Các Tiêu Chí Đánh Giá Nguồn Nhân Lực Cho Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội


lao động, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH [22, tr.134].

Cũng có ý kiến cho rằng, cần phân biệt khái niệm nguồn nhân lực với các khái niệm liên quan như dân số, sức lao động, nguồn lao động, lực lượng lao động, tiềm năng lao động…

Theo Từ điển tiếng Việt, sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực, tồn tại trong cơ thể một con người, thể lực và trí lực ấy có thể mang ra vận dụng để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó. Lực lượng lao động là số lượng và chất lượng những người lao động được quy đổi theo các tiêu chuẩn trung bình về khả năng lao động có thể được sử dụng.

Nguồn lao động với tư cách là phạm trù kinh tế, nó được phản ánh mối quan hệ được hình thành giữa xã hội, tập thể và cá nhân trong việc sản xuất, phân phối, phân phối lại và sử dụng khả năng lao động đã được hình thành phù hợp với lợi ích, nhu cầu xã hội và trình độ phát triển của tiến bộ khoa học và công nghệ.

Trên thực tế, việc quy định độ tuổi lao động giữa các quốc gia có sự khác nhau. Do điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, trình độ phát triển, có quốc gia lấy tuổi lao động tối thiểu từ 15, 16 có nước đến 18 tuổi. Tuổi lao động tối đa có nước quy định là 60, có nước là nâng lên 65 tuổi.

Nhìn chung, tiếp cận ở mỗi góc độ khác nhau, thì có những quan niệm khác nhau về nguồn nhân lực, nhưng về cơ bản các quan niệm đều thống nhất khi nói về nguồn nhân lực đó là nguồn lực con người.

Như vậy, nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia; trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của dân tộc trong lịch sử, được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Có thể nói nguồn nhân lực là số lượng dân số, đặc biệt là dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động cùng với cơ cấu chất lượng của nó; trình độ dân trí gồm trình độ văn hoá, trí tuệ, năng lực tư duy, tích luỹ kinh nghiệm văn hoá dân


tộc, thế giới; trình độ tay nghề; thể chất con người gồm các yếu tố về sức khoẻ, độ bền, sức dẻo dai, chiều cao, cân nặng, phát triển cân đối tinh thần và thể chất; về phong cách lao động của con người gồm ý thức kỷ luật lao động, tinh thần trách nhiệm với công việc, lòng yêu nước, yêu lao động, lao động cần cù, có kỹ thuật, có năng suất cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Từ các quan niệm đã nêu trên có thể thấy rằng, nguồn nhân lực được đề cập là tổng thể sức mạnh thể lực, trí lực, cùng với các đặc trưng về chất lượng lao động như kinh nghiệm sống, nhân cách, đạo đức, lý tưởng, chất lượng văn hoá, năng lực chuyên môn mà đang và sẽ được vận dụng vào cuộc sống lao động sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, nguồn nhân lực là toàn bộ những tiềm năng lao động mà con người của một quốc gia, vùng lãnh thổ... đã được chuẩn bị, huy động đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước; con người đóng vai trò chủ động, là chủ thể sáng tạo và chi phối toàn bộ quá trình đó hướng tới mục tiêu đề ra.

Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã là điều hết sức quan trọng, đảm bảo khả năng thực thi của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế chính trị học Mác xít chỉ rằng, nguồn nhân lực với tư cách là yếu tố phát triển kinh tế - xã hội, là khả năng lao động của xã hội mà theo nghĩa cụ thể, nó bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Vai trò của các yếu tố này được C.Mác đề cập đến: sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.

Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn - 5

Quá trình sản xuất xã hội ngày càng phát triển thì việc hoàn thiện năng lực lao động của con người ngày càng có chất lượng cao hơn. Sức lao động của con người trong sản xuất kinh doanh được coi như một yếu tố chi phí sẽ được đưa vào giá thành của sản phẩm thông qua tiền lương, quyền lợi vật chất khác mà người lao động được hưởng và yếu tố này đem lại lợi ích kinh


tế cho doanh nghiệp và xã hội.

Với tư cách là yếu tố quan trọng có vai trò quyết định đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, nguồn nhân lực của xã hội cũng không ngừng được phát triển theo sự phát triển của sản xuất, của khoa học - công nghệ và sự ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất.

Kế thừa những yếu tố hợp lý trong các quan điểm trên, tác giả luận án cho rằng: Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội là một bộ phận của nguồn nhân lực quốc gia, có khả năng lao động của xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào quá trình lao động; Đó là tổng hợp thể lực, trí lực, tâm lực… của một bộ phận lực lượng lao động xã hội hiện có thực tế và tiềm năng được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay một địa phương nào đó.

Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài việc quan tâm thích đáng tới việc nâng cao sức khoẻ và mặt bằng dân trí còn phải đặc biệt chú ý tới việc bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để làm chủ khoa học - công nghệ; đồng thời phải đặc biệt coi trọng việc xây dựng đạo đức, nhân cách, lý tưởng cho con người. Trình độ phát triển nhân cách, đạo đức đem lại cho con người khả năng thực hiện tốt các chức năng xã hội của nó, nâng cao năng lực sáng tạo của họ trong hoạt động thực tiễn xã hội.

2.1.1.2. Các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội

Dân số của một nước là lực lượng lao động và thế mạnh của quốc gia đó. Nên khi nói đến nguồn nhân lực là nói đến nguồn lao động đã được chuẩn bị ở các mức độ khác nhau đã sẵn sàng tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất xã hội, sản xuất kinh doanh. Thông qua quá trình phát triển nguồn nhân lực sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện thông qua các mặt cơ bản như: cơ cấu, thể lực, kỹ năng, kiến thức lẫn tinh


thần cần thiết cho công việc của người lao động và thông qua đó mà có khả năng tạo được việc làm ổn định.

Nói cách khác, phát triển nguồn nhân lực là hoạt động có mục đích, có chiến lược lâu dài, nhằm tạo ra một nguồn lực vốn người đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong thời kỳ phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Nguồn nhân lực với tư cách là khách thể của sự khai thác bền vững lâu dài và được đầu tư với một nguồn vốn hợp lý nhất định cả về quy mô, cơ cấu số lượng và chất lượng; số lượng và chất lượng nguồn nhân lực luôn gắn bó và tác động qua lại với nhau.

Một là, tiêu chí về số lượng, cơ cấu nguồn nhân lực

Số lượng nguồn nhân lực là tổng số lao động đã và đang được đào tạo, đang và sẵn sàng tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nó phụ thuộc vào dân số của một nước. Quy mô dân số và số lượng nguồn nhân lực có quan hệ cùng chiều với nhau. Nếu quy mô dân số của một nước càng lớn thì số lượng nguồn nhân lực của nước đó càng lớn. Tức là tốc độ gia tăng dân số của xã hội cũng tác động cùng chiều với tốc độ gia tăng số lượng nguồn nhân lực của xã hội. Các chỉ số về số lượng của nguồn nhân lực của một quốc gia bao gồm dân số, tốc độ tăng dân số, tuổi thọ bình quân, cấu trúc của dân số (số dân ở độ tuổi lao động, số người ăn theo.

Trước yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ CNH, HĐH đất nước đòi hỏi chúng ta phải gấp rút đào tạo ngay lực lượng lao động có tri thức khoa học, nắm vững chuyên môn kỹ thuật, năng động sáng tạo, có phẩm chất đạo đức tốt. Bởi vì, trong quá trình CNH, HĐH sự thay thế lao động thủ công bằng lao động kỹ thuật. Kỹ thuật và công nghệ càng tiên tiến, hiện đại thì số lượng người lao động trực tiếp sử dụng kỹ thuật và công nghệ lạc hậu sẽ giảm và đòi hỏi người lao động phải có trình độ cao hơn để sử dụng máy móc thiết bị. Nhưng khi kỹ thuật và công nghệ lạc hậu thay đổi sẽ gây nên sự phân công lại lao động xã hội, từ đó hình thành nên các ngành sản xuất mới. Cùng với


quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đòi hỏi nguồn nhân lực phải đảm bảo đủ mạnh số lượng lao động, phù hợp với yêu cầu của sự phát triển trong từng thời kỳ từ năm nhất định.

Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực được xác định dựa trên quy mô dân số, cơ cấu tuổi, giới tính và sự phân bố theo khu vực và vùng lãnh thổ của dân số. Riêng đối với nguồn lao động thì số lượng còn phụ thuộc nhiều yếu tố có tính chất xã hội khác nhau: Trình độ phát triển của giáo dục - đào tạo; mức sinh đẻ; trình độ xã hội hoá; nguồn thu nhập; di dân và nhập cư; độ tuổi người lao động. Như vậy, sự gia tăng dân số là cơ sở để hình thành và gia tăng số lượng nguồn nhân lực cũng như nguồn lao động.

Đồng thời cơ cấu nguồn nhân lực phải đảm bảo hợp lý, mới đem lại hiệu quả cao cho sự phát triển của nền kinh tế cũng như mỗi địa phương. Quan điểm của các nhà dân số học thế giới cho rằng: "Một quốc gia muốn nền kinh tế phát triển cân đối và tốc độ cao phải có quy mô, cơ cấu dân số thích hợp, phân bố hợp lý giữa các vùng". Nghĩa là: Số lượng dân phù hợp với điều kiện thiên nhiên và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Đảm bảo một tỷ lệ cân đối giữa số người trong độ tuổi với số người quá tuổi và chưa đến tuổi lao động. Theo các nhà dân số học thế giới, một cơ cấu thích hợp đảm bảo cho dân số ổn định tương ứng là 60 - 64%, 10 - 12% và 26 - 28% [57].

Số lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình CNH, HĐH đất nước nói chung và phát triển kinh tế - xã hội nói riêng. Thừa nhân lực sẽ ảnh hưởng dẫn đến tình trạng thất nghiệp, không có việc làm, tạo gánh nặng về mặt xã hội. Thiếu nhân lực không có đủ lực lượng lao động cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Mỗi quốc gia, mỗi tỉnh phải biết dựa vào thế mạnh và phải có kế hoạch trồng người lâu dài, phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.


Hai là, tiêu chí về chất lượng nguồn nhân lực

Trong thời đại cách mạng khoa học - công nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế, chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quyết định đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nên phải được quan tâm phát triển.

Khi đánh giá về nguồn nhân lực người ta thường đề cập tới phương diện chất lượng nguồn nhân lực là chính. Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện trình độ phát triển của nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng điều kiện lịch sử cụ thể và hội nhập kinh tế quốc tế. "Chất lượng nguồn nhân lực là tổng hợp những phẩm chất, năng lực, sức mạnh của người lao động tham gia vào quá trình lao động phát triển kinh tế - xã hội" [54, tr.31]. Chất lượng nguồn nhân lực là một trạng thái nhất định, nó thể hiện giữa các yếu tố cấu thành bên trong của nguồn nhân lực.

Chất lượng nguồn nhân lực phản ánh những yêu cầu cần thiết mà nhân lực cần phải đạt được để thực hiện phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững. Chất lượng nguồn nhân lực là tổng hợp những phẩm chất, năng lực, sức mạnh của người lao động tham gia vào quá trình lao động phát triển kinh tế - xã hội. Nó được tạo nên bởi nhiều yếu tố và được đánh giá dựa trên các tiêu chí như: thể lực, trí lực của lực lượng lao động xã hội, chỉ số phát triển con người HDI, kinh nghiệm sống, năng lực hiểu biết thực tiễn, phẩm chất đạo đức, thái độ và phong cách làm việc, truyền thống văn hoá là những yếu tố quan trọng nhất. Để hiểu rõ hơn về chất lượng nguồn nhân lực, có thể cụ thể hoá các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực sau đây:

- Về thể lực người lao động

Sức khoẻ là yếu tố quan trọng của nguồn nhân lực. Thể lực của người lao động là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện thiết yếu để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, để biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Thể lực của nguồn nhân lực được biểu hiện ở trạng thái sức khoẻ của con người, các chỉ số sinh học như chiều cao, cân nặng, tuổi thọ,


khả năng hoạt động của cơ bắp... Thể lực của con người được hình thành, duy trì, phát triển do chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, giống nòi, rèn luyện thể chất,... Nó phụ thuộc vào chính sách xã hội và trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Nguồn nhân lực có thể lực tốt được biểu hiện ở sự nhanh nhẹn tháo vát, bền bỉ, dẻo dai trong lao động trí tuệ sáng tạo, ở sức mạnh của cơ bắp trong công việc. Thể lực tốt còn là điều kiện cho phát triển trí lực. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội thể lực của nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng để chuyển tải, tiếp nhận tri thức khoa học - công nghệ, kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp thành sức mạnh của lực lượng sản xuất để tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm mới cho xã hội.

Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực được duy trì, phát triển bằng vật chất, tinh thần, tư tưởng, thái độ của chính con người. Do vậy, để tạo điều kiện cho việc nâng cao thể lực của nguồn nhân lực cần phải tạo ra các điều kiện sống và chăm sóc sức khoẻ tốt nhất cho người dân. Cho nên việc giáo dục, đào tạo, rèn luyện thể dục, thể thao, chăm sóc sức khoẻ cho con người phải được coi là quốc sách hàng đầu.

- Về trí lực của nguồn nhân lực

Trình độ trí lực của nguồn nhân lực trong thời đại cách mạng khoa học - công nghệ đòi hỏi khá cao. Trí lực được biểu hiện ở trình độ học vấn, khả năng sáng tạo, trình độ tay nghề, phẩm chất tốt đẹp của người công dân yêu nước, có lòng yêu nước thiết tha, tự trọng dân tộc cao, yêu chủ nghĩa xã hội, quyết chí đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện thành công CNH, HĐH vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Trình độ của nguồn nhân lực được coi là tiêu chí quan trọng nhất xác định chất lượng nguồn nhân lực hiện nay, đó là những năng lực sáng tạo, khả năng tận dụng các nguồn lực sẵn có, dễ lưu chuyển bên ngoài: vốn, thị trường, tri thức và công nghệ kỹ thuật hiện đại, và khả năng tiếp thu, xử lý những


thông tin kịp thời. Trình độ trí lực còn được thể hiện ở kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo tức là nguồn nhân lực phải có khả năng biến tri thức thành công nghệ và kỹ năng lao động nghề nghiệp, biết nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo, ứng dụng, phát triển, đào tạo, bồi dưỡng và lựa chọn các giải pháp hợp lý để phát triển kinh tế - xã hội. "Tri thức là một động lực cơ bản cho việc gia tăng năng suất lao động và cạnh tranh toàn cầu, nó là yếu tố quyết định trong quá trình phát minh, sáng kiến và tạo ra của cải xã hội" [61, tr.43]. Như vậy, trí lực của nguồn nhân lực càng cao, năng suất lao động càng lớn, trí lực ngày càng có vai trò quyết định trong sự nghiệp phát triển nguồn lực con người. Đây là tiêu chí có vai trò rất quan trọng trong đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.

Trong điều kiện hiện nay, việc nâng cao trí tuệ của nguồn nhân lực là cơ sở thúc đẩy quá trình CNH, HĐH, nhất là trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế mà phải chú trọng phát triển các ngành công nghệ cao như: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ na nô. Biện pháp phổ biến để nâng cao trí lực nguồn nhân lực là đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, mở rộng quy mô và triển khai các cơ sở đào tạo nghề, nâng cao hiệu quả dạy nghề để đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đặc biệt là nguồn lao động có kỹ năng nghề nghiệp cao. Phương pháp đánh giá trình độ nghề nghiệp, mức độ cống hiến, phẩm chất đạo đức của người lao động là những phẩm chất đạo đức như ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác lao động, tiết kiệm, tinh thần trách nhiệm, tác phong làm việc và lương tâm nghề nghiệp của nguồn nhân lực. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Trí lực là một hệ thống thông tin đã được xử lý và lưu lại trong bộ nhớ của con người. Nó được hình thành và phát triển thông qua giáo dục đào tạo và quá trình lao động sản xuất của con người. Trí lực của nguồn nhân lực được đánh giá thông qua các chỉ tiêu cơ bản là:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2022