Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) và khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của con lai 3 máu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) - 8


kết quả trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Viển và cs (2005) trên một số tổ hợp lai từ các giống ngoại (bảng 29).

Bảng 29: Khảo sát khả năng sinh trưởng của một số tổ hợp lai ngoại


Giống

Chỉ tiêu

(D.LY) (X±SD)

(P.LY) (X±SD)

(PD.LY)

(X±SD)

P 180ng. tuổi (kg)

96,80±7,30bc

95,20±4,70b

97,80±7,60c

Tăng trọng (g/ngày)

641±54,30

618±43,90

649±94,20

TT.thức ăn (kg)

2,96±021

3,00±0,22

2,86±27,50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) và khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của con lai 3 máu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) - 8

Nguồn: Nguyễn Thị Viễn và cs (2005)

Kết quả tăng trọng tuyệt đối của lợn thịt ngoại 3 máu Dx(LxY) nuôi tại xí nghiệp lợn giống Bình Trung, Thăng Bình, Quảng Nam trong nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Duyệt (2003) cũng thấp có giá trị thấp hơn (714,8 g/con/ngày) so với nghiên cứu của chúng tôi, tuy nhiên mức độ tiêu tốn thức ăn lại ít hơn (2,47 kg/kg tăng trọng) (bảng 30).

Bảng 30: Khả năng sinh trưởng của lợn thịt ngoại 3 máu Dx(LxY) nuôi tại Xí nghiệp Lợn giống Bình Trung, Thăng Bình, Quảng Nam

Chỉ tiêu

Đơn vị

X ± SE

Cv%

Khối lượng bắt đầu

kg

22,1 ± 0,21

2,5

Khối lượng kết thúc

kg

88,7 ± 0,45

1,34

Thời gian nuôi

ngày

93,1 ± 0,46

1,23

Tăng trọng

g/ ngày

714,8 ± 4,95

1,83

Lượng thức ăn ăn vào

kg

164,1 ± 1,00

1,62

Tiêu tốn thức ăn

kg TA

2,47 ± 0,02

2,04

Ghi chú:Y: lợn nái Yorkshire; L: lợn nái Landrace; D: lợn nái Duroc Nguồn: Hoàng Nghĩa Duyệt (2008)


Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi về các chỉ tiêu tăng trọng, tiêu tốn thức ăn là rất tốt. Điều này chứng minh được khả năng sinh trưởng tốt của lợn thịt trong công thức lai (♂(♀Landrace x ♂Duroc) x ♀(♂Yorkshire x

♀Landracee)). Tuy nhiên tăng trọng tuyệt đối, lượng thức ăn ăn vào và tiêu tốn thức của lợn nuôi thịt còn phụ thuộc vào chất lượng thức ăn và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Ở nghiên cứu này lợn thịt (♂(♀Landrace x ♂Duroc) x

♀(♂Yorkshire x ♀Landracee)) được nuôi trong hệ thống chuồng trại khép kín hiện đại, sử dụng thức ăn hổn hợp của công ty cho từng giai đoạn sinh trưởng và được chăm sóc nuôi dưỡng theo quy trình chăn nuôi khoa học của công ty nên lợn thịt biểu hiện tốt tiềm năng di truyền và cho năng suất cao.

5.3 Đánh giá phẩm chất thịt lợn (♂(♂Duroc x ♀Landracee) x

♀(♂Yorkshire x ♀Landracee))

Giá trị một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt khi mổ khảo sát 9 lợn thịt của công thức lai nghiên cứu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x

♂Duroc) được thể hiện ở bảng 31.

Bảng 31: Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu trên lợn thịt (♀(♀Landrace x

♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc))


Chỉ tiêu

X

Min

Max

SE

Tuổi (ngày)

163.2

175

150

3.31

Trọng lượng hơi (kg)

113.1

132

96

3.74

Tỉ lệ móc hàm (%)

82.2

84.7

78.4

0.72

Tỉ lệ thịt xẻ (%)

74.5

77.3

70.5

0.70

Tỉ lệ nạc (%)

59.0

66.8

51.9

1.43

Tỉ lệ mở (%)

15.2

19.9

12.3

0.75

Tỉ lệ xương (%)

15.4

17.6

12.6

0.59

Tỉ lệ da (%)

6.1

7.4

4.7

0.25


Độ dày mở lưng (cm)

1.01

1.7

0.8

0.10

Ghi chú: X là giá trị trung bình, Min là giá trị lớn nhất, Max là giá trị nhỏ nhất, SE là sai số của số trung bình.

Lợn thịt (♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc)) nuôi ở các trang trại chăn nuôi của công ty Greenffeed ở thời điểm trung bình 163 ngày tuổi có trọng lượng trung bình 113 kg. Khi mổ khảo sát có tỉ lệ móc hàm là 82,21

%, tỉ lệ thịt xẻ là 74,54 %, tỉ lệ nạc là 59,3 %, tỉ lệ mở là 15,24%, tỉ lệ xương là 15,41%, tỉ lệ da là 6,08% và độ dày mở lưng là 1,01 cm.

Kết quả trên cho thấy lợn thịt của công thức lai nghiên cứu ♀(♀Landrace x

♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) có chất lượng thịt rất tốt. Tỉ lệ móc hàm, tỉ lệ thịt xẻ và tỉ lệ nạc đều cho giá trị cao. Phẩm chất thịt ở 2 chỉ tiêu tỉ lệ thịt xẻ(74,5%) và tỉ lệ nạc (59%) của công thức lai nghiên cứu là khá cao. Tỉ lệ thịt xẻ và tỉ lệ nạc của lợn thịt (♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x

♂Duroc)) trong nghiên cứu này cao hơn lợn Yorkshire được nhập từ Mỹ ở nghiên cứu của Vỏ Quốc Ái (2002), tỉ lệ thịt xẻ và tỉ lệ nạc của lợn Yorkshire Mỹ là 71% và 58%. Khi so sánh với một số công thức lai có tỉ lệ nạc cao trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn và cs (2005) (bảng 32) cho thấy tỉ lệ thịt xẻ tỉ lệ nạc và độ dày mở lưng là tương đương nhau.

Bảng 32: Kết quả khảo sát phẩm chất thịt ở một số tổ hợp lai ngoại


Chỉ tiêu

(P.PD x LY) (X±SD)

(PD x LY) (X±SD)

(D.DP x LY) (X±SD)

Trọng lượng giết thịt (kg)

92,00±1,90

96,50±2,30

100,60±3,30

Tỷ lệ thịt xẻ (%)

74,02

75,44

72,17

Dày mỡ lưng (cm)

10,7±58,50

10,30±1,40

8,50±1,30

Tỷ lệ nạc (%)

61,82

61,12

60,33

Nguồn: Nguyễn Thị Viễn và cs (2005)


Kết quả tốt về chất lượng thịt của công thức lai ♀(♀Landrace x

♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) có được là sự kết hợp giữa con giống tốt và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp. Qua nghiên cứu này chúng ta có thể khẳng định công thức lai ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x

♂Duroc) có khả năng sinh trưởng tốt, cho năng suất và chất lượng sản phẩm thịt cao hơn giống thuần Landrace, Yorkshire và một số công thức lai ngoại khác. Đây là một công thức lai có thể sử dụng cho chăn nuôi công nghiệp chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay.

6 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

6.1 Kết luận

Qua việc theo dỏi, đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1 (♀Landrace x

♂Yorkshire) , khả năng sinh trưởng và khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng thịt của lợn thịt (♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc)) nuôi ở trại Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu của công ty Greenffeed Việt Nam chúng tôi có một số kết luận như sau:

- Khả năng sinh sản của lợn nái F1 (♀Landrace x ♂Yorkshire) là rất tốt, cụ thể: Tuổi động dục lần đầu 214,4 ngày, tuổi phối giống lần đầu 259 ngày, tuổi đẻ lứa đầu 383,7 ngày, khoảng cách lứa đẻ 155,8 ngày, hệ số lứa đẻ 2,39 lứa/năm, số con sơ sinh 10,41 con/ổ, số con để nuôi 9,84 con/ổ, khối lượng sơ sinh để nuôi 1,66 con/ổ, số con cai sữa 9,25 con/ổ, khối lượng cai sữa 6,35 con/ổ, tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa 94 %, khối lượng lợn con nái sản xuất được trong một năm 144,5 con/nái/năm. Khả năng sinh sản của lợn nái nghiên cứu là tốt hơn lợn nái đem lai cũng như một số công thức lai ngoại khác.

- Lợn nái F1 (♀Landrace x ♂Yorkshire) phối với đực (♀Landrace x

♂Duroc) cho năng suất sinh sản tốt hơn khi phối với đực Yorkshire.

- Khả năng sinh trưởng của lợn thịt (♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x

♂(♀Landrace x ♂Duroc)) cũng rất tốt. Tăng trọng tuyệt đối của lợn nghiên cứu là 745 gam/con/ngày, lượng thức ăn ăn vào kg/con/ngày, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng tương đối thấp (2,55 kg/con/ngày).


- Lợn thịt ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire x (♂(♀Landrace x ♂Duroc) có chất lượng thịt tốt. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt quan trọng có giá trị cao như tỉ lệ thịt móc hàm 82,2 %, tỉ lệ thịt xẻ 74,5 %, tỉ lệ nạc 59 %.

6.2 Đề nghị

- Đi sâu nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái (♀Landrace x

♂Yorkshire) , tính toán ưu thế lai và hệ số lặp lại của các tính trạng sinh sản ở đời con so với bố mẹ.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại đực phối và lứa đẻ đến khả năng sinh sản của lợn nái (♀Landrace x ♂Yorkshire) .

- Tiến hành thêm các nghiên cứu xác định khả năng sinh sản của một số công thức lai ngoại khác và so sánh với công thức (♀Landrace x ♂Yorkshire) trong nghiên cứu này.

- Thay thế dần đàn lợn nái sinh sản trong các trang trại chăn nuôi công nghiệp từ các giống ngoại thuần và một số công thức lai không tốt bằng con nái lai F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) .

- Tiến hành thêm các nghiên cứu đánh giá năng suất và chất lượng thịt của một số công thức lai mới để so sánh với kết quả nghiên cứu này và chọn ra công thức lai tốt cho chăn nuôi lợn thương phẩm.

- Đối với các trang trại chăn nuôi lợn thịt đang sử dụng các giống có năng suất chưa cao nên chuyển sang nuôi lợn thịt của công thức lai ♀(♀Landrace x

♂Yorkshire x (♂(♀Landrace x ♂Duroc) để nâng cao hiệu quả chăn nuôi.


7 TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO

4. Nguyễn Minh Hoàn, Nguyễn Đức Hưng, Lê Đình Phùng. Giáo trình chọn giống và nhân giống gia súc, Nhà xuất bản Đại học Huế, 2006

5. Nguyễn Minh Hoàn, Nguyễn Kim Đường, Phạm Khánh Từ. Giáo trình di truyền học độmh vật. Nhà xuất bản nông nghiệp, 2000


7. Hội chăn nuôi Việt nam. Cẩm nang chăn nuôi gia súc – gia cầm. Nhà xuất bản nông nghiệp, 2002

10.Nguyễn Quang Linh. Giáo trình kỷ thuật chăn nuôi lợn. Nhà xuất bản nông nghiệp, 2005

11. Ts Lê Đình Phùng, Bài giảng chọn giống và nhân giống vật nuôi 2005

13. Lê Văn Thọ, Đàm Văn Tiện. Sinh lý học gia súc. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 1992

14. Võ Văn Sự, Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Nguyễn Khắc Tích, Đinh thị Nông. Giáo trình chăn nuôi lợn. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 2000

15. http://www.gso.gov.vn

16. http://www.fao.org/corp/statistics

17. Tạp chí khao học, Đại học Huế, số 49, 2008

19. Nguyễn Thiện…


8 PHỤ LỤC

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/06/2023