Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh


Thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên 334.470,02 ha, lớn gấp hơn 3 lần trước đây và đứng vào top 17 Thủ đô trên thế giới có diện tích rộng nhất; dân số trung bình tính đến hết năm 2019 khoảng 8.093,9 nghìn người, tăng 2,3% so với năm 2018: dân số khu vực thành thị tăng 2,0% với 3.982,1 nghìn người, chiếm 49,2% tổng dân; dân số khu vực nông thôn tăng 2,5% với 4.111,8 nghìn người, chiếm 50,8%; Mật độ dân số trung bình 2.398 người/km2. Hà nội có 30 đơn vị hành

chính cấp quận, huyện, thị xã, 577 xã, phường, thị trấn. Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước nên lực lượng lao động của Hà Nội không ngừng dồi dào hơn, là một trong 5 thành phố có lượng cung ứng lao động lớn nhất cả nước và nhu cầu lao động tại Hà Nội giữ vị trí cao so với các địa phương khác.

Xét về đặc điểm ngành nghề của nguồn lao động tại Hà Nội, thì lao động có kĩ năng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm một tỉ lệ nhỏ trong khi đó lao động giản đơn và lao động phổ thông chiếm tỉ lệ lớn. Có thể thấy hiện nay Thành phố đang còn tình trạng thiếu hụt hay “khát” lao động phổ thông khá cao. Đa phần lao động phổ thông đều là người ngoại tỉnh, trong khi đó lao động tại Hà Nội không mặn mà với công việc nặng nhọc, lương thấp… Về chất lượng nguồn lao động, Hà Nội được xem là một trong những thành phố có tỉ lệ lao động qua đào tạo cao nhất cả nước; bởi nhiều năm qua công tác đào tạo nghề cho lao động luôn được Chính quyền Thành phố đặc biệt quan tâm.

Năm 2019, lực lượng lao động trên địa bàn thành phố có 4,13 triệu người, lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc chiếm 4,05 triệu người với 2,16 triệu người ở khu vực nông thôn và 1,89 triệu người tại khu vực thành thị. Tỷ lệ thất nghiệp khoảng 1,7%, trong đó thành thị chiếm 2,1% và nông thôn chiếm 1,2%, giảm so với năm 2018. Trong năm 2019 toàn thành phố đã giải quyết việc làm cho 192 nghìn người, đạt 124,6% kế hoạch năm với 28,3 nghìn lao động được tạo việc làm từ nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội cho 31 nghìn hộ vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn Thành phố với số tiền khoảng 1.188 tỷ đồng; 21 nghìn lao động được tuyển dụng qua các phiên giao dịch việc làm do Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức; đưa 3.500 lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài theo hợp đồng … các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố đã tuyển sinh và đào tạo khoảng 205 nghìn lượt người; các quận, huyện đã mở các lớp dạy nghề cho 14,9 nghìn lao động nông thôn. Hà Nội là thành phố có nguồn nhân lực


chất lượng cao, với gần 37% lao động có trình độ và tay nghề, trong đó, lượng lao động trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm đa số, Hà Nội chiếm 30% nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước. [Cục thống kê thành phố Hà Nội, 2019]

Bên cạnh những lợi thế về nguồn nhân lực Hà Nội, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Thủ đô còn có những tồn tại hạn chế. lao động chưa qua đào tạo của Hà Nội phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. Đây là thực trạng chung đào tạo cơ cấu lao động cả nước đang trong tình trạng thiếu đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề đã qua đào tạo bài bản. Ngoài ra, Hà Nội hiện nay vẫn còn tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ", do tâm lí của nhiều thanh niên hiện nay là thích học đại học hơn học nghề, nên nhiều trường dạy nghề đã không thu hút được đủ số lượng học sinh. Mặt khác, chất lượng dạy nghề còn thấp, nội dung chương trình, giáo trình giảng dạy chưa thật phù hợp, chưa sát thực tiễn, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động đang biến động từng ngày…

2.2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đây là thành phố cảng lớn, hội tụ đủ các điều kiện thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không, là một đầu mối giao thông, kinh tế quan trọng nối liền với các địa phương trong nước và quốc tế. Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh có 19 quận và 5 huyện, dân số trung bình năm 2019 tại thành phố Hồ Chí Minh là 8,993.082 người, dân số từ 15 tuổi trở lên là 7.062.102 người, mật độ dân số trung bình 4.292 người/km2.

Trong năm 2019, tổng số lao động đang làm việc là 4.492.268 người; trong đó: lao động làm việc trong khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 64,89%; công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 33,08% và nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 2,03%. Năm 2019, thành phố Hồ Chí minh đã giải quyết việc làm 315.486 lượt lao động, đạt 105,16% so với kế hoạch năm 2019, trong đó có 136.285 chỗ việc làm mới được tạo ra, đạt 104,83% so với kế hoạch. Trong năm 2019, có 155.000 người lao động nộp hồ sơ đề nghị được hưởng bảo hiểm thất nghiệp và tư vấn các chế độ cho người lao động theo quy định, trong đó 154.400 người đã có quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Trên địa bàn Thành phố năm 2019 có 86 doanh nghiệp có chức năng hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với 13.840 người, đạt 102,5% kế hoạch năm. [Cục thống kê TPHCM, 2019]


Thành phố Hồ Chí Minh có lợi thế lớn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trên địa bàn có 56 trường đại học, 567 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó 52 trường cao đẳng, 65 trường trung cấp và 86 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 364 cơ sở khác có hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Năm 2019, thành phố hiện có hơn 4,6 triệu người trong độ tuổi lao động, số lao động đã qua đào tạo là hơn 3,6 triệu người, trình độ chuyên môn của lực lượng lao động thành phố ngày một nâng cao, lao động qua đào tạo đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường; lực lượng lao động kỹ thuật gia tăng về số lượng lẫn chất lượng. Chất lượng có sự cải thiện ở một số tiêu chí như sức khỏe, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn, kỹ thuật đáp ứng công việc, kinh nghiệm làm việc

… tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu xã hội. Khả năng thích ứng với môi trường làm việc, kỹ năng thực hành vẫn còn hạn chế; tính cạnh tranh của thị trường lao động hội nhập về nhân lực chất lượng cao đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng nghề cao, có tư duy sáng tạo, đáp ứng môi trường làm việc quốc tế, trong khi đó sự trang bị về kiến thức, kỹ năng, tư duy của người lao động vẫn chưa cao để sẵn sàng tham gia thị trường lao động hội nhập và di chuyển lao động ra các quốc gia trên thế giới.

2.2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực trẻ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Đặc điểm nguồn nhân lực là một chỉ báo quan trọng nhằm đo lường chất lượng nguồn nhân lực. Bộ chỉ số đo lường tính đến các chỉ báo như giới tính, quy mô (số lượng), cơ cấu nông thôn – đô thị, vùng miền, các thành phần kinh tế; năng suất lao động và mức thu nhập, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, sức khỏe… Dựa trên những chỉ báo đo lường nêu trên, tác giả phân tích đặc điểm nguồn nhân lực trẻ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực trẻ

Với nhiều chỉ báo đo lường đặc điểm nguồn nhân lực trẻ, tác giả sử dụng bộ chỉ số bao gồm các chỉ báo cơ bản như tuổi; giới tính; tôn giáo; tình trạng hôn nhân; trình độ học vấn; thâm niên công tác để đo lường đặc điểm nguồn nhân lực trẻ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Luận án sử dụng kết quả khảo sát định lượng 1000 công chức, viên chức hiện đang công tác tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước đặt tại Thành phố Hồ


Chí Minh và Hà Nội từ đề tài cấp nhà nước KX.03.09/11-15 để nhận diện cơ cấu nguồn nhân lực trẻ tại hai thành phố này. Họ là những cá nhân có nghề nghiệp, vị trí công việc khác nhau, có trình độ học vấn, giới tính và độ tuổi khác nhau. Một số đặc trưng cụ thể của mẫu khảo sát như sau:

Bảng 2.1: Đặc điểm nguồn nhân lực trẻ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh


Đặc điểm


Số lượng

Tỷ lệ (%)

1. Tuổi

Dưới 30

498

49,8

Hà Nội

228

45,6

Thành phố Hồ Chí Minh

270

54,0

Từ 30 đên 35

502

50,2

Hà Nội

272

54,4

Thành phố Hồ Chí Minh

230

46,0

2. Giới tính

Nam

418

41,8

Hà Nội

208

41,6

Thành phố Hồ Chí Minh

210

42,0

Nữ

582

58,2

Hà Nội

292

58,4

Thành phố Hồ Chí Minh

290

58,0

3. Tôn Giáo

Phật giáo

186

18,6

Hà Nội

42

8,4

Thành phố Hồ Chí Minh

144

29,2

Thiên chúa giáo

32

3,2

Hà Nội

6

1,2

Thành phố Hồ Chí Minh

26

5,3

Tôn giáo khác

14

1,4

Hà Nội

3

0,6

Thành phố Hồ Chí Minh

11

2,2

Không tôn giáo

761

76,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh - 9



Hà Nội

449

89,8

Thành phố Hồ Chí Minh

312

63,3

4. Tình trạng hôn nhân

Độc thân

347

34,9

Hà Nội

149

29,8

Thành phố Hồ Chí Minh

198

40,1

Đang có vợ/ chồng

619

61,9

Hà Nội

336

67,2

Thành phố Hồ Chí Minh

283

57,3

Ly thân/ ly hôn/ góa

22

22,0

Hà Nội

10

2,0

Thành phố Hồ Chí Minh

12

2,4

Sống chung chưa kết hôn

6

0,6

Hà Nội

5

1,0

Thành phố Hồ Chí Minh

1

0,2

5. Trình độ học vấn

PTTH, TC nghề

196

20,0

Hà Nội

26

5,2

Thành phố Hồ Chí Minh

170

35,1

Cao đẳng, đại học

601

61,3

Hà Nội

308

62,1

Thành phố Hồ Chí Minh

293

60,5

Sau Đại học

183

18,7

Hà Nội

162

32,7

Thành phố Hồ Chí Minh

21

4,3

6. Thâm niên công tác

Dưới 5 năm

461

46,1

Hà Nội

179

39,4

Thành phố Hồ Chí Minh

264

52,8

5 đến 10 năm

358

35,8

Hà Nội

199

39,8



Thành phố Hồ Chí Minh

159

31,8

Trên 10 năm

181

18,1

Hà Nội

104

20,8

Thành phố Hồ Chí Minh

77

15,4

7. Thu Nhập

Dưới 4 triệu

384

38,4

Hà Nội

123

24,6

Thành phố Hồ Chí Minh

261

52,2

Từ 4- 6 triệu

392

39,2

Hà Nội

201

40,3

Thành phố Hồ Chí Minh

191

38,2

Trên 6 triệu

223

22,3

Hà Nội

175

35,1

Thành phố Hồ Chí Minh

48

9,4

Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài KX.03.09/11-15

Về cơ cấu xã hội lứa tuổi: nguồn nhân lực trẻ trong mẫu khảo sát trong độ tuổi từ 18 đến 35, chúng tôi chia nguồn nhân lực trẻ thành hai nhóm tuổi: Nhóm thứ nhất có độ tuổi dưới 30 tuổi với tỷ lệ 49,8%, đây là nhóm lao động trẻ nhất tham gia vào thị trường lao động ngay sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tốt nghiệp các hệ đào tạo như trung cấp, cao đẳng, đại học; Nhóm tuổi thứ hai có độ tuổi từ 30 đến 35 tuổi chiếm tỷ lệ 50,2%, trong đó tỷ lệ lao động ở tuổi 34 có tỷ lệ cao nhất (17,4%) trong nhóm tuổi này, kết quả này phù hợp với tổng mẫu điều tra của đề tài KX03.09/11-15 “Gần 1/5 trong tổng số cán bộ trẻ trong mẫu khảo sát ở tuổi 34” [Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Hồi Loan, Nguyễn Thị Kim Hoa, 2015].

Về giới tính, nữ giới các cơ quan hành chính, sự nghiệp chiếm ưu thế trong mẫu khảo sát với tỷ lệ 58,2%, trong khi đó tỷ lệ nam giới là 41,8%. Mặc dù sự chênh lệch về giới tính trong môi trường làm việc tại các cơ quan nhà nước, song điều này cũng thể hiện sự phân công lao động theo giới có ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp nguồn nhân lực trẻ trong giai đoạn hiện nay, xuất phát từ quan niệm được làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp rất ổn định, lý do này càng phù hợp với tâm lý và mong muốn của nữ giới.


Cơ cấu nghề nghiệp của nguồn nhân lực trẻ phân bố trong mẫu khảo sát đa dạng cụ thể: cán bộ chiếm tỷ lệ cao nhất trong mẫu với 19,6%, tiếp đến là giáo viên 15,6%, nhân viên 13,6%, tỷ lệ còn lại gồm các nghề như bác sĩ, công an, giảng viên, kế toán, kỹ sư, nhân viên văn phòng, cán bộ xã...

Kết quả khảo sát cho thấy, trình độ học vấn của nguồn nhân lực trẻ tại Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh có trình độ học vấn cao, số nhân lực trẻ có trình độ học vấn cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ cao nhất với 61,3%; Tiếp đến là tỷ lệ nguồn nhân lực có trình PTTH và TC nghề và 20%; sau đại học với 18,7%; Tuy nhiên, nguồn nhân lực tại thành phố Hồ Chí Minh có trình độ học vấn PTTH và TC nghể chiếm 35,1% trong khi tỷ lệ đó ở Hà Nội chỉ 5,2%; Ngược lại, đối với trình độ học vấn sau đại học tỷ lệ nguồn nhân lực trong nhóm xã hội này tại Hà Nội (32,7%) cao hơn so với thành phố Hồ Chí Minh (4,3%)

Mức thu nhập trung bình của nhóm đối tượng khảo sát dao động trong khoảng hơn 1 triệu đến dưới 10 triệu đồng/tháng. Cụ thể, lao động có mức thu nhập dưới 4 triệu/tháng chiếm 38,4%; chiếm tỷ lệ cao nhất là mức thu nhập từ 4- dưới 6 triệu/tháng với 39,2%; số lao động có mức thu nhập trên 6 triệu/ tháng chỉ chiếm hơn 1/5 lao động trong mẫu khảo sát với 22,3%. Trong đó, lao động trẻ có thu nhập dưới 4 triệu/tháng chiếm hơn ½ nguồn nhân lực trong mẫu khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh với tỷ lệ 52,2%; Ngược lại, lao động trẻ có thu nhập trên 6tr/tháng chiếm 35,1% trong mẫu khảo sát tại Hà Nội; Tỷ lệ nguồn nhân có thu nhập từ 4- dưới 6 triệu/tháng không có sự khác biệt trong mẫu khảo sát tại hai thành phố.

Nguồn nhân lực trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có tham gia vào tôn giáo khác nhau, tuy nhiên tỷ lệ không tham gia hình thức tôn giáo nào chiếm tỷ lệ lớn với 76,6%; Phật giáo là 18,7%; các hình thức tôn giáo khác như thiên chúa giáo, tin lành và các tôn giáo khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Việc tham gia vào các hình thức tôn giáo cũng có sự khác biệt giữa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nhân lực trẻ không tham gia hình thức tôn giáo nào tại Hà Nội chiếm đa số trong mẫu khảo sát với tỷ lệ 89,8%, tỷ lệ còn lại rất ít tham gia vào các hình thức tôn giáo khác. Trong khi đó ở thành phố Hồ Chí Minh 63,3% nguồn nhân lực trẻ trong mẫu khảo sát không tham gia bất kỳ hình thức tôn giáo nào, số lao động trẻ còn lại trong mẫu (36,7%) thuộc nhóm tôn giáo như phật giáo, thiên chúa giáo, tin lành…


Về tình trạng hôn nhân, phần lớn nguồn nhân lực trẻ đã lập gia đình với tỷ lệ 61,9%; Tiếp đến là 34,7% độc thân; số ít còn lại có tình trạng ly hôn/ly thân (2,2%) và sống chung chưa kết hôn (0,6%). Nguồn nhân lực trẻ chưa có gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh chiếm 40,1%, Hà nội 29,8%, trong khi đó tỷ lệ nguồn nhân lực có gia đình tại Hà Nội là 67,2, thành phố Hồ Chí Minh là 57,3%; Tỷ lệ lao động trẻ tình trạng ly hôn/ly và sống chung chưa kết hôn không cho thấy điểm khác biệt tại hai thành phố.

Nghiên cứu về nguồn nhân lực trẻ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh dựa trên độ tuổi từ 18 đến 35 đã phản ánh thực tế số năm công tác. Mẫu khảo sát có số lao động làm việc dưới 5 năm có tỷ lệ gần ½ mẫu với 46,1%, tiếp đến là nhóm lao động có thêm niên từ 5 đến 10 năm với 35,8% và 18,1% là nhóm lao động có thâm niên công tác trên 10 năm.

2.2.2.2. Chất lượng của nguồn nhân lực trẻ

Nguồn nhân lực được ghi nhận rằng đó là khái niệm để chỉ sức người gồm khả năng và phẩm chất tham gia vào lao động sản xuất, bao gồm những gì cấu thành khả năng, năng lực và sức mạnh sáng tạo của con người. Nguồn nhân lực cốt yếu không phải nằm ở số lượng mà nằm ở chất lượng và khi nói đến chất lượng là nói đến hàm lượng trí tuệ trong đó. Khi đo lường về chất lượng nguồn nhân lực trẻ, các chỉ báo cơ bản như trình độ học vấn; mức độ phù hợp của công việc với chuyên môn được đào tạo; Năng lực sử dụng ngoại ngữ và tin học trong công việc được xem là những chỉ báo căn bản phản ánh chất lượng cũng như hàm lượng trí tuệ khi đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trẻ. Các phân tích dưới đây cụ thể hóa các chỉ báo và phân tích các kết quả đo lường ấy.

a. Trình độ học vấn và mức độ phù hợp của công việc với chuyên môn

Trình độ học vấn là một trong những thước đo chất lượng nguồn nhân lực của một quốc gia, phát triển nguồn nhân lực theo hướng nào, đào tạo bồi dưỡng ra sao phụ thuộc vào trình độ học vấn mà nguồn nhân lực đó đang nắm giữ. Kết quả khảo sát đặc điểm nguồn nhân lực trẻ tại Hà Nội và Thành phố Hồ chí Minh trong nghiên cứu này đã phản ánh trình độ học vấn của nguồn nhân lực trẻ tại hai thành phố này có trình độ học vấn cao, trẻ có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học, sau đại học (chi tiết tại bảng 2.1).

Bên cạnh chỉ báo trình độ học vấn mà bản thân nguồn nhân lực trẻ có được, phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực trẻ nói riêng cần chú trọng vào quá

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí