp cho biết “Tổ chức tư vấn ấy thì cũng gặp nhiều khó khăn. Ở dưới cộng đồng các cộng tác viên cứ phải đi tới đi lui mời đối tượng cho mình” (CBYT-CTTT). Ở xã CTNT vẫn còn tư tưởng đến nghe tuyên truyền cần phải được nhận quà. CBYT cho rằng thời gian ban đầu mọi việc đều khó khăn, cần có thời gian và kiên trì.

Qua PVS bà mẹ cho thấy những lý do giải thích về lượng khách hàng tự đến PTV thấp là: Bà mẹ chưa thấy có nhu cầu tư vấn, bận đi làm không có thời gian, việc quan tâm chăm sóc sức khỏe của người làm nghề nông chưa cao.

Mục tiêu ban đầu của can thiệp mỗi bà mẹ từ khi mang thai đến khi sinh và khi trẻ được 24 tháng tuổi sẽ được tiếp cận và tư vấn đủ 5 gói tư vấn. Các gói tư vấn bao gồm tư vấn về chăm sóc dinh dưỡng khi mang thai, NCBSM, quản lý NCBSM, ABS, quản lý ABS. Tư vấn cho mỗi đối tượng bà mẹ đủ 5 gói dịch vụ là không khả thi vì việc tới PTV của các bà mẹ là tự nguyện.

Quảng bá thương hiệu, tạo nhu cầu cho bà mẹ và đảm bảo thương hiệu là một trong những thách thức lớn đối với CBYT thực hiện chương trình can thiệp. CBYT tại TYT kiêm nhiệm công việc khác như khám chữa bệnh và khám bệnh cho người có bảo


hiểm y tế, do đó thời gian dành cho tư vấn cá nhân bị hạn chế. CTV chưa thật sự nhiệt tình, tỷ lệ tiếp cận hộ gia đỉnh còn thấp, chưa thực sự là cầu nối và đóng góp vào chương trình như kỳ vọng.

Số lượng khách hàng tư vấn thấp, cán bộ tư vấn chưa có nhiều cơ hội rèn luyện để nâng cao kỹ năng tư vấn, dẫn đến chất lượng dịch vụ ít được cải thiện. Chưa có bộ tiêu chuẩn đo lường kết quả hoạt động khó khăn cho cán bộ giám sát PTV để nhận định mức độ hoàn thành công việc. Chưa có cơ chế tạo động lực cho cán bộ tham gia triển khai chương trình để tăng chất lượng và số lượng các hoạt động tư vấn và truyền thông. Thực thi nghị định 21 tại các cơ sở y tế, quảng cáo tiếp thị của các hãng sữa cũng là những thách thức đối với tuyên truyền cho trẻ BSMHT trong 6 tháng đầu.

3.2.5.3. Thuận lợi


Có sự đồng thuận của các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện và xã. Mô hình can thiệp mang lại lợi ích cho bà mẹ. Nhân lực dựa trên hệ thống sẵn có của ngành y tế và được đào tạo. Đối tượng tư vấn cụ thể rõ ràng. Có PTV được trang trí và có trang thiết bị đẹp, riêng biệt. Công tác tư vấn và giáo dục NDTN được tương tác phối hợp tốt với các chương trình y tế khác.

3.3. Đánh giá hiệu quả mô hình sau can thiệp


3.3.1. Đánh giá thay đổi kiến thức thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ của bà mẹ


Bảng 3. 15: Hiệu quả thay đổi kiến thức của bà mẹ sau can thiệp



Kiến thức NDTN đạt

TCT

SCT

CSHQ (%)

HQCT (%)

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

CTTT

86

31,9

211

78,1

144,8

88,5

CTNT

80

29,6

168

62,2

110,1

53,8

Xã chứng

92

34,1

144

53,3

56,3

0

Ý nghĩa thống kê

χ2=0,3; P>0,05

χ2=36,9; P<0,0001




Bảng 3.15 trình bày kiến thức đạt của bà mẹ và chỉ số hiệu quả tại hai thời điểm TCT và SCT cho thấy tỷ lệ kiến thức đạt của bà mẹ ở 3 xã tại thời điểm TCT là không khác nhau (với χ2= 1,23; P>0,05). SCT tỷ lệ kiến thức đạt của các bà mẹ tăng cao hơn ở hai xã CTTT và CTNT so với xã chứng một cách có ý nghĩa thống kê với (χ2= 38,24; P<0,0001), xã CTTT kiến thức đạt tăng từ 31,9% lên 78,1%, xã CTNT kiến thức đạt tăng từ 29,6% lên 62,2%, xã chứng tăng từ 34,1% lên 53,3%. Chỉ số hiệu quả can thiệp ở xã CTTT và xã CTNT cao hơn xã chứng một cách tương ứng như sau (144,8%; 110,1% và 56,3%). Hiệu quả do can thiệp mang lại tại xã CTTT (88,9%) và xã CTNT (53,5%).

Bảng 3. 16: Hiệu quả thay đổi thực hành của bà mẹ sau can thiệp



Tỷ lệ thực hành NDTN đạt

TCT

SCT

CSHQ (%)

HQCT (%)

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

CT TT

187

69,3

241

89,3

28,9

22,9

CTNT

152

56,3

204

75,6

34,3

28,3

Xã chứng

180

66,7

191

70,7

6,1


Ý nghĩa thống kê

χ2=11,4; P<0,05

χ2=29,6; P<0,0001



Bảng 3.16 trình bày thay đổi thực hành đạt của bà mẹ và hiệu quả can thiệp cho thấy tỷ lệ thực hành đạt của bà mẹ TCT là không khác nhau ở hai xã CTTT và xã chứng, thực hành đạt ờ xã CTNT thấp hơn xã chứng. SCT tỷ lệ thức hành đạt tăng một cách đáng kể ở 2 xã can thiệp so với xã chứng một cách có ý nghĩa thống kê với χ2=29,6; P<0,0001, xã CTTT tỷ lệ thực hành đạt tăng từ 69,3% lên 89,3%, xã CTNT tỷ lệ thực hành đạt tăng từ 56,3% lên 75,6%, trong khi đó xã chứng tăng từ 66,7% lên 70,7%. Chỉ số hiệu quả ở xã CTTT (28,9%), xã CTNT (34,2%), xã chứng (6,1%).

Hiệu quả do can thiệp mang lại tại xã CTTT (22,8%), xã CTNT (28,1%).


3.3.2. So sánh tình trạng dinh dưỡng của trẻ trước và sau can thiệp


3.3.2.1. So sánh tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ trước và sau can thiệp


Biểu đồ 3 8 Tỷ lệ SDD nhẹ cân giữa các xã ở thời điểm trước và sau can 1

Biểu đồ 3. 8: Tỷ lệ SDD nhẹ cân giữa các xã ở thời điểm trước và sau can thiệp.


Biểu đồ 3.8 biểu diễn tình trạng SDD nhẹ cân của trẻ giữa các xã can thiệp và xã chứng tại hai thời điểm trước và sau can thiệp cho thấy tỷ lệ SDD nhẹ cân đều giảm ở cả 3 xã SCT nhưng không có ý nghĩa thống kê. Tại xã CTTT tỷ lệ SDD nhẹ cân giảm từ 8,5% xuống 7,8% với (χ2=1; P>0,05); Tại xã CTNT tỷ lệ SDD nhẹ cân giảm từ 13,3% xuống 9,3% với (χ2=2,24; P>0,05), tương tự xã chứng tỷ lệ SDD nhẹ cân giảm từ 8,5% xuống 8,1% và không có ý nghĩa thống kê với (χ2=0,02; P>0,05).


Biểu đồ 3 9 Tỷ lệ SDD thấp còi giữa các xã ở thời điểm trước và sau 2

Biểu đồ 3. 9: Tỷ lệ SDD thấp còi giữa các xã ở thời điểm trước và sau can thiệp


Biểu đồ 3.9 biểu diễn SDD thể thấp còi của trẻ giữa các xã can thiệp và xã chứng tại hai thời điểm trước và SCT cho thấy tỷ lệ SDD thấp còi đều giảm ở cả 3 xã SCT nhưng không có ý nghĩa thống kê. Tại xã CTTT tỷ lệ SDD thấp còi giảm từ 18,1% xuống 13,3% với (χ2=2,36; P>0,05); Tại xã CTNT tỷ lệ SDD thấp còi giảm từ 19,3% xuống 13,7% (χ2=3,03; P>0,05), tại xã chứng tỷ lệ SDD thấp còi giảm từ 17,8% xuống 15,6% và không có ý nghĩa thống kê với (χ2=0,48; P>0,05).


Biểu đồ 3 10 Tỷ lệ SDD gày còm giữa các xã ở thời điểm trước và sau can 3


Biểu đồ 3. 10: Tỷ lệ SDD gày còm giữa các xã ở thời điểm trước và sau can thiệp


Biểu đồ 3.10 biểu diễn SDD thể gày còm của trẻ giữa các xã can thiệp và xã chứng tại hai thời điểm trước và sau can thiệp cho thấy tỷ lệ SDD gày còm đều thay đổi ở cả 3 xã SCT nhưng những thay đổi này không có ý nghĩa thống kê với các chỉ số tương ứng như sau: xã CTTT (Yates’s Corrected χ2=0,001; P=1); xã CTNT (χ2=0,31; P>0,05), xã chứng (χ2=0,07; P>0,05).

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 19/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí