nông hộ truyền thống. Các trang trại đã tập trung, phát huy được các nguồn lực, tận dụng diện tích đất đai, mặt nước để phát triển sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Nếu xét theo tiêu chí cũ năm 2010 toàn tỉnh có 2.679 trang trại, tăng 717 trang trại so với năm 2008. Xét theo tiêu chí mới, toàn tỉnh có 107 trang trại, trong đó 69 trang trại chăn nuôi (chiếm 64,5%), 22 trang trại nuô trồng thủy sản (chiếm 20,6%), 16 trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp (chiếm 14,9%), tổng giá trị hàng hóa bán ra ước năm 2012 đạt 205,6 tỷ đồng (bình quân một trang trại đạt 3,3 tỷ đồng). Đến nay, toàn tỉnh có 52 xã xây dựng 70 mô hình trồng trọt, 22 xã xây dựng 11 mô hình chăn nuôi, 15 xã xây dựng 8 mô hình nuôi trồng thủy sản; mô hình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được thực hiện tại 8 huyện, thị xã, thành phố để rút kinh nghiệm và triển khai nhân rộng.
Cùng với việc củng cố, phát triển các HTX, mở rộng quy mô, hình thức kinh tế trang trại, tỉnh Bắc Ninh xác định khôi phục, phát triển các làng nghề. Theo đó, đến năm 2012, toàn tỉnh có 133 làng nghề, trong đó có 31 làng nghề truyền thống, 102 làng nghề mới; trong đó có 46.350 hộ làm nghề, chiếm 23% tổng số hộ nông thôn, tăng 21,7% so với năm 2008, đã thu hút được 139.050 lao động, chiếm 12,9% lao động nông thôn, tăng 70,5% so với năm 2008. Giá trị tiểu thủ công nghiệp năm 2012 đạt 13.861,4 tỷ đồng, tăng 55,1% so với năm 2008, trong đó giá trị sản xuất của làng nghề đạt 7.234,9 tỷ đồng, tăng 18,2% so với năm 2008. Đến nay, Bắc Ninh đã có 98 xã/100 xã có tổ hợp tác hoặc HTX hoạt động hiệu quả, nhiều mô hình kinh tế trang trại được mở rộng, nhiều làng nghề mới được hình thành đã góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của người dân trong xây dựng NTM.
Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn, tiêu chí về phát triển giáo dục
- đào tạo ở nông thôn gồm 3 nội dung: phổ cập giáo dục trung học cơ sở; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (Phổ thông, bổ túc, học nghề); tỷ lệ lao động qua đào tạo.
Trước khi thực hiện chương trình xây dựng NTM, toàn tỉnh có 78 xã
chưa đạt tiêu chí giáo dục - đào tạo. Trong 4 năm qua, tỉnh đã rà soát quỹ đất
xây dựng các trường chuẩn; phổ cập giáo dục bậc trung học; Cải tạo, nâng cấp, xây dựng các trường dạy nghề. Xây dựng cơ chế chính sách thực hiện chủ trương xã hội hoá trong lĩnh vực đào tạo nghề, hỗ trợ thanh niên nông thôn học nghề, nâng cao kỹ năng lao động. Mở các trung tâm dạy nghề đào tạo nghề cho nông dân. Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn khuyến nông, khuyến ngư cho các hộ nông dân.
Bảng 3.9: Tình hình thực hiện tiêu chí về giáo dục
Nội dung của tiêu chí | Yêu cầu | Số xã chưa đạt tiêu chí | Số xã đã đạt tiêu chí | |
1 | Phổ cập giáo dục trung học | Đạt | 0 | 97 |
2 | Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) | 90% | 15 | 82 |
3 | Tỷ lệ lao động qua đào tạo | >40% | 15 | 82 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây Dựng Nông Thôn Mới Trong Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Ở Tỉnh Bắc Ninh Từ Năm 2010 Đến Nay
- Tình Hình Quy Hoạch Và Thực Hiện Quy Hoạch Nông Thôn Mới
- Tình Hình Thực Hiện Tiêu Chí Về Bưu Điện
- Những Vấn Đề Đặt Ra Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Tỉnh Bắc Ninh
- Phương Hướng Xây Dựng Nông Thôn Mới Giai Đoạn Đến Năm
- Giải Pháp Xây Dựng Nông Thôn Mới Trong Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Tỉnh Bắc Ninh Giai Đoạn Đến Năm 2020
Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.
Nguồn: Sơ kết 3 năm thực hiện chương trình MTQG và mục tiêu, giải pháp thực hiện đến năm 2015 [95].
Đối với nội dung phổ cập giáo dục trung học có 97 xã đạt (bằng 100%). Đối với các xã kế hoạch đạt chuẩn năm 2015 thì tất cả các xã đạt tiêu chí giáo dục, tăng 8 xã so với trước khi triển khai chương trình. 80 xã còn lại, có 65 xã đạt tiêu chí này, tăng 55 xã so với trước khi triển khai chương trình, tăng 32 xã so với năm 2012. Kết quả đạt được trên các nội dung của tiêu chí: đối với nội dung tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt 90% trở lên có 82 xã đạt (chiếm 84.5%); đối với nội dung xã có tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 40% có 82 xã đạt (chiếm 84.5%).
Như vậy, đến nay toàn tỉnh có 82 xã đạt tiêu chí giáo dục. Hạn chế trong thực hiện tiêu chí này chủ yếu ở nội dung tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 40%, bởi nguyên nhân là thực tế công tác đào tạo nghề trên địa bàn chưa tốt và bất cập với những người được truyền nghề nhưng chưa có cơ chế công nhận đã qua đào tạo [95].
Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ cư dân nông thôn, tiêu chí 15 gồm 2 nội dung là người dân tham gia bảo hiểm y tế và trạm y tế xã đạt chuẩn.
Đầu năm 2010, toàn tỉnh có 84 xã chưa đạt tiêu chí y tế. Trong 4 năm qua, Bắc Ninh đã huy động có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư kiên cố hóa trạm y tế xã, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ y tế cho việc khám chữa bệnh. Đào tạo đội ngũ thầy thuốc có trình độ chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến xã. Có cơ chế, chính sách để thu hút, động viên khuyến khích đối với y bác sỹ về công tác tại cơ sở; củng cố, phát triển mạng lưới y tế thôn. Huy động nhân dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế. Xây dựng trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia.
Bảng 3.10: Tình hình thực hiện tiêu chí về y tế
Nội dung của tiêu chí | Yêu cầu | Số xã chưa đạt tiêu chí | Số xã đã đạt tiêu chí | |
1 | Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế | 70% | 47 | 50 |
2 | Y tế xã đạt chuẩn quốc gia | Đạt | 15 | 82 |
Nguồn: Sơ kết 3 năm thực hiện chương trình MTQG và mục tiêu, giải pháp thực hiện đến năm 2015 [95].
Đối với nội dung xã có y tế đạt chuẩn quốc gia, các xã thực hiện rất tốt, có 82 xã đạt (chiếm 84.5%); Nội dung số xã có tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt từ 70% trở lên có 50 xã. Tổng hợp chung, toàn tỉnh đến nay có 50 xã đạt tiêu chí này, tăng 37 xã so với trước khi thực hiện xây dựng NTM; còn 47 xã chưa đạt tiêu chí y tế. Tiêu chí này còn hạn chế chủ yếu ở nội dung tỷ lệ 70% người dân tham gia bảo hiểm y tế, do tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế thực tế còn thấp. Nhưng chắc chắn sẽ thay đổi tích cực trong vài năm tới do sự quan tâm của Chính phủ trong thực hiện Chương trình bảo hiểm y tế toàn dân, mục tiêu đến năm 2014 [95].
Xây dựng đời sống văn hoá, thông tin, truyền thông nông thôn, trong 4
năm qua, Bắc Ninh đã đẩy mạnh, nâng cao chất lượng phong trào "toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" mà trọng tâm là xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá.
Đầu năm 2010 toàn tỉnh có 46 xã chưa đạt tiêu chí văn hóa. Năm 2012, toàn tỉnh có 367/726 thôn, làng, khu phố đạt tiêu chí về xây dựng làng, khu phố văn hóa đạt 51%; 86,9% số hộ được công nhận "Gia đình văn hoá"; 701/726 (bằng 97%) làng, khu phố có bản hương ước, quy ước [95]. Các di sản văn hóa được bảo tồn, phát huy giá trị, nhiều nghi thức văn hóa mới lành mạnh, tiến bộ được hình thành, phát triển. Tỉnh đã xây dựng và bảo tồn phát huy loại hình văn hóa tiêu biểu như di sản văn hóa Quan họ, các lễ hội, làng nghề truyền thống, di tích lịch sử cách mạng. Yêu cầu của tiêu chí 16 là xã có từ 70% số thôn trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hoá theo quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, đạt 5 năm liền kề.
Đến nay, toàn tỉnh có 29 xã có 70% số thôn trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hoá theo quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch. Tuy nhiên, vẫn còn 68 xã chưa đạt tiêu chí, chủ yếu là do việc thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” chưa hiệu quả, số thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hoá 5 năm liền còn ít, chủ yếu do tiêu chí sinh con thứ ba không đạt được tiêu chuẩn này [95]. Đối với 8 xã điểm: có 7/8 xã có Nhà văn hóa (còn xã Đông Thọ - Yên Phong đã thực hiện quy hoạch đất) trong đó chỉ có 01 Nhà văn hóa đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 3/8 xã có sân vận động; 43/47 thôn, làng có Nhà văn hóa; 14/47 thôn, làng có khu thể thao. Năm 2011, có 6/8 xã đạt tiêu chí về xây dựng Làng văn hóa; 8/8 xã đạt tiêu chí về xây dựng Gia đình văn hóa [95].
Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tiêu chí về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn gồm 5 nội dung: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia; các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch; chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
Toàn tỉnh có 42 xã đạt tiêu chí môi trường, trong đó kết quả đạt được đối với các nội dung trong tiêu chí: Xã có tỷ lệ 90% số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn Quốc gia có 42 xã, còn 55 xã chưa đạt; do chưa làm tốt việc xã hội hóa Chương trình cung cấp nước sạch, người dân còn mang nặng tâm lý ỷ lại, chỉ trông chờ vào đầu tư của Nhà nước nên khó hoàn thành được nội dung này. Xã không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp có 56 xã, còn 41 xã chưa đạt là do ý thức về bảo vệ môi trường của người dân và cộng đồng chưa tốt. Xã có các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường có 66 xã, còn 31 xã chưa đạt do việc tuyên truyền vận động và công tác quản lý môi trường còn yếu kém. Xã có nghĩa trang xây dựng theo quy định có 55 xã, còn 42 xã chưa đạt do việc xây dựng nghĩa trang thiếu quy hoạch. Nước thải, chất thải được thu gom, xử lý theo quy định mới chỉ có 28 xã đạt tiêu chuẩn, còn 69 xã chưa đạt, do thiếu quan tâm của chính quyền và người dân.
Bảng 2.11: Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường
Nội dung của tiêu chí | Yêu cầu | Số xã chưa đạt tiêu chí | Số xã đã đạt tiêu chí | |
1 | Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia | 90% | 55 | 42 |
2 | Các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn về môi trường | Đạt | 41 | 56 |
3 | Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp | Đạt | 31 | 66 |
4 | Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch | Đạt | 42 | 55 |
5 | Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định | Đạt | 69 | 28 |
Nguồn: Sơ kết 3 năm thực hiện chương trình MTQG và mục tiêu, giải pháp thực hiện đến năm 2015 [95].
Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị
- xã hội trên địa bàn, trong 3 năm qua, Bắc Ninh đã tăng cường đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, có chính sách thu hút cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản về công tác ở các xã. Rà soát bổ sung chức năng, nhiệm vụ các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể phù hợp với yêu cầu xây dựng NTM trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Phấn đấu các tổ chức đảng đạt trong sạch vững mạnh, các tổ chức chính quyền, đoàn thể đạt vững mạnh. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; đổi mới nội dung, phương pháp làm việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia giám sát, đóng góp nguồn lực xây dựng NTM. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh. Hoàn thiện các quy chế quản lý, thực hiện dân chủ công khai, minh bạch, tăng cường sự tham giám sát cộng đồng của nhân dân trong xây dựng NTM. Tích cực thực hiện cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Qua 4 năm thực hiện tiêu chí 18 gồm 4 nội dung là: cán bộ xã đạt chuẩn; có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định; Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên. Đối với nội dung cán bộ xã đạt chuẩn, toàn tỉnh đạt tỷ lệ rất cao, có 92 xã đạt. Đặc biệt, đối với nội dung có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở theo quy định, toàn tỉnh có 97 xã đạt (bằng 100%). Đối với nội dung Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”, toàn tỉnh có 91 xã đạt (bằng 93,8%). Đối với nội dung các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên, toàn tỉnh có 91 xã đạt (bằng 93,8%).
Bảng 3.12: Tình hình thực hiện tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị - xã hội
Nội dung của tiêu chí | Yêu cầu | Số xã chưa đạt tiêu chí | Số xã đã đạt tiêu chí | |
1 | Cán bộ xã đạt chuẩn | Đạt | 5 | 92 |
2 | Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định. | Đạt | 0 | 97 |
3 | Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” | Đạt | 6 | 91 |
4 | Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên | Đạt | 6 | 91 |
Nguồn: Sơ kết 3 năm thực hiện chương trình MTQG và mục tiêu, giải pháp thực hiện đến năm 2015 [95].
Nhìn chung, hệ thống tổ chức chính trị, xã hội các xã đều đạt trong sạch vững mạnh, tiên tiến trở lên. Số xã đạt các nội dung tiêu chí đều cao, có 91 xã đạt tiêu chí 18 (bằng 93,8%), toàn tỉnh chỉ còn 6 xã chưa đạt tiêu chí do chưa đạt đủ 4 nội dung của tiêu chí. Đây cũng là tiêu chí thuận lợi đối với Bắc Ninh trong xây dựng NTM [95].
Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn, trước khi thực hiện chương trình NTM toàn tỉnh có 6 xã chưa đạt tiêu chí an ninh trật tự xã hội. Tuy nhiên, trong những năm qua, Bắc Ninh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Giáo dục, nâng cao ý thức cảnh giác của nhân dân trong tình hình mới. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sức mạnh của toàn dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự. Nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền cơ sở; vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Quan tâm công tác tiếp dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại tố cáo của công dân; giải quyết kịp thời, dứt điểm đúng quy định của pháp luật, không để tình trạng khiếu kiện phức tạp đông người xảy ra. Xây dựng lực lượng an ninh quốc phòng, phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. Xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cho lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách đảm
bảo an ninh trật tự, đặc biệt là lực lượng công an xã, dân quân tự vệ… để thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội.
Với yêu cầu tiêu chí 19, an ninh trật tự xã hội được giữ vững; đến nay, toàn tỉnh có 85 xã đạt tiêu chí an ninh trật tự xã hội (bằng 87,6%), còn 12 xã chưa đạt. Tiêu chí này là một trong những tiêu chí mà các xã ở Bắc Ninh thực hiện rất tốt [95].
3.3. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH BẮC NINH
3.3.1. Những kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới ở
tỉnh Bắc Ninh
120
100
100
97
90
81
80 75
73
73
60
55
49
40
35
27
32
20
20
12
16
10
13
15
5
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tổng số xã (100 xã)
Biểu đồ 3.1: Thực trạng xây dựng nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh theo từng tiêu chí thực hiện
Nguồn: Sơ kết 3 năm thực hiện chương trình MTQG và mục tiêu, giải pháp thực hiện đến năm 2015 [95].
Tổ 1: nhóm xã đạt dưới 5 tiêu chí.
Tổ 2: nhóm xã đạt từ 5 tiêu chí đến 9 tiêu chí.