Tình Hình Kinh Tế- Xã Hội Hà Nội Và Thành Phố Hồ Chí Minh


những đặc trưng cơ bản của vốn xã hội như sau: (1) là một chiều cạnh của cấu trúc xã hội; (2) hỗ trợ cho hành động nhất định của cá nhân trong phạm vi cấu trúc đó; (3) nơi trú ngụ của nó không phải ở trong cá nhân mà ở trong cấu trúc của các mối quan hệ giữa người này với người khác. Do vây, vốn xã hội không phải là tài sản của riêng một người nào bất kỳ mặc dù cá nhân có thể sử dụng như là tài sản cá nhân không trao đổi và chia sẻ cho người khác như vốn tài chính.

Tiếp đến, Coleman đưa ra bốn hình thức quan trọng của vốn xã hội là (i) nghĩa vụ và kỳ vọng; (ii) tiềm năng về thông tin (iii) Chuẩn mực và các hành vi trừng phạt có hiệu quả như sự thành lập nên các giá trị cộng đồng và chia sẻ các chuẩn mực (iv) sự lãnh đạo định hướng các hoạt động của người khác. Coleman khẳng định rằng vốn xã hội tạo nên một sự trợ giúp từ bên ngoài cho các chủ thể hành động ở cấp độ cá nhân và nhóm. Có thể hiểu Coleman cho rằng khi cá nhân đầu tư vào vốn xã hội thì bản thân họ cũng mong đợi đạt được kết quả từ những người trong mạng lưới xã hội của họ. Vốn xã hội được xây dựng dựa trên sự tin cậy giữa các cá nhân. Nguồn vốn xã hội sẽ giúp các cá nhân tiếp nhận được các thông tin cũng như sự trợ giúp từ nhóm mà họ tham gia, cũng có thể là từ bên ngoài nhóm. Các chuẩn mực và biện pháp trừng phạt sẽ ràng buộc các cá nhân, khiến họ sẽ phải thực hiện đúng vai trò và trách nhiệm của mình trong các mối quan hệ xã hội.

Coleman đã phân biệt vốn xã hội trong cộng đồng và trong gia đình từ cấp độ của vốn xã hội,. Theo ông, vốn xã hội trong gia đình được biểu hiện dưới hình thức của sự quan tâm, chia sẻ lẫn nhau của các thành viên, cũng tương tự tại cộng đồng là mối liên hệ, quan tâm, tin cậy chia sẻ giữa những nhóm xã hội và các thiết chế xã hội. Vốn xã hội trong gia đình tạo dựng và tích lũy khi các thành viên trong gia đình thực sự chia sẻ và quan tâm tới nhau. Tương tự, việc các thành viên trong nhóm cũng như giữa các nhóm xã hội với nhau có được sự tin tưởng và chia sẻ thì vốn xã hội của cộng đồng mới có thể phong phú lên, vì thế có một số hình thức đầu tư trong vốn xã hội như là sự tham gia, sự phối hợp của các nhóm là điều cần thiết để có thể tích lũy được lợi ích [Lê Đăng Doanh, 2006].

Vốn xã hội, mạng lưới xã hội của Putnam

Theo Robert Putnam, “Vốn xã hội nói về những mối liên hệ trong mạng kết nối giữa các cá thể con người và xã hội, về những mối quan hệ tạo ra sự có đi có lại, sự tin cậy lẫn nhau, về những chuẩn mực hình thành những mối quan hệ này”


[Putnam, R D, 1993]. Trong tác phẩm “Bowling Alone: The collapse and revival of American community” ông đưa ra định nghĩa vốn xã hội được “Hiểu một cách tương tự như những khái niệm vốn vật thể và vốn con người – đây là phương tiện và [những kỹ năng] đào tạo [có tác dụng] làm tăng năng suất của cá nhân – “vốn xã hội” nói tới những khía cạnh đặc trưng của tổ chức xã hội như mạng lưới [xã hội], các chuẩn mực, sự tin cậy [trong] xã hội vốn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp và hợp tác nhằm đạt được lợi ích tương hỗ” [Trần Hữu Quang, 2006].

Khái niệm vốn xã hội của Putnam được xây dựng với 3 thành phần, gồm (i) Các nghĩa vụ đạo đức và chuẩn mực; (ii) Giá trị xã hội (nhấn mạnh đến sự tin tưởng) và (iii) xã hội dân sự (đặc biệt là các thành viên của các hiệp hội tự nguyện). Ông cho rằng, vốn xã hội để chỉ mạng lưới xã hội, lòng tin và quan hệ có đi có lại giữa các cá nhân hay các chủ thể hành động. Các cá nhân hay chủ thể hành động có thể tạo dựng, duy trì và sử dụng vốn xã hội để tìm kiếm lợi ích trong các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội.

Ông đưa ra một số lý do giải thích vì sao vốn xã hội quan trọng: (i)Vốn xã hội cho phép công dân giải quyết các vấn đề tập thể dễ dàng hơn, mọi người thường có lợi nếu họ hợp tác với nhau để giải quyết phần việc của mình. (ii) Khi mọi người tin tưởng và đáng tin tưởng, thì các mối quan hệ xã hội và kinh doanh sẽ tốn ít chi phí hơn. (iii) Khi con người thiếu các liên hệ với người khác, họ sẽ không thể kiểm tra sự đúng đắn của quan điểm của họ, do đó họ dễ có xu hướng bị lung lay bởi những lúc thiếu bình tĩnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Khái niệm về vốn xã hội Putnam đưa ra có điểm đồng nhất với Coleman ở chỗ vốn xã hội là những mạng lưới xã hội và mối quan hệ qua lại trong xã hội cũng như những lề thói cho phép cá nhân hoặc tập thể giải quyết các vấn đề nhằm đạt các mục tiêu. Việc các cá nhân chia sẻ hoặc tham gia vào các hội, đoàn thể rất cần thiết để tạo sự tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên trong xã hội. Lý thuyết về vốn xã hội của Putnam có nguồn gốc chức năng luận và tập trung đặc biệt về hội nhập xã hội và lý thuyết này mang đậm ảnh hưởng của khái niệm đa nguyên và cộng đồng luận. Tác phẩm của ông tập trung vào phân tích sự vận hành có hiệu quả của nền kinh tế khi nó có một mức độ hội nhập chính trị cao và một sự tham gia cao của cộng đồng chính là năng lực để tích luỹ vốn xã hội của các nhóm và các cá nhân [Khúc Thanh Vân, 2013].


Vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh - 8

Ông phân biệt ra 3 loại vốn xã hội: loại co cụm vào trong (bonding social capital) tập hợp những cá nhân tương đồng, và loại vươn ra bên ngoài (bridging social capital) gồm những cá nhân khác biệt với nhau. Vốn xã hội kết nối (lingking social capiltal) là vốn xã hội đi liền với các liên kết với những người có quyền lực (Putnam 2000:22) [Nguyễn Hồi Loan, Nguyễn Thị Kim Hoa và các thành viên, 2015].

2.1.2.2. Lý thuyết mạng lưới xã hội

Mạng lưới xã hội của Mark Granovetter

Nghiên cứu về MLXH cần nhắc đến “Sức mạnh của các liên hệ yếu” của nhà xã hội học người Mỹ Mark Granovetter. Nghiên cứu các kiểu mạng lưới xã hội, Mark Grannovetter nhìn thấy mật độ và cường độ của các mối liên hệ trong các hội có tác động khác nhau đối với giao tiếp và sự hội nhập xã hội. Ông cho rằng, những người có mạng lưới dày đặc khép kín ở đó mọi người đều là người thân thiết, quan hệ bền chặt có thể tạo ra những hạn chế trong việc trao đổi thông tin và cản trở các mối liên hệ với bên ngoài. Ngược lại, những người có mạng lưới xã hội liên hệ yếu ớt, lỏng lẻo, thưa thớt, luôn luôn mở lại có thể lợi cho sự trao đổi thông tin và sự hội nhập với xã hội cũng như tạo cơ hội cho cá nhân theo đuổi mục đích của họ. Granovetter gọi đó là “ hiệu ứng mạnh của các mối liên hệ yếu ớt”. [Lê Ngọc Hùng, 2003]

Khi nói về sức mạnh trong các mối quan hệ xã hội, ta thường nghĩ đến tần suất thời gian (gặp gỡ chẳng hạn), mức độ tình cảm, tính thân mật và sự tương hỗ (Granovetter, 1973, 1316). Các yếu tố này theo Granovetter có thể độc lập và tương quan với nhau. Do vậy, những kết nối xã hội mạnh theo Granovetter chính là sự hiểu biết giữa các chủ thể với nhau và mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó giữa các thành viên trong cộng đồng. Đối lập với những kết nối mạnh là kết nối yếu hoặc không tồn tại các mối liên hệ. Những kết nối yếu hoặc không tồn tại các kết nối được thể hiện thông qua khái niệm cầu nối. Những mối liên hệ gián tiếp bên ngoài cộng đồng của cá thể (Granovetter, 1973, 1364). Các kết nối yếu hoặc không tồn tại ám chỉ đến mối quan hệ lỏng lẻo giữa các thành viên trong cộng đồng, thay vào đó là những kết nối bên ngoài cộng đồng. Câu hỏi quan trọng đặt ra ở đây là làm sao xác định hoặc so sánh giữa cộng đồng này và cộng đồng kia có mối liên hệ chặt chẽ hay lỏng lẻo? Mark Granovetter cho rằng để xác định được điều này cần phải căn cứ vào mức độ kết nối gián tiếp của hai cá thể mà thông qua đó cá thể này hoặc cá thể kia có liên


kết được thêm bao nhiêu mối quan hệ với bên ngoài (Granovetter, 1973, 1365). Một ví dụ đơn giản là thông qua một người bạn, một người có thể biết bao nhiêu người đồng hương đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Sức mạnh của kết nối yếu chính là đề cập đến mối quan hệ lỏng lẻo trong cộng đồng dẫn đến những mối quan hệ bên ngoài cộng đồng, phá vỡ yếu tố địa phương và làm tăng những mối quan hệ xã hội ra bên ngoài. [Nông Văn Bằng, 2009].

Granovetter (1974) lý giải cách thức các cá nhân tìm kiếm công việc thông qua các mối quan hệ xã hội trong “Tìm kiếm việc làm: Nghiên cứu về các mối quan hệ và sự nghiệp”. Ông cho rằng các cá nhân tìm được công việc của mình không chỉ thông qua các kênh chính thức mà còn thông qua các quan hệ xã hội. Bên cạnh đó, các mạng lưới xã hội có thể đưa đến cho những người tìm kiếm việc làm những thông tin tốt hơn về tính khả dụng của công việc cũng như các đặc điểm của công việc. Bên cạnh đó ông đưa ra giả thuyết rằng các liên kết yếu (weak ties) có thể mang lại những thông tin hữu ích hơn các liên kết mạnh (strong ties). Granovetter khẳng định ảnh hưởng tích cực của mạng lưới quan hệ đến khía cạnh thu nhập và sự phù hợp của công việc được tìm thấy thông qua các mối quan hệ. [Phạm Huy Cường, 2014]

Khi phân tích mạng lưới, theo Granovetter, nhà nghiên cứu cần phải phân biệt các mối quan hệ mạnh, yếu như sau:

- Quan hệ yếu gồm các mối quan hệ không chiếm nhiều thời gian của cá nhân, ít nội dung, cường độ xúc cảm yếu và sự tin cậy lẫn nhau không cao (chẳng hạn quan hệ với bà con ở xa, quan hệ giữa những người “biết” nhau chứ không “thân” với nhau).

- Quan hệ mạnh gồm các mối quan hệ chiếm nhiều thời gian của các cá nhân, nhiều nội dung, sự tin cậy và cường độ xúc cảm rất cao (chẳng hạn quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, các nhóm bạn thân,...).

Một điều cần lưu ý là trong phân tích MLXH, nhà nghiên cứu không được phép nghĩ rằng các mối quan hệ yếu không quan trọng bằng các mối quan hệ mạnh vì:

- Các mối quan hệ mạnh có một nhược điểm lớn là thường tự khép kín trong mạng lưới của mình và do các actor thường dành nhiều thời gian cho các mối quan hệ này nên thông tin lưu chuyển trong mạng thường có tính lặp lại và ít mới mẻ.

- Các mối quan hệ yếu lại thường “hướng ngoại” hơn, thời gian quan hệ ít nên thông tin sẽ phong phú và mới mẻ hơn.


Xét về sự phong phú và mới mẻ của thông tin, các mối quan hệ yếu mới là yếu tố chính làm tăng VXH của actor chứ không phải là các mối quan hệ mạnh bởi nó sẽ giúp mở rộng MLXH của cá nhân [Lê Minh Tiến, 2006].

Mạng lưới xã hội của Nan Lin

Nan Lin có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vốn xã hội và mạng lưới xã hội, trong đó các công trình nghiên cứu gắn liền với vấn đề tìm kiếm việc làm và mạng lưới xã hội của ông cũng xây dựng dựa trên chủ đề này. Ông cho rằng vốn xã hội nằm trong/thuộc về các mạng lưới xã hội. Điểm chính trong lý thuyết của Lin là sự di động xã hội từ vị trí thấp đến vị trí cao. Sự di động này thông qua những mối quan hệ xã hội được xem như là những nguồn lực nhằm đẩy chủ thể lên một tầm mới trong xã hội được biểu trưng bằng hình tam giác chóp. Quan điểm này của Lin tương đồng với quan điểm của Granovetter, tuy nhiên Lin chú trọng và trình bày rõ hơn Granovetter về sự di động xã hội thông qua mạng lưới xã hội. Theo Lin, những mối quan hệ xã hội trực tiếp và gián tiếp là những nguồn lực xã hội và các nguồn lực này mang tính tạm thời, có thể vay mượn được [Lin, 1999]. Chính các nguồn lực này là yếu tố quan trọng giúp nâng cao vị thế xã hội của chủ thể và điều đó trở thành nguồn vốn mà cá nhân đó có thể sử dụng được: Vốn xã hội. Chẳng hạn như thông qua bạn bè của bạn mình, ta có thể tìm được một việc làm mới. Dĩ nhiên, Lin không bỏ qua những yếu tố ảnh hưởng khác trong di động xã hội như: học vấn, dân tộc, giới tính...

Tuy nhiên, Lin không đề cập đến sự vận dụng nguồn lực xã hội cho những mục tiêu có tính tiêu cực, chẳng hạn vấn đề thăng tiến trong xã hội không dựa vào năng lực cá nhân. Mặc dù trọng tâm lý thuyết của Lin tương đồng với quan điểm của Granovetter, song các kết quả nghiên cứu của Lin về tác động của vốn xã hội đến các kết quả tìm kiếm việc làm không xác nhận sự khác biệt về thu nhập giữa những người tìm kiếm được công việc của mình bằng các kênh chính thức và những người khác thành công nhờ vào các mối quan hệ.

Mạng lưới xã hội của Putnam

Putnam đề cập đến mạng lưới xã hội qua các nghiên cứu về xã hội dân sự, trong đó cho thấy mối quan hệ giữa vốn xã hội trong xã hội dân sự và mạng lưới xã hội. Putnam cho rằng vốn xã hội tập trung vào tính chất có đi có lại và lòng tin. Ông cho rằng, vốn xã hội được phát sinh từ những hình thức khác của vốn, bao gồm vốn vật


chất và vốn con người. Vốn xã hội và các mạng lưới công dân được xây dựng và duy trì các quy định mang tính ràng buộc tự nhiên đến hành động cá nhân hoặc của nhóm thông qua việc công nhận và ủng hộ những tác động từ hành động tích cực hoặc tiêu cực đối với những cá nhân liên quan. Do đó, vốn xã hội có thể được tạo dựng, duy trì và sử dụng để ảnh hưởng tới các kết quả trong một hệ thống có tổ chức.

Putnam (1993) nghiên cứu hình thức của các mạng lưới đã tồn tại hàng trăm năm trước và tác động của các mạng lưới đó lên những hệ quả về mặt thể chế ở Italy đương thời trong nghiên cứu về sự phát triển của các thể chế kinh tế và xã hội Italy. Theo ông các mạng xã hội là hình thức đặc thù đối với những lợi ích được chia sẻ của những cá nhân tham gia. Mỗi cá nhân có thể liên quan tới nhiều mạng lưới xã hội chồng chéo lẫn nhau. Putnam nhìn nhận các mạng lưới này như những công cụ cho việc tổ chức vốn xã hội, với nhiều kết quả tích cực, mạng lưới có thể là tổ chức phụ huynh – giáo viên, hội nam sinh, đảng chính trị, câu lạc bộ tennis, vv… Lợi ích của các mạng xã hội thường được quy định bởi số lượng và cường độ của các cá nhân tham gia và tương tác trong nhóm. Tóm lại, sự hợp tác để tăng cường lợi ích chung thì dễ dàng hơn trong các nhóm mật độ dày và khó khăn hơn ở những nhóm thưa.

Bên cạnh đó, ông cũng liệt kê một số cách thức khác mà những mạng lưới xã hội đem lại lợi ích cho các thành viên. Các cá nhân nếu không tôn trọng kết quả mà mạng lưới mong đợi sẽ bị cản trở bằng cách gia tăng chi phí tiềm năng đối với việc không tôn trọng đó, điều này khuyến khích sự hợp tác. Những quy chuẩn vững chắc của việc có qua có lại cũng được khuyến khích bằng mạng lưới tham gia của công dân. Mức độ tin cậy của cá nhân sẽ dễ được nhìn nhân khi các cấp độ giao tiếp tăng lên và dòng lưu chuyển thông tin thuận lợi hơn nhờ mạng lưới. Như vậy, việc đạt được sự cộng tác trong hiện tại của mạng lưới xã hội có thể có chức năng định hướng phát triển cho sự cộng tác mạng lưới xã hội trong tương lai. Về mặt cấu trúc, mạng lưới khế ước công dân được chia theo chiều ngang, theo chiều này, mangl lưới không cấu trúc theo thứ bậc mà được trải đều khắp xã hội theo cách mà các vị trí trong mạng lưới tương đương nhau về mặt quyền lực. Theo Putnam, thông qua mạng lưới tổ chức theo chiều ngang, niềm tin và hợp tác xã hội mới có thể đạt được và mối liên kết xã hội được tổ chức hợp lý có thể khuyến khích vốn xã hội cải thiện hiệu quả qua việc thúc đẩy các hoạt động điều phối.


2.1.2.3. Lý thuyết phát triển nguồn nhân lực

Xác định và phát triển các lý thuyết quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực là tương đối phức tạp và khó khăn, ngay cả khái niệm nguồn nhân lực cũng chưa có sự thống nhất. Điều này cho thấy, phát triển nguồn nhân lực chưa thực sự có học thuyết riêng mà được thiết lập dựa trên các ứng dụng của những học thuyết của các nguyên lý cơ bản của nó như giáo dục, học thuyết hệ thống tổng quát, kinh tế học, thuyết quan hệ con người và các hành vi tổ chức [Hatcher.T, 2003].

Trước đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng học thuyết cơ bản trong phát triển nguồn nhân lực là tâm lý học bởi vì phát triển nguồn nhân lực nhằm mục đích thay đổi và cải thiện việc học tập, hành vi, hiệu suất làm việc, thái độ và kỹ năng nhận thức của mỗi cá nhân [Holton, E. F., Swanson, R. A., & Naquin. S, 2001]

Học thuyết nguồn lực con người đưa ra khái niệm về vốn con người, khẳng định con người có thể được đào tạo, phát triển và thông qua đó sẽ mang lại lợi ích cho tổ chức. Được coi là người đầu tiên đưa ra khái niệm về vốn nhân lực, nhà kinh tế học cổ điển A.dam Smith đã đưa ra định nghĩa nguồn nhân lực là sự tích lũy những tài năng trong quá trình học tập, nghiên cứu hoặc học việc thường đòi hỏi chi phí, từ đó tư bản cố định đã kết tinh trong con người. Alfed Marshall cho rằng, vốn nhân lực là tài sản cá nhân bao gồm năng lượng, năng lực và tài năng trực tiếp tạo hiệu quả sản xuất công nghiệp. Theo ông "Cái giá trị nhất của tất cả các nguồn vốn là đầu tư vào con người"[Alfred Marshall, 1920].

Học thuyết vốn con người là nền tảng cho sự phát triển nhiều học thuyết kinh tế. Mincer đã tóm tắt những đóng góp như sau: "Vốn con người đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, là các kỹ năng được tạo ra từ giáo dục và đào tạo, vốn con người là yếu tố của quá trình sản xuất kết hợp với vốn hữu hình của các lao động "thô" (không có kỹ năng) để tạo ra sản phẩm; là kiến thức để tạo ra sự sáng tạo, một yếu tố cơ bản của phát triển kinh tế”. [Mincer, J, 1989].

Cho dù các học thuyết có nghiên cứu ở các góc độ khác nhau như thế nào thì tất cả đều thống nhất phát triển nguồn nhân lực nhằm mục đích phát triển kỹ năng, nhận thức cho mỗi cá nhân, từ đó đem lại những đóng góp cho tổ chức thông qua học tập, đào tạo và phát triển


Có ít nhất hai phương pháp chính đã được phát triển liên quan đến việc thực hiện hóa phát triển nguồn nhân lực trong lý thuyết tổ chức từ khi thuật ngữ phát triển nguồn nhân lực được sử dụng:

- Các nhà nghiên cứu Anh theo phương pháp học tập và phát triển mô hình, trong đó tập trung vào vấn đề tăng cường đào tạo và phát triển [Juliet MacMahon and Eamnn Murphy, 1999].

- Các nhà nghiên cứu Mỹ đã nhấn mạnh mô hình hiệu suất kết quả, trong đó tập trung vào phát triển nhân viên để tăng cường và cải thiện hiệu quả công việc. Hầu hết các phương pháp tiếp cận của Mỹ đều thông qua phát triển lý thuyết tổ chức và nhấn mạnh về phát triển huấn luyện, tư vấn và lãnh đạo [Salas, E., & Cannon-Bowers, J. A., 2001]

Năm 1980, trong các nghiên cứu của Mỹ tiếp cận phát triển nguồn nhân lực dựa trên hiệu năng và năng lực tổ chức thay vì chú trọng về học tập cá nhân ở các nghiên cứu giai đoạn trước đó. Hiệp hội đào tạo và phát triển của Mỹ định nghĩa phát triển nguồn nhân lực là một quá trình nâng cao năng lực của nguồn nhân lực thông qua phát triển và là một quá trình tăng giá trị cho cá nhân, nhóm hoặc một tổ chức [Simmonds, D., Pedersen, C., 2006]. Như vậy, phát triển nguồn nhân lực có liên quan đến năng lực của cá nhân không chỉ là kỹ năng làm việc của họ mà còn đến những lợi ích mà tổ chức có được từ phát triển.

Qua các nghiên cứu trên cho thấy những hoạt động chính của phát triển nguồn nhân lực là đào tạo và phát triển; phát triển cá nhân và phát triển tổ chức. Do vậy, trong nghiên cứu này, áp dụng các quan điểm về phát triển nguồn nhân lực nêu trên để thấy được quá trình nguồn nhân lực trẻ là cán bộ viên chức, công chức làm việc trong các tổ chức, cơ quan hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc làm việc trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước sử dụng vốn xã hội để tiếp cận các thông tin về học tập, làm việc. Bên cạnh đó, nhận diện vai trò vốn xã hội đến phát triển nguồn nhân lực trẻ trong việc tạo cơ hội tiếp cận thông tin đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cũng như cơ hội tiếp cận các thông tin về việc làm, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực trẻ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

2.2. Địa bàn nghiên cứu

2.2.1. Tình hình kinh tế- xã hội Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1.1. Tình hình kinh tế- xã hội Hà Nội

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023