Xu Thế Toàn Cầu Hóa Kinh Tế Sau Khi Việt Nam Gia Nhập Wto 52071


khó khăn về thanh khoản, nợ xấu ngày một tăng, một số ngân hàng bắt đầu suy yếu có khả năng mất vốn, lòng tin khách hàng vào hệ thống suy giảm.

Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy các cuộc “cách mạng” trong lĩnh vực ngân hàng thường xảy ra giống như bối cảnh Việt Nam hiện nay, tức là kinh tế khủng hoảng, thanh khoản ngân hàng kém, nợ xấu tăng cao. Vì vậy sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng nhỏ với nhau là một tất yếu khách quan để tái cấu trúc lại ngân hàng, mở ra một cơ hội mới giống như ở Mỹ những năm 1980, do khủng hoảng mà First National Bank phải bán lại cho NationsBank (NCNB) năm 1982, sau đó đến năm 1988 NCNB mua lại First Republic Bank. Hoặc năm 1987 Chemical Bank of New York đã thâu tóm Texas Commerce Bank với giá trị tài sản 11.4 tỷ USD.

Nếu xét trên bình diện rộng hơn thì có thể xem lần sáp nhập hợp nhất gần đây là dấu hiệu mở màn cho cuộc sáp nhập, hợp nhất lần 3 của hệ thống NHTM Việt Nam, bắt đầu từ sự hợp nhất giữa NHTM CP với một đối tác ngoài ngân hàng, tức là việc sáp nhập giữa LienVietBank với Công ty dịch vụ Bưu điện để hình thành LienVietPostbank. Sau đó cuối năm 2011 cuộc sáp nhập lớn nhất trong lịch sử Ngân hàng Việt Nam đã xảy ra giữa ba NHTM CP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đó là việc sáp nhập giữa NHTM CP Sài Gòn – NHTMCP Đệ Nhất – NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa, nâng tổng vốn điều lệ sau sáp nhập lên đến 10.500 tỷ đồng và hiện đang bắt đầu ổn định hoạt động trở lại.

Và khả năng sẽ còn nhiều cuộc sáp nhập, hợp nhất xảy ra trên địa bàn giữa các NHTM CP có vốn điều lệ, tổng tài sản lớn với nhau lớn, giữa các NHTM CP có quy mô vừa với nhau, giữa các NHTM CP có quy mô nhỏ với nhau và giữa các NHTM CP có quy mô lớn - vừa - nhỏ với nhau. Một khả năng khác cũng có thể xảy ra là hợp nhất, sáp nhập giữa các NHTM CP với định chế phi ngân hàng trên địa bàn, ngoài địa bàn. Hoặc hợp nhất, sáp nhập giữa NHTM CP trong nước với một NHNNg nào đó trên địa bàn tùy thuộc vào nhu cầu vận động phát triển của mỗi ngân hàng. Tất cả các khả năng trên nếu nhìn nhận một


cách tổng thể, đã và đang thể hiện xu hướng phát triển tất yếu khách quan, tuân theo sự vận động của nền kinh tế thị trường.

2.2.1.2. Xu thế toàn cầu hóa kinh tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa ngày càng tăng dần rỏ rệt với mức độ hội nhập và mở cửa kinh tế theo một trình tự nhất định, đầu tiên là hoạt động đầu tư trực tiếp và sự tham gia của các tổ chức tài chính nước ngoài, tiếp theo là sự tham gia của các tổ chức tài chính phi ngân hàng và cuối cùng là các hoạt động đầu tư gián tiếp. Toàn cầu hóa và hội nhập làm thay đổi cấu trúc thị trường với sự gia tăng về số lượng và loại hình các tổ chức tài chính nước ngoài, dẫn đến tăng tính cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ và tiện ích ngân hàng.

Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh vấn đề này thể hiện ở:

- Các NHNNg đã thành lập Công ty TNHH 100% vốn nước ngoài và tiếp tục gia tăng trong thời gian gần đây. Cụ thể ngày 9/9/2008 NHNN đã cấp phép cho Ngân hàng Hong Kong - Thượng Hải (HSBC) với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng; Standard Chartered (VN) có vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng do Standard Chartered cấp. Kế đến 29/12/2010 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã cấp Giấy phép số 341/GP-NHNN và 342/GP-NHNN cho phép Ngân hàng Shinhan và Ngân hàng Hong Leong Bank Berhad được thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.Theo các giấy phép này, tên của 2 ngân hàng này tại Việt Nam là Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên Shinhan Việt Nam (Shinhan Vietnam Bank Limited - SHBVN) và Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hong Leong Việt Nam (Hong Leong Bank Vietnam Limited - HLBVN).

- Gia tăng quy mô và số lượng nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, đặc biệt là sự gia tăng dịch vụ thanh toán và chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng. Trong đó, phải kể đến sự tăng lên nhanh chóng của các giao dịch ngoại hối và sự


phát triển các dịch vụ thanh toán mới thông qua các phương tiện thông tin hiện đại như internet, thanh toán trực tuyến, dịch vụ thanh toán tức thời. Theo báo cáo của NHNN trên địa bàn, giao dịch thanh toán quốc tế và chuyển tiền luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất nước và tăng bình quân 20% so năm trước.

Ở một góc độ khác, chính sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng trên đã góp phần thúc đẩy sự hình thành tập đoàn TC-NH, bởi lẻ các NHTM CP hiện đã liên kết chặt chẻ với các NHNNg để phát triển các dịch vụ mở rộng trên phạm vi quốc tế như thanh toán qua hệ thống SWISS, chuyển tiền nhanh toàn cầu. Hoặc giữa NHTM CP và các định chế tài chính phi ngân hàng đã hợp tác sâu sắc để phát triển các dịch vụ như thẻ thanh toán, thẻ tín dụng. Chính sự hợp tác quốc tế như thế này thúc đẩy các ngân hàng đầu tư lẫn nhau và từng bước tạo điều kiện để hình thành tập đoàn TC-NH đa quốc gia. Hay nói cách khác, quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới đã từng bước thúc đẩy sự hình thành tập đoàn TC-NH ở Việt Nam hiện nay.

- Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hóa còn thúc đẩy hình thành tập đoàn TC- NH thông qua việc thực thi các chuẩn mực quốc tế của ngành ngân hàng, nhằm đảm bảo cho hệ thống tài chính phát triển ổn định, an toàn hơn.

Sau khủng hoảng, hiệp ước Basel 3 ra đời buộc các ngân hàng có hoạt động quốc tế phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 7%, cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn 2% hiện hành và cao hơn cả tỷ lệ 4% mà các ngân hàng Mỹ áp dụng vào năm 2009 (xem phụ lục 2). Các nhà quản lý cho rằng tỷ lệ vốn dự trữ càng cao, ngân hàng càng ít bị rủi ro phá sản hay sụp đổ và cũng ít rủi ro gây rối loạn cho toàn hệ thống. Cụ thể từ nay đến năm 2015 các ngân hàng phải tích lũy vốn sao cho nguồn vốn dự trữ phải bằng hoặc nhiều hơn 4,5% so với tài sản, sau năm 2015 phải xây dựng quỹ dự phòng 2,5%, sao cho đạt được tỷ lệ dự trữ tối thiểu 7% vào ngày 1-1-2019 [38,45]. Ngân hàng nào không xây dựng quỹ dự phòng hoặc tỷ lệ dự trữ không đạt mức tối thiểu mà Basel 3 quy định, cơ quan quản lý


sẽ bắt buộc họ phải trích lợi nhuận để gia tăng vốn, giảm nguồn tiền dùng để chia cổ tức hay thưởng cho giới quản trị.

Vì vậy hình thành tập đoàn TC-NH sẽ giúp NHTM CP tăng khả năng tiệm cận và thực thi tốt nhất các chuẩn mực bắt buộc trên, từng bước hội nhập sâu rộng vào hệ thống tài chính thế giới.

2.2.1.3. Sự phát triển thị trường tài chính tiền tệ và mối quan hệ tác động qua lại của các loại thị trường

Nhìn chung trong thời gian gần đây, thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam đã dần phát triển bắt đầu từ sự mở cửa đón nhận đầu tư nước ngoài của những năm cuối thế kỷ trước đến việc gia nhập WTO năm 2007. Thị trường tiền tệ từng bước phát triển đa dạng với các loại thị trường nội tệ liên ngân hàng, thị trường giấy tờ có giá, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường hợp đồng mua lại.

Chủ thể tham gia thị trường ngày càng tăng, bên cạnh sự điều phối của NHNN là sự có mặt của 5 NHTM có cổ phần chi phối của Nhà nước, 35 NHTM CP, 10 ngân hàng có yếu tố nước ngoài, 18 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính, 1 quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, 936 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, gần 100 công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm, quỹ đầu tư.

Hệ thống văn bản pháp quy để tạo lập hành lang pháp lý cần thiết cho hoạt động thị trường tiền tệ ngày càng hoàn thiện. Thị trường này hình thành tương đối đồng đều với các công cụ tài chính khá phong phú, quy mô giao dịch ngày càng tăng và quy tắc ứng xử từng bước tiệm cận các thông lệ quốc tế. NHNN với tư cách là người vừa tham gia vừa là người tổ chức điều hành với các công cụ linh hoạt, đưa ra các chính sách phản ứng kịp thời để điều tiết thị trường tiền tệ.

Thị trường tài chính ở đây được hiểu bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Trong mỗi thị trường này phân chia thành thị trường sơ cấp, chuyên phát hành các chứng khoán và thị trường thứ cấp, chuyên tổ chức mua


bán lại các chứng khoán đã phát hành. Về thị trường chứng khoán, sau hơn 10 năm hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Tính đến hết năm 2011, giá trị giao dịch bình quân của toàn thị trường đã đạt tới trên 3.300 tỷ đồng; mức vốn hóa từ 986 tỷ đồng, chỉ chiếm 0,28% GDP nay đã lên tới 695.186 tỷ đồng, chiếm tới hơn 43% GDP; từ 2 cổ phiếu đầu tiên tham gia niêm yết đến nay cả hai sàn HOSE và HNX đã có 708 cổ phiếu.

Theo báo cáo của Ủy ban Chứng khoán, chỉ riêng tổng giá trị vốn huy động qua thị trường này trong 5 năm gần đây đã đạt gần 300 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 20% GDP. Số lượng các tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán đã tăng từ 7 công ty chứng khoán và 1 công ty quản lý quỹ ban đầu lên 105 công ty chứng khoán và 46 công ty quản lý quỹ tính đến 2010. Tuy nhiên đến cuối năm 2011 TTCK vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng khủng hoảng, chỉ số VN Index giảm hơn 25% so với cuối năm 2010. Giá trị vốn hóa của các công ty niêm yết trên sàn giảm 137 ngàn tỷ đồng, còn lại 454 ngàn tỷ đồng. Khối lượng giao dịch bình quân đạt gần 34 triệu chứng khoán trên một phiên, tương ứng với giá trị giao dịch 650 tỷ, giảm 29% về khối lượng và 57% về giá trị so với năm 2010. Tốc độ luân chuyển chứng khoán bình quân về giá trị chỉ đạt trên 28,68%, mức thấp nhất trong những năm gần đây.

Tình hình kinh doanh của các công ty chứng khoán thành viên gặp nhiều khó khăn thua lỗ do các hoạt động nghiệp vụ đều sụt giảm về doanh thu bởi thị trường giảm điểm và kém tính thanh khoản, cộng với việc triển khai các biện pháp quản trị rủi ro chưa đồng bộ nên đã có 3 công ty đóng cửa cuối năm 2011. Mặc dù vậy, TTCK vẫn là kênh huy động vốn tiềm năng và vốn hóa quan trọng cho nền kinh tế.


Bảng 2.4: Dữ liệu thị trường chứng khoán Việt Nam 2005 - 2011


Thời gian

Tài khoản nhà đầu tư

Công ty quản lý quỹ

Công ty

chứng khoán

Công ty niêm yết

2005

29.065

6

14

41

2006

110.652

18

55

195

2007

312.139

25

78

253

2008

531.428

43

102

342

2009

822.914

46

105

457

2010

1.135.621

47

105

642

2011

1,17 triệu

47

102

695

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng từ ngân hàng thương mại CP tại TP Hồ Chí Minh - 13


(Nguồn: tổng hợp của tác giả) [61]


Bên cạnh các công ty chứng khoán còn phải kể đến 22 quỹ đầu tư chứng khoán, với tổng tài sản gần 72 nghìn tỷ đồng đang hoạt động trên thị trường.

Tương tự với một thị trường vốn khác cũng góp phần quan trọng trong thị trường tài chính Việt Nam và ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng, đó là bảo hiểm. Tác động của bảo hiểm đến thị trường tiền tệ ngân hàng thể hiện ở hai lĩnh vực, trước hết là sự tăng trưởng về mặt cơ học và kế đến là cung ứng các dịch vụ phái sinh hổ trợ thị trường tiền tệ. Sau gần 20 năm phát triển thị trường bảo hiểm, tính đến 31/12/2011, Việt Nam đã có 29 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phi nhân thọ, 12 DNBH nhân thọ đang hoạt động kinh doanh BH. Xét về tổng doanh thu, giai đoạn 2003-2011, thị trường bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 18,5%/năm, cao hơn nhiều tốc độ tăng trưởng GDP. Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, doanh thu phí bảo hiểm tăng trưởng bình quân 23,8%/năm, từ 3.815 tỷ đồng năm 2003 lên 21.500 tỷ đồng vào năm 2011. Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, doanh thu phí bảo hiểm tăng trưởng bình quân 11%/năm, từ

6.575 tỷ đồng lên 16.000 tỷ đồng, đầu tư trở lại cho nền kinh tế tăng 5,5 lần, từ 14.602 tỷ đồng vào năm 2003 lên trên 100.000 tỷ đồng năm 2011.


Nhìn chung giữa thị trường tiền tệ - chứng khoán – bảo hiểm luôn có quan hệ hữu cơ tác động qua lại với nhau một cách chặt chẽ. Sự mở rộng hay thu hẹp tín dụng tác động trực tiếp đến tăng trưởng hoặc kìm hãm thị trường chứng khoán cũng như bảo hiểm, nhất là các bảo hiểm tín dụng, phát hành. Cụ thể như những năm 2006 – 2007, khi dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán vượt ngưỡng 30% thì thị trường chứng khoán tăng vọt theo tỷ lệ gần tương đương. Sau khi NHTM siết chặt các khoản cho vay trên thì giao dịch chứng khoán lập tức rơi vào trầm lắng. Ngược lại giao dịch trên thị trường chứng khoán sa sút kéo theo hệ lụy là các khoản cho vay chứng khoán khó thu hồi, đồng thời chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp cũng bị chậm lại.

Hoặc năm 2011, tỉ lệ tăng trưởng tín dụng chỉ còn 13%, thấp hơn mức 33% của nhiều năm gần đây thì doanh thu từ bảo hiểm cũng sụt giảm hơn 3% so năm 2010.

Điều này cho thấy thị trường tài chính Việt Nam đang trong quá trình phát triển mặc dù chưa vững chắc, dễ bị tác động nhưng chính bản thân thị trường tài chính với các nghiệp vụ phái sinh từ từ ngân hàng – chứng khoán – bảo hiểm là một trong những nhân tố thúc đẩy góp phần hình thành tập đoàn TC-NH.

2.2.2. Các điều kiện “đủ” để hình thành tập đoàn TC-NH tại thành phố Hồ Chí Minh

2.2.2.1. Về yếu tố pháp lý

Như đa số các nước trên thế giới, Việt Nam hiện chưa có những quy định mang tính pháp lý về mô hình tập đoàn TC-NH. Theo đề án Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt tại quyết định số 112/2006/QĐ-TTg, chính phủ yêu cầu từng bước cổ phần hoá các NHTM NN theo nguyên tắc thận trọng, bảo đảm ổn định kinh tế xã hội và an toàn hệ thống ngân hàng và phấn đấu hình thành được ít nhất một tập đoàn tài chính hoạt động đa năng trên thị trường tài chính trong và


ngoài nước, qua đó từng bước nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Tại hội nghị tổng kết các NHTM NN như BIDV, VCB năm 2006 Chính phủ cũng chỉ đạo nhanh chóng hoàn thiện chính sách, cơ chế, mô hình hoạt động để phát triển theo hình thức tập đoàn. Tuy nhiên đến nay mọi việc vẫn dừng lại ở góc độ định hướng mà chưa có những văn bản pháp lý cụ thể để các ngân hàng phát triển thích hợp.

Nếu xét ở góc độ rộng hơn thì Việt Nam hiện có một tập đoàn tài chính hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, đầu tư và ngân hàng, đó là tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt (Tập đoàn Bảo Việt) được thành lập theo quyết định số 310/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 28/11/2005. Chính phủ đã phê duyệt Đề án cổ phần hóa Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam và thí điểm thành lập Tập đoàn Bảo Việt. Đây là tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam kinh doanh đa ngành, trong đó ngành nghề kinh doanh chủ yếu là kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, ngân hàng và đầu tư tài chính.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù được quy hoạch là một trong những trung tâm tài chính lớn nhất cả nước nhưng các cơ quan hữu quan vẫn chưa có những nghiên cứu hay những đề xuất một cách thuyết phục về việc hình thành tập đoàn TC-NH, ngoại trừ Sacombank năm 2007 tự phát tuyên bố hình thành tập đoàn TC-NH và xây dựng hệ thống văn bản lập quy cho hoạt động tập đoàn.

2.2.2.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của NHTM CP

Hầu hết cơ cấu tổ chức và hoạt động các NHTM CP trên địa bàn cũng như các NHTM CP khác trên cả nước, tức là trong NHTM CP bao gồm các cấp quản lý như: Đại hội đồng cổ đông, HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) và các đơn vị trực thuộc như quy định của Luật các TCTD.

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của ngân hàng gồm các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ ngân hàng quy định. Đại hội

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2022