mẹ, những khó khăn gặp phải khi cho con bú sữa mẹ và cách giải quyết. Cho trẻ ABS: Thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu cho ABS; Thức ABS nào là phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của trẻ từ 6-23 tháng tuổi; Làm thế nào đảm bảo vệ sinh khi chế biến thức ăn và cho trẻ ăn; Làm thế nào để biết được con mình đang phát triển tốt, chăm sóc trẻ bệnh, các khó khăn gặp phải khi cho trẻ ABS và cách giải quyết…
Bảng 3. 8: Số lượt khách hàng được tư vấn theo nhóm đối tượng đích
CTTT | CTNT | Tổng số | |
Bà mẹ mang thai từ 7-9 tháng | 70 | 32 | 102 |
Bà mẹ/người nuôi dưỡng trẻ dưới 6 tháng | 254 | 126 | 380 |
Bà mẹ/người nuôi dưỡng trẻ 6 -23 tháng | 211 | 104 | 315 |
Tổng số | 535 | 262 | 797 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Tả Thực Trạng Suy Dinh Dưỡng Và Các Yếu Tố Liên Quan
- Tình Trạng Suy Dinh Dưỡng Của Trẻ Trước Can Thiệp
- Một Số Yếu Tố Liên Quan Đến Tình Trạng Suy Dinh Dưỡng Ở Trẻ
- Khó Khăn, Thuận Lợi Khi Triển Khai Thực Hiện Chương Trình
- So Sánh Sự Thay Đổi Các Giá Trị Z-Score Của Trẻ Trước Và Sau Can Thiệp
- Đánh Giá Khả Năng Áp Dụng Mô Hình Truyền Thông Đa Dạng
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
*Ghi chú: Số lượt tư vấn bao gồm cả tư vấn cá nhân và tư vấn nhóm. Xã CTTT tổ chức 12 lần tư vấn nhóm, xã CTNT tổ chức được 15 lần tư vấn nhóm. Mỗi nhóm từ 5- 8 bà mẹ.
Bảng 3.8 cho thấy số lượt đối tượng đích đã được tư vấn cá nhân hoặc tư vấn nhóm tại PTV Mặt trời bé thơ. Số lượt tư vấn PNMT từ 7-9 tháng và người nuôi dưỡng trẻ dưới 6 tháng tuổi cao hơn so với số lượt người nuôi dưỡng trẻ từ 6-23 tháng ở cả hai xã CTNT và CTTT. Điều này có nghĩa là công tác tư vấn và giáo dục về NCBSM có số lượt nhiều hơn là tư vấn và giáo dục về cho trẻ ABS.
Đánh giá của đối tượng phỏng vấn về loại hình truyền thông trực tiếp
CBYT cho rằng tư vấn nhóm/truyền thông nhóm là biện pháp hiệu quả làm tăng nhanh độ bao phủ “Với lượng công việc của mình thì nên tổ chức tuyên truyền nhóm nhỏ. Mỗi lần mình tập trung bà mẹ như vậy, mình sẽ đỡ mất thời gian hơn, các bà mẹ sẽ cùng một nhóm đối tượng, mình sẽ truyền đạt những nội dung cần thiết. Những thắc
mắc của người này sẽ trả lời kiến thức cho người kia. Cùng một lúc mình trả lời cho được nhiều người, chứ còn tư vấn cá nhân thì mất nhiều thời gian lắm mà nhân viên y tế thì mỏng” (Trưởng TYT). Như vậy hình thức truyền thông trực tiếp như tư vấn nhóm/truyền thông nhóm tại PTV là biện pháp rất thích hợp.
Qua PVS hoạt động tư vấn tại TYT đã được bà mẹ đánh giá là hữu ích. Ý kiến của một bà mẹ“Hữu ích chứ, hồi trước kia khi em nuôi bé đầu chưa có phòng tư vấn này thì thấy cũng hơi khó. Bây giờ có cái phòng này rồi khi có những thắc mắc gì thì mình hỏi nó cũng dễ hơn” (BM 43). Bà mẹ lựa chọn PTV Mặt Trời Bé Thơ là do tiện lợi, gần nhà, dễ tiếp cận, thân thiện và bà mẹ tin tưởng CBYT tại trạm “Ở đây thứ nhất là gần, gần với cái địa bàn của mình, thứ hai là hồi giờ ở đây là em qua TYT này, nói chung là quen biết cô S, tin tưởng cô S và TYT nên em tới đây” (BM-CTTT). Và khi được hỏi TYT này cần cải tiến gì để nâng cao chất lượng dịch vụ này hơn nữa thì bà mẹ trả lời “Theo em thì nói chung là em thấy như vậy cũng là hoàn hảo rồi đấy” (BM58-CTTT). Tuy nhiên cũng có bà mẹ đã được tư vấn nhưng họ chưa hoàn toàn thỏa mãn. Họ có quan niệm cán bộ TYT xã vẫn có những giới hạn về trình độ và mong muốn bác sỹ trình độ cao hơn về tư vấn tại TYT.
Đánh giá của đối tượng phỏng vấn về xây dựng thương hiệu phòng tư vấn
Hệ thống nhận diện thương hiệu
Lô gô thương hiệu Mặt Trời bé Thơ đã được thể hiện ở tất cả các loại TLTT và các sản phẩm khác như giấy mời, áo mưa, đồng hồ treo tường v.v. Thương hiệu đã được bà mẹ nhận diện dễ dàng “Em thấy Mặt Trời Bé Thơ có ở trung tâm Bà mẹ Trẻ em, ở đây (TYT) em thấy biển hiệu ngay cổng luôn dạ...” (BM-CTTT).
Xây dựng thương hiệu thông qua chất lượng dịch vụ
Can thiệp được triển khai cho đến khi đánh giá mới được một năm nên chưa thể tạo dựng thương hiệu đối với bà mẹ và cộng đồng. Những bà mẹ đã từng sử dụng DVTV đã biết đến thương hiệu và tin tưởng TYT sẽ tạo dựng được thương hiệu “Mình càng tuyên truyền thì sau này các bà mẹ sẽ biết hơn. Như con đây đẻ mới có một đứa ý, bây giờ biết cái phòng Mặt Trời Bé Thơ này thì đợt sau đẻ đứa thứ hai cũng biết ngỏ“ (BM64).
3.2.2.2. Truyền thông trực tiếp tại cộng đồng
Bảng 3. 9: Số buổi truyền thông trực tiếp cho các nhóm đối tượng tại cộng đồng
Xã CTTT | Xã CTNT | Tổng số | ||||
Số buổi | Tổng số người | Số buổi | Tổng số người | Số buổi | TS người | |
Số buổi truyền thông nhóm tại thôn/ tổ dân phố | 6 | 120 | 7 | 174 | 13 | 294 |
Số buổi lồng ghép tuyên truyền với các cuộc họp khác | 5 | 300 | 18 | 341 | 23 | 641 |
Tuyên truyền cho các giáo viên bảo mẫu nhóm trẻ gia đình và kiểm tra VSATTP | 2 | 20 | 2 | 16 | 4 | 36 |
Tổng số | 13 | 440 | 27 | 531 | 40 | 971 |
Bảng 3.9 cho biết về kết quả truyền thông trực tiếp tại các thôn/tổ dân phố cho các nhóm ĐTĐ, truyền thông lồng ghép vào các cuộc họp và các chương trình CSSK khác. Truyền thông cho nhóm giáo viên bảo mẫu tại các nhóm trẻ gia đình đã được lồng ghép trong các đợt kiểm tra Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Số buổi và số lượng người tham gia truyền thông tại thôn tổ dân phố tại xã CTNT cao hơn xã CTTT. Tương tự số buổi tuyên truyền lồng ghép với các chương trình và cuộc họp khác ở xã CTNT cũng cao hơn so với xã CTTT.
3.2.2.3. Các hình thức truyền thông gián tiếp
- Phát thanh trên loa đài của xã: Mồi xã phát thanh hai đợt, mỗi đợt kéo dài 2 tháng với thời lượng 45 phút một buổi, tuần 3 buổi. Tổng số lần phát thanh là
48 lần trên một xã. Nội dung phát thanh: 01 Bản tin quảng cáo PTV Mặt trời bé thơ, nhiều bản tin nhỏ về NDTN như bản tin NCBSM, ABS, ăn thức ăn giàu sắt, chăm sóc trẻ bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm..v.v...
- Phim quảng cáo PTV Mặt Trời Bé Thơ và phim ăn thức ăn giàu sắt được phát trên đài KTV một tuần 2 lần, phát trong 3 tuần/một đợt và phát hai đợt. Tổng số 12 lần quảng cáo (do tổ chức A&T thực hiện).
- Xây dựng và phát 2 phóng sự về NDTN và quảng cáo PTV Mặt trời bé thơ do nghiên cứu viên thực hiện.
- Quảng cáo PTV trên tạp chí giáo dục sức khỏe tỉnh Khánh Hòa
- Tuyên truyền qua Pano, áp phích, sách nhỏ và tờ rơi
- Tổ chức 01 sự kiện truyền thông tại PTV Mặt Trời Bé Thơ. Nội dung giới thiệu về PTV, các gói dịch vụ tư vấn, đội ngũ nhân viên, tiếp thị bà mẹ về dịch vụ tư vấn, trao quà tặng quảng cáo PTV cho nhóm bà mẹ tới dự.
Các hình thức tuyên truyền đa dạng cho các nhóm đối tượng đã được tiến hành ngay sau ngày khai trương PTV. PVS các bà mẹ cho thấy, các hình thức tuyên truyền đã được đánh giá rất hiệu quả và đa dạng. TTGT qua loa phát thanh cũng được cho là hữu ích ở xã CTNT. Tờ rơi, sách nhỏ được bà mẹ yêu thích. Sau đây là các ý kiến của bà mẹ “Dạ, CBYT tới nhà là hiệu quả nhất, lúc mấy cô (CTV) tới nhà cũng tuyên truyền, với lại phát thanh trên đài (loa phát thanh của xã) cũng hiệu quả nữa chị. Tại vì nhiều lúc tới nhà không có các bà mẹ ở nhà, người ta đi làm ở ngoài đồng người ta cũng nghe đài được“ (BM 48-CTNT). Nhận xét của bà mẹ về tờ rơi “Em thấy tờ rơi hữu ích cho mình để mình biết cách chăm sóc cho con, ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Nếu mà mình không hiểu cái gì thì mình ra mình hỏi chị L chị tư vấn nói cặn kẽ cho mình” (BM 75-CTNT).
3.2.2.4. Xây dựng và sản xuất tài liệu truyền thông
Bảng 3. 10: Loại tài liệu tập huấn
Tên tài liệu | Đối tượng sử dụng | Tài liệu giảng viên | Tài liệu học viên | |
1 | Quản lý và vận hành phòng tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ “ Mặt trời bé thơ” | Án bộ quản lý PTV và BQL các cấp | 1 | 1 |
2 | Tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế | CBYT trực tiếp triển khai mô hình can thiệp | 1 | 1 |
3 | Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng | Cộng tác viên và CBYT triển khai mô hình can thiệp | 1 | 1 |
Tổng số | 3 | 3 |
Bảng 3.10 trình bày 3 loại tài liệu tập huấn đã được biên soạn và in ấn cho các nhóm đối tượng tham gia triển khai can thiệp. Mỗi loại bao gồm 2 cuốn, một cuốn dành cho giảng viên và một cuốn dành cho học viên (xem phụ lục 5)
Nhiều loại tài liệu truyền thông đã sản xuất và đưa vào sử dụng. Tại mỗi xã can thiệp đã được phân phối 700 cuốn Cẩm nang nuôi dưỡng trẻ nhỏ; tờ rơi NCBSM, 2 loại tờ rơi ăn bổ sung (2100 tờ/mỗi loại); 1 Panô (giới thiệu PTV, đa dạng thực phẩm, NCBSM); 1 Áp phích (NCBSM và cho trẻ ABS); 3 Áp phích về NCBSM; 3 tranh cổ động (ăn thức ăn giáu sắt, Tầm quan trọng của 1000 ngày, ABS đúng thời điểm); Mỗi xã can thiệp còn được cung cấp 100 Sổ tay Mẹ và Bé ; 1 bộ tranh lật, 3 đĩa CD truyền thông, một số dụng cụ trực quan (mô hình em bé, vú mẹ) và nhiều loại tài liệu khác. Phần lớn các tài liệu truyền thông này do NCV sản xuất và cung cấp, phần còn lại là do tổ chức A&T cung cấp.
Bảng 3. 11: Số cán bộ y tế và CTV được tập huấn
Xã CTTT (9 thôn) | Xã CTNT (7 thôn) | Tổng số | |
Tập huấn cho cán bộ quản lý PTV | 4 | 4 | 8 |
CBYT, giảng viên nguồn tuyến huyện/thị | 4 | 4 | 8 |
Tập huấn CBTY xã | 3 | 3 | 6 |
Tâp huấn CTV | 9 | 7 | 16 |
Tổng số | 20 | 18 | 38 |
Hội thảo triển khai thực hiện nghị định 21 * | 25 |
Ghi chú: * Đối tượng tham dự là lãnh đạo các bệnh viện, trung tâm CSSKSS, TTYT các huyện có can thiệp
Bảng 3.11 mô tả kết quả đào tạo CBYT, CTV của hai xã và cán bộ khác liên quan đến can thiệp. Nội dung tập huấn phù hợp với nhiệm vụ của từng nhóm đối tượng tham gia mô hình can thiệp.
- Tập huấn cán bộ quản lý các PTV, lãnh đạo các TTYT về vận hành và quản lý PTV Mặt trời bé thơ, nghị định 21.
- Tập huấn giảng viên nguồn tuyến tỉnh, huyện về các kỹ năng giảng dạy, tư vấn nhóm, tư vấn cá nhân. Cung cấp thông tin cập nhật về NDTN, cách đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ, nghị định 21
- Tập huấn CBYT của TYT xã về kỹ năng tư vấn nhóm, tư vấn cá nhân, thông tin cập nhật về NDTN, lập kế hoặch truyền thông , nghị định 21.
- Tập huấn CTV của 2 xã về kỹ năng truyền thông, tư vấn cá nhân, các thông tin cập nhật về NDTN. Lập kế hoặch truyền thông cho các hộ gia đình có nhóm đối tượng
3.2.2.5. Hoạt động của cộng tác viên
Bảng 3. 12: So sánh tỷ lệ bà mẹ được cộng tác viên tiếp cận trước và sau can thiệp
TCT | SCT | Ý nghĩa thống kê | HQCT (%) | |||
n | ( %) | n | ( %) | |||
Xã CTTT | 74 | 27,4 | 165 | 61,1 | χ2=62,2; P<0,0001 | 86,1 |
Xã CTNT | 51 | 18,9 | 117 | 56,7 | χ2=81,9; P<0,0001 | 163,1 |
Xã chứng | 63 | 23,3 | 86 | 31,9 | χ2= 4,9; P<0,05 |
Bảng 3.12 trình bày tỷ lệ bà mẹ được CTV dinh dưỡng tiếp cận tại hộ gia đình trong năm qua tại hai thời điểm TCT và SCT. SCT tỷ lệ bà mẹ được CTV tiếp cận đều tăng ở cả 3 xã nghiên cứu nhưng tăng cao hơn đáng kể ở các xã can thiệp với các tỷ lệ tương ứng như sau: CTTT (từ 27,4% lên 61,1%), CTNT (từ 18,9% lên 56,7%), xã chứng (từ 23,3% lên 31,9%) và có ý nghĩa thống kê. Hiệu quả can thiệp tại xã CTTT là 86,1%; tại xã CTNT là 163,1%.
Khó khăn trong hoạt động CTV được nhiều người nêu ra đó là kinh phí bồi dưỡng cho CTV. Yếu tố này có thể là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng tới tần suất hoạt động của CTV. Ngoài ra CTV cũng cần được tập huấn lại để họ tự tin hơn khi tuyên truyền. Sau đây là ý kiến của trưởng TYT xã can thiệp “Vai trò là cầu nối của họ cũng trung bình thôi chứ chưa có được tốt hẳn. Muốn họ làm tốt hơn cái đầu tiên phải là cái kinh phí. Khi họ xuống địa bàn họ phải lồng ghép với chương trình khác, nếu chỉ đi tuyên truyền về dinh dưỡng thôi thì họ không đi. Thứ hai là kiến thức, họ chỉ mới được trang bị tập huấn một lần. Kiến thức của họ chưa được tốt cho lắm” (CBYT- CTNT).
3.2.3. Hoạt động giám sát
Kết quả giám sát cho thấy cần xây dựng chỉ tiêu về chất lượng và số lượng của buổi tư vấn hoặc buổi truyền thông trực tiếp tại cộng đồng. Hiện tại chưa có tiêu chuẩn đo lường kết quả hoạt động. Để hoàn thiện mô hình cần xây dựng công cụ đo lường
kết quả hoạt động. Công cụ này là cơ sở cho khen thưởng tạo động lực cho những đối tượng trực tiếp tham gia triển khai mô hình. Tương tự cần xây dựng cơ chế tạo động lực, nỗ lực làm việc cho cán bộ triển khai chương trình (cơ chế khuyến khích khen thưởng).
- Số buổi giám sát của Ban quản lý huyện: Tổng số 12 lần giám sát. Mỗi tháng giám sát một lần tại một xã. Hình thức là giám sát hỗ trợ. Nội dung giám sát bao gồm giám sát hoạt động và giám sát tiến độ triển khai các biện pháp truyền thông, trực tiếp giám sát buổi truyền thông tại cộng đồng, giám sát cuộc tư vấn nhóm, tư vấn cá nhân.
- Số buổi giám sát của BQL tỉnh: 2 lần trên một xã. Nội dung bao gồm kiểm tra và giám sát hỗ trợ. Giám sát hoạt động, giám sát tiến độ triển khai các biện pháp truyền thông tại tuyến huyện và xã can thiệp. Kiểm tra việc thực hiên nghị định 21 tại các tuyến tỉnh và huyện.
- Số buổi giám sát trực tiếp của NCV: 12 lần trên một xã. Giám sát hỗ trợ, trực tiếp giám sát buổi truyền thông tại công đồng, buổi tư vấn nhóm, và tư vấn cá nhân, hỗ trợ TYT xã xây dựng kế hoạch truyền thông.
3.2.4. Đánh giá kết quả hoạt động truyền thông qua phản hồi của bà mẹ