Số Lượng Công Ty Trực Thuộc Nhtm Cp Đến Năm 2011 52070


khác nhau. Ví dụ như trước đó là hàng loạt các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ra đời nhằm hỗ trợ thu hồi nợ, tiếp theo là các công ty kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, kinh doanh vàng, chứng khoán và trong bối cảnh thắt chặt tín dụng như hiện nay thì các công ty tài chính trực thuộc NHTM xuất hiện nhiều hơn. Các NHTM CP xem các công ty con, công ty liên kết là một trong những giải pháp khắc phục khó khăn, đặc biệt là các công ty tài chính có các chức năng hoạt động gần giống ngân hàng giúp cho NHTM CP đa dạng hóa kinh doanh.

Cụ thể như Sacombank vẫn xác định chủ trương thành lập công ty Tài chính dưới hình thức công ty TNHH một thành viên. Đó cũng là chủ trương mở rộng hoạt động kinh doanh của một trong rất nhiều các ngân hàng lớn, nhỏ khác trên địa bàn. Cụ thể như NHTM CP Việt Á (VIETABANK) đã thống nhất chủ trương sẽ thành lập các công ty con trực thuộc như công ty đầu tư, công ty tài chính, công ty kinh doanh và dịch vụ bất động sản, công ty dịch vụ tin học ngân hàng, công ty cung ứng các dịch vụ ngân hàng, công ty kiều hối…để hỗ trợ và mở rộng kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) - một ngân hàng chủ yếu có lượng khách hàng là các tư thương, nhà đầu tư nhỏ cũng quyết định thành lập công ty con để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Hay như Ngân hàng Nam Á cũng lấy ý kiến cổ đông về việc thành lập công ty TNHH Một thành viên Tài chính Nam Á với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, đồng thời lên kế hoạch góp vốn liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước để thành lập công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam. Một số ngân hàng có quy mô vốn điều lệ nhỏ khác cũng cho biết sẽ dành một khoản vốn nhất định để góp vốn vào các công ty đầu tư bất động sản, chứng khoán.

Các công ty này góp phần tạo thành một hệ thống công ty con, liên kết xung quanh ngân hàng mẹ để qua đó bán chéo sản phẩm cho khách hàng. Như vậy ở một góc độ nào đó đã cho thấy mô hình công ty mẹ - công ty con trong lĩnh vực ngân hàng hay nói cách khác, đó là tiền đề mô hình tập đoàn TC-NH trong tương lai ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.


Bảng 2.3: Số lượng công ty trực thuộc NHTM CP đến năm 2011


STT

Ngân hàng

Số

lượng

Lĩnh vực hoạt động công ty con

1

ACB

7

Chứng khoán, Quản lý Quỹ, Cho thuê Tài chính, Quản lý khai thác tài sản, Bảo vệ, Địa ốc, Kim hoàn ACB

2

EAB

3

Chứng khoán, Kiều hối và Thẻ EAB

3

Eximbank

2

Chứng khoán, Địa ốc

4

Sacombank

5

Kiều hối, chứng khoán, vàng, Quản lý nợ, Cho thuê tài chính..

5

Saigonbank

1

Quản lý nợ và khai thác tài sản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng từ ngân hàng thương mại CP tại TP Hồ Chí Minh - 12

(Nguồn: tổng hợp của tác giả) [61]

- Bốn là, các NHTM CP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh luôn phát triển mạnh mẽ so toàn hệ thống, năng động, chủ động sáp nhập, hợp nhất để mở rộng quy mô hoạt động

Điểm qua quá trình hình thành phát triển NHTM CP đã cho thấy một số điểm nổi bật so với hệ thống NHTM CP Việt Nam, đó là địa bàn có số lượng NHTM CP đông nhất và phát triển đa dạng nhất về cấu trúc, sở hữu cũng như quy mô. Tổng vốn điều lệ chiếm khoảng 45% toàn hệ thống NHTM CP trên cả nước. Tổng lợi nhuận cũng chiếm tỷ lệ tương tự. Đặc biệt là nguồn gốc hình thành thường bắt đầu từ những lần tái cấu trúc hệ thống và sau mỗi lần như vậy thì sức phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Cụ thể như Sacombank sau sáp nhập với một NHTM CP nông thôn thì lợi nhuận năm 2005 gấp 8,7 lần năm 2001. Đến năm 2011 tăng gấp gần 69 lần so 2001. Tương tự với tổng tài sản lần lượt là 4,6 lần và 21,5 (xem phụ lục 1). Đa số các NHTM CP lớn trên địa bàn có kinh nghiệm trong việc sáp nhập như giữa HTX tín dụng với ngân hàng, giữa NHTM CP đô thị với NHTM CP nông thôn để mở rộng thị trường.


Đặc biệt trong năm 2011, trước những biến động tiền tệ trong nước cũng như ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính thế giới, ba NHTM CP đầu tiên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động, tự nguyện làm cuộc sáp nhập lịch sử, tăng vốn điều lệ lên trên 10.500 tỷ đồng, tiếp tục duy trì trạng thái hoạt động an toàn, tăng cường nội lực để phát triển trong giai đoạn mới hậu khủng hoảng. Theo nhận định chung và xuất phát từ định hướng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của NHNN, sẽ còn có nhiều cuộc sáp nhập tương tự để hình thành nên ngân hàng có quy mô lớn và tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn trên địa bàn trong những năm tiếp theo.

- Năm là, các NHTM CP mong muốn xây dựng hệ khách hàng truyền thống, bền vững để luôn giữ vững thị trường và mở rộng thị phần hoạt động.

Khi hình thành tập đoàn TC-NH thì yếu tố hợp nhất cả thị trường và thị phần là vấn đề các bên cùng quan tâm thống nhất. Khi đó tất cả các thành viên trong tập đoàn có cơ hội về một thị trường rộng hơn và qua đó giúp mỗi thành viên rút ngắn thời gian tìm kiếm, tiết kiệm được chi phí phát triển thị trường. Đồng thời qua phối hợp đầu tư, bán chéo sản phẩm cũng như triển khai các chính sách ưu đãi trong quá trình hoạt động sẽ góp phần xây dựng hệ khách hàng truyền thống gắn bó lâu dài cũng như mở rộng thị phần mục tiêu. Thông thường các NHTM xếp loại khách hàng dựa trên lịch sử giao dịch và mức độ tham gia sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng để có chính sách ưu đãi khác nhau. Bên cạnh đó việc cổ phần hóa NHTM với hình thức phát hành cổ phiếu đại chúng bắt buộc các ngân hàng phải đảm bảo tính minh bạch và chính sự minh bạch trong tổ chức, quản lý, vận hành, hiệu quả sẽ giúp ngân hàng luôn có một lượng khách hàng truyền thống. Hệ khách hàng này trở lại là bệ đỡ cho ngân hàng, cho tập đoàn tài chính phát triển ổn định và bền vững.

- Sáu là, các tập đoàn TC-NH lớn mạnh sẽ là những đối trọng cạnh tranh hiệu quả và góp phần giữ vững hệ thống TCTD phát triển ổn định


Từ ngày 1/4/2007, các ngân hàng con 100% vốn nước ngoài chính thức được phép thành lập tại Việt Nam và được đối xử bình đẳng như các NHTM cổ phần trong nước, hệ thống tài chính của nước ta đứng trước thách thức lớn chưa từng có của áp lực cạnh tranh gay gắt với các tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới. Các NHNNg được thành lập ở Việt Nam này chủ yếu do các tập đoàn tài chính lớn thành lập nên có nhiều lợi thế về quy mô vốn, công nghệ thông tin, trình độ quản lý tốt, đội ngũ nhân sự và trình độ cao, sản phẩm dịch vụ đa dạng và nhất là những sản phẩm dịch vụ mới, giá dịch vụ thấp hơn sẽ là những đối thủ cạnh tranh thực sự với các ngân hàng Việt Nam. Do vậy, để giải quyết bài toán về tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh tài chính, các NHTM tất yếu phải xây dựng lộ trình xây dựng thành lập các tập đoàn TC-NH, nhằm từng bước trở thành đối trọng cạnh tranh với các tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới [3,9].

Định hướng này cũng được thể hiện rỏ nét trong đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng đến năm 2015 của chính phủ, là chấn chỉnh, sắp xếp lại các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính của Việt Nam để bảo đảm hoạt động an toàn, lành mạnh, hiệu quả, đúng pháp luật và cùng với các NHTM NN giữ cho hệ thống các tổ chức tín dụng ổn định và phát triển vững chắc.

- Bảy là, xây dựng tập đoàn TC-NH nhằm tăng khả năng cung ứng trọn gói dịch vụ tài chính ngân hàng hay đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm tài chính tích hợp của khách hàng

Qua khảo sát thực tế cho thấy các NHTM CP hiện nay hoạt động không chỉ đơn thuần nghiệp vụ huy động – cho vay mà còn thực hiện rất nhiều dịch vụ khác nhau thông qua chính bản thân NHTM hoặc các công ty trực thuộc. Việc phát triển các sản phẩm phái sinh giữa ngân hàng - bảo hiểm - chứng khoán - đầu tư không còn là mới mẻ. Việc bán chéo sản phẩm dịch vụ giữa ngân hàng mẹ và các công ty trực thuộc luôn thường xuyên và phối hợp nhịp nhàng. Khách hàng gửi tiền có thể sử dụng tài khoản tiền gửi cho dịch vụ thẻ thanh toán, dịch vụ


mua bán chứng khoán ở công ty trực thuộc. Hoặc với tài khoản tiền gửi khách hàng có thể ủy thác ngân hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán thường kỳ mà không cần đến ngân hàng. Đối với hoạt động cho vay, hiện nay các khoản cho vay được mở rộng sang lĩnh vực chứng khoán như cho vay cổ phần hóa doanh nghiệp, cho vay ứng trước chứng khoán, cho vay cầm cố chứng khoán, các nghiệp vụ repo, forward, option, future giống như trong lĩnh vực ngoại hối.

Bên cạnh đó là các nghiệp vụ bancassurance như: bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm tài sản… ngày càng phổ biến và gần như bắt buộc để phòng ngừa rủi ro (xem hình 2.2). Ngoài ra bảo hiểm cũng tận dụng mạng lưới ngân hàng để giao dịch khách hàng thông qua tư vấn, bán chéo sản phẩm và thu phí bảo hiểm. Số liệu thống kê cho thấy ở Pháp 70% phí bảo hiểm kinh doanh được thu thông qua kênh phân phối tại các ngân hàng, con số này ở Bồ Đào Nha là 68% và Tây Ban Nha là 63%.

Hình 2.2: Bán chéo sản phẩm ngân hàng với bảo hiểm



Thẻ

tín dụng


Quản lý dòng tiền


Cho vay thế chấp


Cho vay mua tài sản


Cho vay cá nhân


SẢN PHẨM NGÂN HÀNG


Bảo hiểm mất Thẻ

tín dụng

Bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm cho tài sản

thế chấp

Bảo hiểm Tài

sản

Bảo hiểm gắn liền cá

nhân

SẢN PHẨM BẢO HIỂM

(Nguồn: tổng hợp của tác giả) [61]

Thực tế cho thấy nếu không có tập đoàn TC-NH thì khách hàng cũng có thể sử dụng các dịch vụ trên riêng lẻ nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của mình. Tuy nhiên từng dịch vụ rời rạc sẽ không tiện ích và có thể làm tăng chi phí sử dụng, trong khi đời sống kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng cả gói dịch vụ trên ngày càng tăng. Do đó, nếu hình thành tập đoàn TC-NH thì


khả năng cung cấp gói sản phẩm chéo giữa tín dụng - chứng khoán - bảo hiểm sẽ tốt hơn vì cùng một chủ thể, khách hàng không mất nhiều thời gian tìm hiểu nhưng được tư vấn và phục vụ nhanh hơn.

- Tám là, xu hướng sáp nhập, mua lại nhằm tận dụng những lợi thế, khắc phục các hạn chế, yếu kém của nhau trở nên thường xuyên của NHTM.

Thay vì cạnh tranh nhau để cùng làm nhỏ đi thị phần và lợi nhuận thì các định chế tài chính nhỏ lẻ liên kết lại, giúp đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn, hình thành nên những tổ chức tài chính lớn với sức cạnh tranh cao hơn. Lúc đó các khiếm khuyết sẽ được nghiên cứu khắc phục dễ dàng hơn và nhu cầu đầu tư sẽ không là gánh nặng bởi sức mạnh tài chính sau hợp nhất cũng như các lợi thế sẳn có về khách hàng, thị trường cho phép các NHTM phát triển tốt hơn. Đây cũng là để đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước ngày càng chặt chẻ và cứng rắn hơn nhằm lành mạnh hóa hệ thống NHTM.

Chưa có một đánh giá đầy đủ nhưng việc sáp nhập hay hợp nhất giữa các NHTM CP trước hết mang lại sự thay đổi về mặt cơ học. Tức là vốn chủ sở hữu sẽ tăng lên, khách hàng và thị phần cũng tăng theo cấp số cộng. Tất nhiên các chi phí hay cơ cấu tổ chức không cần thiết sẽ được sàng lọc loại bỏ để đảm bảo ngân hàng hoạt động hiệu quả.

- Chín là, việc hình thành các tập đoàn TC-NH sẽ nâng dần tỷ trọng đóng góp khu vực dịch vụ tài chính vào GDP cũng như mở ra cơ hội cho các NHTM CP tiếp tục phát triển theo lợi thế kinh tế nhờ quy mô và lợi thế nhờ cơ hội.

Hệ thống tài chính ngân hàng luôn đóng góp tỷ trọng đáng kể vào tăng trưởng GDP quốc gia hàng năm. Ở các nước phát triển thì tỷ lệ này càng cao, cụ thể ở các quốc gia phát triển thuộc nhóm OECD có tỷ trọng khu vực tài chính trong GDP khá cao từ 15% - 25%. Riêng ở Trung Quốc tỷ trọng này trong những năm gần đây là 20% [24].


Việt Nam đang phấn đấu trở thành một nước công nghiệp hóa do đó rất cần các nguồn vốn lớn, dài hạn cho đầu tư, vì vậy việc hình thành các tập đoàn TC-NH sẽ giúp cho ngân hàng mở ra xu hướng phát triển theo lợi thế kinh tế nhờ quy mô, lợi thế kinh tế nhờ cơ hội và qua hiệu quả hoạt động của chính bản thân ngân hàng sẽ tăng dần tỷ trọng đóng góp vào GDP quốc gia.

2.2. THỰC TRẠNG CÁC ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN TC-NH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.2.1. Các điều kiện “cần” để hình thành tập đoàn TC-NH tại thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.1.1. Xu thế vận động phát triển theo quy luật khách quan của các NHTM CP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Như phân tích ở các phần trên, sự hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh luôn theo tuân quy luật khách quan của sự vận động phát triển. Ngân hàng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa và sẽ luôn phát triển theo sự phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới, kinh tế phát triển đan xen theo xu hướng thị trường và trong bối cảnh thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường thì hoạt động của NHTM cũng vận động, thay đổi và phát triển theo. Có thể cho là có sự so sánh khập khiểng nhưng việc hợp nhất các hợp tác xã tín dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giống như việc sáp nhập, hợp nhất lần thứ nhất giữa các định chế tài chính, giữa tiền thân các NHTM trên địa bàn với nhau để vượt qua khủng hoảng hợp tác xã tín dụng. Kết quả của lần hợp nhất, sáp nhập lần thứ nhất là hàng loạt NHTM CP ra đời, góp phần ổn định thị trường tiền tệ trên địa bàn và cả nước.

Có thể xem việc hợp nhất, sáp nhập lần thứ hai trong lịch sử hoạt động các NHTM ở Việt Nam chính là việc hợp nhất hoặc đầu tư cổ phần chi phối giữa


các NHTM CP đô thị với các NHTM CP nông thôn để tăng vốn điều lệ và mở rộng thị trường như:

- NHTM CP Sài Gòn Thương Tín đã hợp nhất với NHTM CP nông thôn Thạnh Thắng năm 2001.

- NHTM CP Đông Á sáp nhập với NHTM CP Nông thôn Tân Hiệp để nâng vốn điều lệ lên 257 tỷ đồng và thành lập 3 chi nhánh tại Kiên Giang.

- NHTM CP Phương Đông với NHTM CP Nông thôn Tây Đô – Cần Thơ vào năm 2003.

- NHTM CP Phương Nam với Ngân hàng TMCP Đồng Tháp năm 1997; với Ngân hàng TMCP Đại Nam năm 1999; mua Qũy Tín Dụng Nhân Dân Định Công Thanh Trì, Hà Nội năm 2000; sáp nhập Ngân hàng TMCP Nông Thôn Châu Phú năm 2001 và năm 2003 sáp nhập Ngân hàng TMCP Nông Thôn Cái Sắn, Cần Thơ.

- NHTM CP Quốc tế và NHTM CP Mekong vào năm 2001 .

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 và trước sức ép cạnh tranh với các NHNNg để tồn tại, các NHTM CP này lại lần nữa tìm kiếm một mô hình phù hợp hơn để phát triển. Một trong những bước đi đầu tiên là các NHTM CP trên địa bàn tìm cách tăng vốn chủ sở hữu, nâng cao năng lực tài chính thông qua con đường cổ phần hóa, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cao kéo dải nhiều năm và thành lập hàng loạt công ty trực thuộc, cụ thể như Sacombank từ năm 2006 đến nay đã có 6 lần nâng vốn điều lệ, thành lập 6 công ty con và liên kết; ACB có 9 lần nâng vốn điều lệ, thành lập 7 công ty con và liên kết; Eximbank và EAB lần lượt tăng vốn không dưới 4 lần và có không ít hơn 2 công ty liên kết hoặc công ty con.

Ảnh hưởng khủng hoảng tài chính 2007 - 2008 đến nay, hoạt động ngân hàng ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng bắt đầu gặp

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 08/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí