Khái Niệm Về Tội Xâm Phạm Sở Hữu Theo Quốc Triều Hình Luật


Nam Dư Hạ Tập còn ghi chép lại nhiều điều luật ban bố về thi hành trong thời Thánh Tông, theo thứ tự từng năm. Riêng trong bộ luật Thiên Nam Dư Hạ Tập, còn ghi lại 40 điều luật thi hành trong năm Quang Thuận (1460-1469) và 61 điều trong năm Hồng Đức (1470-1497).

Năm 1483, vua Thánh Tông sai các triều thần sưu tập tất cả các điều luật, các pháp lệnh đã ban bố và thi hành trong các triều vua thời Lê Sơ, tập hợp lại, xây dựng thành một bộ pháp điển hoàn chỉnh. Đó là Quốc triều hình luật, mà người ta thường gọi là Bộ Luật Hồng Đức, để đề cao vai trò xây dựng của vua Lê Thánh Tông. Thực ra bộ luật đó không phải là do vua Lê Thánh Tông sáng tạo ra, cũng không phải được xây dựng riêng trong những năm Hồng Đức (1470-1497), mà là sản phẩm của một thời kỳ phát triển cực thịnh của chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam, trong cả thời Lê Sơ. Công lao của triều vua Lê Thánh Tông là đã san định các luật lệ của những triều vua trước để hoàn thành bước xây dựng bộ pháp điển ấy.

Quốc triều hình luật, sau khi được xây dựng đã trở thành pháp luật của thời Lê Sơ và của các triều đại sau cho đến thế kỷ XVIII. Các triều đại phong kiến thời Lê Trung Hưng (1533-1789) sau này vẫn lấy Quốc triều hình luật làm quy tắc mẫu mực, chỉ sửa đổi, bổ sung thêm một số điều khoản phụ cho thích hợp với hoàn cảnh xã hội đương thời.

Quốc triều hình luật là một bộ luật điển hình, hoàn thiện nhất trong lịch sử Nhà nước phong kiến Việt Nam. Bộ luật chứa đựng nhiều nội dung tiến bộ, nhân văn sâu sắc, kỹ thuật pháp lý hoàn thiện hơn so với các bộ luật cùng thời, có những điểm tiếp cận gần với kỹ thuật pháp lý hiện đại.

1.2.2. Khái niệm về tội xâm phạm sở hữu theo Quốc triều hình luật

Nhóm tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật được quy định chủ yếu tại chương Đạo tặc, thuộc quyển 4 bao gồm 54 điều từ điều 411 đến


điều 464. Trong số những điều luật này, không có điều luật định nghĩa về khái niệm tội phạm xâm phạm sở hữu. Qua các điều luật cụ thể có thể khái quát quan niệm của nhà làm luật về tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật như sau:

Quốc triều hình luật không có điều luật khẳng định dấu hiệu nội dung của tội xâm phạm sở hữu. Nhưng các quy định về tội xâm phạm sở hữu trong bộ luật thể hiện, tội phạm xâm phạm sở hữu là hành vi lấy tài sản của người khác, xâm phạm trước hết đến quyền sở hữu tài sản của nhà vua và hoàng cung, xâm phạm trật tự kỷ cương, đạo đức xã hội theo quan điểm nho giáo…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Đó là những hành vi nguy hiểm cho xã hội ở một mức độ khác nhau. Quốc triều hình luật không phân biệt mức độ của tính nguy hiểm của tội phạm hiện đại chỉ là vi phạm đạo đức hoặc vi phạm hành chính, kỷ luật…Theo Quốc triều hình luật, tất cả các hành vi nói trên đều bị coi là tội phạm, không phụ thuộc vào mức độ của tính nguy hiểm. Như vậy, khái niệm tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật rộng hơn nhiều so với khái niệm tội phạm này trong luật hình sự hiện đại. Theo đó, tất cả những hành vi bị xử lý và phải chịu trách nhiệm đều bị coi là tội phạm. Nhiều hành vi mà theo luật hiện đại chỉ có thể là vi phạm đạo đức hoặc vi phạm pháp luật khác đã được quy định trong Quốc triều hình luật là tội phạm. Ví dụ: Điều 440 quy định:“ Con cháu còn ít tuổi cùng ở với bậc tôn trưởng, mà đưa người về ăn trộm của nhà thì xử hơn tội ăn trộm thường một bậc…”; điều 457 quy định: “Các con còn ở nhà với cha mẹ, mà đi ăn trộm, thì cha bị xử tội biếm, ăn cướp thì chả bị xử tội đồ…” Trong luật hình sự hiện đại, chỉ hành vi của con người và hành vi đó phải có mức nguy hiểm đáng kể nhất định mới bị coi là tội phạm và phải chịu TNHS. Những hành vi khác không bị coi là tội phạm mà chỉ là hành vi vi phạm pháp luật khác hoặc là hành vi vi phạm đạo đức.


Các tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật trong sự so sánh với Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 - 4

1.2.3. Đặc điểm của các tội xâm phạm sở hữu theo Quốc triều hình luật


Các tội xâm phạm sở hữu được quy định sau các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người như các tội mưu làm phản, tội mưu đại nghịch, tội phản nước theo giặc, tội giết người, tội làm người bị thương, tội hiếp dâm. Như vậy, theo cách sắp xếp này tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của nhóm tội xâm phạm sở hữu chỉ thấp hơn các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm con người.

Do nhóm tội xâm phạm sở hữu được quy định trong Quốc triều hình luật đơn thuần chỉ là hành vi lấy tài sản của người khác, nên số tội danh thuộc nhóm này trong Quốc triều hình luật không đa dạng, cụ thể như pháp luật hình sự hiện đại. Tội danh chủ yếu được quy định trong Quốc triều hình luật là tội trộm cắp tài sản (29 điều): tội lấy trộm ấn, xe, kiệu, đồ ngự dụng của vua (điều 430), tội lấy trộm những đồ thờ trong lăng, miếu (điều 431), tội lấy trộm những đồ cúng thần, phật (điều 432), tội lấy trộm những đồ trong cung (điều 434), tội lột lấy quần áo, đồ vật của trẻ em, người điên, người say (điều 345), tội lấy trộm đồ vật của sứ thần ngoại quốc (điều 438), tội đào và lấy trộm đồ vật nơi mồ mả (điều 442), tội lấy trộm trâu, ngựa, thuyền bè (điều 444), tội bắt trộm cá tại đầm ao (điều 445), tôi bắt trộm gà, lợn, lấy trộm lúa (điều

446) và tội lấy trộm văn tự cầm cố (điều 448)...; tội cướp tài sản cũng được Quốc triều hình luật quy định tương đối rõ ràng, cụ thể qua 8 điều: điều 426, điều 428, điều 451, điều 452, điều 454, điều 456, điều 457. Ví dụ điều 454 quy định:

Những kẻ cùng mưu với nhau đi ăn cướp nhưng khi đi thì lại không đi, người đi lấy được của về chia nhau, mà kẻ đồng mưu ở nhà cùng lấy phần chia thì cũng xử tội như là có đi ăn cướp; nếu không lấy phần chia thì xử lưu đi châu gần. Trước kia vẫn từng đi ăn cướp mà khi ấy không đi, dù không lấy phần cũng xử tội như đi ăn cướp.


Rất nhiều tội danh còn lại, dù xét về khía cạnh khoa học luật hình sự hiện đại thì hành vi có thể cấu thành tội danh khác: tham ô, công nhiên chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản…nhưng luật hình sự phong kiến đều đồng nhất các tội này thành tội trộm cắp tài sản.

Ngoài ra, nằm rải rác trong một số chương khác như chương Trá ngụy, chương Tạp luật… Quốc triều hình luật cũng có quy định liên quan đến tội xâm phạm sở hữu: điều 551 (chương Trá Ngụy), điều 606 (chương tạp luật)…

Một số đặc điểm cơ bản có thể rút ra đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật như sau:

Thứ nhất, tuy không ghi nhận bất kỳ một điều luật cụ thể nào về việc bảo đảm quyền sở hữu tài sản nhưng trong từng quy định cụ thể, Quốc triều hình luật đã thể hiện sự bảo vệ rất nghiêm ngặt các quyền này. Nhóm tội xâm phạm sở hữu trong bộ luật này được các nhà làm luật lúc bấy giờ đánh giá và sắp xếp tính chất và mức độ nguy hiểm chỉ thấp hơn các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm con người. Những hình phạt của người có hành vi thuộc nhóm tội này rất hà khắc, nặng nề như đồ hình, lưu hình, thậm chí là tử hình: thắt cổ, chém, chém bêu đầu, lăng trì.

Thứ hai, không chỉ với nhóm tội xâm phạm sở hữu nói riêng, mà đối với tất cả các nhóm tội nói chung được quy định, đặc điểm nổi bật của Quốc triều hình luật đó là các nhà làm luật đã mô tả nhiều hành vi liên quan với nhau trong cùng một điều luật. Khi quy định một hành vi cụ thể, nhà làm luật đã dự liệu xem hành vi đó xảy ra có thể liên quan đến trách nhiệm của người khác không. Nếu có thì sẽ quy định luôn hành vi phạm tội đó trong cùng điều luật. Mặc dù không xâm hại cùng một khách thể nhưng những hành vi này lại có mối quan hệ mật thiết với nhau và nó giúp cho công tác xét xử thuận tiện


Thứ ba, Quốc triều hình luật ghi nhận vấn đề lỗi đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu. Tuy nhiên “Quốc triều hình luật không đặt vấn đề phân biệt giữa trường hợp có lỗi và phải chịu TNHS với trường hợp không có lỗi và không phải chịu TNHS” [25, tr.216]. Theo đó, Quốc triều hình luật chỉ đặt vấn đề phân biệt giữa trường hợp cố ý và trường hợp vô ý để xác định mức độ TNHS trong áp dụng cũng như trong việc quy định hình phạt khác nhau ở một số tội phạm cụ thể.

Điều 47 Quốc triều hình luật quy định chung về vấn đề này như sau: Những người phạm tội, tuy tên gọi tội giống nhau, nhưng phải phân biệt sự phạm tội vì lầm lỡ hay cố ý, phải xét tội nặng nhẹ mà thêm bớt, không nên câu nệ để hợp với ý nghĩa việc xét xử hình án: “Tha người lầm lỡ không kể tội nặng, bắt tội người cố ý không kể tội nhẹ” [33, tr.57]. Từ nguyên tắc chung này, trong các chương quy định về tội phạm cụ thể của Quốc triều hình luật, các hình phạt khác nhau đã được quy định cho trường hợp cố ý và trường hợp lẫm lỡ ở một số tội phạm.

Tuy nhiên, trong Quốc triều hình luật, các điều luật liên quan đến các tội xâm phạm sở hữu lại không quy định trường hợp vô ý lấy nhầm. Đối chiếu các điều luật về tội xâm phạm sở hữu trong bộ luật, cho thấy mọi hành vi xâm phạm tài sản của người khác dù với lỗi cố ý hay vô ý đều coi là các tội xâm phạm sở hữu tài sản (thường là tội trộm cắp tài sản).

Thứ tư, đặc điểm về hình phạt:

Hệ thống hình phạt đối với các loại tội phạm nói chung hay với nhóm tội xâm phạm sở hữu nói riêng của Quốc triều hình luật hay được chia làm 2 loại là ngũ hình (hình phạt chính) và các hình phạt khác ngoài ngũ hình (hình phạt bổ sung) trong đó các hình phạt thuộc về ngũ hình giữ vai trò chủ đạo. Việc phân chia như vậy đã thể hiện rõ quan điểm của các nhà làm luật thời bấy giờ trong


việc đánh giá tính nghiêm khắc của từng loại hình phạt cũng như vai trò của các hình phạt trong việc duy trì trật tự xã hội có lợi cho nhà nước phong kiến. Trên cơ sở đó, quan xử án sẽ áp dụng các hình phạt này đối với tội phạm tương ứng. Đây chính là một giá trị đặc sắc của Quốc triều hình luật [25, tr.223].

Hình phạt chính (Ngũ hình) trong Quốc triều hình luật

- Xuy (phạt roi) có năm bậc, từ 10 đến 50 roi gồm: 10 roi, 20 roi, 30 roi, 40 roi, 50 roi. Phạm nhân sẽ bị đánh bằng roi mây nhỏ vào mông, mục đích áp dụng hình phạt này nhằm làm cho họ cảm thấy đau đớn, xấu hổ, từ đó từ bỏ ý định phạm tội lại. Xuy có thể là hình phạt được áp dụng độc lập (ví dụ: điều 570, điều 572, điều 573, điều 640…) nhưng cũng có thể là hình phạt áp dụng kèm theo phạt tiền, biếm (ví dụ điều 295, điều 374, điều 375, điều 376…) hoặc lưu, đồ (xem điều 1 phần III, IV). Xuy áp dụng cho cả người phạm tội là nam hoặc nữ nhưng thường áp dụng cho nữ giới.

- Trượng (đánh bằng gậy) có 5 bậc (từ 60 đến 100 trượng) gồm: 60 trượng, 70 trượng, 80 trượng, 90 trượng, 100 trượng. Trượng có thể là hình phạt được áp dụng độc lập (ví dụ điều 574, điều 640…). Nhưng cũng có thể là hình phạt áp dụng kèm theo các tội lưu, tội đồ và tội biếm (Ví dụ: điều 351, điều 356…). Trong Quốc triều hình luật, trượng chỉ áp dụng đối với nam giới phạm tội, còn nữ giới phạm tội thì được thay bằng xuy.

- Đồ (khổ sai) là hình phạt được quy định áp dụng kèm theo xuy, trượng hoặc thích chữ, đeo xiềng. Đồ có 3 bậc tùy theo công việc nặng nhọc mà phạm nhân phải làm, mỗi bậc đều phân biệt công việc đối với nam nữ: bậc thứ nhất là dịch đinh và dịch phụ (nam nữ phải làm việc nặng nhọc). Trong trường hợp này, nam giới phạm tội thì đánh 80 trượng, nữ phạm tội đánh 50 roi; bậc thứ hai là tượng phường binh (lính quét dọn chuồng voi) và suy thất tùy (đàn bà làm đầy tớ trong nhà nấu cơm). Trường hợp này, nam giới phạm


tội thì bị đánh 80 trượng, nữ giới phạm tội thì bị đánh 50 roi, thích vào cổ hai chữ và đều phải làm như công việc như trên; bậc thứ ba là chủng điền binh (làm lính đồn điền) và thung thất tỳ (đàn bà làm đầy tớ giã gạo). Trường hợp này, nam giới phạm tội bị đánh thêm 80 trượng, thích vào cỗ 4 chữ, đeo xiềng, đầy vào làm việc ở Diễn Châu để khai thác đồn điền; nữ giới phạm tội bị đánh 50 roi khắc vào cổ 4 chữ, làm đầy tớ giã gạo (sở dĩ có hình phạt làm đầy tớ giã gạo vì thời đó nhà nước thu thuế bằng thóc).

- Lưu (Đi đày) là hình phạt được quy định áp dụng kèm theo xuy, trượng, thích chữ hoặc đeo xiềng (tùy theo từng bậc). Lưu có 3 bậc tùy theo tội mà tăng giảm: châu gần - nam giới phạm tội bị đánh 90 trượng, thích vào mặt 6 chữ, bắt đeo xiềng, đày đi làm ở các nơi Nghệ An, Hà Hoa. Nữ giới bị đánh 50 roi, thích vào mặt 6 chữ, không phải đeo xiềng, bắt phải làm việc; châu ngoài - đánh 90 trượng, thích vào mặt 8 chữ, bắt đeo xiềng hai vòng, đày đi làm việc ở hai xứ Bố Chính (Quảng Bình ngày nay); châu xa - đánh 100 trượng, thích vào mặt 10 chữ, bắt đeo xiềng 3 vòng, đày đi làm việc ở Cao Bằng.

- Tử (Tội chết) là hình phạt được quy định áp dụng độc lập (ví dụ: các Điều 420, Điều 421, Điều 424… Quốc triều hình luật). Theo Quốc triều hình luật, tử hình có 3 bậc tùy theo mức nặng, nhẹ: thắt cổ (giảo), chém (trảm); chém bêu đầu (trảm kiểu); lăng trì (róc thịt cho chết dần).

Các hình phạt ngoài ngũ hình (hình phạt bổ sung) trong Quốc triều hình luật

Các hình phạt ngoài ngũ hình bao gồm biếm tước, phạt tiền, thích chữ, đeo xiềng và tịch thu tài sản trong đó biếm tước và phạt tiền được quy định vừa có thể áp dụng độc lập vừa có thể áp dụng kèm theo hình phạt khác. Bao gồm: Phạt tiền được quy định vừa có thể áp dụng độc lập (ví dụ: điều 81, điều 82, điều 88… vừa có thể áp dụng kém theo hình phạt khác (ví dụ điều 359,


điều 365..); biếm tước vừa có thể áp dụng độc lập vừa có thể áp dụng kèm theo hình phạt khác thuộc ngũ hình. Ví dụ, điều 511 quy định: “Con cháu kiện nhau với ông bà, cha mẹ, ông bà ngoại, cùng là vợ kiện ông bà, cha mẹ chồng đều phải biếm một tư; nếu lí lẽ trái thì xử thêm tội một bậc” [33]. Trường hợp này, biếm được quy định áp dụng độc lập. Tuy nhiên cũng có trường hợp biếm được quy định áp dụng kèm theo hình phạt khác. Ví dụ điều 62 Quốc triều hình luật quy định: “Những quan phụng sắc ban đêm khóa các cửa hoàng thành cung điện và trong nội cấm khi đóng cửa rồi phải dâng lại chìa khóa, nếu không dâng hay để chậm xử tội biếm và trượng…” [33]; Tịch thu tài sản là hình phạt được quy định áp dụng kèm theo hình phạt khác thuộc ngũ hình. Trong Quốc triều hình luật, tịch thu tài sản có thể là tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản của người phạm tội. Trong những trường hợp phạm tội nặng, người phạm tội bị tịch thu toàn bộ tài sản, sung công quỹ nhà nước. Ví dụ điều 426 quy định: “Những kẻ ăn cướp ban đêm cầm khí giới giết người lấy của thủ phạm bị tội chém, tái phạm bị tội giảo, ngoài sự đến tang vật ăn cướp, điền sản phải sung công” [33]; Thích chữ là hình phạt được áp dụng kèm theo hình phạt khác thuộc ngũ hình. Có thể thích chữ vào mặt hay vào cổ phạm nhân; đeo xiềng là hình phạt được áp dụng kèm theo hình phạt khác thuộc ngũ hình, được áp dụng kèm theo lưu đồ.

Như đã đề cập ở các mục trên, mức độ nguy hiểm của nhóm tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật chỉ xếp sau nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia và nhóm tội xâm phạm tính mạng con người. Chính vì thế, chính sách hình sự cho nhóm tội này rất nghiêm khắc và đặc điểm của hình phạt áp dụng cho trong nhóm tội này rất hà khắc dã man. Ví dụ như hình phạt đối với người phạm tội xâm phạm sở hữu tài sản của nhà vua luôn là tử hình. Ví dụ điều 430 Quốc triều hình luật quy định:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2023