Th C Trạng Công Tác Quản Lý Ctnh Trên Địa B N Tp Ạng Ơn


Giai đoạn 1 - Quản lý nguồn phát sinh chất thải. Các chất thải nguy hại thường phát sinh từ các nguồn thải khác nhau, chúng không có khả năng giảm thiểu, phục hồi, tái sinh và tái sử dụng cần được xử lý và thải bỏ theo một trình tự nhất định. Quản lý nguồn phát sinh cần phải nắm vững và quản lý các thông tin về nguồn phát sinh chất thải nguy hại.

4.1.3. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại

Từ kết quả điều tra cho thấy thành phần chất thải nguy hại phát sinh trên toàn thành phố Lạng Sơn rất đa dạng bao gồm: Dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu, động cơ hộp số có dầu, bóng đèn huỳnh quang, bao bì có thành phần nguy hại, linh kiện điện tử thải, sơn, pin và ắc quy thải, các dung môi hữu cơ, axit, bazơ, phoi kim loại dính dầu, chất thải từ quá trình xử lý nước thải như chất hấp phụ, bùn thải, chất thải y tế,...

Nguồn phát sinh chất thải nguy hại cũng rất lớn và phân bố đều trên các địa bàn tuy nhiên tập trung chính phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…

Một số cơ sở phát sinh chất thải nguy hại tại thành phố Lạng Sơn

(chi tiết tại phụ lục kèm theo):

Thành phần chất thải nguy hại chính theo kết quả điều tra được chỉ ra trong bảng dưới:

Bảng 4.6. Thành phần, khối lượng chất thải nguy phát sinh


TT

Loại chất thải

Khối lượng

(kg /năm)

Nguồn phát sinh

1

Rác thải y tế

4.850

Từ các bệnh viện, cơ sở y tế,

trung tâm khám chữa bệnh

2

Dầu thải, động cơ, hộp số

6.866

Từ doanh nghiệp, dịch vụ sữa

chữa ô tô, xe máy

3

Giẻ lau, găng tay dính

dầu

661

Từ doanh nghiệp, dịch vụ sữa

chữa ô tô, xe máy….

4

Bóng đèn huỳnh quang

51

Từ các cơ sở hoạt động sản

xuất, kinh doanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Lạng Sơn - 6


TT

Loại chất thải

Khối lượng

(kg /năm)

Nguồn phát sinh

5

Pin, ắc quy thải

411

Từ các cơ sở hoạt động sản

xuất, kinh doanh

6

Bao bì nhiễm thành phần

nguy hại

110

Từ quá trình lưu giữ hóa chất,

dầu, sơn,...

7

A xít, bazơ thải, chất vô cơ

158

Quá trình sử dụng hóa chất

8

Hộp mực in, mực in thải

88

Từ hoạt động văn phòng của

các cơ sở sản xuất kinh doanh

9

Chất hấp thụ, vật liệu lọc

thải, than hoạt tính

106

Từ hệ thống xử lý nước, khí

thải

10

Phoi kim loại, chất thải

chứa amiăng

5.082

Gia công cơ khí, sửa chữa ô

tô, xe máy

11

Cặn sơn, chất thải chứa

silicon

264

Hoạt động sử dụng sơn, hóa

chất

12

Dung môi hữu cơ, dung

môi tẩy rửa

519

Hoạt động sử dụng sơn, hóa

chất

13

Tổng

19166


4.2. Th c trạng công tác quản lý CTNH trên địa b n TP ạng ơn


4.2.1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy thực hiện công tác quản lý nhà nước về chất thải nguy hại

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG


SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG



CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


PHÒNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM

Hình 3.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy thực hiện quản lý CTNH


Theo quy định tại Nghị đinh số 38/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chất thải và phế liệu.

a. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý chất thải nguy hại:

Thống nhất quản lý nhà nước về chất thải nguy hại trên phạm vi toàn quốc và ban hành quy định về:

- Danh mục, mã và ngưỡng chất thải nguy hại; yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý về phân định, phân loại, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại; yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý liên quan đến các điều kiện để được cấp phép xử lý chất thải nguy hại và việc thực hiện trách nhiệm trong giai đoạn hoạt động của chủ nguồn thải, chủ xử lý chất thải nguy hại;

- Trình tự, thủ tục về: Cấp và thu hồi Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; cấp chứng ch quản lý chất thải nguy hại;

- Đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại theo Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng; tổ chức thực hiện chức năng cơ quan thẩm quyền và đầu mối Công ước Basel tại Việt Nam;

- Tổ chức quản lý, kiểm tra điều kiện, hoạt động và các hồ sơ, hợp đồng, báo cáo, chứng từ liên quan đến các chủ xử lý chất thải nguy hại.

- Tổ chức xây dựng và vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về chất thải nguy hại; tổ chức, hướng dẫn việc triển khai đăng ký chủ nguồn thải, kê khai chứng từ chất thải nguy hại và báo cáo quản lý chất thải nguy hại trực tuyến; tổ chức việc tăng cường sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử để thông báo, hướng dẫn, trao đổi với tổ chức, cá nhân trong quá trình cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

- Tổ chức thực hiện các nội dung về quản lý chất thải nguy hại phục vụ công tác lập và triển khai quy hoạch bảo vệ môi trường.


b. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường trong quản lý chất thải nguy hại:

- Quản lý hoạt động và các hồ sơ, báo cáo, hợp đồng, chứng từ của các chủ nguồn thải chất thải nguy hại trong phạm vi địa phương mình (kể cả chủ nguồn thải được miễn thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại).

- Cập nhật cơ sở dữ liệu về chất thải nguy hại và triển khai đăng ký chủ nguồn thải, kê khai chứng từ chất thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải nguy hại trực tuyến tại địa phương; tăng cường sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử trong quá trình đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.

- Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình quản lý chất thải nguy hại, việc đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại;

c. Chi cục Bảo vệ môi trường: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường trên địa bàn t nh và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường do cơ quan nhà nước ở Trung ương, Ủy ban nhân dân t nh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt hoặc ban hành.

Điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải và loại phát thải trên địa bàn t nh; trình Giám đốc Sở hồ sơ đăng ký hành nghề, cấp mã số quản lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã đăng ký hành nghề quản lý chất thải; làm đầu mối phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan và các đơn vị thuộc Sở giám sát các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trên địa bàn;

Tham mưu cho Giám đốc Sở hướng dẫn nghiệp vụ về quản lý môi trường đối với phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện và cán bộ địa chính - xây dựng cấp xã; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở;


Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn t nh; phối hợp với thanh tra Sở trong việc thực hiện thanh tra, phát hiện các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn và đề nghị Giám đốc Sở xử lý theo thẩm quyền; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về môi trường, quản lý chất thải nguy hại theo phân công.

4.2.2. Hệ thống chính sách, luật pháp liên quan đến quản lý CTNH Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Niệt Nam, 2013 (Điều 43). Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;

Nghị định số 38/2015/NĐ-CP Về Quản lý chất thải và phế liệu;

Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Nghị định 155/2016/NĐ-CP Chính phủ: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

Nghị định 154/2016/NĐ-CP Quy định về đối tượng chịu phí, các trường hợp miễn phí, người nộp phí, mức thu, kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

Nghị định 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 Quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT Vể quản lý chất thải nguy hại;

Thông tư 35/2015/TT- BTNMT Thông tư hướng dẫn về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hiệu lực từ ngày 17/08/2015;

Thông tư 27/2015/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 15/07/2015;


Thông tư 26/2015/TT-BTNMT Thông tư quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản;

Thông tư 31/2016/TT-BTNM Về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

Thông tư số 65/2015/TT-BTNMT về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

QCVN 07:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại và các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành;

QCVN 50:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá.

4.2.3. Công tác thẩm định và cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH

- Đối tượng áp dụng

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh CTNH phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở phát sinh CTNH.

+ Nguyên tắc xác định chủ nguồn thải CTNH:

Việc xác định chủ nguồn thải CTNH để đăng ký chủ nguồn thải và quản lý CTNH phải căn cứ vào nơi phát sinh CTNH;

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh CTNH bên ngoài cơ sở của mình phải có văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân quản lý nơi phát sinh về việc lựa chọn giữa một trong hai đối tượng này để đăng ký chủ nguồn thải CTNH trừ trường hợp CTNH phát sinh do sự cố hoặc trường hợp bất khả kháng;

Chủ nguồn thải CTNH được đăng ký chung cho các cơ sở phát sinh CTNH do mình sở hữu hoặc điều hành trong phạm vi một t nh hoặc được lựa


chọn một điểm đầu mối để đại diện đăng ký chung đối với cơ sở phát sinh CTNH có dạng tuyến trải dài trên phạm vi một t nh.

- Các đối tượng không phải thực hiện thủ tục lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH mà chỉ phải đăng ký bằng báo cáo quản lý CTNH định kỳ:

Cơ sở phát sinh CTNH có thời gian hoạt động không quá 01 (một) năm;

Cơ sở phát sinh CTNH thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng không quá 600 (sáu trăm) kg/năm, trừ trường hợp CTNH thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (sau đây gọi tắt là Công ước Stockholm);

Cơ sở dầu khí ngoài biển.

- Hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH

+ Hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH:

Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (A) ban hành kèm theo Thông tư này;

01 (một) bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương;

Hồ sơ, giấy tờ đối với trường hợp đăng ký tự tái sử dụng, tái chế, sơ chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH theo hướng dẫn tại điểm 5.2 Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (A) ban hành kèm theo Thông tư này.

- Trình tự, thủ tục đăng ký chủ nguồn thải CTNH

+ Lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH:

Chủ nguồn thải CTNH lập 01 (một) hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH và nộp trực tiếp hoặc gửi qua býu điện đến Sở Tài nguyên và Môi trường n i có cơ sở phát sinh CTNH;


Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho chủ nguồn thải CTNH để hoàn thiện hồ sơ;

Chủ nguồn thải CTNH sau khi nộp hồ sơ đăng ký theo quy định được coi là hoàn thành trách nhiệm đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường khi có văn bản tiếp nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc giấy xác nhận của đơn vị có chức năng chuyển phát bưu phẩm (trường hợp gửi qua bưu điện), trừ trường hợp có thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Văn bản tiếp nhận hoặc giấy xác nhận nêu tại Điểm này có giá trị pháp lý tạm thời để thay thế Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH trong thời gian thực hiện thủ tục cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

+ Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.

+ Trường hợp đăng ký chủ nguồn thải CTNH thuộc đối tượng tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH trong khuôn viên cơ sở phát sinh CTNH thì thời hạn xem xét, cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH là 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cụ thể như sau:

Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra cơ sở trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH đầy đủ, hợp lệ. Thời gian kiểm tra đối với một cơ sở không quá 02 (hai) ngày làm việc;

Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra cơ sở, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo mẫu quy định với 01 (một) mã số quản lý CTNH

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022