đồng cổ đông thông qua các báo cáo tài chính hàng năm và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo cũng như bầu bổ nhiệm, bãi nhiệm hoặc bổ nhiệm thành viên HĐQT, ban kiểm soát của ngân hàng.
HĐQT do đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản trị ngân hàng có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi ngân hàng, ngoại trừ những vấn đề thuộc thẫm quyền của đại hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền. HĐQT có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển ngân hàng, xây dựng các kế hoạch kinh doanh, cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý ngân hàng, đưa ra các biện pháp, các quyết định nhằm đạt mục tiêu do đại hội cổ đông thông qua.
Hội đồng quản trị chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ban điều hành thông qua một số hội đồng và ban chuyên môn như Ban Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Hội đồng tín dụng, Hội đồng Quản lý tài sản nợ và tài sản có, Hội đồng đầu tư, v.v.
Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ của hệ thống ngân hàng; thẫm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho Đại hội đồng cổ đông tính chính xác, trung thực, hợp pháp về các báo cáo tài chính của ngân hàng.
Ban điều hành gồm có Tổng giám đốc và các phó Tổng giám đốc. Ban điều hành có chức năng cụ thể hóa chiến lược tổng thể và mục tiêu do HĐQT đề ra bằng các kế hoạch chi tiết, tham mưu cho HĐQT các vấn đề về chiến lược, chính sách và trực tiếp điều hành mọi hoạt động ngân hàng.
Tại hội sở chính sẽ là các khối hoặc các phòng ban có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc và hoạch định chiến lược, nhân sự, hành chánh, sản phẩm dịch vụ, công nghệ, quan hệ quốc tế, pháp chế...
Bên cạnh ban điều hành còn có các hội đồng như:
- Hội đồng tín dụng, là cơ quan cấp cao về quản lý tín dụng, thực hiện xét duyệt việc phân phối nguồn vốn tín dụng cho khu vực kinh tế, ấn định hạn mức tín dụng cho các Ban tín dụng chi nhánh, quyết định việc cho vay của ngân hàng đối với các định chế tài chính trong và ngoài nước, quyết định về chuẩn mực tín dụng, giám sát chất lượng tín dụng và xem xét các vấn đề khác liên quan đến hoạt động tín dụng. Hội đồng tín dụng ra quyết định theo nguyên tắc nhất trí.
- Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ và Tài sản Có (ALCO), với các thành viên HĐQT, ban Tổng giám đốc và thành phần khác theo yêu cầu. Hội đồng có nhiệm vụ xây dựng các chỉ tiêu tài chính để quản lý tài sản nợ và tài sản có hữu hiệu và kịp thời; quản lý khả năng thanh toán và chênh lệch thời gian đáo hạn của từng loại tiền tệ; quy định mức dự trữ thanh khoản; quản lý rủi ro lãi suất, tỷ giá; quyết định về cấu trúc vốn và nguồn vốn, chính sách lãi suất; và phân tích hiệu quả kinh doanh.
- Hội đồng đầu tư gồm có các là thành viên HĐQT, Ban điều hành, Trưởng các khối, phòng liên quan với nhiệm vụ của hội đồng là xem xét tính hiệu quả của dự án đầu tư mà ngân hàng quan tâm, ra quyết định đầu tư, xem xét và quyết định các vấn đề khác liên quan
- Ngoài ra còn có các hội đồng, ủy ban khác phụ trách từng mảng công việc để đảm bảo tính khoa học trong quản lý, tính đúng đắn trong thực thi chiến lược nhằm đạt được mục tiêu chung
Các đơn vị dưới hội sở bao gồm các chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm và các công ty con như: công ty Quản lý nợ, công ty Cho thuê tài chính, Chứng khoán, Vàng bạc, kinh doanh Địa ốc, Tài chính, Tư vấn, Quản lý quỹ và các công ty liên doanh liên kết (xem hình 2.3)
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức cơ bản của NHTM CP
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Ban Kiểm soát
Hội đồng quản trị
Các Hội đồng, Ủy ban
Văn phòng HĐQT
Ban KTNB
Tổng giám đốc
Khối khách hàng Cá nhân
Khối khách hàng Doanh nghiệp
Khối Tài chính Ngân quỹ
Khối Chiến lược kinh doanh
Khối vận hành
Khối Công nghệ thông tin
Khối quản trị nguồn nhân lực
Các khối/ phòng khác
Các Sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm, Trung tâm kinh doanh khác, các công ty trực thuộc và các đơn vị hành chánh sự nghiệp
(Nguồn: tổng hợp của tác giả) [61] Như vậy nếu đối chiếu với quá trình hình thành phát triển của tập đoàn OCBC đã trình bày ở chương 1 thì đa số các NHTM CP hiện nay có những nét
tương đồng, đó một tập hợp mà NHTM đứng vai trò hạt nhân và các công ty trực
thuộc đóng vai trò vệ tinh xung quanh hỗ trợ hoạt động NHTM (như OCBC hiện có 5 công ty con hoạt động đầu tư, chứng khóan, bất động sản…)
Đồng thời các NHTM CP luôn có lực lượng nhân sự khá đông nếu so sánh với một số ngành dịch vụ khác.
Bảng 2.5: Tình hình nhân sự một số NHTM CP trên địa bàn đến 2011
Ngân hàng | Tổng CBNV | Trình độ (ước tính) | ||
Tỷ trọng đại học, trên đại học (%) | Tỷ trọng dưới đại học (%) | |||
1 | ACB | 8.613 | 87.9 | 12.1 |
2 | EAB | 4.368 | 60 | 40 |
3 | Eximbank | 5.430 | 69 | 31 |
4 | Sacombank | 9.600 | 57 | 43 |
5 | Saigonbank | 1.423 | 65 | 35 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Cần Thiết Hình Thành Tập Đoàn Tc-Nh Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
- Số Lượng Công Ty Trực Thuộc Nhtm Cp Đến Năm 2011
- Xu Thế Toàn Cầu Hóa Kinh Tế Sau Khi Việt Nam Gia Nhập Wto
- Thống Kế Số Lượng Sản Phẩm Dịch Vụ Chủ Yếu Của Nhtm Cp
- Tăng Trưởng Vốn Và Lợi Nhuận Một Số Nhtm Cp Tại Tp. Hcm
- Hạn Chế Về Hệ Thống Mạng Lưới Và Hợp Tác Quốc Tế
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
(Nguồn: NHNN chi nhánh TP. HCM, Báo cáo tổng kết 2000-2011) [22]
2.2.2.3. Năng lực tài chính của các NHTM CP
Năng lực tài chính các NHTM thể hiện qua quy mô vốn và hiệu quả hoạt động thông qua các chỉ số đánh giá cơ bản như ROE, ROA, CAR…. Nhìn chung vốn của các NHTM CP tăng trưởng mạnh mẽ trong khoảng thời gian gần đây chủ yếu từ thặng dư vốn và lợi nhuận để lại khi bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài hoặc cổ phần hóa, nhất là trong giai đoạn bùng nổ chứng khoán 2006 – 2007, cổ phiếu ngân hàng có thị giá gấp 10 – 20 lần mệnh giá. Mức sinh lời tương lai đã giúp NHTM CP tăng vốn thật nhanh chóng, dễ dàng (xem bảng 2.6).
Bảng 2.6: Vốn điều lệ của các NHTM CP tại TP. HCM từ 2008 – 2011
Đơn vị tính: tỷ đồng
Ngân hàng | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | |
1 | Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam | 7.220 | 8.800 | 10.560 | 12.355 |
2 | Ngân hàng TMCP Á Châu | 6.365 | 7.814 | 9.377 | 9.377 |
3 | Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín | 5.116 | 6.700 | 9.179 | 10.740 |
4 | Ngân hàng TMCP Đông Á | 880 | 3.400 | 4.500 | 4.500 |
5 | Ngân hàng TMCP Sài Gòn | 2.180 | 3.635 | 4.185 | 10.583 |
6 | Ngân hàng TMCP An Bình | 2.705 | 3.482 | 3.830 | 3.830 |
7 | Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa | 566 | 3.399 | 3.399 | |
8 | Ngân hàng TMCP Nam Việt | 1.000 | 2.000 | 3.304 | 3.500 |
9 | Ngân hàng TMCP Phương Nam | 2.027 | 2.568 | 3.049 | 4.000 |
10 | Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM | 1.550 | 1.550 | 3.000 | 5.450 |
11 | Ngân hàng TMCP Phương Đông | 1.474 | 2.000 | 2.635 | 3.140 |
12 | Ngân hàng TMCP Việt Á | 1.250 | 1.515 | 2.087 | 3.000 |
13 | Ngân hàng TMCP Nam Á | 1.252 | 1.252 | 2.000 | 3.000 |
14 | Ngân hàng TMCP Gia Định | 1.000 | 1.000 | 2.000 | 3.000 |
15 | Ngân hàng TMCP Đệ Nhất | 609 | 1.000 | 2.000 | |
16 | Ngân hàngTMCP Sài Gòn Công Thương | 1.020 | 1.500 | 2.460 | 3.040 |
(Nguồn: NHNN chi nhánh TP. HCM, Báo cáo tổng kết 2000-2011) [22] Qua khảo sát cho thấy hầu hết các NHTM CP trên địa bàn đều tuân thủ nghiêm túc quy định NHNN về việc giới hạn góp vốn, mua cổ phần theo Thông tư 13/2012/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc NHNN Việt nam, tức là sử dụng tối đa không quá 40% vốn điều lệ và các quỹ của mình để đầu tư vào doanh nghiệp, quỹ đầu tư, quỹ đầu tư dự án vào các TCTD khác dưới hình thức góp vốn đầu tư, liên doanh hoặc mua cổ phần. Và mức đầu tư vào một khoản đầu
tư thương mại như vậy cũng không vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư hoặc 11% giá trị dự án đầu tư.
Riêng các quỹ trích lập thì hầu như các NHTM CP trên địa bàn đều chấp hành nghiêm túc quy định NHNN, bao gồm: quỹ dự trữ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ, quỹ khen thưởng phúc lợi.
Thực hiện Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định đối với các NHTM, mức vốn pháp định áp dụng cho đến 31/12/2010, gia hạn đến năm 2011 là 3.000 tỷ đồng. Đến cuối năm 2010 còn 3 ngân hàng chưa đạt yêu cầu nhưng đến cuối năm 2011 tất cả các NHTM CP trên địa bàn đều đạt mức vốn pháp định trên. (Xem bảng 2.7). Nếu so sánh rộng hơn trong hệ thống NHTM CP thì chỉ có các NHTM CP trên địa bàn TP. HCM mới có vốn điều lệ trên 10.000 tỷ đồng, đồng thời 14 NHTM CP tại TP.HCM có vốn điều lệ chiếm 45% nếu so toàn hệ thống NHTM CP và tốc độ tăng trưởng bình quân 34%/ trong những năm gần đây, cao hơn tỷ lệ tăng bình quân 30% của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Bảng 2.7: Thống kê mức vốn điều lệ NHTM CP ở TP. HCM đến năm 2011
Mức vốn điều lệ | Số lượng NHTM CP | |
1 | - Trên 10000 tỷ đồng | 3 |
2 | - Từ 5000 – dưới 10000 tỷ đồng | 2 |
3 | - Từ 3000 – dưới 5000 tỷ đồng | 9 |
(Nguồn: tổng hợp của tác giả) [61]
Về khả năng sinh lời: đa số các NHTM CP đều có khả năng sinh lời cao so toàn hệ thống. Tuy nhiên sau khủng hoảng tài chính thì khả năng sinh lời bị ảnh hưởng. Đến cuối năm 2011, hai chỉ số quan trọng phản ánh hiệu quả kinh doanh, tỷ suất sinh lời của các ngân hàng là lợi nhuận so với tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận so vốn chủ sở hữu (ROE) khá thấp so khu vực. Cụ thể năm 2011, ROA là 1,0% và ROE 11,86% (năm 2010 hai chỉ số này lần lượt là 1,29% và
14,56%). Trong khi đó ROE các ngân hàng trong khu vực Đông Nam Á khoảng 14-15% và thế giới bình quân 17% [59].
Riêng trên địa bàn TP. HCM, dữ liệu thống kê một số ngân hàng mẫu cho thấy vẫn duy trì được khả năng sinh lời cao hơn toàn hệ thống như đến cuối năm 2011, ROA và ROE lần lược là 1,6% và 20%. Tuy nhiên nếu việc phân loại tín dụng trung thực và trích lập dự phòng chính xác thì khả năng tỷ lệ sinh lời có khả năng thay đổi theo hướng ít tích cực hơn. (xem bảng 2.8).
Bảng 2.8: So sánh ngân hàng Việt Nam với các nước trong khu vực
Việt Nam | Malaysia | Indonesia | Philippines | |
Tổng tài sản (tỷ USD) | 127,66 | 386,25 | 213,98 | 119,52 |
Tổng dư nợ tín dụng (tỷ USD) | 73,10 | 208,85 | 119,42 | 61,59 |
ROE (%) | 9,7 | 18,5 | 21,94 | 6,91 |
ROA (%) | 1,0 | 1,5 | 2,08 | 0,77 |
NPLs (%) | 3,5 | 2,2 | 3,8 | 4,51 |
(Nguồn: tổng hợp của tác giả) [61]
Về hệ số an toàn vốn: hầu hết các NHTM CP trên địa bàn đều đảm bảo hệ số an toàn vốn theo Thông tư 13 của NHNN, đa số hệ số CAR đều từ 9% - 11%, đáp ứng đủ yêu cầu về an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn Basel 2 (8%) nhưng vẫn thấp hơn nhiều nếu so sánh với mức bình quân các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương và các nước khu vực Đông Nam Á. Hiện nay nhiều nước đã cho áp dụng Basel 2 theo mức an toàn vốn tối thiểu là 12%, điều này cho thấy khả năng chịu đựng yếu hơn so các nước khu vực.
Một vấn đề quan tâm ở đây là vốn điều lệ của các NHTM CP trên địa bàn tăng nhanh là dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, do nâng vốn điều lệ có thể CAR chưa đủ với nhiều ngân hàng. Bởi vì cách tính vốn cho tỷ lệ 9% của NHNN trong Thông tư 13 rất chặt chẽ. NHNN đã có quy định rõ những thành phần cấu thành nên tổng tài sản có rủi ro. Điều này sẽ khiến vốn tự có của nhiều NHTM
phải trừ ra nhiều khoản, nhất là các khoản đầu tư vào TCTD khác phải trừ ra khỏi vốn tự có. Việc này sẽ làm vốn tự có của các ngân hàng giảm mạnh và kéo theo hệ số CAR cũng giảm theo, khó đáp ứng tỷ lệ tối thiểu 9%.
2.2.2.4. Sự phát triển của hệ thống sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Về hệ thống sản phẩm dịch vụ, cơ bản các NHTM CP trên địa bàn đều có hệ thống sản phẩm dịch vụ tương đồng nhau, chủ yếu tập trung ở nhóm tiền gửi, tiền vay, dịch vụ như giấy phép thành lập:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các TCTD khác;
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định;
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép;
- Hoạt động bao thanh toán.
Thực tế cho thấy các NHTM CP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh luôn được đánh giá là những NHTM có tính tiên phong trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Gần như tất cả các NHTM CP đều hướng đến loại hình ngân hàng bán lẻ, đa năng, hiện đại. Danh mục sản phẩm dịch vụ khá đa dạng tập trung vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu gồm: khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và khách hàng VIP.
Về huy động vốn, hầu hết các NHTM CP đều có nhiều sản phẩm tiền gửi đa dạng về thời gian, điều kiện lãi suất cho đồng nội tệ lẫn ngoại tệ.