Phương Hướng Xây Dựng Nông Thôn Mới Giai Đoạn Đến Năm


theo định hướng XHCN; phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp có trình độ phát triển trung bình; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao; tạo tiền đề để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.

Mục tiêu đến năm 2020, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD [28]. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Tỉ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; tỉ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30 - 35% lao động xã hội. Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt khoảng 35%; giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2,5 - 3%/năm; thực hành tiết kiệm trong sử dụng mọi nguồn lực, kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, với một số công trình hiện đại. Tỉ lệ đô thị hóa đạt trên 45%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%. Xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, đồng thuận, công bằng, văn minh; đến năm 2020, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình cao của thế giới; tốc độ tăng dân số ổn định ở mức khoảng 1%; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi; đạt 9 bác sĩ và 26 giường bệnh trên một vạn dân (1), thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân; lao động qua đào tạo đạt trên 70%, đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao động xã hội; tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5 - 2%/năm; phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cộng đồng được bảo đảm, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP


bình quân giai đoạn 2011 - 2020 là 10 -11%, bằng khoảng 1,3 lần mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước. Quy hoạch của các tỉnh lân cận đều đạt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng trên 10%, trong đó có nhiều tỉnh đạt tới 12 - 13%. Cơ cấu kinh tế đến năm 2020 được dự báo sẽ chuyển dịch theo hướng tăng số lượng việc làm có năng suất cao, tiêu hao ít năng lượng, trên cơ sở phát triển các ngành công nghệ cao và sản xuất các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ sẽ đạt khoảng 96 - 97%GDP (trong đó, công nghiệp khoảng 46 - 47% GDP và dịch vụ khoảng 50-51% GDP) [6].

Ngày 09/10/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1831/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, đến năm 2015, Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết về hạ tầng kỹ thuật để tiến tới trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào những năm 20 của thế kỷ 21. Cụ thể [60]: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011 - 2030 đạt khoảng 10,5%, trong đó giai đoạn đến 2015 là 13%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 là 11,5%/năm; giai đoạn 2021 - 2030 là 9,0%/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011 - 2030 chiếm 33 - 35% GDP. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người đạt 146,2 triệu đồng (khoảng 6.560 USD); tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 73,2%, 23,0%, 3,8%; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 20 tỷ USD; thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng bình quân khoảng 12% [60]. Định hướng đến năm 2030, GDP bình quân đầu người đạt 346,7 triệu đồng (khoảng 14.450 USD); tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 58,2%, 40,0%, 1,8%,; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 30 tỷ USD; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân khoảng 10% [60]. Các chỉ tiêu xã hội đến năm 2020 sẽ đạt quy mô dân số khoảng 1,21


triệu người; giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống còn 2,5%; tỷ lệ đô thị hóa đạt 44,2%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 83%; tỷ lệ 8 bác sỹ và 26 giường bệnh/vạn dân; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn dưới 13%; cơ bản không còn hộ nghèo; tuổi thọ trung bình đạt trên 80 tuổi; hạ tầng viễn thông phát triển hiện đại, đồng bộ, mật độ thuê bao Internet đạt tối thiểu 48 - 50% [60].

Định hướng đến năm 2030, quy mô dân số đạt khoảng 1,44 triệu người; tỷ lệ đô thị hóa đạt 59,6%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 95%; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 5%. HĐH mạng lưới điện đảm bảo vận hành hiệu quả, an toàn (100% hệ thống cáp dẫn điện ở khu vực đô thị trung tâm, các thị trấn ở các huyện được ngầm hóa). Mật độ thuê bao Internet đạt trên 80%. Hệ thống cấp thoát nước đồng bộ, hiện đại đảm bảo cấp nước sạch sinh hoạt cho cả khu vực đô thị, nông thôn [60].

Bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên, các không gian đô thị, văn hóa, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp sinh thái theo hướng phát triển bền vững, xanh, sạch, đẹp; giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề, hình thành các vành đai xanh, nhất là khu vực đô thị. Đến năm 2020, 100% dân số đô thị, 95% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý rác thải, chất thải (gồm cả chất thải rắn, nước thải, không khí), đảm bảo 100% đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề truyền thống có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt chuẩn; 100% rác thải y tế được thu gom, xử lý [60].

Với chủ trương hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới sẽ tạo điều kiện cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; trong đó, Bắc Ninh có cơ hội lớn cho việc phát huy lợi thế nhằm phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... tạo ra những nguồn lực cần thiết cho việc triển khai, thực hiện các chương trình MTQG về xây dựng NTM.


4.1.2. Phương hướng xây dựng nông thôn mới giai đoạn đến năm

2020 của tỉnh Bắc Ninh

Một là, xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, trong đó cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở đóng vai trò lãnh đạo, điều hành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của Mặt trận đóng vai trò nòng cốt trong vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện.

Hai là, xây dựng NTM phải theo quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của địa phương và quy hoạch ngành.

Ba là, xây dựng NTM phải đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, bảo đảm an ninh, quốc phòng của địa phương, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng NTM phát triển bền vững.

Bốn là, xây dựng NTM trên cơ sở phát huy nội lực của cộng đồng dân cư, có sự tham gia, bàn bạc dân chủ của người dân; kết hợp lồng ghép các chương trình, dự án; có sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước, huy động đóng góp công sức của nhân dân; khuyến khích đầu tư của các thành phần kinh tế.

Năm là, xây dựng NTM được triển khai thực hiện đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh, có sự tập trung đầu tư cho các xã theo kế hoạch đạt chuẩn NTM trong từng giai đoạn.

4.1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn đến năm 2020

4.1.3.1. Mục tiêu chung

Xây dựng NTM có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, kết cấu hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng KT - XH đồng bộ hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ.


4.1.3.2. Mục tiêu cụ thể

Bảng 4.1: Chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015

và giai đoạn 2016 -2020



TT


Huyện, TP, TX

Xã đạt NTM từ năm 2010 - 2015 phân ra

Giai đoạn 2016-

2020

Tổng số xã đạt NTM đến năm 2020


Tổng số


2014


2015

1

Yên Phong

2

Đông Thọ

Tam Giang

5

7

2

Tiên Du

2

Tân Chi

Hoàn Sơn

5

7

3

Quế Võ

2

Phượng Mao

Phương Liễu


7

9

4

Thuận Thành

2

Song Hồ

An Bình


5

7

5

Gia Bình

2

Bình Dương

Nhân Thắng

5

7

6

Lương Tài

2


Trung Kênh

Trung Chính

3

5

7

TPBắc Ninh

2


Hòa Long

Nam Sơn

1

3

8

Từ Sơn

3

Tương Giang

Phù Khê

Tam Sơn

2

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh - 17

Nguồn: Phê duyệt đề án xây dựng NTM tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2020 [92].

4.1.3.3. Nhiệm vụ thực hiện các tiêu chí nông thôn mới

Tiêu chí số 1: quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch. Năm 2015, rà soát, lập hoàn chỉnh đề án xây dựng NTM của cấp xã; triển khai rà soát, cắm mốc chỉ giới quy hoạch. Các năm (giai đoạn 2015 - 2020), tập trung chỉ đạo các địa phương, các hộ dân thực hiện đúng theo đồ án quy hoạch đã được phê duyệt [92].

Tiêu chí số 2: Giao thông, tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp các tuyến đường trục xã, liên xã và trục thôn, xóm (riêng đường giao thông nội đồng chỉ kiên cố hóa những đoạn đường thuộc dự án khu sản xuất tập trung lớn, quy mô cánh đồng rộng). Năm 2015, phấn đấu 74/97 xã đạt chuẩn, đến năm 2020 có 76/97 xã đạt chuẩn tiêu chí giao thông [92].

Tiêu chí số 3: Thủy lợi, cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã theo sự chỉ đạo của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tập trung


thực hiện kiên cố hóa những đoạn kênh sung yếu, những tuyến kênh tưới gắn với trạm bơm cục bộ. Năm 2015, phấn đấu 53/97 xã đạt chuẩn, đến năm 2020 có 75/97 xã đạt chuẩn tiêu chí thủy lợi [92].

Tiêu chí số 4: Điện nông thôn, tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện hệ thống truyền tải điện, nâng cao chất lượng công tác cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã. Đảm bảo 100% các xã giữ vững tiêu chí điện nông thôn đã đạt.

Tiêu chí số 5: Trường học, hoàn thiện, nâng cấp hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa giáo dục trên địa bàn xã. Năm 2015, phấn đấu 67/97 xã đạt chuẩn, đến năm 2020 có 100% số xã đạt tiêu chí trường học [92].

Tiêu chí số 6: Cơ sở vật chất văn hóa. hoàn thiện, nâng cấp hệ thống các công trình phục vụ về hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn xã, thôn. Năm 2015, phấn đấu 70/97 xã đạt chuẩn, đến năm 2020 có 80/97 xã đạt chuẩn tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa [92].

Tiêu chí số 7: Chợ nông thôn, tiếp tục xây dựng, nâng cấp cải tạo chợ nông thôn theo quy hoach của tỉnh, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia NTM. Năm 2015, phấn đấu 90/97 xã đạt chuẩn, đến năm 2020 có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí chợ nông thôn [92].

Tiêu chí số 8: Bưu điện, tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống truyền dẫn thu phát sóng, nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàn xã. Đảm bảo 100% các xã giữ vững tiêu chí tiêu chí bưu điện đã đạt chuẩn.

Tiêu chí số 9: Nhà ở dân cư, tiếp tục có chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà ở kiên cố đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia NTM. Năm 2015, phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí nhà ở dân.

Tiêu chí số 10: Thu nhập, triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản


xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao; tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch sản xuất nông nghiệp. Năm 2015, phấn đấu 73/97 xã đạt chuẩn, đến năm 2020 có 80/97 xã đạt chuẩn tiêu chí thu nhập [92].

Trong phát triển nông nghiệp, trồng trọt vẫn giữ vai trò quan trọng, góp phần đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực cho nhu cầu của tỉnh. Tập trung phát triển sản xuất hàng hóa thành các vùng sản xuất quy mô đủ lớn, sử dụng công nghệ cao gắn với bảo quản chế biến, đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng máy móc công nghệ hiện đại, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. Tiếp tục duy trì tỷ lệ lúa lai để đảm bảo an ninh lương thực; đồng thời, phát triển lúa hàng hóa chất lượng cao để nâng cao giá trị gia tăng. Phát triển mạnh sản xuất rau màu, hoa cây cảnh, cây công nghiệp theo hướng tăng diện tích, năng suất, chất lượng sản phẩm.

- Về sản xuất lúa gạo. Duy trì, sử dụng linh hoạt diện tích đất trồng lúa, giai đoạn 2014 - 2015 toàn tỉnh ổn định khoảng 36.000 ha, giai đoạn 2016 - 2020 giữ mức trên 33.500 ha. Phấn đấu giữ năng suất lúa bình quân toàn tỉnh đạt từ 62 tạ/ha, sản lượng lúa đạt trên 415.000 tấn vào năm 2020. Tập trung cải tạo bộ giống lúa theo hướng đưa các giống lúa có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với chế biến và sản xuất. Cơ cấu giống lúa chuyển dịch theo hướng giảm diện tích sử dụng các giống lúa năng suất, chất lượng thấp xuống dưới 30%, tăng diện tích sử dụng các giống có năng suất, chất lượng cao đạt trên 70%. Xây dựng vùng trọng điểm lúa năng suất cao, phù hợp để ăn, chế biến ở các xã: Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành, Quế Võ; vùng lúa hàng hóa chất lượng cao ở các xã: Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong [92].

- Về sản xuất ngô. Tập trung khai thác tối đa lợi thế các vùng đất bãi. Đến năm 2020 ổn định diện tích 3.000 ha, nhưng cần tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, sản lượng, phấn đấu đến 2015 năng suất ngô bình quân đạt 46 tạ/ha; sản lượng đạt trên 13.800 tấn, đến năm 2020 năng suất ngô đạt 50 tạ/ha, sản lượng 15.000 tấn. Trong đó, diện


tích ngô lai, ngô biến đổi gen có năng suất cao chiếm trên 95% diện tích gieo trồng, 5% diện tích gieo trồng giống ngô khác [92].

- Các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Phát triển cây công nghiệp hàng năm có giá trị hàng hóa cao như lạc, đậu tương; đưa giống mới năng suất cao, phẩm chất tốt vào sản xuất đại trà kết hợp với áp dụng quy trình thâm canh phù hợp. Cụ thể: cây đậu tương, phấn đấu đến năm 2020 diện tích đạt 1.800 - 1.900ha, đến năm 2015 năng suất đạt 20 tạ/ha, sản lượng đạt 3.600 tấn; năm 2020 năng suất đạt 22 tạ/ha, sản lượng đạt 3.900 tấn. Cây lạc, đến năm 2020 diện tích đạt từ 800 - 1.000ha, ngoài việc mở rộng diện tích gieo trồng cần tập trung đầu tư thâm canh để tăng năng suất, phấn đấu năng suất lạc đạt từ 24 - 25 tạ/ha, sản lượng mỗi năm đạt từ 2.400 - 2.500 tấn [92].

- Đối với cây rau thực phẩm. Mở rộng tối đa sản xuất rau ở những nơi có điều kiện thuận lợi, đẩy mạnh sản xuất rau vụ đông với nhiều chủng loại đa dạng, phong phú, đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân trong tỉnh, một phần bán ra tỉnh ngoài và phục vụ xuất khẩu. Trước mắt, chú trọng xây dựng vùng sản xuất rau xanh an toàn ở Thành phố Bắc Ninh, Thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du, Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành; vùng cà rốt an toàn ở Lương Tài, Gia Bình; vùng khoai tây an toàn ở Quế Võ, Yên Phong; vùng hành tỏi, dưa bầu, bí ở Gia Bình, Lương Tài. Đến năm 2020, phấn đấu toàn tỉnh duy trì ổn định khoảng 10.000ha gieo trồng các loại rau thực phẩm; đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật gắn với quy trình sản xuất rau an toàn để mỗi năm sản lượng rau đạt từ 210.000 - 220.000 tấn [92].

- Hoa cây cảnh. Mở rộng diện tích hoa, cây cảnh, tập trung ở những nơi trồng hoa truyền thống, nơi gần trung tâm huyện, thị, khu đô thị. Sử dụng các loại cây và giống có giá trị nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhân dân. Trước tiên, hướng vào thị trường Hà Nội, các khu vực đô thị có nhu cầu lớn về hoa, cây cảnh. Phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh đạt từ 300 - 400ha, hình thành một số điểm trồng hoa, cây cảnh tại các huyện: Tiên Du, Thuận Thành, Quế Võ, Yên Phong và Thị xã Từ Sơn [92].

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 16/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí