Đánh Giá Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Nhntvn:


2.2.2.2. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của NHNTVN:


Những kết quả đạt được:


Sau hơn 40 xây dựng và trưởng thành, NHNTVN luôn giữ vững vị trí hàng đầu về cung cấp các dịch vụ tài chính phục vụ kinh tế đối ngoại và các mặt hoạt động ngân hàng khác:

Thanh toán quốc tế: Trong giai đoạn 2001 - 2006, hoạt động thanh toán quốc tế của NHNTVN luôn duy trì tỷ trọng xấp xỉ 28 % tổng kim ngạch thanh toán XNK của cả nước với mức tăng bình quân 26%/ năm.

Dịch vụ thẻ: NHNTVN giữ vững vị trí hàng đầu trong việc phát triển dịch vụ thẻ, cung cấp cho khách hàng các tiện ích gia tăng tiên tiến (dịch vụ thanh toán Billing, thanh toán tiền điện, nước, truy cập thông tin thẻ qua Internet...). Thị phần thanh toán thẻ, phát hành thẻ quốc tế và phát hành thẻ nội địa của NHNTVN lần lượt chiếm 50%, 40% và 60% thị phần toàn ngành trong năm 2006. Hệ thống thanh toán thẻ của NHNTVN lớn nhất toàn quốc với hơn 700 máy ATM và hơn 5.000 điểm chấp nhận thẻ.

Kinh doanh ngoại tệ: Luôn là một thế mạnh truyền thống của NHNTVN. Năm 2006, hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt doanh số xấp xỉ 29 tỷ USD.

Huy động vốn: Năm 2006, tổng nguồn vốn của NHNTVN đạt xấp xỉ 169.353 tỷ đồng, tăng gấp 2,1 lần so với năm 2000, đạt mức tăng trung bình 20%/năm và hiện chiếm khoảng 19,8% thị phần toàn ngành.

Hoạt động tín dụng: Trong giai đoạn 2001 - 2006, dư nợ tín dụng của NHNTVN tăng trung bình 28%/năm, hiện chiếm khoảng 11% thị phần tín dụng toàn ngành.

Nâng cao năng lực tài chính: Sau 06 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu, tới nay vốn chủ sở hữu của NHNTVN đạt ~11.000 tỷ đồng theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam và khoảng 10.000 tỷ đồng theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế. Hệ số


CAR đạt xấp xỉ 12% theo tiêu chuẩn Việt Nam và đạt trên 10% theo tiêu chuẩn quốc tế.


12,000


10,000


8,000


6,000


4,000


2,000


0


2004 2005 2006

14%

12%

10%

8%

6%

4%

2%

0%

14,000

12,000

10,000

8,000

6,000

4,000

2,000

0


2004 2005 2006

14%

12%

10%

8%

6%

4%

2%

0%


Vốn tự có(tỷ đồng)

CAR(%)

Vốn tự có (tỷ đồng)

CAR(%)


Biểu đồ 2.6a: Vốn tự có và hệ số CAR theo VAS năm 2004 – 2006 của NHNTVN

Biểu đồ 2.6b: Vốn tự có và hệ số CAR theo IAS năm 2004 – 2006 của NHNTVN

Nguồn: Báo cáo tài chính đã được Kiểm toán năm 2004, 2005 và số liệu tổng hợp của NHNTVN năm 2006


Hạn chế và nguyên nhân


Hạn chế:


Lợi nhuận thu được chủ yếu từ hoạt động NHTM chiếm 95% trong tổng doanh thu toàn hệ thống.

Lãi và các khoản tương đương thu được chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng thu nhập của NHNTVN, năm 2004 chiếm 49,6%: 2005 chiếm 77,20% và

năm 2006 chiếm đến 80,56% (Bảng 2.5).


Ngân hàng là ngành dịch vụ tuy nhiên lợi nhuận thu được từ các dịch vụ lại quá nhỏ so với tổng thu nhập, năm 2004 chiếm 14,7% ; 2005 chiếm 10,4%; 2006 chiếm 10,64% (Bảng 2.5).

Huy động vốn từ thị trường I (tổ chức kinh tế và cá nhân) giảm sút đáng kể.


Tín dụng có tăng trưởng nhưng vẫn thấp nhất trong các NHTMNN và thấp hơn so với tốc độ của năm 2005.


Tăng trưởng tín dụng đi kèm với nó là rủi ro tín dụng do đó trích lập dự phòng cũng vì thế mà lớn hơn ảnh hưởng tới lợi nhuận.

Thanh toán xuất nhập khẩu không đạt chỉ tiêu đề ra.


Hoạt động của các công ty con và liên doanh có tăng trưởng tuy nhiên vẫn quá nhỏ bé so với toàn bộ hoạt động của NHNTVN, chỉ chiếm chưa đến 5%.

Thiếu hẳn một ngạch kinh doanh dịch vụ quan trọng đó là bảo hiểm


Nguyên nhân:


Do các qui định chặt chẽ của nhà nước và NHNN về hoạt động của doanh nghiệp nhà nước khiến có hoạt động của NHTMNN nói chung và NHNTVN không thực sự tự chủ và năng động trong hoạt động của mình.

Thị phần huy động vốn từ thị trường I của NHNTVN so với toàn ngành giảm từ 20,3% xuống 17,5% trong vòng một năm qua, trong đó nguyên nhân chủ yếu là giảm thị phần huy động vốn ngoại tệ (từ 49,6% năm 2005 chỉ còn 37,2% năm 2006), đặc biệt là giảm tiền gửi ngoại tệ từ các TCKT. Tiền gửi của các doanh nghiệp tại NHNTVN đang có xu hướng sụt giảm do không ít tập đoàn, tổng công ty lớn chuyển dịch giao dịch sang các NHNNg và sang công ty tài chính, các tổ chức tín dụng do chính tổng công ty thành lập hoặc có vốn đầu tư (điện lực, bưu điện, dầu khí...).

Nhu cầu vay vốn của nhóm khách hàng nhập khẩu xăng dầu, sắt thép, phân bón, thu mua thuỷ sản giảm mạnh.

Một trong những nguyên nhân quan trọng gây hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng của NHNTVN trong năm 2006 là: việc giải ngân các dự án lớn bị chậm so với kế hoạch; khách hàng vay một số dự án lớn trả nợ trước hạn, như dự án Đạm Phú Mỹ trả nợ trước hạn 23,4 triệu USD (khoảng 370 tỷ đồng) và còn tiếp tục trả trước hạn trong thời gian sắp tới.


Thị phần của NHNTVN bị giảm sút do sự lớn mạnh và cạnh tranh gay gắt từ các NHTMCP và NHNNg thông qua việc mở rộng mạng lưới, hạ lãi suất cho vay, tăng cường hoạt động tiếp thị.

Nguồn lợi nhuận thu từ tiền gửi nước ngoài phụ thuộc vào thị trường tiền tệ quốc tế, năm 2005 FED cắt giảm lãi suất, lợi nhuận của NHNTVN sụt giảm nghiêm trọng, năm 2006 FED nâng lãi suất, lãi từ tiền gửi tăng lên đáng kể.

Mặc dù đã có quy trình tín dụng mới phù hợp với thông lệ quốc tế, tuy nhiên do tính thận trọng thái quá đồng thời với việc chưa xếp hạng tín dụng một cách hệ thống cho khách hàng nên quá trình xét duyệt cho vay còn mất nhiều thời gian, gây phiền hà cho khách.

Công tác khách hàng và thiết kế sản phẩm còn yếu chưa thu hút được khách hàng. Văn hoá doanh nghiệp vẫn còn mang tính bao cấp hành chính chưa hướng tới khách hàng.


2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành TĐTC-NH đa năng trong khu vực châu Á

2.2.3.1. Thuận lợi:


Vai trò và vị thế của NHNTVN đã nhận được sự ghi nhận từ cộng đồng tài chính trong nước và quốc tế thể hiện qua việc tạp chí The Banker của Anh Quốc bình chọn NHNTVN là ngân hàng tiêu biểu tại Việt Nam trong 05 năm liên tiếp 2000 - 2004. Theo tạp chí The Banker (số 7/2005), trong số 1000 ngân hàng hàng đầu thế giới, NHNTVN xếp thứ 684 về vốn cấp I và thứ 598 về tổng tích sản; là một ngân hàng đa năng, đang dần phát triển thành TĐTC-NH đa năng. NHNTVN chuyên cung cấp các sản phẩm NHTM (bán buôn và bán lẻ), ngân hàng đầu tư (thông qua công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ) và có mạng lưới gần 120 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc cùng với hàng loạt các công ty con và công ty liên doanh trên hầu hết các lĩnh vực dịch vụ tài chính, các văn phòng đại diện trong nước và ngoài nước. NHNTVN đặt mục tiêu cho tới năm 2015 sẽ trở thành một Tập


đoàn tài chính đa năng có quy mô đứng trong 70 tập đoàn tài chính hàng đầu Châu Á và có phạm vi hoạt động toàn cầu.

NHNTVN là ngân hàng Việt Nam duy nhất có sự hiện diện thương mại tại nước ngoài thông qua các văn phòng đại diện (VPĐD) tại Paris và Singapore, cùng với công ty tài chính Vinafico tại Hồng Kông, mạng lưới ngân hàng đại lý gồm hơn

1.200 ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Ngoài ra, NHNTVN cũng là NHTMVN tham gia tích cực nhất vào các diễn đàn khu vực và quốc tế như Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA), Hiệp hội Tư vấn doanh nhân APEC (APEC Business Advisory Council - ABAC), Diễn đàn doanh nghiệp Á - Âu (Asia - Europe Business Forum - AEBF)...

Để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và phát triển mạng lưới tổ chức - hoạt động, trong những năm qua nguồn nhân lực của NHNTVN đã không ngừng được tăng cường cả về mặt lượng và chất. Năm 2005, số cán bộ công nhân viên của NHNTVN lên tới trên 6.300 người (tăng gần 2,5 lần so với cuối năm 2000) và đến năm 2006 tăng lên gần 7000 người, trong đó có xấp xỉ 4% có trình độ trên đại học (Tiến sỹ và Thạc sỹ), trên 85% có trình độ Đại học và Cao cấp ngân hàng. Nhìn chung đội ngũ cán bộ NHNTVN có tuổi đời bình quân trẻ, được đào tạo cơ bản, có kiến thức kinh tế thị trường, có khả năng thích nghi nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại và mang tính hội nhập cao.

Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu so sánh của NHNTVN và các NHTM năm 2005


Chỉ tiêu

VCB

VBARD

BIDV

ICB

TB 10 NHTMCP

Tổng tài sản (tỷ đồng)

136.721

187.655

121.403

116.373

10.132

Vốn CSH (tỷ đồng)

8.416

8.374

6.531

5.016

828

CAR

9,57%

4,79%

5,80%

5,24%

10,88%

Nợ xấu/Dư nợ

1,85%

1,08%

13,80%

2,55%

1,24%

Dư nợ/Tổng tài sản

44,24%

73,66%

68,13%

65,22%

54,35%

Lợi nhuận/Vốn Tổng tài sản

1,01%

0,48%

0,50%

0,38%

1,17%

Lợi nhuận/Vốn CSH

16,54%

10,87%

8,81%

8,12%

14,26%

Chỉ số chi phí/thu nhập

25,62%

43,97%

32,35%

49,84%

42,51%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Xây dựng ngân hàng ngoại thương Việt Nam thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng trong khu vực Châu Á - 11

Nguồn: Báo cáo tài chính các NHTM 2005


Qua các chỉ số so sánh của Ngân hàng Ngoại thương với các Ngân hàng Thương mại trong nước năm 2005(bảng 2.6), ta có thể nhận thấy: nếu xét về tổng tài sản thì NHNTVN đứng thứ 2 sau Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (VBARD) và lớn hơn rất nhiều so với trung bình của các NHTMCP; về vốn chủ sở hữu (CSH) thì NHNT đứng ở vị trí thứ nhất; các chỉ tiêu khác như hệ số an toàn vốn (CAR), nợ xấu/dư nợ, lợi nhuận/vốn tổng tài sản...phần lớn đều tốt hơn các NHTMNN khác.

Lợi nhuận/Vốn CSH Chỉ số chi phí/thu nhập

50.00%

45.00%

40.00%

35.00%

30.00%

25.00%

20.00%

15.00%

10.00%

5.00%

0.00%

VCB

BIDV

VBARD

ICB

Trung bình 10

NHTMCP


Biểu đồ 2.7: Chỉ tiêu lợi nhuận/vốn CSH và chi phí/thu nhập các NHTM 2005

Nguồn: Báo cáo tài chính các NHTM 2005 Xét về chỉ tiêu lợi nhuận/vốn CSH thì NHNTVN đứng đầu trong các NHTM trong nước (16,54%), còn so sánh chỉ tiêu về chi phí/thu nhập thì NHNTVN có tỷ lệ nhỏ nhất (25,62%) so với cả các NHTMNN và NHTMCP (biểu đồ 2.7).

Trong những năm gần đây, cùng với việc phát triển lớn mạnh theo hướng tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng, NHNTVN đã không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của mình đồng thời từng bước đưa vào mô hình quản trị mới phù hợp với các tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế. Do đó, các chỉ tiêu cơ bản của NHNTVN không ngừng được nâng cao và đến năm 2005 đã tiến sát tới các chỉ tiêu trung bình của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, trong đó có một số chỉ tiêu vượt trội so


với các nhóm ngân hàng quốc tế như chi tiêu lợi nhuận/vốn CSH hay chỉ số chi phí/thu nhập (bảng 2.7)

Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu của NHNTVN so sánh với các nhóm Ngân hàng quốc tế 2005


Chỉ tiêu %

VCB

ASEAN

OECD

CAR

7,89

15,64

12,38

Nợ xấu/Tổng dư nợ

9,75

7,14

2,90

Chi dự phòng/Thu nhập từ lãi

47,07

18,04

12,20

Dư nợ/Tổng tài sản

44,24

51,91

56,48

Lợi nhuận/Tổng tài sản

1,01

1,19

0,87

Lợi nhuận/Vốn CSH

16,54

13,49

13,54

Chỉ số chi phí/thu nhập

25,62

58,87

56,47

- Nguồn: CSDL BankScope (12/2005).

- Nhóm NH ASEAN gồm 70 NH; Nhóm OECD gồm 454 NH

- Các chỉ số tài chính của NHNTVN được điều chỉnh theo IAS


2.2.3.2. Khó khăn:


Ngoài các khó khăn chung mà các NHTM gặp phải trong quá trình phát triển thành TĐTC-NH đa năng và hội nhập với thế giới như đã nêu ở phần 1, NHNTVN còn gặp một số các khó khăn sau:

Về chính sách:


Hiện nay Việt Nam chưa có luật cũng như văn bản dưới luật về việc hình thành và điều chỉnh hoạt động tập đoàn nói chung và TĐTC-NH nói riêng. Chưa có quy định pháp lý về việc mua bán sáp nhập các định chế tài chính- một trong những yếu tố quan trọng để nhanh chóng xây dựng được TĐTC-NH đa năng.

Về thị trường:


Tại thị trường ngân hàng nội địa, NHNTVN đang phải cạnh tranh với gần 40 NHTM trong nước trong đó có 04 NHTMNN lớn (BIDV, Incombank, Agribank và


Mekong Delta Housing Bank), 36 NHTM cổ phần, 06 ngân hàng liên doanh và khoảng 35 chi nhánh NHNNg - bao gồm các ngân hàng quốc tế với mạng lưới toàn cầu và vốn chủ sở hữu lớn hơn nhiều lần so với quy mô toàn nền kinh tế Việt Nam như Citibank, HSBC, ANZ, Deustch Bank AG, Calyon.

Tại thị trường nước ngoài, NHNTVN chưa có khả năng mở rộng hoạt động tại các thị trường tiềm năng do năng lực tài chính còn yếu, phương thức quản lý không phù hợp và tại nhiều quốc gia có các qui định mà hiện Việt Nam chưa đáp ứng được.

Về năng lực tài chính:


Tính đến hết ngày 31/12/2006 tổng tài sản của NHNTVN đạt 167.759 tỷ đồng tăng 23,3% so với năm 2005; lợi nhuận sau thuế đạt 2.470 tỷ đồng tăng 88,7% so với năm 2005, chỉ số thu nhập/Vốn chủ sở hữu đạt 27,4%, vốn chủ sở hữu đạt 11.000 tỷ đồng theo chuẩn Việt Nam và 10.000 tỷ theo chuẩn quốc tế, tức là đạt khoảng ~600 triệu USD. Tuy nhiên khoảng cách giữa NHNTVN và 50 ngân hàng lớn nhất châu Á còn khá xa. Ngân hàng lớn nhất châu Á có quy mô vốn lớn lớn gấp 83 lần so với NHNTVN, Ngân hàng xếp thứ 50 cũng có qui mô lớn hơn 4 lần.

Bảng 2.8: Qui mô một số Ngân hàng Châu Á – 2004

Đơn vị : Triệu USD


Ngân hàng

Xếp

hạng

Vốn

CSH

Tổng

tích sản

CAR

ROA

ROE

Bank of China (Trung quốc)

1

22.809

464.213

7,69%

0,26%

5,40%

Kookmin Bank (Hàn quốc)

10

6.643

156.610

10,00%

-0,55%

-11,9%

Shinhan Financial (Hàn quốc)

20

3.342

116.728

na

45,00%

18,70%

CITIC Industrial Bank (Trung quốc)

30

2.035

50.721

8,9%

0,58%

18,70%

ICICI Bank (Ấn độ)

50

1.273

30.133

10,36%

1,47%

33,80%

Pusan Bank (Hàn quốc)

75

735

14.679

11,66%

0,72%

15,1%

Nguồn : The Banker 2004

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/04/2023