cho con người không khỏi lo lắng về những vấn đề nguy hiể m mang tính toàn cầu như mưa axit, hủy hoại tầng ozon, biến đổi khí hậu…Các nhân tố này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sức lao động con người. Đặc biệt là tại các khu đô thị lớn, số người mắc bệnh tuần hoàn, hô hấp, ung thư, stress…tăng lên nhanh chóng , do đó gây thiệt hại đến hoạt động sản xuất như làm giảm
sản lượng, năng suất của cây trồng , vât nuôi, giàm hiệu suất máy móc . Trước tình hình đó , nhận thức của xã hộ i và người dân về vấn đề BVMT ngày càng được nâng cao.
Bắt đầu từ cuối những năm 70, người tiêu dùng , đặc biệt ở các nước châu Âu và Mỹ đã bắt đầu quan tâm tới vấn đề môi trường , vớ i nhữ ng hành động thiết thực để BVMT, làm giảm các tác động xấu đến môi trường bằng cách đưa ra yêu cầu chỉ mua các sản phẩm mà họ cho rằng ít có hại cho môi trường. Đó cũ ng chí nh là lú c bắt đầu xuấ t hiệ n yêu cầu về các sản phẩm mang tính “thân thiện với môi trường”. Điều này tạo ra một xu hướng tiêu dùng mớ i: chỉ tiêu dùng những sản phẩm xanh- những sản phẩm TTMT và tẩy chay những sản phẩm được sản xuất và tiêu dùng gây hại cho môi trường. Chẳng hạn, họ không mua những bình xịt clorua fluorua cacbon vì biết rằng đây là loại khí chủ yếu gây thủng tầng ozon, chỉ mua hàng có bao gói có thể tái chế hoặc có thể phân hủy về mặt sinh học, mua xăng không pha chì... Xu hướ ng này ngày càng lan mạnh không chỉ dừng ở biên giới một quốc gia mà đã lan sang toà n cầ u . Do vậy để có được sự thừa nhận của xã hội và cộng đồng, để thu hút sự chú ý của khách hàng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp đã thay đổi phương pháp sản xuất để làm giảm tác động xấu đến môi trường, thiết kế lại sản phẩm mang tính TTMT hơn sau đó tiến hành quảng cáo, công bố về các đặc điểm môi trường của sản phẩm. Từ đó, người ta ngày càng nghĩ nhiều phương thức nhằm phát triển loại sản phẩm này.
Song song với việc phát triển các sản phẩm TTMT, các doanh nghiệp nhận thấy rằng việc giới thiệu quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng được
thể hiện dưới hình thức nhãn hiệu trên sản phẩm hoặc trên bao bì. Và để đảm bảo uy tín cũng như sự tin cậy từ phía người tiêu dùng, các nhà sản xuất thường đưa sản phẩm của mình cho bên thứ ba cấp nhãn. Các nước trên thế giới đã thành lập các chương trình cấp nhãn chuyên cấp những nhãn hiệu như vậy, từ đó NST ra đời. Chương trình NST đầu tiên được khởi xướng ở Đức năm 1978 với việc giới thiệu nhãn “Blue angel” cho các sản phẩm đã được lựa chọn. Cho đến nay đã có hơn 40 quốc gia đã chấp nhận và tổ chức các chương trình tương tự về NST vớ i hà ng ngà n sả n phẩ m đạ t t iêu chuẩ n và đượ c dá n nhã n.
Sự xuất hiện của NST là một sự tất yếu góp phần thúc đẩy các nhà sản xuất nghiên cứu và phát triển sản phẩm TTMT. Đến nay, loại hình của sản phẩm TTMT ngày càng được mở rộng ở rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội: thiết bị điện, điện tử, gia dụng, thiết bị văn phòng, công nghệ thông tin, phương tiện vận chuyển, máy móc, cơ khí, đồ nội thất và trang trí, vật liệu và máy móc xây dựng, vật liệu bao gói bao bì, sản phẩm may mặc, các sản phẩm làng nghề, nông sản thiết bị an toàn và y tế, năng lượng, dịch vụ sinh thái, du lịch, các hoạt động nghiên cứu và phát triển về môi trường, công nghệ và thiết bị liên quan đến môi trường…
2. Tình hình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm TTMT trên thế giới
hiện nay
Xu hướng tiêu dùng xanh đang ngày càng lan rộng trên thế giới. Nghiên cứu về vấn đề này, Brand Week – một tổ chức phi chính phủ hoạt động vì môi trường đã mở một cuộc điều tra xã hội về các mặt hàng, sản phẩm và môi trường mang tên “Nhịp đập sinh thái” trên toàn nước Mỹ. Theo đó, gần một nửa số người được hỏi (49%) cho rằng báo cáo của một công ty về môi trường ảnh hưởng rất quan trọng đến quyết định mua hàng của họ.
Trong khi đó chỉ có 21% cho biết họ chọn sản phẩm này (thay vì một sản phẩm khác) vì công ty đó thân thiện với môi trường16.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển của sản phẩm thân thiện môi trường ở Việt Nam - 1
- Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển của sản phẩm thân thiện môi trường ở Việt Nam - 2
- Phân Tí Ch Thố Ng Kê Chu Trì Nh Số Ng Củ A Sả N Phẩm
- Một Số Tiêu Chuẩn Cho Sản Phẩm Thân Thiện Môi Trường Ơ ̉ Mỹ Và Eu
- Thực Trạng Sản Xuất Sản Phẩm Thân Thiện Môi Trường Ở Các Làng Nghề
- Thực Trạng Tiêu Dùng Sản Phẩm Thân Thiện Môi Trường Tại Việt Nam
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Giờ đây, người tiêu dùng đều cân nhắc đến tính TTMT của sản phẩm trước khi quyết định mua sản phẩm đó, họ chỉ mua những sản phẩm thân thiện với môi trường hay thân thiện với tự nhiên. Sản phẩm có ít hoặc không có bao bì, sản phẩm tạo ra từ những thành phần tự nhiên và những sản phẩm trong quá trình sản xuất ra chúng không hoặc ít gây ô nhiễm môi trường. Thậm chí họ sẵn sàng trả mức giá cao hơn cho những sản phẩm này. Ví dụ, ở Thụy Điển ưa thích sử dụng loại giấy vệ sinh sản xuất từ bột giấy không tẩy trắng và không tẩm hương liệu mặc dù loại giấy này đắt gấp 3 lần so với loại giấy vệ sinh sản xuất theo cách thông thường17.
Thậm chí, ngay cả trong thời gian hiện nay, khi mà kinh tế thế giới đang suy thoái, sự tiêu dùng các sản phẩm TTMT không hề giảm mà còn tăng. Theo một nghiên cứu gần đây của Green Seal18 và EnviroMedia Social Marketing, 4 trong 5 người cho biết họ vẫn đang mua những sản phẩm và dịch vụ xanh, ngay cả khi nền kinh tế đang suy thoái.19 Mặc dù những sản phẩm được tuyên bố là TTMT, thường có giá thành đắt hơn, nhưng một nửa trong số 1000 người tham gia cuộc khảo sát cho biết số lượng sản phẩm xanh họ mua tương đương với trước khi khủng hoảng kinh tế. Thêm vào đó, 19% cho biết họ mua nhiều sản phẩm xanh hơn, và chỉ có 14% mua ít hơn.
Theo Tiến sĩ Arthur Weissman, chủ tịch Green Seal cho rằng khách hàng đang mua thêm sản phẩm xanh, nhu cầu tăng là tín hiệu để các nhà sản xuất đưa ra thị trường những sản phẩm thực sự xanh sạch. Đó là một dấu hiệu
16 http://www.thiennhien.net/news/152/ARTICLE/6813/2008-10-15.html cập nhật ngày 15-10-2008
17 http://thietbiloc.com/tin-nuoc/111-nguoitieudung cập nhật ngày 15/08/2008
http://www.donre.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.jsp?id=00000000000000006871&idParent=00000000000000003039&idCap=1cập nhật ngày 15/08/2008
18 một tổ chức cấp giấy chứng nhận phi lợi nhuận độc lập
19 http://www.ecc-hcm.gov.vn/?menu=95&submenu=98&detail=801&language= cập nhật 14:5:45 ngày 04/03/2009
tốt từ phía người tiêu dùng tạo ra động lực phát triển sản phẩm TTMT cho nhà sản xuất.
Để từ đó, hiện nay trên thế giới các doanh nghiệp lấy việc ưu tiên phát triển sản phẩm TTMT là mục tiêu phấn đấu và phát triển của mình. Đặc biệt là các công ty công nghệ cao đang bắt đầu cạnh tranh trên một lĩnh vực mới - trở thành công ty xanh nhất thế giới. Các doanh nghiệp này đua nhau cho ra đời những dòng sản phẩm thân thiện mới, coi việc phát triển các sản phẩm này là một đại dương xanh với các sản phẩm của mình. Một báo cáo mới đây của Forrester cho thấy 41% số công ty được khảo sát cảm thấy cần phải hành động đúng vì môi trường. TTMT hiện đang là tiêu chuẩn vàng trong thế giới công nghệ cao. Ví dụ: Dell là công ty công nghệ cao đầu tiên đạt bước ngoặt20 về tiết kiệm điện năng bằng cách cung cấp sản phẩm tiêu thụ ít điện năng hơn theo tiêu chuẩn Energy Star của Cơ quan BVMT Mỹ (EPA). Họ cũng tự hào về kỷ lục mới trong việc tái chế 46.000 tấn thiết bị công nghệ thông tin từ khách hàng trong năm 2007, tăng 20% so với năm trước đó. Hay HP mới đây đã công bố những nỗ lực TTMT, tập trung vào giảm 75% khí carbon ở các trung tâm dữ liệu, bằng cách tăng cường tiết kiệm điện ở những sản phẩm của
họ và phát triển các công cụ mở để đo mức tiêu thụ điện năng trong quá trình sản xuất. Hoặc IBM thì công bố một bộ công nghệ và dịch vụ tiết kiệm điện mới giúp các doanh nghiệp tiết kiệm và giảm mức tiêu thụ điện năng xuống một nửa. Đây là một phần của Project Big Green, kế hoạch phát triển công nghệ tiết kiệm điện năng 1 tỉ USD…
Ngoài ra, hiện nay nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đã bắt đầu sản xuất điện từ năng lượng thân thiện với sinh thái là năng lượng mặt trời, gió và nhiệt điện. Với việc sử dụng các công nghệ xanh, các quốc gia đang cố gắng để giảm việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch, làm giảm mức độ khai thác của những nguồn tài nguyên khan hiếm này. Một số công nghệ xanh như
20 http://www.cuocsongso.com/forum/showthread.php?t=1376 cập nhật ngày 26/08/2008
nước purification, tái chế, thoát và xử lý chất thải rắn và năng lượng tái tạo đang được sử dụng thành công để đạt được mục tiêu của mình.
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu dùng sản phẩm TTMT
hiện nay trên thế giới
Valerie Davis, chủ tịch của EnviroMedia, cho rằng con người muốn hành động vì môi trường, nhưng những hành động đó phải thuận tiện và dễ dàng. Vì thế, các công ty nên công bố rõ rãng những lợi ích môi trường của sản phẩm và dịch vụ của mình, và đảm bảo rằng những gì họ tuyên bố trên quảng cáo TV phải được hỗ trợ trên bao bì và trên trang web. Enviromedia đã mở một cuộc điều tra trên thị trường Mỹ, nhận thấy các yếu tố đanh ảnh hưởng đến tiêu dùng sản phẩm TTMT là21 :
3.1. Danh tiếng và quảng cáo
Danh tiếng là điều tối quan trọng trong quyết định mua sản phẩm xanh:
21% những khách hàng tham gia khảo sát cho biết danh tiếng của một sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến quyết định mua hàng của họ.
Truyền miệng là yếu tố nằm ở vị trí thứ hai (19%), sau đó là sự trung thành với nhãn hiệu (15%), và chỉ 9% cho biết những quảng cáo xanh là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất.
3.2.Giáo dục và nhãn mác
Nhãn mác và cách giáo dục cũng rất ảnh hưởng đến việc tiêu dùng sản phẩm TTMT:
• Khoảng 1/3 khách hàng cho biết họ không thể phân biệt liệu tuyên bố sản phẩm TTMT có thật hay không.
• 1 trong 10 khách hàng tin tưởng vào những tuyên bố sản phẩm xanh một cách mù quáng.
• 24% khách hàng đánh giá sản phẩm xanh qua việc đọc bao bì
21 :http://www.ecchcm.gov.vn/?menu=95&submenu=98&detail=801&language=
• 17% cố gắng tìm hiểu, ví dụ như sử dụng Internet đọc các nghiên cứu.
3.3Ý định và Hành động
Người mua hàng muốn giảm thiếu đồ thải, họ có cơ hội để tối đa hóa việc giảm lượng tiêu thụ và tái sử dụng:
• 60% những ngươi tham gia khảo sát tìm kiếm những sản phẩm được đóng gói tối thiểu, hành động thường gắn liền với việc mua sản phẩm TTMT (58%)
• Trong khi 87% những người tham gia khảo sát cho biết họ tái sử dụng đồ thừa, EPA Hoa Kỳ báo cáo rằng chỉ 33% rác thải được tái chế
III. Những quy định và văn bản liên quan đến sản phẩm TTMT
1. ISO 14060 – Hướng dẫn khía cạnh môi trường của sản phẩm
Tài liệu ISO/CD 14060 về những khía cạnh môi trường trong các tiêu chuẩn sản phẩm đã được đệ trình để phê duyệt làm sách hướng dẫn của ISO.
Phần mở đầu của tài liệu này chỉ ra rằng mọi sản phẩm đều ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình sản xuất hay loại thải sản phẩm. Những quy định trong các tiêu chuẩn sản phẩm có thể ảnh hưởng đáng kể đối với môi trường. Các ảnh hưởng đối với môi trường của một sản phẩm có liên quan tới nhau và nhấn mạnh rằng một ảnh hưởng đơn lẻ có thể làm biến đổi các ảnh hưởng đối với môi trường trong các giai đoạn khác nhau của chu trình chuyển hóa sản phẩm.
Các tiêu chuẩn ảnh hưởng đến:
- Nguyên vật liệu và năng lượng được sử dụng.
- Loại và khối lượng chất thải.
- Đầu vào và đầu ra liên quan tới việc đóng gói, vận chuyển, phân phối và sử dụng.
- Các cách phục hồi, ví dụ như tái chế, tái sử dụng, khả năng tháo rời dễ dàng, sửa chữa và tu bổ…
- Các cách loại thải sản phẩm.
Tiêu chuẩn này bàn luận về những ảnh hưởng đối với môi trường nảy sinh trong chu trình chuyển hóa của sản phẩm. Những ảnh hưởng này quyết định bởi đầu ra và đầu vào trong tất cả các giai đoạn của chu trình chuyển hóa sản phẩm. Cả hai loại đầu vào: nguyên vật liệu và năng lược, cả hai loại này được sử dụng hầu như trong suốt quá trình sản phẩm. Nguyên vật liệu có thể gây nhiều ảnh hưởng khác nhau như làm cạn kiệt nguồn tài nguyên có thể và không thể khôi phục lại, phá hoại đất đai và xả quá nhiều chất thải vào không khí và vào nước… Những ảnh hưởng có ý nghĩa nhất đối với môi trường bao gồm: cạn kiệt các nguồn tài nguyên có và không thể khôi phục lại, đất đai bị phá hủy, con người bị tố cáo là đã sử dụng tài nguyên bừa bãi, thải quá nhiều rác rưởi vào khí quyển và sông ngòi. Tài liệu này hướng dẫn giới thiệu việc đánh giá chu trình chuyển hóa cùng với điều kiện hiểu đầy đủ các phương pháp LCA, giá trị của phương pháp luận sẽ thay đổi tùy theo sản phẩm và lĩnh vực mà sản phẩm có liên quan.
Theo tài liệu này, thì các tiêu chuẩn sản phẩm TTMT cải thiện môi trường:
Bảo vệ tài nguyên: giảm mức độ cạn kiệt tài nguyên của cả loại tài nguyên có thể và không thể phục hồi. Nguồn tài nguyên bị cạn kiệt càng ít càng tốt, các vấn đề bảo vệ tài nguyên gồm có:
- Ảnh hưởng của các nguồn năng lượng với môi trường.
- Hiệu quả chuyển đổi của một nguồn năng lượng đã được lựa chọn: tức là cân nhắc tăng tính hiệu quả lên tối đa
Ngăn chặn ô nhiễm: tài liệu này nhấn mạnh rằng hoạt đông của con người và của công nghiệp tạo ra chất thải vào không khí, đất, nước…đó là các tiêu chuẩn nhằm giảm thải, đưa ra một chuẩn thải chung cho các quốc gia…
Thiết kế vì môi trường: bao gồm thay thế nguyên vật liệu, tái sử dụng, khả năng duy trì, thiết kế để tháo rời và có khả năng tái chế
2. Những yêu cầu cơ bản về tính TTMT cho sản phẩm ơ ̉ một số
quốc gia
Thông số về vệ sinh an toàn thực phẩm
Thứ nhất là quy định đối với hàng hoá không được chứa một vài chất nhất định theo yêu cầu của mỗi nước nhằm BVMT và sức khoẻ con người.
Đối với EU, đó là những quy định và tiêu chuẩn nêu trong Chương trình quản lý và kiểm tra sinh học và các quy định tại "Sách Trắng" của EU về an toàn vệ sinh thực phẩm. EU có một hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm đối với người dân. Một trong các thành viên của EU khi phát hiện thấy bất kỳ một sản phẩm nào không đảm bảo các thông số về an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là sản phẩm cho người đều đưa lên mạng cảnh báo nhanh cho toàn cộng đồng và đình chỉ việc nhập khẩu, lưu thông sản phẩm đó trên thị trường. Ví dụ, mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam khi xuất vào EU bị phát hiện là nhiễm Chloramphenicol và sau đó thêm cả Nitrophuram. Ngay lập tức, EU đã ban hành lệnh kiểm tra dư lượng thuốc kháng sinh đối với mọi loại tôm nhập khẩu vào EU có nguồn gốc từ Việt Nam. Ngoài ra, EU đã ban hành chính sách hoá chất mới áp dụng cho giai đoạn từ 2005 - 2012 trong mọi lĩnh vực có sử dụng hoá chất, từ công nghiệp giày, dép, dệt may đến chế biến thực phẩm phải nghiên cứu kỹ các quy định mới của EU về hoá chất.
Đối với các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ thì các doanh nghiệp xuất khẩu cũng phải tuân thủ các quy định của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) và Cơ quan BVMT (EPA) thuộc Bộ Y tế Mỹ. Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm được phép cưỡng chế các luật nhằm bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng về việc lương thực, thuốc men và dụng cụ y tế, mỹ phẩm. Sự liên quan của EPA đến xuất nhập khẩu chỉ giới hạn bởi các chất cặn độc hại, thuốc trừ sâu, diệt côn trùng có hoá chất, vì cơ quan nay có một hệ thống thông báo cho các nước nhận hàng được biết về các chất có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân và môi trường nước nhập khẩu. Theo