Sự Khác Biệt Giữa Các Đặc Điểm Xã Hội Của Nlt Trong Việc Tham Gia Vào Các Nhóm Hội, Câu Lạc Bộ Cùng Sở Thích (%)


Durkheim nhấn mạnh- kiểu đoàn kết dựa trên sự phong phú đa dạng của các mối liên hệ, tương tác giữa các cá nhân- càng phổ biến thì tính chọn lọc của giao tiếp xã hội thể hiện càng rõ. Bởi ở xã hội đô thị, khi mức độ và tính chất chu yên môn hóa chức năng càng cao thì các bộ phận trong xã hội càng phụ thuộc, gắn bó và đoàn kết chặt chẽ với nhau, do vậy mạng lưới quan hệ của các cá nhân được xây dựng trên cơ sở của sự phụ thuộc chức năng, bù đắp cho nhau. Tuy nhiên, với nhiều cá nhân xuất thân từ vùng nông thôn và ra lập nghiệp ở đô thị thì tính cộng đồng còn biểu hiện khá rõ và điều này là môi trường hỗ trợ cho các quan hệ xã hội định hình theo nguyên lý đồng dạng. Nguyên lý đồng dạng của quan hệ xã hội được hiểu là nguyên lý hình thành và gắn kết các quan hệ xã hội trên cơ sở tương đồng các đặc trưng của các chủ thể quan hệ [Nguyễn Quý Thanh, 2016]. Nghĩa là trong một cộng đồng nhiều người xa lạ, thì những đặc trưng như “cùng quê”, “cùng học”… sẽ là những yếu tố thúc đẩy cá nhân thiết lập quan hệ xã hội một cách dễ dàng hơn. Nguyễn Trung Kiên (2009) cũng nhấn mạnh rằng, luận điểm về tính đồng dạng là lý giải hữu ích cho sự tồn tại mật thiết và hiệu quả của các mạng lưới đồng hương xa quê, các nhóm di cư hay các nhóm dân tộc như cộng đồng người Việt ở một số quốc gia trên thế giới. Do vậy, tạo dựng vốn xã hội từ việc tham gia hội đồng hương có tỷ lệ khá là con số thống kê dễ dàng lý giải đối với nguồn nhân lực trẻ Hà Nội.

Đối với sự tham gia vào nhóm hội cùng sở thích, một số nghiên cứu tại nông thôn Việt Nam trước đây phát hiện ra rằng, sự tham gia vào các nhóm hội sở thích có vai trò lớn đối với đời sống tinh thần của các cá nhân [Bùi Quang Dũng, 199]. Nghiên cứu này của chúng tôi phân tích số liệu tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tuy vậy chính đặc điểm về khu vực cư trú này cũng gợi lên cho chúng tôi những câu hỏi về vai trò của việc tham gia vào các nhóm hội cùng sở thích đối với việc tạo dựng vốn xã hội của người trẻ ở khu vực đô thị. Dữ liệu điều tra cho thấy, có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm lao động trẻ đối với việc tham gia vào nhóm hội theo sở thích. Mặc dù chỉ có 14,3% người trả lời có tham gia vào các câu lạc bộ, nhóm hội theo sở thích, tuy vậy trong số đó thể hiện rõ sự khác biệt giữa nam và nữ. Nam giới có tỷ lệ tham gia cao hơn nữ giới (P=0,01). Một điểm đặc biệt qua phát hiện từ dữ liệu định tính là các nhóm hội cùng sở thích của nữ giới có tính chất và mục đích hoàn toàn khác


so với nam giới. Các nhóm, hội, CLB cùng sở thích của nữ giới thường là các nhóm đơn thuần hướng tới mục đích rèn luyện thể lực, vóc dáng, hoặc một số bộ môn nghệ thuật với mục đích hướng tới nâng cao sức khỏe, sự dẻo dai và thân hình cân đối. Một số câu lạc bộ cũng được đông đảo cán bộ trẻ là phụ nữ tham gia hướng tới mục đích giải trí như câu lạc bộ ca hát, âm nhạc, thêu thùa, may vá, đọc sách, bảo vệ môi trường. Tuy vậy, tính chất của sự tham gia này hoàn toàn là hoạt động giải trí bên cạnh công việc, nằm ngoài công việc để mang lại những giờ phút thư giãn hoặc những trải nghiệm ý nghĩa, mang tính định hướng giá trị đối với mỗi phụ nữ. Ngược lại, chúng tôi nhận thấy, với nhiều nam giới, việc tham gia các nhóm, hội, CLB sở thích được kết hợp cả hai mục đích giải trí và công việc. Các vấn đề về công việc có thể được bàn bạc, thảo luận trong quá trình họ tham gia vào các hoạt động cùng sở thích. Chẳng hạn, chia sẻ của A, việc anh tham gia vào CLB Tennis cùng với một số lãnh đạo trong cơ quan có tác động rất tích cực đối với công việc của anh.

“Riêng trong hệ thống này, ai nắm được nhiều thông tin, người đó là người có cơ hội thành công hơn những người khác” (PVS 5, nam, 34 tuổi, Trưởng phòng)

Một điểm đặc biệt nữa là yếu tố thâm niên công tác có mối liên hệ với mức độ tham gia vào các hội, câu lạc bộ nhóm sở thích. Kết quả khảo sát cho thấy người lao động càng lâu năm thì càng có tỷ lệ tham gia vào các nhóm cùng sở thích cao hơn so với những nhóm nhân lực có số năm làm việc ít hơn. (p=0,02) (lần lượt là 12,4%; 13,7% và 20,4%). Yếu tố tôn giáo cũng có tác động chút ít đến sự tham gia vào các nhóm hội cùng sở thích của người lao động trẻ. Cụ thể, có 15,9% người không theo tôn giáo có tham gia vào các nhóm hội theo sở thích. Ngoài ra, trong số người trả lời theo Phật giáo thì có 9,1% cho rằng họ thường xuyên tham gia vào các nhóm hội câu lạc bộ cùng sở thích, con số này ở những người theo Thiên chúa giáo là 15,6% (P=0,04). Đặc biệt, sự khác biệt đáng kể nhất là giữa các nhóm nhân lực có trình độ học vấn khác nhau (P=0,000), khu vực cư trú khác nhau (P=0,000), mức thu nhập khác nhau (P=0,014), thì có sự tham gia khác nhau vào Hội, câu lạc bộ, nhóm cùng sở thích. Số liệu cụ thể trong biểu đồ sau:


Biểu đồ 3.2: Sự khác biệt giữa các đặc điểm xã hội của NLT trong việc tham gia vào các nhóm hội, câu lạc bộ cùng sở thích (%)

Nguồn Kết quả khảo sát đề tài KX 03 09 11 15 Khu vực Hà Nội có tỷ lệ tham 1

Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài KX.03.09/11-15

Khu vực Hà Nội có tỷ lệ tham gia vào các nhóm hội cùng sở thích cao hơn so với nhân lực trẻ ở khu vực Tp Hồ Chí Minh. Với sự khác biệt về nhóm học vấn thì nhóm nhân lực trẻ có trình độ sau đại học lại có tỷ lệ tham gia vào các nhóm hội cùng sở thích lần lượt cao hơn nhóm đạt trình độ cao đẳng, đại học và nhóm PTTH và TC nghề.

Đặc biệt, yếu tố thu nhập cũng có tác động đáng kể, nhân lực trẻ càng có thu nhập cao thì càng có tỷ lệ tham gia vào các nhóm, câu lạc bộ cùng sở thích cao hơn các nhóm còn lại. Cụ thể: 20,2% nhóm nhân lực có thu nhập trên 6 triệu tham gia các hoạt động của các Hội, Nhóm, Câu lạc bộ cùng sở thích, trong khi đó 12% nhóm có thu nhập dưới 4 triệu và 13% nhóm nhân lực trẻ có thu nhập từ 4 – 6 triệu tham gia hoạt động ở các nhóm này.

Các dữ liệu định lượng của chúng tôi chưa đủ để chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa chiều thuận là việc tham gia vào các nhóm hội, CLB cùng sở thích sẽ tác động tạo ra thu nhập cao hơn hay chiều ngược là vì có thu nhập cao nên các cán bộ trẻ có khả năng tham gia vào các nhóm hội cùng sở thích cao hơn các nhóm thu nhập thấp hơn. Do đó, chúng tôi tìm kiếm các lý giải từ nghiên cứu định tính, trong rất nhiều trường hợp, tác động về mặt thu nhập chưa được khẳng định, nhưng thấy rõ các tác động tích cực về mặt tinh thần, giá trị sống từ việc tham gia vào các câu lạc bộ, nhóm hội cùng sở thích.


“Tôi tham gia vào một dự án đọc sách cho trẻ em, nghe thì là một dự án thiện nguyện, nhưng tôi thấy mình được lợi nhiều hơn từ dự án này. Tôi rèn luyện được kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông, tôi tự tin hơn trong giao tiếp và đặc biệt khi gặp gỡ rất nhiều anh chị, bạn mới qua dự án, tôi học được rất nhiều về cách sống, tôi thấy mình có ích hơn, yêu đời hơn và khi trở lại với công việc hàng ngày của mình, tôi có suy nghĩ tích cực và chủ động hơn”. (PVS 10, nữ, 27 tuổi)

Mạng lưới xã hội từ các nhóm hội cùng sở thích được đánh giá là có vai trò khá quan trọng trong đời sống của người trẻ hiện đại ngày nay. Nhiều cán bộ trẻ cho rằng, những người bạn từ các nhóm hội cùng sở thích không chỉ mang đến niềm vui bè bạn và các hỗ trợ cho công việc, bên cạnh đó, các nhóm hội theo đuổi sở thích và đam mê giúp ích cho rất nhiều bạn trẻ sống tốt hơn và tìm ra được giá trị của bản thân, giá trị cuộc sống.

3.2.2. Lựa chọn tham gia các hoạt động của nhóm xã hội quan trọng

Mỗi người có quyết định riêng trong việc lựa chọn tham gia các nhóm xã hội mà họ cho là phù hợp với bản thân cũng như mục tiêu họ đặt ra trong cuộc sống để tạo dựng vốn xã hội. Khi được hỏi về mức độ quan trọng của các nhóm xã hội đối với quá trình xây dựng vốn xã hội cho kết quả như sau: Nhóm gia đình là nhóm quan trọng thứ nhất có 72,6% nguồn nhân lực trẻ tại hai thành phố lớn lựa chọn, tiếp theo cũng có 11,5% người trẻ lựa chọn nhóm các thành viên trong họ tộc là nhóm quan trọng thứ nhất; cũng có 10% nguồn nhân lực trẻ lại cho rằng nhóm đồng nghiệp là nhóm quan trọng thứ nhất đối với họ, các nhóm còn lại như nhóm bạn học cũ, đoàn thanh niên … có một số bạn trẻ lựa chọn là nhóm quan trọng thứ nhất nhưng chiếm tỷ lệ không cao. Điều này là hoàn toàn hợp lý, bởi nguồn nhân lực mà nghiên cứu quan tâm chính là nhóm lao động ở độ tuổi 18-34, mới bắt đầu rời khỏi ghế nhà trường gia nhập thị trường lao động, có nhiều lao động trẻ vừa đi học vừa đi làm, cần có chỗ dựa về cả vật chất và tinh thần. Bên cạnh đó, họ chưa thành thạo về kỹ năng, chuyên môn, chưa có kinh nghiệm trong công việc, cần sự giúp đỡ của những người có chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm chỉ bảo.

Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Quý Thanh và Cao Thị Hải Bắc (2013) về quan hệ xã hội và vốn xã hội so sánh trường hợp Việt Nam và Hàn Quốc đã phát hiện thấy rằng, tại Hàn Quốc, các thuộc tính cá nhân cũng khiến cho quy mô mạng quan hệ xã hội của các đối tượng được hỏi khác nhau. Những người


có trình độ giáo dục cao hơn thì quy mô mạng quan hệ xã hội rộng hơn và những người càng cao tuổi thì quy mô mạng quan hệ xã hội càng nhỏ. Đặc biệt, không có sự khác biệt đáng kể về quy mô và mạng quan hệ xã hội theo yếu tố giới tính là nam hay nữ. Nghiên cứu này cũng nhận định rằng, những người có trình độ giáo dục thấp hơn tin tưởng nhiều hơn vào gia đình, họ hàng và ngược lại.

Để lý giải sâu sắc hơn về quan điểm lựa chọn của hai nhóm nhân lực trẻ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã đi tìm sự tác động của yếu tố khu vực sinh sống, trình độ học vấn, nhóm tuổi, tôn giáo, tình trạng hôn nhân đến quan điểm đánh giá ưu tiên về nhóm xã hội quan trọng nhất đối với nhân lực trẻ trong khảo sát này.

Điều thú vị là, các dữ liệu định lượng cho thấy, yếu tố tôn giáo và trình độ hôn nhân không có tác động mạnh đến việc lựa chọn nhóm xã hội quan trọng của cán bộ trẻ. Tuy vậy, giới tính, trình độ học vấn, nhóm tuổi, nhóm thu nhập và khu vực sinh sống là năm yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ đối với việc đánh giá lựa chọn nhóm xã hội quan trọng của nhân lực trẻ (xem bảng 3.1)

Bảng 3.1: Lựa chọn nhóm xã hội quan trọng nhất theo giới


Lựa chọn nhóm XH quan trọng ***


Nam

Nữ

Tổng


Các thành viên trong gia đình

n

250

432

682

%

67,2

76,1

72,6


Các thành viên họ tộc

n

49

59

108

%

13,2

10,4

11,5


Nhóm đồng nghiệp

n

46

48

94

%

12,4

8,5

10,0


Các nhóm khác

n

25

29

56

%

7,2

5,0

5,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Mức ý nghĩa thống kê: *p<0,1; **p<0,05; ***p<0,01

Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài KX.03.09/11-15

Có 76,1% nữ giới cho rằng nhóm gia đình là nhóm quan trọng nhất đối với họ, trong khi đó tỷ lệ này ở nam giới thấp hơn, chỉ chiếm 67,2%. Ngược lại với việc xếp thứ tự ưu tiên nhóm đồng nghiệp là nhóm quan trọng nhất có 12,4% nam giới lựa chọn, trong khi đó con số này ở nữ giới chỉ là 8,5%. Khác biệt giới phản ánh rõ


theo suy nghĩ thông thường rằng gia đình và sự nghiệp đều là hai yếu tố quan trọng, tuy nhiên với đa số nữ giới gia đình vẫn là nhóm quan trọng nhất, còn đối với nhiều nam giới sự nghiệp được đưa lên hàng đầu.

Bảng 3.2: Tương quan giữa trình độ học vấn, nhóm thu nhập, tình trạng hôn nhân, nhóm tuổi của NTL với lựa chọn nhóm xã hội quan trọng nhất

Nhóm quan trọng nhất

Các thành viên trong

gia đình

Các thành viên họ tộc

Nhóm đồng nghiệp

Các nhóm khác

Trình độ học vấn

***

PTTH, TC

nghề

n

101

31

16

21

%

59,8

18,3

9,5

12,4

Cao đẳng, đại học

n

404

68

72

30

%

70,4

11,8

12,5

5,2

Sau đại học

n

163

7

5

4

%

91,1

3,9

3,8

2,2

Nhóm thu nhập

***

Dưới 4 triệu

n

229

52

32

37

%

65,4

14,9

9,1

10,6

Từ 4- 6 triệu

n

284

36

39

13

%

76,3

9,7

10,5

3,5

Từ 6 triệu trở lên

n

169

19

23

6

%

77,9

8,8

10,6

2,8

Khu vực

***


Hà Nội

n

401

26

56

13

%

80,8

5,2

11,3

2,7

Thành phố Hồ Chí

Minh

n

281

82

38

43

%

63,3

18,5

8,6

9,6

Tình trạng hôn nhân

***

Độc thân

n

227

37

30

27

%

70,7

11,5

9,3

8,5

Đang có vợ/chồng

n

436

69

61

26

%

73,6

11.7

10,3

4,4

Ly thân/ly hôn/ góa

n

14

2

3

2

%

66,7

9,5

14,3

9,5

Sống chung chưa kết

hôn

n

5

0

0

1

%

83,3

0,0

0,0

16,7

Mức ý nghĩa thống kê: *p<0,1; **p<0,05; ***p<0,01

Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài KX.03.09/11-15


Trong mối quan hệ giữa các đặc điểm nhân khẩu – xã hội nguồn nhân lực trẻ với sự lựa chọn nhóm xã hội quan trọng đã cho thấy mối tương quan có ý nghĩa thống kê trong việc xây dựng vốn xã hội ở các nhóm xã hội. Xét về mối quan hệ chặt giữa các yếu tố đưa ra trên bảng số liệu thấy rằng, yếu tố trình độ học vấn, thu nhập, khu vực và tình trạng hôn nhân có ý nghĩa quyết định việc lựa chọn các nhóm xã hội quan trọng nhất đối với nhân lực trẻ. Trong đó, phần lớn nguồn nhân lực trẻ ở trình độ học vấn khác nhau trong mẫu điều tra đều cho rằng nhóm các thành viên trong gia đình là nhóm quan trọng nhất, xu hướng cho thấy lao động trẻ có trình độ học càng cao thì tỷ lệ lựa chọn nhóm các thành viên trong gia đình càng cao với tỷ lệ 99,1%. Xu hướng này được tìm thấy trong yếu tố thu nhập, trong đó nguồn nhân lực trẻ có thu thập càng cao có tỷ lệ lựa chọn nhóm gia đình là nhóm quan trọng nhất cao hơn các nhóm cán bộ trẻ thu nhập thấp hơn.

Ngoài ra, sự khác biệt trong việc lựa chọn nhóm quan trọng nhất cũng thể hiện rõ nét giữa người lao động trẻ của Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Nghĩa là yếu tố về khu vực sinh sống có mối liên hệ với ưu tiên về nhóm quan trọng của các cá nhân (p=0.000). Khảo sát nhận ra rằng nguồn nhân lực trẻ ở Hà Nội có tỷ lệ lựa chọn các thành viên trong gia đình là nhóm xã hội quan trọng nhất trong cuộc sống của họ 80,8% cao hơn gần 20% so với tỷ lệ lựa chọn này tại thành phố Hồ Chí Minh (63,3%), bên cạnh đó, tỷ lệ lựa chọn nhóm đồng nghiệp là nhóm xã hội quan trọng nhất ở Hà Nội cũng cao hơn ở thành phố Hồ Chí Minh xấp xỉ 3%. Kết quả này cũng đồng nhất với kết quả từ một số nghiên cứu khác khi nhấn mạnh vai trò của mạng lưới gia đình trong văn hóa người Việt ở Bắc Bộ.

Dữ liệu trên cũng cho thấy, nguồn nhân lực trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh có sự đa dạng hơn trong việc lựa chọn nhóm quan trọng nhất đối với họ so với tại Hà Nội. Chẳng hạn, các hội Tín dụng, Phụ nữ, Nông dân, Đoàn thanh niên đều có một số lượng nhất định các bạn trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh lựa chọn đó là nhóm quan trọng nhất đối với họ. Trong khi đó, ở Hà Nội, việc lựa chọn nhóm quan trọng chỉ tập trung vào các thành viên Gia đình, họ tộc và nhóm đồng nghiệp. Dường như quy mô mạng quan hệ xã hội của các nhân lực trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh rộng hơn so với nhóm đối tượng này ở Hà Nội.

Mặc dù có tương quan chặt giữa tình trạng hôn nhân và lựa chọn nhóm xã hội quan trong nhất, song không cho thấy xu hướng người độc thân hoặc nhóm ly


hôn/ly thân/góa hay người đã có vợ/chồng lựa chọn nhóm các thành viên trong gia đình là nhóm quan trọng có tỷ lệ cao nhất, điều này được tìm thấy trong nhóm sống chung chưa kết hôn với tỷ lệ lựa chọn cao nhất 83,3%.

Bảng 3.3: Tương quan giữa nhóm tuổi và giới tính của NTL với lựa chọn nhóm xã hội quan trọng nhất


Nhóm quan trọng nhất

Các thành

viên trong gia đình

Các thành viên họ tộc

Nhóm đồng nghiệp

Các nhóm khác

Nhóm tuổi **

Dưới 30 tuổi

n

347

42

37

35

%

75,3

9,1

8,0

7,6

Từ 30 tuổi trở lên

n

335

66

57

21

%

69,9

13,8

11,9

4,4

Giới tính

**

Nam

n

250

49

46

27

%

67,2

13,2

12,4

7,2

Nữ

n

432

59

48

29

%

76,1

10,4

8,5

5,0

Mức ý nghĩa thống kê: *p<0,1; **p<0,05; ***p<0,01

Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài KX.03.09/11-15

Kiểm định Chi – Square cho thấy yếu tố tuổi, giới tính và thâm niên công tác có tương quan không mạnh như các yếu tố nêu trên, song có sự khác biệt đáng kể trong việc lựa chọn nhóm quan trọng nhất đối với nguồn nhân lực trẻ. Sự khác biệt trong yếu tố tuổi cho thấy xu hướng nhân lực có độ tuổi càng trẻ càng lựa chọn nhóm các thành viên trong gia đình là nhóm quan trọng nhất càng cao với tỷ lệ 75,3% nhóm tuổi dưới 30. Trong khi nhóm xã hội có tuổi ngoài 30 có tỷ lệ lựa chọn các nhóm xã hội khác như nhóm các thành viên họ tộc và đồng nghiệp là nhóm quan trọng nhất cao hơn so với nhóm tuổi trước 30. Trong thực tế, nhóm nhân lực trẻ có tuổi càng cao thì mối quan hệ xã hội, mạng lưới xã hội mà bản thân họ tạo dựng và tham gia mở rộng hơn rất nhiều so với nhóm nhân lực trẻ tuổi. Bên cạnh đó, ngoài những trợ giúp của các thành viên trong gia đình trong công việc và trong cuộc sống đối với các nhóm tuổi trên 30, họ cần thiết tạo dựng và mở rộng với các nhóm xã hội khác để mang lại những lợi ích về nguồn thông tin liên quan đến cơ hội việc làm tốt hơn, khả năng đưa họ thăng tiến và thu nhập cao hơn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023