Tình Hình Quy Hoạch Và Thực Hiện Quy Hoạch Nông Thôn Mới


có năng suất, chất lượng cao hoặc vùng sản xuất cây rau, màu có giá trị kinh tế cao; xây dựng kho lạnh để bảo quản nông sản... nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Về hỗ trợ phát triển chăn nuôi, hỗ trợ kinh phí mua gia súc, gia cầm; hỗ trợ giá bán tinh, giá lợn; hỗ trợ phát triển chăn nuôi trang trại ngoài khu dân cư; cấp vacxin; hỗ trợ xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.

Về hỗ trợ phát triển thuỷ sản, hỗ trợ xây dựng vùng nuôi cá thâm canh tập trung; hỗ trợ tiếp nhận khoa học công nghệ; hỗ trợ cá giống. Ưu đãi khuyến khích tiêu thụ nông sản, thực phẩm.

Về hỗ trợ xây dựng hạ tầng nông thôn: hỗ trợ dự án vệ sinh môi trường; hỗ trợ xây dựng, nâng cấp cầu, đường giao thông nông thôn; hỗ trợ đầu tư xây dựng kênh mương; xây mới, cải tạo nâng cấp trụ sở Uỷ ban nhân dân xã; hỗ trợ xây mới, cải tạo nâng cấp nhà văn hoá - sinh hoạt thôn; hỗ trợ xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp trường học; xây dựng, cải tạo nâng cấp trạm y tế; hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp chợ nông thôn. Nhờ có chủ trương, chính sách kịp thời, xây dựng NTM ở Bắc Ninh đã đạt được những kết quả nhất định.

Về quy hoạch xây dựng NTM, công tác quy hoạch xây dựng NTM với ba nhiệm vụ là quy hoạch sản xuất, quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng, quy hoạch đất đai (quy hoạch ba trong một) có vai trò quan trọng, tác động lớn đến sự phát triển bền vững ở khu vực nông thôn.

Từ khi triển khai xây dựng NTM đến nay, Bắc Ninh đã đạt được những kết quả nhất định, đặc biệt trong công tác lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng NTM. Xác định tầm quan trọng của công tác quy hoạch xây dựng NTM, Bắc Ninh triển khai đồng thời quy hoạch xây dựng NTM với quy hoạch phát triển KT - XH của Tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã giao cho Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các ngành liên quan, các huyện, thị xã, thành phố tích cực chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các xã rà soát, điều chỉnh quy hoạch, lập Đồ án quy hoạch chung xây dựng NTM. Đối với 8 xã điểm đã lựa chọn đơn vị tư


vấn có đủ năng lực thực hiện như: Trung tâm quy hoạch đô thị và nông thôn Bắc Ninh, Công ty kiến trúc Á Đông; Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Bắc Ninh, Công ty kiến trúc Việt, Công ty tư vấn đầu tư xây dựng Bắc Ninh.

Quá trình triển khai thực hiện lập quy hoạch xây dựng NTM có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị tư vấn và Ban quản lý xây dựng NTM cấp xã. Tuy nhiên, việc lập quy hoạch không “khoán trắng” cho đơn vị tư vấn mà tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cán bộ, nhân dân trong xã và Sở Xây dựng trước khi trình Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố phê duyệt quy hoạch. Đến nay, 100/100 xã trong Tỉnh đã hoàn thành lập quy hoạch chung, 64 xã hoàn thành lập quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã và 20 xã cơ bản hoàn thành lập quy hoạch chi tiết sản xuất nông nghiệp, lập đề án xây dựng NTM.

Bảng 3.2: Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch nông thôn mới



TT


Nội dung của tiêu chí


Yêu cầu

Số xã chưa đạt tiêu chí

Số xã đã đạt tiêu chí


1

Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp, dịch vụ


Đạt


0


97

2

Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế -

xã hội - môi trường theo chuẩn mới

Đạt

0

97


3

Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn

được bản sắc văn hóa tốt đẹp


Đạt


0


97

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh - 13

Nguồn: Sơ kết 3 năm thực hiện chương trình MTQG và mục tiêu, giải pháp thực hiện đến năm 2015 [95].

Phần lớn các xã đã đạt tiêu chí Quy hoạch đối với ba nội dung, trong đó quy hoạch sử dụng đất, hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ toàn tỉnh đã hoàn thành về cơ bản, đạt tỷ lệ cao nhất, với 92 xã hoàn thành, trong khi chỉ còn 8 xã chưa đạt tiêu chí này. Đối với nội dung Quy hoạch phát triển hạ tầng KT - XH, môi trường theo chuẩn mới, toàn tỉnh có 77 xã đạt, 23 xã chưa đạt. Đối với nội dung


Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp, toàn tỉnh có 86 xã đã có quy hoạch, còn 14 xã chưa có quy hoạch này.

Như vậy, đến hết năm 2013, 100% các xã đã có quy hoạch chung NTM. Đối với tiêu chí quy hoạch trên 3 nội dung có 75 xã (bằng 75%) đạt tiêu chí quy hoạch và thực hiện quy hoạch. Tuy nhiên, đối với 3 quy hoạch chi tiết theo yêu cầu của tiêu chí các xã vẫn chưa thực hiện được đầy đủ, mới chỉ có 75 xã là đủ và đạt được tiêu chí này. Còn lại 25 xã chưa đạt tiêu chí là do chưa xây dựng đủ 3 quy hoạch chi tiết theo yêu cầu. Tuy nhiên, hiện nay Tỉnh đang thuê tư vấn nước ngoài tiến hành quy hoạch tỉnh Bắc Ninh là thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020 và vùng đô thị lõi, do vậy thời gian tới nhiều xã sẽ còn phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch [94].

Về phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH:

Tiêu chí giao thông, quy hoạch giao thông được cụ thể hóa trên 4 nội dung: tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải; tỷ lệ km đường trục thôn, xã được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải; tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch, không lầy lội vào mùa mưa; tỷ lệ km đường trục chính được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện. Nhờ có sự đầu tư của Nhà nước cùng với sự đóng góp của nhân dân và các thành phần kinh tế, hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH nông thôn của tỉnh Bắc Ninh tiếp tục được xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Ngày 31 tháng 5 năm 2012, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 30/2012/QĐ-UBND về việc quy định hỗ trợ phát triển hạ tầng nông thôn đến năm 2015. Trong 4 năm (2010 - 2013) toàn Tỉnh đã đầu tư 923.536 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 20%, nhân dân đóng góp 20% và hàng triệu ngày công lao động để thực hiện chương trình kiên cố hoá giao thông nông thôn cho đến nay đã thực hiện được 362 km đường trục xã; 913 km


đường trục thôn, 1323 km đường ngõ xóm, 232 km đường trục chính nội đồng. Đến nay, 100% số xã, thôn có đường ô tô đến trung tâm xã và đến các thôn xóm trong Tỉnh. Tỷ lệ đường nhựa, bê tông chiếm hơn 80% [94, tr.95].

Bảng 3.3: Tình hình thực hiện tiêu chí giao thông


TT

Nội dung của tiêu chí

Yêu cầu

Số xã chưa đạt tiêu chí

Số xã đã đạt tiêu chí


1

Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ

GTVT


100%


54


43


2

Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm

được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT


100%


60


37


3

Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa.

100%

cứng hoá


36


61


4

Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng

được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện


100%


86


11

Nguồn: Sơ kết 3 năm thực hiện chương trình MTQG và mục tiêu, giải pháp thực hiện đến năm 2015 [95].

Toàn tỉnh có 11 xã điểm đạt tiêu chí giao thông: Đông Thọ, Tân Chi, Song Hồ, Phượng Mao, Trung Kênh, Phương Liễu, An Bình, Bình Dương, Phù Khê, Tương Giang, Lãng Ngâm tăng 10 xã so với trước khi triển khai xây dựng NTM. Còn lại 86 xã chưa đạt tiêu chí về giao thông nông thôn. Cụ thể theo các nội dung tiêu chí: 100% km đường trục xã, liên xã được nhựa hoặc bê tông hoá đạt chuẩn theo kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải có 43 xã đạt (bằng 44%). 100% km đường trục thôn, xóm được cứng hoá đạt chuẩn theo kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải có 37 xã đạt (bằng 38%). 100% km đường ngõ xóm sạch, không lầy lội vào mùa mưa có 61 xã đạt (bằng 63%). Tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hoá, xe cơ giới đi lại thuận tiện có 11 xã (bằng 11%).

Tính đến hết năm 2013, nhiều nội dung của tiêu chí giao thông được thực hiện tốt, số xã đạt các nội dung của tiêu chí này đều tăng so với năm 2011 và năm 2012. Riêng chỉ có tiêu chí giao thông nội đồng được cứng hóa,


xe cơ giới đi lại thuận tiện, tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải còn thấp. Nguyên nhân của sự hạn chế này là do nguyên nhân chủ yếu nguồn vốn đầu tư đòi hỏi tương đối lớn nên trong khoảng thời gian ngắn chưa thể thực hiện.

Tiêu chí Thủy lợi, có 2 nội dung là hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất, dân sinh và tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa. Tỉnh Bắc Ninh là vùng có hệ thống thủy nông tương đối đồng bộ, có 2 công ty thủy nông lớn của Tỉnh là Công ty khai thác công trình thủy nông Bắc Đuống và Công ty khai thác công trình thủy nông Nam Đuống.

Trong những năm qua, với sự đầu tư của Nhà nước và công sức của nhân dân, toàn Tỉnh đã tập trung đầu tư xây mới, cải tạo nâng cấp 20 trạm bơm, tổng kinh phí đầu tư 412,187 tỷ đồng; kiên cố hóa 16,6 km kênh cấp I, 49,56 km kênh cấp II; nạo vét, khơi thông dòng chảy các trục tiêu chính có chiều dài 43,5 km với kinh phí đầu tư 109,2 tỷ đồng. Tiếp tục kiên cố hoá hệ thống kênh cấp I, cấp II, nạo vét các trục kênh tiêu chính; đầu tư bê tông hoá mặt đê để vừa chống lũ, vừa làm đường giao thông, tạo điều kiện cho các xã, phường ven đê phát triển KT - XH. Chiều dài đê đã được cứng hóa 173km, trong đó 133 km đê Trung ương, bằng 95,7% tổng số km đê đã được cứng hóa; 40km đê địa phương, bằng 38,2%. Đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt tiêu chí thuỷ lợi tăng 22 xã so với trước khi triển khai xây dựng NTM. Trong đó, 3 xã điểm đạt tiêu chí: Tương Giang, Trung Kênh, Khắc Niệm, còn 5 xã điểm (Bình Dương, An Bình, Phượng Mao, Tân Chi, Đông Thọ) chưa đạt tiêu chí [95].

Bảng 3.4: Tình hình thực hiện tiêu chí thủy lợi


TT

Nội dung của tiêu chí

Yêu cầu

Số xã chưa đạt tiêu chí

Số xã đã đạt tiêu chí

1

Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng

yêu cầu sản xuất và dân sinh

Đạt

0

97

2

Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý

được kiên cố hóa

85%

67

30

Nguồn: Sơ kết 3 năm thực hiện chương trình MTQG và mục tiêu, giải pháp thực hiện đến năm 2015 [95].


Việc đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống thuỷ lợi đã góp phần đáp ứng yêu cầu cho sản xuất và dân sinh đạt tỷ lệ cao, trên toàn tỉnh có 100% số xã đã cơ bản đáp ứng yêu cầu tưới tiêu chủ động. Tuy nhiên, toàn tỉnh mới có 30 xã đạt tiêu chí thuỷ lợi (chiếm 30.9%), về nội dung tỷ lệ km kênh mương được kiên cố hóa do xã quản lý, 67 xã chưa đạt tiêu chí này (chiếm 69%).

Như vậy chủ yếu các xã mới chỉ đạt tiêu chí hệ thống thủy lợi đáp ứng cho yêu cầu sản xuất và dân sinh nhưng chưa đạt tiêu chí kiên cố hóa kênh mương. Một mặt, do thời gian qua các địa phương chưa quan tâm đầu tư kiên cố hoá kênh mương. Mặt khác, đây cũng là tiêu chí khó thực hiện vì yêu cầu nguồn lực lớn.

Về tiêu chí điện nông thôn, thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM đối với tiêu chí điện, Sở Công thương đã chỉ đạo Công ty điện lực Bắc Ninh phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố rà soát, đánh giá lại hệ thống điện nông thôn, xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp hệ thống điện. Từ năm 2010 đến nay, Ngành điện đã đầu tư trên 400 tỷ đồng để xây dựng mới, cải tạo đường dây tải điện, hệ thống trạm biến áp trung gian, trạm hạ thế đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, từng bước đáp ứng nhu cầu điện cho đời sống và sản xuất của nông dân, nông thôn. Tính đến nay các xã trong tỉnh có 692 trạm biến áp, bình quân 1 xã có 6,3 trạm, một thôn có 1,2 trạm; có 1.520 tuyến đường dây, trên 80% tuyến đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành điện, 100% số hộ sử dụng điện. Kết quả đến nay, các xã của Bắc Ninh đều đạt tiêu chí điện nông thôn.

Bảng 3.5: Tình hình thực hiện tiêu chí về điện nông thôn

(Tính đến tháng 6 - 2013)


TT

Nội dung của tiêu chí

Yêu cầu

Số xã chưa đạt tiêu chí

Số xã đã đạt tiêu chí

1

Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu

kỹ thuật của ngành điện

Đạt

0

100

2

Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường

xuyên, an toàn từ các nguồn

99%

0

100

Nguồn: Sơ kết 3 năm thực hiện chương trình MTQG và mục tiêu, giải pháp thực hiện đến năm 2015 [95].


Những năm gần đây, Bắc Ninh rất quan tâm đến cải tạo hệ thống lưới điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Do vậy, trong số các tiêu chí về hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH trong chương trình MTQG về xây dựng NTM, tỉnh Bắc Ninh hoàn thành tốt tiêu chí về điện. Đến nay, toàn tỉnh có 100 xã (bằng 100%) đạt tiêu chí điện nông thôn. Trong đó, hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện có 100 xã đạt (bằng 100%) và 99% hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn có 100 xã đạt (bằng 100%) [95].

Tiêu chí Trường học, Sở giáo dục và đào tạo phối hợp với các ngành liên quan, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh hướng dẫn các xã thực hiện Chương trình chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá trường học, mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập. Trong 4 năm (2011 - 2014) tổng kinh phí đầu tư cho xây dựng trường học là 789,832 tỷ đồng. Đến nay toàn tỉnh có 48 xã đạt tiêu chí trường học, tăng 21 xã so với trước khi triển khai xây dựng NTM. Trong đó có 8/8 xã điểm đạt tiêu chí, tăng 5 xã (Bình Dương, Trung Kênh, Khắc Niệm, Phượng Mao, Tân Chi). Hiện nay, toàn tỉnh đã có 137/150 trường mầm non, 153/153 trường tiểu học, 105/134 trường trung học cơ sở đạt chuẩn. Tính đến năm 2014, có 48 xã đạt tiêu chí trường học, tăng 19 xã so với năm 2011, tăng 2 xã so với năm 2013 [95].

Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa và bưu điện, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch phối hợp với các ngành liên quan, các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các xã rà soát theo tiêu chí, thành lập hoạt động trung tâm văn hóa xã. Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, trang bị nhà văn hoá, khu thể thao của xã, nâng cấp bưu điện văn hóa xã, nhà văn hóa - sinh hoạt thôn. Tổ chức, quản lý tốt các hoạt động văn hoá - thể thao của xã và các thôn, để thu hút đông đảo người dân tham gia. Toàn tỉnh đã có 34/100 nhà văn hóa xã, 568/726 nhà văn hóa thôn đạt chuẩn, với tổng kinh phí đầu tư xây dựng giai đoạn 2011 - 2014 là 160,43 tỷ đồng [95].


Bảng 3.6: Tình hình thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa



TT


Nội dung của tiêu chí


Yêu cầu

Số xã chưa đạt tiêu chí

Số xã đã đạt tiêu chí

1

Nhà văn hóa và khu thể thao xã

đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL

Đạt

63

34


2

Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu

thể thao thôn đạt quy định của Bộ VH-TT-DL


100%


60


37

Nguồn: Sơ kết 3 năm thực hiện chương trình MTQG và mục tiêu, giải pháp thực hiện đến năm 2015 [95].

Đối với nội dung tiêu chí xã có nhà văn hoá và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch, toàn tỉnh có 34 xã (chiếm 35%). Đối với nội dung xã có 100% thôn có nhà văn hoá và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch, toàn tỉnh có 37 xã (chiếm 38%).

Tuy nhiên, còn 54 xã chưa đạt tiêu chí do 63 xã chưa có Nhà văn hoá và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch, 60 xã chưa có 100% số thôn có nhà văn hoá và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch.

Tổng hợp chung, toàn tỉnh có 34 xã đạt cả 2 nội dung: nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch và tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao đạt quy định của Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch. Trong 20 xã kế hoạch đạt chuẩn năm 2015 đã có 9 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, tăng 5 xã so với trước khi triển khai chương trình, 80 xã còn lại cũng có 35 xã đạt tiêu chí này, tăng 14 xã so với trước khi triển khai chương trình, tăng 11 xã so với năm 2012. Trong 8 xã điểm hiện nay mới chỉ có xã Trung Kênh đạt tiêu chí, còn 7 xã điểm (Bình Dương, An Bình, Phượng Mao, Tân Chi, Đông Thọ, Tương Giang, Khắc Niệm) chưa đạt tiêu chí bởi theo quy định đây cũng là tiêu chí khó thực hiện đối với Bắc Ninh [95].

Tiêu chí chợ nông thôn, thực hiện tiêu chí chợ nông thôn trong chương

trình MTQG về xây dựng NTM, với yêu cầu là tất cả các chợ trên địa bàn xã

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022