nằm trong quy hoạch phải đạt chuẩn tiêu chí xây dựng Việt Nam 361:2000 của Bộ Xây dựng. Sở Công thương đã phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố rà soát chợ nông thôn để tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các chợ hiện có nhưng chưa đạt chuẩn cho các xã. Đối với những xã chưa có chợ được tiến hành rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng chợ mới để phục vụ nhu cầu trao đổi hàng hoá, vật tư, sản phẩm của cư dân nông thôn, với tổng kinh phí đầu tư giai đoạn 2011 - 2014 là 4,57 tỷ đồng. Tính đến năm 2014, toàn tỉnh có 86 xã đạt tiêu chí chợ nông thôn, tăng 44 xã so với trước khi triển khai xây dựng chương trình NTM. Trong đó có 8/8 xã điểm đạt tiêu chí này.
Như vậy, trong tổng số 17 xã kế hoạch đạt chuẩn 2015 đã có 15 xã đạt tiêu chí về chợ nông thôn, so với trước khi triển khai chương trình tăng 8 xã, so với năm 2012 tăng 4 xã. 80 xã còn lại có 71 xã đạt tiêu chí về chợ nông thôn, so với trước khi triển khai chương trình tăng 37 xã, so với năm 2012 tăng 13 xã [93]. Tính chung trên toàn tỉnh hiện còn 11 xã chưa có chợ. Tuy nhiên, số xã chưa xây dựng được chợ chủ yếu là do tập quán sinh hoạt theo các chợ liên xã, liên khu vực đã đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hoá, không nhất thiết mỗi xã phải xây dựng 1 chợ. Số xã có chợ nhưng chưa đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng là do trước đây việc xây dựng chợ các địa phương không tuân thủ quy hoạch cũng như quy chuẩn của Bộ Xây dựng.
Tiêu chí bưu điện, tiêu chí 8 gồm 2 nội dung là có điểm phục vụ bưu
chính viễn thông và có Internet đến tận thôn.
Bảng 3.7: Tình hình thực hiện tiêu chí về bưu điện
Nội dung của tiêu chí | Yêu cầu | Số xã chưa đạt tiêu chí | Số xã đã đạt tiêu chí | |
1 | Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông | Đạt | 0 | 97 |
2 | Có Internet đến thôn | Đạt | 0 | 97 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tiền Đề Để Xây Dựng Nông Thôn Mới Trong Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Ở Tỉnh Bắc Ninh
- Xây Dựng Nông Thôn Mới Trong Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Ở Tỉnh Bắc Ninh Từ Năm 2010 Đến Nay
- Tình Hình Quy Hoạch Và Thực Hiện Quy Hoạch Nông Thôn Mới
- Tình Hình Thực Hiện Tiêu Chí Hệ Thống Tổ Chức Chính Trị - Xã Hội
- Những Vấn Đề Đặt Ra Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Tỉnh Bắc Ninh
- Phương Hướng Xây Dựng Nông Thôn Mới Giai Đoạn Đến Năm
Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.
Nguồn: Sơ kết 3 năm thực hiện chương trình MTQG và mục tiêu, giải pháp thực hiện đến năm 2015 [95].
Như vậy, đến nay toàn tỉnh hiện đã có 100 xã (bằng 100%) đạt tiêu chí
bưu điện. Trong đó, 100% số xã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông; 100%
số xã có Internet đến tận thôn, xã. Nghĩa là 20 xã kế hoạch đạt chuẩn vào năm 2015 đều đã đạt chuẩn về bưu điện. 80 xã còn lại có 78 xã đạt tiêu chí bưu điện, tăng 25 xã so với trước khi triển khai chương trình và tăng 9 xã so với năm 2012. Đây là tiêu chí thuận lợi, đạt kết quả tốt nhất đối với Bắc Ninh do có sự quan tâm phát triển về công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông những năm qua.
Tiêu chí nhà ở dân cư, quy định 2 nội dung: tỷ lệ nhà tạm, dột nát và hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng. Như vậy, theo yêu cầu của tiêu chí nhà ở dân cư, xã đạt NTM trước hết phải không có nhà tạm, dột nát theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng và ít nhất phải có 90% tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.
Bảng 3.8: Tình hình thực hiện tiêu chí nhà ở dân cư
Nội dung của tiêu chí | Yêu cầu | Số xã chưa đạt tiêu chí | Số xã đã đạt tiêu chí | |
1 | Nhà tạm, dột nát | Không | 0 | 97 |
2 | Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng | 90% | 0 | 97 |
Nguồn: Sơ kết 3 năm thực hiện chương trình MTQG và mục tiêu, giải pháp thực hiện đến năm 2015 [95].
Đến nay, trên toàn tỉnh đã không còn nhà tạm, dột nát, nhờ triển khai xã hội hóa tốt chương trình hỗ trợ người nghèo về nhà ở và xóa nhà tạm, Bắc Ninh đã về đích chương trình này từ năm 2011, là tỉnh đứng đầu toàn quốc.
Tỷ lệ 90% số hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng có 97 xã đạt, tăng 45 xã so với trước khi triển khai xây dựng NTM. Trong đó có 7/8 xã điểm đã đạt tiêu chí, còn 1 xã (Trung Kênh) chưa đạt tiêu chí. Như vậy, so với mục tiêu đề ra đối với 20 xã đạt chuẩn năm 2015 đều đạt tiêu chí nhà ở dân cư, so với trước khi triển khai chương trình tăng 1 xã. Còn lại 80 xã đã có 77 xã đạt tiêu chí này, so với trước khi triển khai chương trình tăng 44 xã và so với năm 2012 tăng 13 xã [93, tr.95].
Từ khi triển khai chương trình xây dựng NTM đến nay đã có rất nhiều công trình được đầu tư xây dựng, làm cho nông thôn có nhiều nét đổi thay, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, trước khi xây dựng NTM có 73 xã chưa đạt tiêu chí thu nhập; 89 xã chưa đạt tiêu chí cơ cấu lao động. Thực hiện chương trình xây dựng NTM, từ năm 2010 đến nay Bắc Ninh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp:
Thứ nhất, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có năng
suất, chất lượng và hiệu quả.
- Thực hiện chủ trương cải tạo cơ cấu giống lúa theo hướng tăng diện tích lúa lai, lúa chất lượng cao. Từ năm 2011 đến năm 2015 diện tích lúa lai ổn định từ 30% trở lên, lúa chất lượng cao đạt khoảng 30% tổng diện tích lúa. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng phát triển mạnh cây vụ đông và cây rau màu có giá trị kinh tế cao, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa. Phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao.
- Tiếp tục thực hiện chương trình phát triển đàn lợn nạc, bò thịt, bò sữa ở những vùng có điều kiện. Chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học, hình thành phát triển các khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư để đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường. Hỗ trợ đầu tư tổ hợp sản xuất thức ăn, giống, chăn nuôi, chế biến thực phẩm.
- Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản tập trung theo hướng thâm canh an toàn vệ sinh thực phẩm; đưa các giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Xử lý môi trường nuôi thả cá bằng biện pháp kỹ thuật tiên tiến.
- Nâng cấp rừng phòng hộ, sinh thái, trồng, chăm sóc bảo vệ diện tích rừng hiện có, gắn lâm nghiệp với du lịch và phát triển rừng theo hướng bền vững.
- Quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, khuyến khích kinh tế trang trại phát triển. Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.
- Năm 2011 thực hiện xong Quyết định số 162/QĐ-UBND ngày 21/10/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Đề án “dồn diền, đổi thửa” trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Thứ hai, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ [93].
- Phấn đấu từ 40 - 50% số xã (73 xã) hiện tại chưa có làng nghề sẽ có ít nhất một làng nghề. Đến năm 2015 có thêm 30 - 35 làng nghề mới đưa số làng nghề trên địa bàn Tỉnh lên 91 - 98 làng, xóa xã trắng nghề vào năm 2020.
- Tiếp tục thực hiện đề án “mỗi làng một nghề”. Tập trung chỉ đạo phát triển ngành nghề, làng nghề mới ở các địa phương thuần nông.
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành nghề phi nông nghiệp. Hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề phi nông nghiệp tiếp cận với cơ chế chính sách về đất đai, nguồn vốn, khoa học công nghệ, thương mại, thị trường, đào tạo nghề.
- Đầu tư xây dựng khu trưng bày giới thiệu các sản phẩm công nghiệp nông thôn của Tỉnh. Trong quy hoạch khu công nghiệp làng nghề dành một phần diện tích hợp lý để bố trí khu trưng bầy để quảng bá giới thiệu sản phẩm của làng nghề; thực hiện xây dựng các trung tâm thương mại ở thị trấn, thị tứ, hệ thống chợ nông thôn, hình thành các điểm bán giao, bán buôn nông sản.
Đặc biệt, đối với nông nghiệp trong điều kiện công nghiệp, đô thị phát triển nhanh, diện tích đất nông nghiệp giảm (1.128 ha), song sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn phát triển khá. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng từ 2.309,7 tỷ đồng (năm 2008) lên 2.626,7 tỷ đồng (năm 2012), ước thực hiện năm 2013 đạt 2.757,7 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2008 - 2013 là 3,51%/năm, trong đó: trồng trọt tăng 1,32%/năm; chăn nuôi tăng 3,18%/năm; thuỷ sản tăng 9,47%/năm (giá cố định 1994).
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi - thuỷ sản. Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 48,8% (năm 2008) xuống còn 45,4% (năm 2012). Tỷ
trọng chăn nuôi - thuỷ sản tăng từ 45,9% (năm 2008) lên 46,8% (năm 2012).
Tỷ trọng dịch vụ tăng từ 5,3 (năm 2008) lên 7,8 (năm 2012).
- Về trồng trọt: mặc dù, diện tích đất canh tác giảm từ 49.386,7 ha năm 2008 xuống còn 48.259,4 ha năm 2012 đã làm tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm giảm từ 94.218 ha năm 2008 xuống còn 90.424 ha năm 2012. Đồng thời, sản xuất nông nghiệp những năm qua chịu tác động của yếu tố thời tiết không thuận lợi như: khô hạn, rét đậm ở vụ xuân, mưa úng trong vụ mùa; tình hình giá cả vật tư, phân bón tăng nhanh. Tuy nhiên, nhờ có chủ trương mở rộng diện tích lúa lai, lúa chất lượng cao, tăng diện tích lúa gieo thẳng; tập trung chỉ đạo “dồn điền, đổi thửa”; hình thành các vùng sản xuất lúa lai, lúa chất lượng cao gắn với chương trình đưa cơ giới hoá vào khâu gieo thẳng và thu hoạch lúa; tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ thâm canh, tăng năng suất, cùng với sự nỗ lực của nông dân... nên sản xuất trồng trọt của tỉnh những năm qua vẫn tăng trưởng. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (theo giá cố định 1994) tăng từ 1.123,9 tỷ đồng năm 2008 lên 1.188,8 tỷ đồng năm 2012, tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2008 - 2012 là 1,3%/năm. An ninh lương thực được đảm bảo, sản lượng lương thực (cây có hạt) năm 2012 đạt 471,9 nghìn tấn, lương thực bình quân đầu người 437,34 kg/người/năm. Cơ cấu cây trồng từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, hiệu quả sản xuất được nâng lên, giá trị sản phẩm trồng trọt/ha đất canh tác tăng từ 60,4 triệu đồng năm 2008 lên 88,7 triệu đồng năm 2012, thu nhập của người nông dân từng bước được cải thiện [93].
- Về chăn nuôi: ngành chăn nuôi chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Phương thức chăn nuôi chuyển biến tích cực từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi gia trại, trang trại, theo hướng sản xuất hàng hoá. Chu kỳ nuôi được rút ngắn, số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ giảm, số hộ sản xuất quy mô lớn ngày càng tăng. Đến năm 2012, trên địa bàn tỉnh đã có 952 trại chăn nuôi, tăng 67 trại so với năm 2008. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, thức ăn, chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng được tiếp thu, áp dụng rộng
rãi trong sản xuất nên chu kỳ chăn nuôi được rút ngắn. Tuy nhiên, những năm gần đây, do quá trình đô thị hoá, làm đất bằng máy tăng nhanh và bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, dịch tai xanh trên đàn lợn, giá thức ăn tăng cao trong khi giá sản phẩm đầu ra giảm nên sản xuất của ngành chăn nuôi tăng chậm lại (sản lượng thịt hơi gia súc, gia cầm xuất chuồng năm 2012 đạt 89,1 nghìn tấn, tăng 8,3 nghìn tấn so với năm 2008) [93].
- Về thuỷ sản: nuôi trồng thuỷ sản phát triển theo hướng thâm canh, đa dạng sản phẩm. Tăng cường đưa các giống thuỷ sản có năng suất, giá trị kinh tế cao vào nuôi thả theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp, gắn với công tác kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống, thức ăn, môi trường nước để bảo đảm các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, nuôi trồng thuỷ sản những năm qua đạt kết quả khá: tổng diện tích nuôi trồng năm 2012 là 5,4 nghìn ha, tăng 3,8% so cùng kỳ năm 2008. Sản lượng nuôi trồng 32,6 nghìn tấn, tăng 40% so với năm 2008. Hiệu quả sản xuất được nâng cao đáng kể, giá trị sản phẩm nuôi trồng thủy sản/ha diện tích tăng từ 87,8 triệu đồng năm 2008 lên 232,4 triệu đồng năm 2012 [93].
- Về lâm nghiệp: triển khai, thực hiện tốt Đề án xây dựng rừng phòng hộ, cảnh quan môi trường của tỉnh giai đoạn 2008 - 2010 và Quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2020. Từ năm 2008 đến hết năm 2012 toàn tỉnh đó triển khai trồng rừng tập trung được 189,9 ha, trồng
3.509 nghìn cây phân tán [93]. Quan hệ sản xuất ở nông thôn từng bước được đổi mới, kinh tế tập thể và các thành phần kinh tế có chuyển biến tích cực; thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Do năng suất, sản lượng cây trồng tăng cao, chăn nuôi, thủy sản phát triển, nhiều lao động đã có việc làm phi nông nghiệp mới nên thu nhập của dân cư nông thôn đã được cải thiện. Năm 2011 thu nhập của người dân đạt 1.928.000 đồng/người/tháng, tăng 104,4% so với năm 2008. Hiện nay, toàn tỉnh có 67 xã đạt tiêu chí thu nhập bình quân đầu người/năm bằng 1,5 lần so với mức bình quân chung của tỉnh, tăng 43 xã so với trước khi triển khai trương trình, trong đó 8 xã điểm đạt tiêu chí thu nhập.
Giảm nghèo và an sinh xã hội:
Trước khi thực hiện chương trình xây dựng NTM, toàn tỉnh mới có 12 xã đạt tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo dưới 3%. Để thực hiện tốt chương trình giảm nghèo và an sinh xã hội, Bắc Ninh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ [94, tr.95]: Tiếp tục đầu tư kinh phí cho các dự án xóa đói giảm nghèo, ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho các xã kinh tế chậm phát triển, có tỷ lệ hộ nghèo cao. Tích cực hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các xã khó khăn. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chính sách đối với những người có công và bảo trợ xã hội, hỗ trợ các hộ nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Từ năm 2008 đến nay, toàn tỉnh có 48.350 lượt hộ nghèo được vay 439,3 tỷ đồng đầu tư phát triển sản xuất, 162 nghìn lượt hộ nghèo được hướng dẫn khuyến nông, lâm, thủy sản, 10 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ 8,9 tỷ đồng thay đổi điều kiện sản xuất, 100% hộ nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế trong việc khám chữa bệnh. Bắc Ninh là tỉnh đi đầu trong việc triển khai thực hiện hỗ trợ kinh phí cho đối tượng hộ cận nghèo tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện (Ngân sách tỉnh hỗ trợ 70% kinh phí; người dân đóng góp 30%), đã góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 7,2%, với 19.680 hộ năm 2008, đến cuối năm 2012 giảm xuống còn 4,27%, với 12.136 hộ. Hiện nay, toàn tỉnh có 26 xã đạt tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo. Trong đó, 20 xã kế hoạch đạt chuẩn 2015 đã có 14 xã đạt tiêu chí, tăng 6 xã so với trước khi triển khai và tăng 3 xã so với năm 2012; 80 xã còn lại có 12 xã đạt tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo, tăng 8 xã so với trước khi triển khai và so với năm 2012 tăng 8 xã.
Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn:
Từ năm 2010 đến nay, Bắc Ninh đã tập trung củng cố các HTX trung bình, yếu kém bằng cách [93], [94], [95]: (1) Xây dựng lại phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ, kiện toàn tổ chức các tổ, đội dịch vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX. Thành lập mới các HTX chuyên ngành; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ HTX. (2) Phát triển kinh tế trang trại: đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đưa các
tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phát triển trang trại kinh doanh tổng hợp; khuyến khích các trang trại phát triển lên doanh nghiệp nông nghiệp.
Tỉnh Bắc Ninh xác định, đổi mới, phát triển HTX, liên hiệp HTX phù hợp với nguyên tắc tổ chức HTX và cơ chế thị trường. Do đó, kinh tế HTX tiếp tục được củng cố, đổi mới nội dung hoạt động, các HTX chủ yếu làm dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh tế hộ. Mở rộng mô hình HTX chuyên ngành, hỗ trợ kinh tế tập thể về đào tạo cán bộ quản lý; tiếp cận các nguồn vốn, trợ giúp kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; xúc tiến thương mại và các dự án phát triển nông thôn. Đến nay, toàn tỉnh có 760 HTX, trong đó: 574 HTX nông nghiệp (gồm: 533 HTX dịch vụ nông nghiệp; 19 HTX chăn nuôi; 14 HTX nuôi trồng thuỷ sản tổng hợp; 2 HTX giống cây trồng; 1 HTX lâm nghiệp; 1 HTX cây cảnh; 1 HTX sản xuất nấm, 3 HTX kinh doanh tổng hợp); 2 liên hiệp HTX và 1.856 tổ hợp tác.
Về quy mô, toàn tỉnh có 18 HTX hoạt động theo quy mô toàn xã, 1 HTX liên thôn, 555 HTX hoạt động theo quy mô thôn. Nhìn chung, các HTX đã thể hiện vai trò cầu nối trong việc tổ chức các hoạt động dịch vụ thiết yếu phục vụ sản xuất của kinh tế hộ xã viên, qua đó đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc tiếp thu, hướng dẫn và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh tế hộ.
Kinh tế hộ, trang trại cũng có bước phát triển mới, xuất hiện ngày càng nhiều hộ sản xuất hàng hoá có quy mô lớn hơn. Với chủ trương khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển sản xuất hàng hoá, hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng ngành nghề, làm dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống ở nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi để hình thành, phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp nông thôn, nhất là doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản.
Kinh tế trang trại đang phát triển ở các địa phương trên địa bàn tỉnh được đánh giá là mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với mô hình