Hoàn Thiện Cơ Chế Chính Sách, Hệ Thống Chỉ Đạo, Điều Hành, Quản Lý Thực Hiện Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới



TT


Đối tượng


Tỉnh

Cấp huyện



Thôn


Tổng cộng

1

Ngành NN&PTNT

60

5

4



2

Các ngành

80

30

8

2


3

Văn phòng điều phối

25





4

Ban quản lý xã



7



5

Ban giám sát xã



9



6

Ban phát triển thôn




4


7

Bình quân


35

28

6


8

Số đơn vị hành chính


8

100

551


9

Toàn tỉnh

165

280

2.800

3.306

6.551

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh - 19

Nguồn: Phê duyệt đề án xây dựng NTM tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2020 [92].

4.2.5. Hoàn thiện cơ chế chính sách, hệ thống chỉ đạo, điều hành, quản lý thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới

Chương trình xây dựng NTM là chương trình tổng hợp, lồng ghép nhiều chương trình, huy động nhiều nguồn lực, trong quá trình thực hiện phải hệ thống, rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách có liên quan đảm bảo tính hiệu quả đối với Chương trình.

Các chính sách hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước

- Thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTG, hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình xây dựng NTM, trong đó: Hỗ trợ 100% từ ngân sách Trung ương cho công tác quy hoạch; đường giao thông đến trung tâm xã; xây dựng trụ sở xã; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hoá xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng NTM cho cán bộ xã, thôn, cán bộ HTX. Hỗ trợ một phần từ ngân sách Trung ương cho xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; phát triển sản xuất, dịch vụ; nhà văn hoá thôn; công trình thể thao thôn; hạ tầng các khu sản xuất


tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thuỷ sản. Thực hiện cơ chế đầu tư theo Quyết định 800: quy định về chủ đầu tư; cấp quyết định đầu tư; lựa chọn nhà thầu; giám sát cộng đồng.

- Thực hiện lồng ghép các chương trình MTQG, chương trình dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo trên địa bàn nông thôn như: chương trình giảm nghèo; chương trình quốc gia về việc làm; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chương trình phòng chống tội phạm; chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình; chương trình phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh nguy hiểm và HIV/AIDS; chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu; chương trình về văn hoá; chương trình giáo dục và đào tạo; hỗ trợ đầu tư trụ sở xã; hỗ trợ chia tách huyện, xã; hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo, cho trẻ em dưới 6 tuổi; đầu tư kiên cố hoá trường, lớp học; kiên cố hoá kênh mương; phát triển đường giao thông nông thôn; phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, làng nghề...

- Tiếp tục thực hiện các chính sách của tỉnh về hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn: Quyết định số 50/2010/QĐ-UBND, ngày 20/5/2010 về quy định hỗ trợ xây dựng khu vực tập kết, vận chuyển rác thải khu vực nông thôn; Quyết định số 52/2010/QĐ-UBND, ngày 20/5/2010 về quy định chế độ hỗ trợ kinh phí cho công tác "dồn điền đổi thửa" giai đoạn 2009 - 2011 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Quyết định số 53/2010/QĐ-UBND, ngày 20/5/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh về quy định chế độ hỗ trợ đầu tư xây dựng dự án nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Quyết định số 166/QĐ-UBND, ngày 29/12/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

- Bổ sung chính sách quy định tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã (sau khi đã trừ chi phí) để lại cho ngân sách xã, ít nhất 70% thực hiện các nội dung xây dựng NTM và một số chính sách khác.


Chính sách hỗ trợ tín dụng

Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được Trung ương phân bổ cho các tỉnh theo chương trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, kết cấu hạ tầng, nuôi trồng thuỷ sản, làng nghề ở nông thôn và theo danh mục quy định tại Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

Đối tượng được hưởng bao gồm: hộ gia đình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn; cá nhân; chủ trang trại, HTX, tổ hợp tác trên địa bàn nông thôn; các tổ chức cá nhân cung ứng các dịch vụ phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản; các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ, chế biến sản phẩm nông nghiệp hoặc kinh doanh sản phẩm phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn.

Các lĩnh vực được ưu tiên vay vốn: vay cho sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản; vay phát triển ngành nghề tại nông thôn; vay đầu tư xây dựng hạ tầng tại nông thôn; vay để kinh doanh sản phẩm và dịch vụ phục vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn nông thôn; vay để sản xuất công nghiệp, thương mại, cung ứng dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn; vay tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn; vay theo các chương trình KT - XH của Chính phủ.

Cơ chế đảm bảo tiền vay: các cá nhân, hộ gia đình, HTX, tổ hợp tác, chủ trang trại được các tổ chức tín dụng (ngân hàng, HTX tín dụng...) xem xét cho vay không có đảm bảo bằng tài sản thế chấp với mức: Tối đa đến 50 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp. Tối đa đến 200 triệu đồng đối với hộ sản xuất ngành nghề và dịch vụ phi nông nghiệp. Tối đa đến 500 triệu đồng đối với chủ trang trại, tổ hợp tác, HTX. Tuy nhiên, người vay phải nộp bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Nếu chưa có


thì phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã đảm bảo đất không có tranh chấp và có tín chấp của đoàn thể chính trị - xã hội của xã; các đối tượng chỉ được vay không thế chấp tài sản tại 1 tổ chức tín dụng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc vay vốn. Các tổ chức tín dụng cũng cần nghiên cứu bổ sung hình thức thế chấp bằng chính nông sản của nông dân để tạo điều kiện cho nông dân vay vốn.

Cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư

Tạo cơ chế, chính sách thông thoáng, môi trường hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư. Chuyển một bộ phận dự án sang hình thức đầu tư xây dựng, chuyển giao (BT); hình thức xây dựng, khai thác, chuyển giao (BOT) và hình thức hợp tác công tư (PPP) nhằm giảm đầu tư công, tăng đầu tư bằng nguồn vốn xã hội. Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp như: chợ, điện, công trình cấp nước sinh hoạt, thu gom, xử lý rác thải, bến đò, bến phà... Doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, hoặc tỉnh, được ngân sách hỗ trợ sau đầu tư, được hưởng ưu đãi theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 4/6/2010 của Chính phủ về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Hoàn thiện hệ thống chỉ đạo, điều hành, quản lý thực hiện Chương trình từ tỉnh đến cơ sở (thôn).

Chương trình xây dựng NTM là chương trình tổng hợp, tích hợp rất nhiều nội dung, các chương trình MTQG, yêu cầu phải tập trung đầu mối điều phối chung. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống chỉ đạo, quản lý thực hiện Chương trình xây dựng NTM của tỉnh Bắc Ninh còn nhiều bất cập. Ban chỉ đạo về xây dựng NTM của tỉnh đã được thành lập nhưng có nhiều biến động về nhân sự mà vẫn chưa được củng cố, kiện toàn lại; toàn tỉnh còn 16 xã chưa thành lập Ban quản lý xây dựng NTM xã; hầu hết các thôn chưa thành lập được Ban phát triển thôn. Vì vậy, hệ thống chỉ đạo, quản lý thực hiện chương trình từ tỉnh đến cơ sở phải được củng cố, thiết lập thông suốt để đảm bảo cho công


tác chỉ đạo, điều hành, quản lý thực hiện chương trình xây dựng NTM tỉnh Bắc Ninh có hiệu quả.

Cơ cấu lại Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của Tỉnh theo đúng hướng dẫn của liên bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính (Thông tư 26). Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM cấp tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh - Trưởng Ban chỉ đạo các chương trình MTQG cấp tỉnh làm Trưởng ban, Phó Trưởng ban thường trực là Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và 01 Phó Trưởng ban là Giám đốc các sở, ban, ngành liên quan. Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh gồm: Trưởng ban, các Phó trưởng ban, 3 ủy viên là đại diện lãnh đạo các sở: Xây dựng, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính.

Ban chỉ đạo tỉnh thành lập Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM đặt tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện Chương trình trên địa bàn. Số lượng cán bộ của Văn phòng Điều phối (khoảng 15 - 20 người) do Trưởng Ban chỉ đạo tỉnh quyết định, trong đó có cán bộ hoạt động chuyên trách, chủ yếu là cán bộ Chi cục Phát triển nông thôn và cán bộ hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm là cán bộ cấp phòng của các sở, ngành liên quan cử đến. Chánh Văn phòng Điều phối là Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Chánh văn phòng Điều phối do Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn đảm nhiệm. Giao trách nhiệm cho mỗi Sở, ngành phụ trách một số tiêu chí có liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ để hướng dẫn cơ sở thực hiện.

Ở huyện, thị xã, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là Ban Chỉ đạo huyện). Ban Chỉ đạo huyện do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện là Phó Trưởng ban. Thành viên gồm lãnh đạo các phòng, ban có liên quan của huyện. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế) là cơ quan thường trực điều phối, giúp Ban Chỉ đạo huyện thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn.


Ở cấp xã, căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập hoặc không thành lập Ban chỉ đạo xây dựng NTM ở cấp xã. Trường hợp thành lập, thành phần Ban chỉ đạo xây dựng NTM ở cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Thành lập Ban quản lý xây dựng NTM xã (gọi tắt là Ban quản lú xã) do Ủy ban nhân dân xã quyết định thành lập. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là Phó Trưởng ban. Thành viên là một số công chức xã, đại diện một số ban, ngành, đoàn thể chính trị xã và trưởng thôn. Thành viên Ban quản lý xã chủ yếu hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Ban quản lý xã trực thuộc Ủy ban nhân dân xã, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản và sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân xã trong hoạt động giao dịch với các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp, đối với các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, đòi hái có trình độ chuyên môn mà Ban quản lý xã không đủ năng lực và không nhận là chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân xã có thể thuê một đơn vị hoặc tổ chức có đủ năng lực quản lý để hỗ trợ hoặc chuyển cho Ủy ban nhân dân huyện là chủ đầu tư, có sự tham gia của lãnh đạo Ban quản lý xã. Việc thuê đơn vị hoặc tổ chức có đủ năng lực thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

Ở cấp thôn, thành lập Ban phát triển thôn, thành viên là những người có uy tín, trách nhiệm, năng lực tổ chức triển khai, do cộng đồng thôn trực tiếp bầu và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có quyết định công nhận (gồm người đại diện lãnh đạo thôn, đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội ở thôn và một số người có năng lực chuyên môn khác liên quan đến xây dựng NTM).

4.2.6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhận thức về xây dựng nông thôn mới

Chương trình MTQG xây dựng NTM là một chương trình phát triển nông thôn tổng hợp với nhiều nội dung lớn, nguyên tắc, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách có nhiều đổi mới so với trước, với vai trò chủ thể là cộng đồng dân cư nông thôn... nhưng công tác tuyên truyền, vận động người


dân, cộng đồng còn ít. Vì vậy, người dân hiểu chưa đầy đủ về sự cần thiết, ý nghĩa, nội dung của chương trình xây dựng NTM.

Qua điều tra, khảo sát ý kiến cán bộ cơ sở và người dân cho thấy, phần đông cán bộ các cấp nhất là cơ sở và người dân nông thôn còn chưa hiểu đầy đủ về chủ trương xây dựng NTM trên các nội dung: Một là, vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM. Hai là, việc thu hút nguồn lực xây dựng NTM. Ba là, quy hoạch NTM. Bốn là, cách thức phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn. Năm là, nội dung, phương pháp bảo vệ, cải tạo môi trường sinh thái nông thôn. Sáu là, cách thức lôi cuốn, tạo môi trường hấp dẫn doanh nghiệp về nông nghiệp, nông thôn... Từ thực trạng đó cho thấy, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động làm cho mọi cán bộ, đảng viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân (nhất là khu vực nông thôn) hiểu đầy đủ hơn về chương trình MTQG xây dựng NTM để tự giác tham gia, đóng góp tích cực vào chương trình...

Nội dung tuyên truyền: Yêu cầu cấp thiết của xây dựng NTM ở nước ta cũng như tỉnh Bắc Ninh. Tiêu chí NTM (19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia NTM, đối với vùng đồng bằng sông Hồng). Những nội dung xây dựng NTM (11 nội dung cơ bản của Chương trình). Đặc điểm, nguyên tắc xây dựng NTM. Phương pháp, các cơ chế chính sách xây dựng NTM của Trung ương và địa phương. Các tấm gương điển hình, mô hình mẫu trong xây dựng NTM.

Tài liệu chủ yếu sử dụng để tuyên truyền: Quyết định số 22-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”; Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về “Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” để chỉ đạo các chi nhánh, ngân hàng thương mại các tỉnh, thành phố bảo đảm tăng nguồn vốn tín dụng xây dựng NTM tại các xã. Nghị định 61/2010/NĐ-CP về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết 26- NQ/TW; Quyết định 800/QĐ-TTg; Quyết định 491. Đề án xây dựng NTM của tỉnh Bắc Ninh. Kết quả tại 11 xã điểm của Trung ương, 8 xã điểm của Tỉnh về xây dựng NTM. Các văn bản khác về xây dựng NTM của Trung ương và địa phương.


Phương pháp tuyên truyền, vận động: Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Bắc Ninh mở chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về xây dựng NTM. Ban chỉ đạo các cấp, Ban quản lý xã, Ban phát triển thôn nghiên cứu, biên soạn tài liệu để giới thiệu các nội dung, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM. Tổ chức họp phổ biến tài liệu trên, thảo luận lấy ý kiến tham gia của các đại biểu tại hội nghị: Hội nghị Quân - Dân - Chính - Đảng hoặc Hội đồng nhân dân xã. Hội nghị chi bộ các thôn, xóm; Tổ chức nhiều buổi phát thanh trong toàn xã; Nơi có điều kiện có thể tổ chức giới thiệu cho hội nghị đại biểu nhân dân từng thôn. Các đoàn thể chính trị - xã hội tuyên truyền, phổ biến kiến thức qua sinh hoạt đoàn thể cho hội viên. Mặt trận Tổ quốc và các thành viên tiếp tục cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" gắn với xây dựng NTM. Đảng ủy phân công cho mỗi đảng ủy viên phụ trách một mảng công tác xây dựng NTM giao cho mỗi đoàn thể nhận thực hiện 1-2 nội dung trong Đề án xây dựng NTM của xã. Các thôn tổ chức cam kết giữa các hộ trong việc thực hiện xây dựng các nội dung xây dựng NTM tại gia đình mình (nâng cao thu nhập trên đồng ruộng hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh; cải tạo, chỉnh trang làm đẹp nơi ở; làm đủ các công trình vệ sinh; nâng cấp các công trình nhà ở, công trình phụ, khuôn viên, cải tạo ao, vườn, tường rào, cổng ngõ để có cảnh quan đẹp, tham gia đóng góp đầy đủ theo quy ước...). Mỗi cán bộ đảng viên phải gương mẫu thực hiện tại hộ của mình; đồng thời, phải phụ trách giúp đỡ một nhóm hộ nơi cư trú hoặc cụm dân cư khác thực hiện công tác tuyên truyền về chủ trương xây dựng NTM.

Quán triệt nguyên tắc "dễ làm trước": Để đạt được mục tiêu đến năm 2015 có 50 xã (bằng 50%); đến năm 2020 có 80 xã (bằng 80%) đạt tiêu chuẩn NTM (đây là mục tiêu lớn, cao hơn chỉ tiêu của cả nước là đến năm 2015 cả nước có 20%, năm 2020 cả nước có 50% các xã đạt chuẩn NTM) [92], trong khi Bắc Ninh là tỉnh triển khai khá muộn (sau Thái Bình và nhiều tỉnh khác), hiện tại chưa có xã nào đạt chuẩn NTM. Để đạt được chỉ tiêu này đòi hỏi Tỉnh phải lựa chọn cách làm phù hợp, phát huy được tiềm năng lợi thế của tỉnh.

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 16/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí