2.2. VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Nhân lực là vốn quý nhất, là nguồn lực vô cùng quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hoặc địa phương. Chế độ tốt đẹp suy cho cùng là phải hướng vào phát triển con người. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển; là yếu tố trung tâm của mọi hoạt động trong xã hội, nhất là trong điều kiện khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức phát triển.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã xác định nhân tố con người có vai trò quan trọng trong quá trình lao động sản xuất. Bốn yếu tố cơ bản của sản xuất là lao động, tài nguyên thiên nhiên, tư bản và khoa học - công nghệ thì nguồn nhân lực được coi là năng lực nội sinh quan trọng chi phối cho sự phát triển.
Nguồn lực con người với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám, có ưu thế là không bị cạn kiệt và nếu được bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý sẽ có vai trò quan trọng mang tính quyết định phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững an ninh, trật tự, độc lập chủ quyền đất nước.
Kinh tế - xã hội phát triển là một yếu tố tác động rất mạnh đến phát triển nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ tạo ra những tiền đề và điều kiện quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển nguồn nhân lực quyết định thành công của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế... Vai trò của nguồn nhân lực được thể hiện thông qua những khía cạnh sau:
2.2.1. Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng qui mô và sản lượng của nền kinh tế so với thời kỳ trước đó, thường đo bằng sự gia tăng của các chỉ số như GDP và GNP. Tăng trưởng kinh tế của một quốc gia có mối tương quan chặt chẽ với vốn vật chất và nguồn lực con người. Năm 1994, Paul Krugman đã đưa ra mức đóng góp của nguồn nhân lực trong tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ cất
cánh của các nước châu Âu (1850 đến nửa đầu thế ký 20), của Mỹ (1890 đến đầu thế kỳ 20) và Nhật Bản (1950 - 1970) thì tăng trưởng kinh tế dựa vào vốn là 34,4% và vốn con người đóng góp 65,6% [27]; Điều đó chứng tỏ rằng nguồn nhân lực là yếu tố rất quan trọng mà các nước phải tính đến.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Nguồn Nhân Lực Cho Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội
- Trình Độ Chuyên Môn Kỹ Thuật Của Lực Lượng Lao Động Ở Việt Nam [66, Tr.238].
- Đầu Tư Cho Giáo Dục Từ Gdp Và Ngân Sách Nhà Nước [91].
- Kinh Nghiệm Quốc Tế Về Đảm Bảo Nguồn Nhân Lực Cho Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Thủ Đô Viêng Chăn
- Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn - 10
- Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Ảnh Hưởng Đến Nguồn Nhân Lực Cho Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Ở Thủ Đô Viêng Chăn
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
Theo kết quả phân tích các nền kinh tế Đông Nam Á, 60% tốc độ tăng trưởng thực của nền kinh tế là do đóng góp của tích luỹ, vốn vật chất và vốn con người. Trong 60% đó, vốn vật chất đóng góp từ 33-49%, còn lại 51 - 65% là phần đóng góp của vốn con người (qua chỉ số về trình độ giáo dục) [177].
Lịch sử phát triển kinh tế thế giới chứng minh rằng, để đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, nhất thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ lao động kỹ thuật. Chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao chính là tiền đề thành công của các nước công nghiệp mới ở châu Á. Kinh nghiệm cho thấy, chưa có một quốc gia phát triển nào đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao trước khi hoàn thành phổ cập giáo dục phổ thông. Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo... và các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong những thập niên 70 - 80 đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trước khi các nền kinh tế đó cất cánh.
2.2.2. Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định phát triển lực lượng sản xuất
Các Mác là người đầu tiên có công phát hiện ra quy luật phát triển của xã hội loại người. Để tồn tại, trước hết con người cần phải ăn, ở, mặc, đi lại,... trước khi tham gia hoạt động chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo…Tức là con người phải lao động để thoả mãn nhu cầu của mình. Lao động của con người là lao động theo phương thức sản xuất vật chất nhất định, là sự thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất được cấu thành bởi người lao động, tư liệu sản xuất và dự báo khoa học sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Con người tham gia vào quá trình sản xuất với tư cách là một nhân tố của lực lượng sản xuất nhưng lao động của con người là lao động sáng tạo. Thông qua hoạt động lao động sản xuất,
con người không ngừng làm giàu cho trí tuệ của mình để chế tạo ra những
công nghệ mới.
Hiện nay, khoa học - công nghệ có tác động mạnh mẽ, nhanh chóng vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Sự phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần, rút cuộc đều là do sự sáng tạo của con người, do con người có trình độ cao phát minh, sáng tạo.
Như vậy, nguồn nhân lực là nguồn lực đặc biệt với những người lao động có trình độ chuyên môn cao, nó là điều kiện hàng đầu thúc đẩy khoa học
- công nghệ phát triển; trí tuệ của con người được chuyển hoá thành công nghệ và chính con người áp dụng công nghệ đó vào quá trình sản xuất để làm cho các nguồn lực khác được sử dụng một cách hiệu quả hơn. Nguồn nhân lực là động lực có sức mạnh to lớn thúc đẩy khoa học - công nghệ phát triển, là yếu tố quyết định phát triển lực lượng sản xuất.
2.2.3. Nguồn nhân lực là điều kiện quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Bước vào thế kỷ XXI, các nước phát triển đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, khai thác, phát huy triệt đề tiềm năng chất xám, những ý tưởng sáng tạo... Xu thế này thực sự đang mở ra cơ hội cho nền kinh tế đang phát triển với điểm xuất phát thấp, cơ sở vật chất nghèo nàn, nhưng sử dụng tri thức để tiến hành đi tắt, đón đầu, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điều này khác hẳn kiểu công nghiệp hoá cổ điển trước đây.
Nguyên nhân dẫn đến thành công của các Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan... không chỉ bắt nguồn từ phát triển khoa học - công nghệ mà chủ yếu là dựa vào nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có "chất xám cao". Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: "Phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước" [12, tr.657].
Đẩy mạnh CNH, HĐH sẽ thúc đẩy sự phát triển và thay đổi cơ cấu nguồn nhân lực từ lạc hậu tới tiến bộ hơn, thay đổi cơ cấu các khu vực lớn trong kinh tế, cơ cấu các ngành kinh tế kỹ thuật, cơ cấu trong nội bộ mỗi ngành, cơ cấu nguồn nhân lực ở từng vùng, từng địa phương và cả đến cơ cấu nguồn nhân lực trong nội bộ từng doanh nghiệp.
Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung cũng như ở mỗi tỉnh thành phố nói riêng thành công thì trước hết là nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định nhất trong việc thực hiện các nhiệm vụ của CNH, HĐH; tiếp cận và triển khai có hiệu quả kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII của Đảng nhân dân cách mạng Lào đã khẳng định con đường đi lên CNXH. Đó là từng bước CNH, HĐH, gắn chặt với tăng cường phát triển các lĩnh vực và hội nhập kinh tế quốc tế. CNH, HĐH là con đường tất yếu của sự phát triển, đổi mới toàn diện, đưa đất nước đi lên từ một nước nông nghiệp là chủ yếu thành một nước công nghiệp. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 CHDCND Lào cơ bản trở thành nước công nghiệp.
Để thực hiện được điều đó chỉ có nguồn nhân lực có ý thức tổ chức, kỷ luật và trình độ chuyên môn cao, trong đó chất xám trở thành nguồn vốn quan trọng nhát, quý nhất, là nhân tố quyết định sự phát triển mới đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH ở Lào và Viêng Chăn.
2.2.4. Nguồn nhân lực là động lực để tiếp cận và phát triển kinh tế tri thức
Kinh tế tri thức (Knowledge Economy) ra đời và phát triển với những tên gọi khác nhau như: kinh tế dựa trên tri thức; kinh tế mới; kinh tế thông tin; kinh tế hậu công nghiệp; kinh tế mạng; kinh tế số... Đây là một nền kinh tế gắn liền với công nghệ cao trong đó tri thức được sử dụng để sản sinh ra lợi tức kinh tế cao, là nền kinh tế sử dụng có hiệu quả tri thức cho phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế tri thức "là nền kinh tế, trong đó việc sáng tạo ra,
truyền thông, quảng bá nhanh để đưa vào ứng dụng tri thức là động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, tạo ra của cải, tạo ra việc làm cho tất cả các ngành kinh tế" [64, tr.513].
Trong cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, máy móc thay thế lao động cơ bắp của con người; còn cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại ngày nay, máy tính giúp con người lao động trí óc nhân gấp bội sức mạnh trí tuệ và sức sáng tạo. Tri thức trở thành nguồn vốn vô hình lớn nhất quan trọng hơn cả các nguồn lực phát triển khác. Lực lượng sản xuất của xã hội đang chuyển từ việc dựa chủ yếu vào tài nguyên thiên nhiên sang dựa chủ yếu vào năng lực trí tuệ của con người, đúng như Các Mác đã từng dự báo:
Một khi lao động dưới hình thái trực tiếp của nó không còn là nguồn của cải vĩ đại nữa thì thời gian lao động không còn là thước đo giá trị nữa. Lao động thặng dư của quần chúng công nhân không còn là điều kiện để phát triển của cải phổ biến, cũng giống như sự không lao động của một số ít người không còn là điều kiện cho sự phát triển những sức mạnh phổ biến của đầu óc con người nữa [51, tr.371].
Thực tiễn đã chứng minh rằng, nguồn gốc giàu có của một quốc gia chính là tri thức và chỉ có con người mới có khả năng nắm giữ tri thức và sản sinh tri thức.
Nhiều nước lúc đầu cũng là nước nông nghiệp như Hàn Quốc, Phần Lan, NiuDilân..., nhưng đã năng động tranh thủ thời cơ đi thẳng vào kinh tế tri thức, chỉ hơn hai thập niên các nước này đã trở thành nước công nghiệp hiện đại có nền kinh tế tri thức trình độ cao với GDP/người khoảng từ 1.500 - 2.500 USD [64, tr.534].
Để có nền kinh tế tri thức đòi hỏi xã hội phải có nền khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo rất phát triển, trình độ văn hoá và nghề nghiệp của người lao động rất cao, xã hội có khả năng sáng tạo tri thức mới... Như Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định:
Phát triển kinh tế tri thức trên cơ sở phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ; xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng khoa học - công nghệ, trước hết là công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ tự động nâng cao năng lực nghiên cứu - ứng dụng gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao [80, tr.220].
Một thực tế cho thấy, sức sản xuất của xã hội đang chuyển dịch mạnh mẽ từ dựa chủ yếu vào tài nguyên thiên nhiên và vốn sang dựa vào chủ yếu vào năng lực trí tuệ của con người. Do vậy, để hiện thực hóa nền kinh tế tri thức phải đặc biệt coi trọng việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả.
Muốn vậy phải cải cách triệt để nền giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đào tạo những con người năng động sáng tạo, thích nghi với sự phát triển, tạo cơ hội để tiếp cận kinh tế tri thức.
2.2.5. Nguồn nhân lực là nhân tố thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng thu nhập cho người lao động
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành của nền kinh tế với vị trí, tỷ trọng và mối quan hệ giữa các bộ phận đó. Cơ cấu kinh tế chủ yếu gồm cơ cấu ngành; vùng; quy mô; trình độ kỹ thuật; công nghệ; thành phần kinh tế, trình độ xã hội hoá sản xuất... Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: "Phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH" [12, tr.92].
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi cấu trúc của nền kinh tế dựa trên cơ sở phát huy những lợi thế tuyệt đối và so sánh của đất nước trong điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và hội nhập kinh tế quốc tế, nó là quá trình tiếp tục phát triển phân công lao động xã hội.
Nguồn nhân lực đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân qua kỹ năng và khả năng sản xuất của người lao động. Người có học vấn cao có cơ hội tìm được việc làm tốt hơn và ít khi bị thất nghiệp. Nghiên cứu của Krueger và Lindahl cho thấy, nếu trình độ học vấn cao hơn thì thu
nhập trung bình một năm tăng từ 5-15%. Nghiên cứu của Becker trước đó cũng công bố kết quả tương tự nhưng ông cũng chỉ rõ giữa những người cùng trình độ, thu nhập trung bình có thể khác nhau tuỳ theo giới tính và chủng tộc.
Kết quả nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cho thấy, giáo dục phổ thông có vai trò rất quan trọng đối với mức tăng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Thực tiễn từ Uganđa, nơi có nền giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 7 cũng khẳng định điều đó. Ví dụ, một nông trại có công nhân có trình độ lớp 4 thì sản lượng của nông trại tăng 7%, công nhân có trình độ lớp 7 thì sản lượng nông trại tăng 13% so với những nông trại không có ai đi học [165].
Các ví dụ khác: ở Hàn Quốc, thêm một năm đi học sẽ làm tăng sản lượng nông trại lên 2%, ở Malaysia là 5%, ở Thái Lan là 3% [178]. Người nông dân có trình độ cao sẽ làm tăng năng suất lao động của mình và còn có ảnh hưởng tích cực tới các nông dân khác xung quanh.
Chất lượng nguồn nhân lực càng cao càng thúc đẩy nhanh quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng hiện đại cả về quy mô và cường độ. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động càng tiến bộ càng đòi hỏi khả năng thích ứng cao hơn của nguồn nhân lực cả về trình độ học vấn, trí tuệ, năng lực sáng tạo, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp…
2.2.6. Nguồn nhân lực là động lực để hội nhập kinh tế quốc tế
Ngày nay, với sự trợ lực quốc tế được coi là một trong những yếu tố cần thiết cho sự phát triển, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành một trong những xu thế tất yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại, những phát minh mạnh mẽ về khoa học - công nghệ, đã góp phần đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thúc đẩy phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng, phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, góp phần khai thác tối đa lợi thế so sánh của các nước tham gia vào nền kinh tế toàn cầu.
Mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Lào được coi là rất quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đã được thúc đẩy một cách tương đối mạnh mẽ trong vòng gần hơn 10 năm qua, với sự khởi đầu là việc gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 1997. Tiếp theo đó là Lào đã ký cam kết một số điều, đặc biệt là về chế độ thuế với Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA) và hợp tác với tổ chức hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO)… Quan hệ thương mại với các nước trong khu vực đang được cải thiện, nhất là với các nước láng giềng như Việt Nam, Thái Lan,… Cùng với việc bình thường hoá quan hệ thương mại với Mỹ vào năm 2004, Lào cũng đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2013.
Trong bối cảnh ấy Lào có cơ hội phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tiếp thu, làm chủ, thích nghi, thu hút được nhiều vốn đầu tư, công nghệ hiện đại và lao động trình độ cao từ bên ngoài. Điều này đòi hỏi quốc gia Lào và Thủ đô Viêng Chăn cần nhanh chóng tạo ra đội ngũ những người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tri thức khoa học, công nghệ, phẩm chất đạo đức, nhân cách và sự hiểu biết những nét đặc thù về văn hoá để có thể tham gia vào quá trình hội nhập.
Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng là điều kiện là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững để CHDCND Lào rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế và đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
2.2.7. Nguồn nhân lực góp phần củng cố quốc phòng an ninh
Thế giới ngày nay trong tình trạng luôn có những hiểm nguy rình rập như chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, khủng bố, bất ổn chính trị - xã hội, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ,…Sức mạnh quốc phòng an ninh là tổng hợp của nhiều thành tố có quan hệ biện chứng tác động qua lại, trong đó, các nhân