Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh - 20


Phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ; trong đó, vận dụng triệt để nguyên tắc lựa chọn "dễ làm trước" cũng là một giải pháp quan trọng.

"Dễ làm trước" vận dụng đối với việc lựa chọn các xã để chỉ đạo làm điểm, thực hiện tập trung hỗ trợ các xã có khả năng đạt chuẩn NTM trong các giai đoạn 2011 - 2015, 2016 - 2020 để tập trung chỉ đạo, thực hiện trước, theo các tiêu chí ưu tiên: (1) Đảng bộ xã nhiều năm đạt “trong sạch, vững mạnh”; chính quyền xã và các tổ chức chính trị - xã hội đều đạt vững mạnh. (2) Đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã, thôn đoàn kết thống nhất, có năng lực, trình độ, nhiệt tình và nhân dân đồng tình ủng hộ xây dựng NTM. (3) Cơ sở (xã, thôn) đảm bảo được quỹ đất để xây dựng công trình hạ tầng nông thôn theo tiêu chí xây dựng NTM (Đường giao thông, trường học, trạm y tế, cơ sở vật chất văn hóa...). (4) Huy động được vốn đóng góp của cơ sở (xã, thôn) và của nhân dân (công lao động, bằng tiền, đất...) vào xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn. (5) Căn cứ vào mức độ các tiêu chí xây dựng NTM đã đạt được của các xã theo kết quả rà soát tiêu chí xây dựng NTM.

"Dễ làm trước" được vận dụng trong khi thực hiện 11 nội dung xây dựng NTM, trong đó nội dung nào được người dân ủng hộ cao, sẵn sàng thực hiện làm trước. Chọn lọc những gì kế thừa được để phát huy trên nền tảng đã có, không nên xây dựng mới từ đầu, ví dụ: đối với các công trình hạ tầng công cộng của xã, thôn nếu còn sử dụng tốt nhưng chưa đạt chuẩn mới thì chỉ cần lập kế hoạch cải tạo, nâng cấp, không nên xây mới. Đối với các công trình xây mới thì phải quy hoạch đạt chuẩn mới. Việc xây dựng phải tùy theo khả năng vốn để hoàn chỉnh dần, nhưng khi quy hoạch phải đủ chuẩn để đảm bảo yêu cầu phát triển lâu dài, ví dụ: đường giao thông xã quy hoạch mới phải được đảm bảo theo tiêu chuẩn của Bộ Giao thông vận tải là đường cấp 4 đồng bằng với nền đường 9m (không kể hành lang), nếu chưa đủ kinh phí làm đường thì phải cắm mốc chỉ giới, trước mắt có thể làm đường có bề rộng mặt đường 3,5m, nền đường rộng 5m và sẽ hoàn thiện dần khi có điều kiện. "Dễ làm trước" là ưu tiên thực hiện hình thức giao cộng đồng dân cư hưởng lợi trực tiếp từ công trình tự thực hiện.


KẾT LUẬN

Xây dựng NTM là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao mức sống của cư dân ở nông thôn. Để thực hiện chủ trương này, tỉnh Bắc Ninh đã kịp thời cụ thể hóa trong những văn bản nhất định. Kết quả bước đầu của việc triển khai phong trào xây dựng NTM đã đạt được những kết quả như: kinh tế tăng trưởng, hệ thống kết cấu hạ tầng - xã hội được cải thiện, nâng cấp, thu nhập bình quân đạt tỷ lệ cao, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao. Trong đó, luận án đã tiếp cận, làm rõ một số nội dung sau:

1. Khái niệm xây dựng NTM, đặc điểm của NTM, yêu cầu xây dựng NTM, các tiêu chí và nhân tố ảnh hưởng cũng như kinh nghiệm của một số nước và địa phương trong thực hiện xây dựng NTM...

2. Bức tranh tổng thể về quá trình triển khai, thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Ninh đã được phân tích khái quát. Thực tế quá trình xây dựng NTM ở Bắc Ninh đạt được những kết quả, đặc biệt trong các lĩnh vực quy hoạch, hệ thống tiêu chí về điện, bưu điện, xóa đói giảm nghèo, nhà ở hay hệ thống chính trị ở cơ sở và an ninh trật tự xã hội ở nông thôn. Bên cạnh những kết quả đạt được, xây dựng NTM ở Bắc Ninh còn những tồn tại, khó khăn chủ yếu liên quan đến việc thực hiện các tiêu chí về phát triển sản xuất. Đây cũng là thực trạng chung của quá trình xây dựng NTM trên phạm vi cả nước nói chung, tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố khách quan và chủ quan. Do hạn chế trong việc tuyên truyền chủ trương xây dựng NTM, nguồn lực cho xây dựng NTM... nên chủ trương xây dựng NTM trong quá trình triển khai thực hiện còn có những khó khăn nhất định.

3. Căn cứ vào điều kiện thực tế của tỉnh Bắc Ninh trong xây dựng NTM, các nhóm giải pháp được đề xuất nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM như đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xây dựng NTM, về nội dung, ý nghĩa, cách thức, vai trò của người dân... đẩy mạnh các hình thức liên kết, tổ chức sản xuất kinh doanh; tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.


Quá trình xây dựng NTM ở nước ta được bắt đầu từ khá lâu. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên chương trình MTQG về xây dựng NTM được đặt ra một cách toàn diện. Để có thể xây dựng được NTM với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đòi hỏi phải có những giải pháp tổng thể mang tính chiến lược lâu dài; đồng thời, phải có sự chung tay, nỗ lực của các ngành, các cấp, các chủ thể, đặc biệt là vai trò của người dân để chương trình đạt hiệu quả, có ý nghĩa thực sự với cuộc sống của người dân nông thôn.

Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh - 20


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1. Nguyễn Văn Hùng (2009), “Đảng bộ huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (9), tr.126-127.

2. Nguyễn Văn Hùng (2009), “Giải pháp tuyên truyền, vận động trong phát triển kinh tế nông thôn ở huyện Thuận Thành”, Tạp chí Tuyên giáo, (10), tr.36-39.

3. Nguyễn Văn Hùng (2009), “Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp ở

huyện Thuận Thành”, Tạp chí Cộng sản, (35), tr.25-28.

4. Nguyễn Văn Hùng (2009), “Giải pháp thực hiện dồn điền đổi thửa ở

Thuận Thành”, Báo Bắc Ninh, (2097).

5. Nguyễn Văn Hùng (2012), “Quan hệ giữa người đứng đầu cấp uỷ với người đứng đầu các thành viên khác của hệ thống chính trị”, Tạp chí Cộng sản, (71), tr.21-23.

6. Nguyễn Văn Hùng (2014), “Xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, (9), tr.63-66.

7. Nguyễn Văn Hùng (2014), “Xây dựng nông thôn mới ở Bắc Ninh: Kết quả ban đầu và bài học kinh nghiệm”, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, (11), tr.63-66.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (2010), Nghị quyết số 05-NQ/TU về xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2020, Bắc Ninh.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị quyết số 26- NQ/TW, Về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Hà Nội.

3. Ban Chỉ đạo CTMTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh (2013), Báo cáo tình hình thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh 2013, Bắc Ninh.

4. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh (2007), Kết luận số 76-KL/TU ngày 9/9 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh về đẩy mạnh thực hiện Luật Hợp tác xã đối với các Hợp tác xã nông nghiệp, Bắc Ninh.

5. Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới - Quá khứ và hiện tại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 (2011), http://baotintuc.vn/, ngày 22/3/2011.

7. Võ Chí Công (1987), Những vấn đề cơ bản trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta, Nxb Sự thật, Hà Nội.

8. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2004), Phát triển bền vững, định nghĩa, đánh giá, định tính và định lượng, http://www.cucktbvnlts.gov.vn.

9. Cục Thống kê Bắc Ninh (2004), Niên giám thống kê Bắc Ninh năm 2003,

Nxb Thống kê, Hà Nội.

10. Cục Thống kê Bắc Ninh (2005), Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình tỉnh Bắc Ninh năm 2004, Nxb Thống kê, Hà Nội.

11. Cục Thống kê Bắc Ninh (2005), Niên giám thống kê Bắc Ninh năm 2004,

Nxb Thống kê, Hà Nội.

12. Cục Thống kê Bắc Ninh (2006), Động thái kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh 1997 - 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội.


13. Cục Thống kê Bắc Ninh (2006), Niên giám thống kê Bắc Ninh năm 2005,

Nxb Thống kê, Hà Nội.

14. Cục Thống kê Bắc Ninh (2007), Niên giám thống kê Bắc Ninh năm 2006,

Nxb Thống kê, Hà Nội.

15. Cục Thống kê Bắc Ninh (2008), Niên giám thống kê Bắc Ninh năm 2007,

Nxb Thống kê, Hà Nội.

16. Cục Thống kê Bắc Ninh (2009), Niên giám thống kê Bắc Ninh năm 2008,

Nxb Thống kê, Hà Nội.

17. Cục Thống kê Bắc Ninh (2010), Niên giám thống kê Bắc Ninh năm 2009,

Nxb Thống kê, Hà Nội.

18. Cục Thống kê Bắc Ninh (2013), Niên giám thống kê Bắc Ninh năm 2012,

Nxb Thống kê, Hà Nội.

19. Lê Thế Cương (2013), Thực tiễn hiện đại hóa nông nghiệp đặc sắc Trung Quốc và kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam, http://www.tapchicongsan.org.vn/, Học viện Kinh tế chính trị, Trường Đại học Nhân dân Trung Quốc, ngày 11/3/2013.

20. Nguyễn Xuân Cường (2010), Quá trình phát triển kinh tế- xã hội nông thôn ở Trung Quốc (1978-2008), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

21. Phạm Ngọc Dũng (2011), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Nguyễn Tấn Dũng (2010), Phát triển nhanh và bền vững là quan điểm xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta, http://www.dangcongsan.vn.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc (2009), Kết quả hội thảo lần thứ tư: Vấn đề nông nghiệp nông dân nông thôn kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn các nước châu Á và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh (2011), http://skhdt. bacninh.gov.vn, ngày 5/8/2011.

31. Frans Elltis (1994), Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát

triển, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

32. Nguyễn Ngọc Hà (2012), Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2011), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

33. Lại Ngọc Hải (2008), Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn-nhìn từ góc độ giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, http://www.tapchi congsan.org.vn/.

34. Hải Dương thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm trong thực hiện chương trình xây dựng NTM (2013), http://dang congsan.vn, ngày 17/6/2013.

35. Hoàng Ngọc Hòa (2008), "Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế", Kỷ yếu hội thảo khoa học: Chính sách của Nhà nước đối với nông dân trong việc thực hiện các cam kết của WTO, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh và Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I đồng tổ chức.


36. Hồ Đức Hùng (2007), Kinh tế Việt Nam hội nhập phát triển bền vững, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

37. Nguyễn Mạnh Hùng (2004), Kinh tế-xã hội Việt Nam hướng tới chất lượng tăng trưởng, hội nhập-phát triển bền vững, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

38. Phạm Hùng (2000), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở Đông Nam Bộ, Luận văn tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

39. Hồ Xuân Hùng (2011), Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng và nhân dân ta, http://www.vca.org.vn.

40. Benedict J.tria Kerrkvliet, Jamesscott (2000), Một số vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các nước và Việt Nam, Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Định sưu tầm và giới thiệu, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

41. Nguyễn Đình Kháng (2008), Cơ sở lý luận và thực tiễn tiếp tục hoàn thiện

chính sách đất đai ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.

42. Vũ Thanh Liêm (2008), Mức sống hộ gia đình Bắc Ninh ngày nay, Nxb Thống kê, Hà Nội.

43. Từ Lương (2009) Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu, www.chinhphu.vn.

44. Lê Quốc Lý (2012), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn - Vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính tri quốc gia, Hà Nội.

46. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

47. Mức độ tác động của BĐKH đối với Việt Nam (2006), http://www.hoi nongdanhungyen.org.vn, ngày 8/9/2006.

48. Phạm Xuân Nam (1997), Phát triển nông thôn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

49. Vũ Văn Nâm (2009), Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, Nxb Thời đại, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022