Sự Cần Thiết Hình Thành Tập Đoàn Tc-Nh Tại Thành Phố Hồ Chí Minh 52069


Mặc dù pháp lệnh về hoạt động ngân hàng ra đời nhưng thực chất hệ thống pháp lý chung vẫn chưa hoàn thiện nên hoạt động quản lý và kinh doanh ngân hàng vẫn còn nhiều lúng túng. Các NHTM CP hoạt động được một thời gian thì đến thời điểm 1998-1999 bắt đầu có biểu hiện yếu kém, nợ xấu ở mức rất cao, lên tới 24% tổng dư nợ (theo tiêu chuẩn Việt Nam). Cá biệt, có ngân hàng nợ xấu gần như đóng băng ở tỷ lệ nguy hiểm như: Nam Đô 99%, Việt Hoa 65%. Tình trạng mất khả năng thanh toán luôn thường trực đối với một số ngân hàng trong khi đó qui mô hoạt động các NHTM cũng rất nhỏ, khó phát triển dịch vụ, mạng lưới và công nghệ, do đó hoạt động quản trị, điều hành, kiểm tra kiểm soát ở các NHTM khá yếu kém, rủi ro cao, một số cổ đông hoặc người điều hành bất chấp pháp luật làm thiệt hại tới uy tín chung của ngành ngân hàng và lợi ích của người gửi tiền. Cuối cùng một số NHTM CP phải sáp nhập, giải thể như NHTM CP Nam Đô, Việt Hoa, Quế Đô.

Tuy nhiên chính từ những hậu quả đó mà NHNN cũng như các NHTM CP còn lại rút ra những kinh nghiệm sâu sắc trong việc xây dựng chiến lược phát triển và quản trị rủi ro ngân hàng. Các ngân hàng đều chú ý thành lập các bộ phận giám sát, quản lý rủi ro như kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ theo hướng dẫn NHNN, thành lập hội đồng, ủy ban quản lý rủi ro tín dụng, thanh khoản. Tính đến cuối năm 2011, trên địa bàn TP. HCM gần như có sự hiện diện của tất cả loại hình ngân hàng mà cả nước có.

Nếu tính riêng NHTM CP có trụ sở chính thì đến 31/12/2011 trên địa bàn còn lại 14 NHTM CP [22], trong đó một số NHTM CP tiêu biểu ra đời sớm nhất như sau:

- NHTM CP Sài Gòn - SAIGONBANK

Điểm đặc biệt của Saigonbank là NHTM CP đầu tiên được thành lập trong hệ thống NHTM CP tại Việt Nam. Ra đời ngày 16 tháng 10 năm 1987, trước khi có Luật Công Ty và Pháp lệnh Ngân Hàng với vốn điều lệ ban đầu là 650 triệu đồng và thời gian hoạt động là 50 năm. Sau hơn 24 năm thành lập, Saigonbank


đã tăng vốn điều lệ từ 650 triệu đồng lên 1.412 tỷ đồng vào năm 2009. Năm 2010 Saigonbank tiến hành chào bán 150 triệu cổ phiếu phổ thông để nâng vốn điều lệ lên tối thiểu 2.460 tỷ đồng vào cuối năm 2010 và đạt 3.040 tỷ đồng vào cuối năm 2011.

Hiện nay Saigonbank có quan hệ đại lý với 649 ngân hàng và chi nhánh tại 75 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, là đại lý thanh toán thẻ Visa, Master Card, JCB, CUP và chuyển tiền kiều hối Moneygram [56].

- NHTM CP Xuất nhập khẩu Việt Nam - EXIMBANK

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những NHTM CP đầu tiên của Việt Nam.

Eximbank chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc NHNN Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng, tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là NHTM Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank). Đến nay vốn điều lệ đạt 12.355 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối NHTM CP tại Việt Nam. Eximbank có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và 202 Chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước. Eximbank cũng đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 750 Ngân hàng ở tại 72 quốc gia trên thế giới. Bằng tất cả sự nổ lực vượt bậc Eximbank đã đạt được một số thành quả đáng ghi nhận trong quá trình hoạt động của mình trong thời gian qua [50].

Xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng từ ngân hàng thương mại CP tại TP Hồ Chí Minh - 11

- NHTM CP Á Châu - ACB

Pháp lệnh về NHNN và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5/1990, đã tạo dựng một khung pháp lý cho


hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTM CP Á Châu đã được thành lập theo Giấy phép số /NNH-GP do NHNN 4/04/11993, Giấy phép số 533/GP-UUB do Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/005/11993. Ngày 04/006/11993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như ACB.

Cơ sở cho việc xây dựng chiến lược hoạt động qua các năm là: tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng. ACB đang từng bước thực hiện chiến lược tăng trưởng ngang và đa dạng hóa dịch vụ. Trên phạm vi toàn quốc, ACB đang tích cực phát triển mạng lưới kênh phân phối tại thị trường mục tiêu, khu vực thành thị Việt Nam, đồng thời nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới để cung cấp cho thị trường đang có và thị trường mới trong tình hình yêu cầu của khách hàng ngày càng tinh tế và phức tạp. Ngoài ra, khi điều kiện cho phép, ACB sẽ mở văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ.

Ngày 1/11/2006, cổ phiếu ACB chính thức giao dịch tại TTGDCK Hà Nội. Từ năm 2006 đến nay, ACB là một trong những NHTM cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam với 9.377 tỷ đồng vào cuối năm 2011 [44].

- NHTM CP Sài Gòn Thương Tín - SACOMBANK

Sacombank, được thành lập theo quyết định số 05/GP-UB ngày 3/1/1992 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và hoạt động theo quyết định số 006/NH-GP ngày 5/12/1991 của NHNN Việt Nam, chính thức khai trương ngày 21/12/1991 trên cơ sở hợp nhất từ 4 TCTD: Hợp tác xã tín dụng Thành Công, Lữ Gia, Tân Bình và Ngân hàng phát triển kinh tế Quận Gò Vấp, TP. HCM. Vốn


điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Có thể nói Sacombank là một trong những NHTM CP có tính tiên phong nhất trong việc phát hành cổ phiếu đại chúng, mở rộng hợp tác nước ngoài, tiếp cận với hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến và kinh nghiệm quản trị điều hành hiện đại chuẩn bị cho quá trình hội nhập quốc tế. Đặc biệt Sacombank là ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên TTCK Việt Nam. Đến năm 2011, vốn điều lệ Sacombank đạt 10.740 tỷ đồng. Hệ thống mạng lưới đến 418 điểm giao dịch trên toàn quốc. Đây là một trong những NHTM CP đầu tiên phát triển hệ thống mạng lưới ra nước ngoài như Lào và Campuchia [55]

- NHTM CP Đông Á – EAB

EAB được thành lập vào ngày 01/07/1992, với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Qua hơn 16 năm hoạt động EAB đã khẳng định là một trong những NHTM CP phát triển hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt là ngân hàng đi đầu trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đáp ứng nhu cầu thiết thực cho cuộc sống hàng ngày. Các cổ đông lớn của EAB gồm: Văn phòng Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh; Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ); Công ty Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận; Tổng Công ty May Việt Tiến; Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO); Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO)[48]

Hiện nay hoạt động của quy trình nghiệp vụ chính được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn ISO trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại. Đặc biệt, EAB có khả năng mở rộng phục vụ trực tuyến trên toàn hệ thống chi nhánh, qua ngân hàng tự động và ngân hàng điện tử mọi lúc, mọi nơi. Với phương châm “Bình dân hoá dịch vụ ngân hàng - Đại chúng hóa công nghệ ngân hàng”, EAB đặt mục tiêu trở thành một ngân hàng đa năng – một tập đoàn dịch vụ tài chính vững mạnh. Hiện EAB có mạng lưới gần 227 điểm giao dịch, với gần 3.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ trên toàn quốc. Vốn điều lệ năm 2011 đạt 4500 tỷ đồng [22].


2.1.3. Sự cần thiết hình thành tập đoàn TC-NH tại thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh được ví như trung tâm tài chính lớn vì là một trong những địa bàn có quan hệ và khối lượng giao dịch tiền tệ lớn nhất cả nước. Một địa bàn năng động, đa dạng trong các quan hệ sản xuất, thương mại, dịch vụ. Một địa bàn có bề dày lịch sử hoạt động của các định chế tài chính ngân hàng nước ngoài gần thế kỷ trước. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO với cam kết mở cửa trong lĩnh vực ngân hàng theo lộ trình nhất định thì hoạt động tài chính ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Vì vậy xu hướng hình thành tập đoàn TC-NH của các NHTM CP trên địa bàn vừa là sự cần thiết khách quan vừa mang tính quy luật vận động phát triển. Qua nghiên cứu đã chỉ ra sự cần thiết hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng trên địa bàn chịu tác động của các yếu tố sau:

- Một là, đó chính là sự vận động theo quy luật phát triển mang tính tất yếu khách quan cũng như định hướng hình thành tập đoàn TC-NH của các NHTM CP tại TP. HCM

Sau gia nhập WTO và khi kinh tế thế giới bất ổn bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, ngành tài chính ngân hàng ngày càng trở nên khó khăn, đã có hàng trăm ngân hàng và công ty tài chính của Mỹ và một số nước phát triển bị phá sản, bắt buộc phải sáp nhập và nhận gói cứu trợ từ chính phủ. Trong nước, sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các TCTD này với các TCTD khác, giữa các TCTD trong và TCTD ngoài nước, giữa các TCTD và định chế tài chính phi tín dụng, phi ngân hàng về lãi suất, tỷ giá, khách hàng, thị trường để tối ưu hóa lợi nhuận. Vì vậy việc hoạch định lại chiến lược và tái cấu trúc bộ máy, lựa chọn mô hình thích hợp để đáp ứng nhu cầu phát triển chiều rộng lẫn chiều sâu của các NHTM CP là một tất yếu khách quan, tuân theo quy luật vận động phát triển, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế vận động phát triển theo xu hướng thị trường và toàn cầu hóa như hiện nay.

Thực tế đã chỉ ra trong quá trình phát triển ngân hàng trên địa bàn cứ sau một thập niên là có một lần tái cơ cấu như một vận động phát triển khách quan


để loại bỏ những bất cập, xây dựng lại một kiến trúc mới phù hợp hơn. Đầu tiên là xử lý các hợp tác xã tín dụng bị đổ bể những năm 1988 – 1989. Sau đó là hàng loạt NHTM CP ra đời hoạt động ổn định, đóng góp tích cực cho hoạt động tiền tệ trên địa bàn nhưng đến 1998 -1999 thì bắt đầu có những biểu hiện yếu kém, nợ xấu tăng cao buộc phải xử lý. Sau xử lý là sự phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng cao nhưng 10 năm sau đó lại bắt đầu có những biểu hiện chệch choạc, phát triển thiếu bền vững do yếu kém trong tổ chức, quản lý, do thiếu minh bạch và nợ xấu vượt ngưỡng an toàn. Theo thống kê của NHNN chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, đến cuối năm 2011 nợ quá hạn trên địa bàn chiếm 2.59% trong tổng dư nợ nhưng thực chất có thể gấp nhiều lần con số trên nếu được báo cáo một cách trung thực. Một số ngân hàng bị mất thanh khoản buộc phải vi phạm các chính sách tiền tệ, gây bất ổn và nguy cơ lên toàn hệ thống, thậm chí sụp đổ dây chuyền nếu không can thiệp kịp thời. Vì vậy sự hình thành một tập đoàn tài chính ngân hàng có thể được xem là sự hết sức cần thiết, bức bách để các NHTM CP trên địa bàn tái cũng cố năng lực hoạt động, tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó, xu thế phát triển thành tập đoàn tài TC-NH còn xuất phát từ nhu cầu, mong muốn của chính bản thân các NHTM CP trên địa bàn như định hướng của ACB là đến năm 2015, ACB sẽ trở thành một trong ba “tập đoàn TC- NH hàng đầu Việt Nam” với quy mô tổng tài sản trên 300 ngàn tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu trên 15.000 tỷ đồng và lợi nhuận trên 7.000 tỷ đồng.

Hay NHTM CP Đông Á tại báo cáo thường niên năm 2010 đã tuyên bố tầm nhìn dài hạn của ngân hàng là trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất và hướng đến “mô hình một tập đoàn tài chính đa năng, hàng đầu Việt Nam”

Eximbank, một trong những NHTM CP lớn trên địa bàn cũng định hướng chiến lược phát triển dài hạn là từng bước triển khai việc chuẩn bị các điều kiện “hình thành tập đoàn tài chính đa năng Eximbank” theo mô hình tổ chức và quản trị phù hợp thông lệ quốc tế.


Tại Đại hội đồng cổ đông NHTM CP Việt Á, một ngân hàng cỡ trung bình trên địa bàn cũng hướng đến mục tiêu xây dựng ngân hàng đa năng, đa dạng hóa các lĩnh vực hoạt động ngân hàng; tăng cường mở rộng hợp tác hướng đến “xây dựng mô hình tập đoàn tài chính mạnh”, phấn đấu trở thành một trong 3 ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam trên các tiêu chí hiệu quả - chuyên nghiệp và đa dạng sản phẩm.

Sacombank, một trong những NHTM CP lớn nhất Việt Nam vào ngày 16/5/2007, đã công bố hình thành tập đoàn Tài chính Sacombank (Sacombank Group). Đây là tập đoàn tài chính tư nhân đầu tiên với ngân hàng đóng vai trò hạt nhân và 11 công ty thành viên, gồm 5 công ty trực thuộc và 6 công ty thành viên hợp tác chiến lược trong tập đoàn (xem phụ lục 1). Kết quả sau 5 năm hình thành, tập đoàn Sacombank đạt một số chỉ tiêu rất ấn tượng, có thể nói là thành công nếu so toàn hệ thống ngân hàng:

+ Tổng tài sản năm 2011 tăng gấp 222% so năm 2007


+ Vốn điều lệ năm 2011 tăng 241% so năm 2007


+ Lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng 158% so năm 2007


- Hai là, làn sóng các định chế tài chính nước ngoài mua cổ phần, lần lượt trở thành cổ đông chiến lược của các NHTM Việt Nam tạo thuận lợi cho việc nâng cao năng lực tài chính và quy mô hoạt động cho ngân hàng

Việc các ngân hàng nước ngoài cũng như các định chế tài chính khác là cổ đông chiến lược của các NHTM CP trên địa bàn không còn là điều mới mẻ. Trong những năm 2005 – 2006 ngân hàng ANZ của Australia đã từng chi ra 27 triệu USD để sở hữu 10% vốn cổ phần tại Sacombank, 20% của 2 đối tác nước ngoài khác là công ty tài chính quốc tế IFC thuộc WB và Dragon Financial Holdings của Anh. Standard Chartered Bank của Anh mua 8,56% cổ phần của ACB với số tiền chi ra 22 triệu USD, hơn 21% vốn cổ phần của đối tác nước


ngoài còn lại thuộc về Connaught Investor (thuộc Jardine Mutheson Group) và IFC thuộc WB [61]

Hay OCBC của Singapore mua 10% vốn cổ phần của NHTM CP ngoài quốc doanh (VP Bank) với số tiền chi ra 15,7 triệu USD. BNP Paris của Pháp mua 10% vốn cổ phần của NHTM CP Phương Đông (OCB).

Theo thống kê đến cuối năm 2011 một số ngân hàng có cổ đông chiến lược tại các NHTM CP trên địa bàn như Standard Chartered sở hữu 15% vốn điều lệ ACB; Maybank của Malaysia nắm 20% vốn điều lệ của ABB; Deutsche bank của Đức giữ 10% vốn điều lệ Habubank; PNB Paribas giữ 20% vốn của OCB…và hiện vẫn còn nhiều tập đoàn chứng khoán, tài chính và ngân hàng nước ngoài vẫn đang tìm kiếm cơ hội trở thành cổ đông lớn tại các NHTM CP của Việt Nam. Như phân tích chương 1, đây chính là những tiền đề thuận lợi cho việc sáp nhập, mua lại hoặc thôn tính nhau để từng bước hình thành nên tập đoàn như các tập đoàn TC-NH trên thế giới.

- Ba là, sự ra đời của các công ty liên kết, công ty con trực thuộc NHTM CP hoạt động trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán vừa hỗ trợ hoạt động ngân hàng vừa là tiền đề cho việc hình thành tập đoàn TC-NH trong tương lai.

Xét trên giác độ pháp lý, Luật các Tổ chức tín dụng ban hành năm 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, đã thay thế Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 [18,53]. Tuy nhiên một số điều khoản và nội dung trong Luật về hoạt động của các công ty hành chánh sự nghiệp trực thuộc và các công ty con, công ty liên kết vẫn mang tính kế thừa, bổ sung và hỗ trợ cho hoạt động các NHTM.

Vì vậy gần như NHTM CP nào cũng đều thành lập công ty trực thuộc để mở rộng chức năng và quyền hạn kinh doanh hỗ trợ ngân hàng (xem bảng 2.3). Tùy từng thời điểm cụ thể mà NHTM CP thành lập các công ty có các chức năng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2022