Tạo Dựng Và Duy Trì Vốn Xã Hội Qua Việc Trở Thành Thành Viên Các Nhóm, Tổ Chức, Mạng Lưới Xã Hội


tinh thần của các cá nhân được đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào quá trình phát triển xã hội. Khi nói đến nguồn nhân lực là nói đến nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. Ba yếu tố thể lực, trí lực, đạo đức là 3 yếu tố cơ bản cấu trúc nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực trẻlà nguồn nhân lực ở độ tuổi trẻ. Tác giả sử dụng nguồn nhân lực trẻ nghĩa là chỉ cán bộ viên chức, công chức có độ tuổi dưới 35 làm việc trong các tổ chức, cơ quan hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc làm việc trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước (hay còn gọi là cán bộ trẻ làm việc cho cơ quan nhà nước).

Phát triển nguồn nhân lựclà phát triển con người nhằm đào tạo, bồi dưỡng và phát huy các phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu của xã hội. Phát triển nguồn nhân lực trẻ trong luận án đề cập đến cán bộ viên chức, công chức có độ dưới 35 làm việc trong các tổ chức, cơ quan hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc làm việc trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước - nhằm đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức và lối sống, kiến thức, kỹ năng.

Vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ là quá trình nhân lực trẻ tạo dựng, duy trì và sử dụng các các mạng lưới xã hội, quan hệ có đi có lại, lòng tin, thông qua việc đầu tư vào các quan hệ xã hội trong nhóm, cộng đồng xã hội, nhằm tìm kiếm các cơ hội tuyển dụng, cơ hội được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ và cơ hội được bổ nhiệm vào các vị trí công tác phù hợp, thực thi công vụ tốt nhất cũng như nâng cao thu nhập.

Các lý thuyết vốn xã hội, mạng lưới xã hội cũng như thực tiễn chính sách về vấn đề phát triển nguồn nhân lực trẻ sử dụng trong luận án nhằm góp phần đưa ra các giả thuyết nghiên cứu, khung lý thuyết cũng như các cơ sở lý luận và thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu.


Chương 3

THỰC TRẠNG TẠO DỰNG VÀ DUY TRÌ VỐN XÃ HỘI CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

3.1. Dẫn nhập

Về khái niệm về vốn xã hội, Bourdieu nhấn mạnh là toàn bộ nguồn lực thực tế và tiềm ẩn xuất phát từ mạng lưới quen biết trực tiếp hoặc gián tiếp (chẳng hạn thành viên của cùng một tôn giáo, hoặc cùng sinh quán hay đồng môn) [Trần Hữu Dũng, 2003]. Các nhà nghiên cứu đã nhận định rằng, theo nghĩa chung nhất vốn xã hội được xem xét như là các chuẩn mực và các quan hệ xã hội gắn chặt trong cơ cấu xã hội của nhóm, mà nhờ đó các cá nhân phối hợp hành động để đạt được những mục đích [Nguyễn Quý Thanh, 2013]. Do đó, các tương tác giữa các cá nhân và các thiết chế chi phối họ được dẫn dắt bởi các chuẩn mực và các giá trị, vốn xã hội liên quan đến sự cố kết nội tại về xã hội và văn hóa của xã hội. Mặt khác, vốn xã hội được xem là các kênh tiếp cận đến những nguồn lực cố hữu thuộc về các quan hệ nào đó. Chẳng hạn, cơ hội việc làm chỉ có được trong quan hệ với người chủ lao động, vốn vay có được trong mối quan hệ với người có khả năng cho vay là ngân hàng, quỹ tín dụng hoặc người có tiền cho vay. Xung quanh mỗi cá nhân có rất nhiều mối quan hệ, có thể tạo thành các mạng lưới quan hệ cung cấp nguồn vốn tức là các kênh tiếp cận đến các nguồn lực trong mạng quan hệ đó.

Coleman (1994) đã đưa ra cấu trúc mạng lưới ba người dưới dạng một tam giác đều trong đó vốn con người nằm ở ba đỉnh và vốn xã hội nằm ở ba chiều cạnh của tam giác tức là mối quan hệ giữa các cá nhân. Từ cấu trúc đơn giản này, theo Lê Ngọc Hùng một cấu trúc tổng hợp mạng lưới xã hội trong quan hệ của của các cá nhân với nhóm và cộng đồng có thể được thiết lập. Theo đó, vốn con người là tập hợp các năng lực tồn tại trong mỗi cá nhân, nhóm, tổ chức và thể hiện trong từng đầu mối của các quan hệ xã hội. Trong từng quan hệ giữa các cá nhân, nhóm, tổ chức có sự tồn tại của vốn xã hội tức là quan hệ xã hội giữa các đầu mối của mạng lưới xã hội con người [Lê Ngọc Hùng, 2008]

Liên quan đến chủ đề này Cohen và Prusak (2001) cũng cho rằng: “Vốn xã hội bao gồm phần lớn sự hợp tác xây dựng giữa những con người với nhau: Sự tin tưởng, sự hiểu biết lẫn nhau, và sự chia sẻ những giá trị đạo đức, phong cách nối kết những thành viên trong các tập đoàn, các cộng đồng lại với nhau làm cho việc phối hợp hành


động có khả năng thực hiện được” [Don Cohen, Laurence Prusak, 2001]. Điều này cho thấy, để tạo dựng và duy trì vốn xã hội, các cá nhân xã hội cần có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Bourdieu, Coleman, Fukuyama, Putnam, Portes đều cho rằng vốn xã hội được tạo ra thông qua sự đầu tư vào các mối quan hệ xã hội hoặc mạng lưới xã hội, và nhờ vào vốn xã hội các cá nhân có thể tìm kiếm lợi ích. Như vậy, để tạo dựng vốn xã hội cho nguồn nhân lực trẻ trước hết cần phải xây dựng các mối quan hệ trong gia đình, dòng họ, huyết thống và các nhóm xã hội khác nhau tạo thành một mạng lưới xã hội xung quanh mỗi cá nhân.

Trong luận án này, việc tạo dựng và duy trì vốn xã hội được đo lường bằng chỉ báo về việc trở thành thành viên các nhóm, tổ chức, mạng lưới xã hội; mức độ tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài cơ quan của các nhóm xã hội và chiến lược cá nhân của nhân lực trẻ. Theo đó, các phân tích của chúng tôi sẽ xoay quanh việc tìm hiểu sự tham gia các nhóm xã hội của cá nhân sẽ tạo thành mạng lưới xã hội, sự tin cậy của các thành viên trong nhóm và mối quan hệ có đi có lại để tạo dựng và duy trì vốn xã hội. Các nhóm xã hội tạo thành mạng lưới xã hội được đề cập ở đây bao gồm: gia đình, họ hàng, đồng nghiệp, bạn học cũ, hội đồng hương, hội/CLB cùng sở thích, các nhóm hụi, họ và một số tổ chức chính trị xã hội khác như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội chữ thập đỏ ….

3.2. Tạo dựng và duy trì vốn xã hội qua việc trở thành thành viên các nhóm, tổ chức, mạng lưới xã hội

Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội lớn của cả nước, nơi có sức hút lớn đối với các các nguồn nhân lực nói chung không ngoại trừ nguồn nhân lực trẻ. Chính vì lẽ đó, mà nguồn nhân lực trẻ ở đây phần đông là ở các tỉnh khác đến học tập và làm việc, do vậy việc họ tham gia các hoạt động của các mạng lưới xã hội như họ hàng, đồng nghiệp, bạn cũ, thanh niên,... là điều tất yếu. Có một điểm khác biệt giữa nguồn nhân lực trẻ đối với các nguồn nhân lực khác ở chỗ họ trẻ hơn về độ tuổi, ít kinh nghiệm nhưng nhạy bén với thông tin và năng động nên họ dễ dàng hòa nhập và có xu hướng thích tham gia các hoạt động của các nhóm xã hội khác nhau. Điều này cho thấy, lao động trẻ không chỉ tham gia duy nhất hoạt động của một nhóm xã hội mà cùng một thời điểm họ tham gia nhiều nhóm xã hội dựa trên các mối quan hệ xã hội khác nhau.


3.2.1. Tham gia hoạt động của các nhóm xã hội để trở thành thành viên

Qua khảo sát 1000 lao động trẻ đang công tác tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp trên hai địa bàn cho thấy để tạo dựng và duy trì vốn xã hội cho bản thân, nguồn nhân lực trẻ đã chủ động tham gia các hoạt động của các nhóm xã hội khác nhau với mức độ tham gia của mỗi cá nhân cũng khác nhau. Mức độ tham gia các nhóm của mỗi cá nhân phụ thuộc vào các yếu tố, đặc điểm cá nhân của từng người. Các yếu tố nhân khẩu xã hội quyết định việc nguồn nhân lực trẻ lựa chọn các mức độ tham gia hoặc không tham gia các nhóm xã hội để tạo dựng vốn xã hội. Kết quả khảo sát cho thấy, nguồn nhân lực trẻ tham gia các hoạt động của nhiều nhóm xã hội, nhiều nhất ở các nhóm sau: nhóm đồng nghiệp, nhóm họ hàng và nhóm bạn học cũ chiếm tỷ lệ lần lượt là 70,7%; 69,4%, và 67,5%. Đồng thời, nguồn nhân lực trẻ còn tham gia các nhóm xã hội khác với mức độ ít tích cực hơn là nhóm Đoàn thanh niên 36,1%, hội đồng hương 14,8%; các nhóm xã hội mà nguồn nhân lực trẻ tham gia ít nhất là nhóm cùng sở thích, hội nông dân, nhóm tín dụng ... chiếm tỉ lệ không đáng kể dưới 9%.

Có thể thấy, trong mạng lưới quan hệ xã hội đặc trưng của nhân lực trẻ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì quan hệ xã hội từ các nhóm đồng nghiệp, họ hàng và bạn học cũ tạo thành mạng lưới dày đặc hơn so với các quan hệ khác. Cụ thể là cứ 10 người thì có khoảng 6 người tham gia tích cực vào ba mạng lưới chính xung quanh họ là đồng nghiệp, họ hàng và bạn học cũ.

Biểu đồ 3.1: Mức độ tham gia tích cực vào hoạt động của các nhóm xã hội


Nguồn Kết quả khảo sát đề tài KX 03 09 11 15 Nhóm đồng nghiệp thường có quan 1

Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài KX.03.09/11-15


Nhóm đồng nghiệp thường có quan hệ theo mô hình thứ bậc hoặc/và ngang hàng. Trong nhóm đồng nghiệp, lao động trẻ có cơ hội trao đổi với nhau về kiến thức, kỹ năng, công việc, thậm chí còn chia sẻ động viên nhau về niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống một cách dễ dàng trên mối quan hệ này. Kiểm định Chi-square cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm lao động nam và nữ; nhóm nhân lực ở các tôn giáo khác nhau đối với sự tham gia vào nhóm đồng nghiệp theo đó, tỷ lệ tham gia nhóm đồng nghiệp của nam và nữ là tương đương nhau, việc theo các tôn giáo khác nhau, nhóm tuổi, học vấn và tình trạng hôn nhân khác nhau cũng không ảnh hưởng đến việc tham gia vào nhóm đồng nghiệp. Duy chỉ có yếu tố thu nhập, tức là nhân lực trẻ với mức thu nhập khác nhau có tỷ lệ tham gia vào nhóm đồng nghiệp không giống nhau.

Mặc dù có sự chênh lệch về tỷ lệ không lớn nhưng số liệu cho thấy, nguồn nhân lực trẻ ở thu nhập từ 4 triệu đến dưới 6 triệu có tỷ lệ tham gia vào nhóm đồng nghiệp cao hơn so với hai nhóm còn lại. Sự khác biệt này cần tìm hiểu để có thể giải thích tại sao nguồn nhân lực có mức thu nhập từ 4-6 triệu lại có tỷ lệ tham gia vào nhóm đồng nghiệp cao hơn các nhân lực trẻ ở nhóm dưới 4 triệu và trên 6 triệu. Đối với nhóm nhân lực trẻ có thu nhập dưới 4 triệu chủ yếu là những người mới được tuyển dụng vào các cơ quan hành chính, sự nghiệp, mối quan hệ đối với đồng nghiệp mới ở giai đoạn bắt đầu, do vậy việc họ tham gia vào nhóm đồng nghiệp còn hạn chế bởi sự e dè, ngại ngùng thậm chí còn là sợ người khác đánh giá về thái độ … Điều này tạo nên sự khác biệt trong mức độ tham gia của họ trong nhóm đồng nghiệp so với các nhóm còn lại. Nhóm có thu nhập trên 6 triệu có mức độ tham gia nhóm đồng nghiệp cao hơn so với nhóm có thu nhập dưới 4 triệu nhưng mức độ tham gia không tích cực bằng nhóm có thu nhập từ 4

- 6 triệu bởi nhóm thu nhập này có thâm niên công tác cao hơn, họ đã có thời gian làm việc nhiều hơn với các đồng nghiệp cùng cơ quan, ngoài ra nhu cầu của họ còn muốn tham gia vào các nhóm xã hội khác, đặc biệt là các nhóm cùng nghề nghiệp, cùng chuyên môn ở bên ngoài cơ quan. Điều đó có nghĩa rằng, vốn xã hội của họ không chỉ được xây dựng co cụm trong một nhóm xã hội nhất định mà vốn xã hội của họ còn được xây dựng ở các nhóm xã hội khác từ bên ngoài mà vẫn phục vụ tốt cho công việc họ đang thực hiện. Khi trao đổi với một số nhân lực trẻ trong nhóm thu nhập này cho thấy sự lý giải trên là hợp lý:


Với mình các mối quan hệ trong quá trình học sau khi đã đi làm có ý nghĩa rất lớn, chẳng hạn khi đi học cao học mình quen một số bạn đang làm việc tại các tỉnh, mà sau này nhờ có mối quan hệ tốt, các bạn ấy hỗ trợ cho mình rất nhiều khi mình có việc tại các tỉnh đó. Vì cùng ngành, nên hỗ nhau được rất nhiều, vừa là bạn học, vừa là đồng nghiệp” (PVS 1, nữ, 35 tuổi)

Có thể khẳng định rằng, cả nam và nữ, không phân biệt giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, khu vực cư trú, tôn giáo đều có sự tham gia tích cực vào nhóm đồng nghiệp. Điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tế cuộc sống khi những người trẻ tuổi dành nhiều thời gian cho công việc, chuyên môn so với các hoạt động khác trong ngày lao động trẻ. Sự thành đạt trong sự nghiệp, công việc vừa là mục tiêu vừa là động lực đối với những người trẻ tuổi. Chính vì thế quan hệ đồng nghiệp cũng thường là mối quan hệ chủ yếu, được nhiều lao động trẻ quan tâm. Do vậy, việc xây dựng mạng lưới xã hội cũng như tạo dựng vốn xã hội của nhiều người trẻ hiện nay thường bắt đầu với quan hệ đồng nghiệp. Chia sẻ của một kỹ sư công nghệ thông tin dưới đây minh chứng rõ cho luận điểm trên:

“Thực sự là vì công việc của mình khá bận nên hai nhóm bạn mà mình vẫn đang chơi trước đây và hiện nay là hội cùng công ty và hội bạn từ cấp hai, cấp ba. Ngoài ra, không còn thời gian cho hội bạn nào khác (cười), trừ người yêu. Hội cùng công ty là gặp nhau thường xuyên nhất, làm việc hàng ngày rồi liên hoan tụ tập theo lịch team building của công ty, ngoài ra còn nhóm chơi thân cùng công ty cũng tụ tập thêm đi đây đi đó. Qua đó cũng hỗ trợ nhau được nhiều trong công việc” (PVS 2, Nam, 26 tuổi)

Về mức độ tham gia vào nhóm họ hàng, không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của những nhóm nhân lực trẻ với giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, khu vực sinh sống, thâm niên công tác khác nhau với mức độ tham gia vào nhóm họ hàng. Khác biệt duy nhất thể hiện ra, với mối liên hệ không rõ nét đó là yếu tố nhóm tuổi. Theo đó, mạng lưới họ hàng, nhất là nhóm họ hàng ở gần khu vực sinh sống và cùng độ tuổi của người trả lời có vai trò quan trọng trong việc chia sẻ các giá trị, các chuẩn mực xã hội, niềm vui, nỗi buồn, các kinh nghiệm trong công việc, cuộc sống thậm chí là giúp đỡ về mặt vật chất. Thông qua các hình thức găp gỡ trực tiếp hoặc


gián tiếp trong các ngày quan trọng của dòng họ, các gia đình trong họ hoặc các buổi tụ họp nhân dịp sinh nhật, cuối tuần các cá nhân trong nhóm tạo lập nên các mối quan hệ qua lại, tạo nên sự tin cậy và niềm tin ... thiết lập một mạng lưới xã hội có thể giúp đỡ và chia sẻ lẫn nhau khi gặp phải các vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Có lẽ chính vì thế mà không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm lao động trẻ có giới tính, tuổi, tôn giáo, tình trạng hôn nhân khác nhau với mức độ tham gia vào nhóm họ hàng.

Nhóm xã hội có số lượng nhân lực trẻ tham gia thường xuyên các hoạt động cao thứ ba là nhóm bạn cũ với tỷ lệ 67,5 %. Đây là nhóm xã hội ngang hàng, có ảnh hưởng quan trọng đến việc thu nhận kinh nghiệm xã hội, hoàn thiện các kiến thức khoa học, kỹ năng lao động và quy tắc ứng xử. Những người trong nhóm ngang hàng có cùng một địa vị xã hội nên quan hệ của họ tương đối bình đẳng, họ dễ dàng chia sẻ quan điểm, cách nhìn xã hội với nhau, cùng nhau tạo nên một tiểu môi trường văn hóa, trong đó các giá trị, mục tiêu, chuẩn mực văn hóa của nhóm có khác biệt so với chuẩn mực văn hóa của toàn xã hội. Các nhóm ngang hàng thường được thiết lập một cách có ý thức vì những mục đích cụ thể. Các mục tiêu của nhóm rất đa dạng, xoay quanh các giá trị chung của nhóm. Từ những đặc trưng riêng của nhóm bạn cũ nên việc tham gia thường xuyên các hoạt động của nhóm với mục đích chia sẻ, tích lũy kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm giúp họ tạo dựng vốn xã hội nhất định cho bản thân. Kiểm định thống kê cho thấy các đặc điểm về nhóm tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, tôn giáo không có mối liên hệ chặt chẽ trong việc tham gia thường xuyên hoạt động của nhóm bạn học cũ. Tuy vậy, các lao động trẻ ở trình độ học vấn khác nhau lại có mức độ tham gia vào nhóm bạn học cũ tương đối khác biệt. Cụ thể, nhóm lao động có trình độ sau đại học là nhóm có tỷ lệ tham gia hoạt động với các bạn học cũ cao nhất, tương ứng là 71,4% so với 64,8% của nhóm có trình độ Cao đẳng, Đại học; 50% của nhóm THPT và TC nghề. Có thể là do số năm đi học nhiều và qua nhiều cấp bậc học khác nhau thì mạng lưới bạn cũ càng rộng, do vậy nhóm lao động sau đại học có nhiều cơ hội để tham gia vào mạng lưới bạn học cũ so với các lao động ở trình độ còn lại.

Ngoài ba nhóm xã hội được đề cập ở trên có số lượng lao động trẻ tham gia một cách đông đảo, thì các nhóm xã hội khác như Đoàn thanh niên, hội chữ thập đỏ,


hội phụ nữ, hội đồng hương, … có tỷ lệ tham gia ít hơn. Tuy nhiên đây vẫn được xem là những mạng lưới xã hội giúp lao động trẻ trong việc tạo dựng vốn xã hội để tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân về học tập nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, về cơ hội tìm việc làm, những vị trí xã hội cũng như chia sẻ tình cảm, cảm xúc trong cuộc sống.

Về sự tham gia của các cán bộ trẻ vào tổ chức Đoàn Thanh niên, có thể thấy trong nhóm tuổi từ 18 đến 34 tuổi [Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, 2012] là nhóm xã hội vẫn trong độ tuổi sinh hoạt Đoàn Thanh niên, tuy vậy, tỷ lệ trả lời tham gia tích cực vào hoạt động Đoàn Thanh niên chỉ là 36,1%, đây là sự lựa chọn tham gia cao thứ tư sau ba nhóm xã hội đã được phân tích ở trên. Sự khác biệt thể hiện rõ là: nhóm nam giới, nhóm người trẻ dưới 23 tuổi, nhóm không theo tôn giáo và nhóm độc thân có tỷ lệ tham gia tích cực vào hoạt động của Đoàn Thanh niên cao hơn hẳn so với các nhóm còn lại. Có lẽ để nhận định rõ về vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên đối với việc tạo dựng và duy trì vốn xã hội của nhóm thanh niên cán bộ thuộc khối cơ quan nhà nước, chúng ta cần một nghiên cứu cụ thể và toàn diện hơn. Tuy nhiên, các kết quả trên gợi ra một số suy nghĩ về việc phát huy hiệu quả vai trò của tổ chức Đoàn trong đời sống của đoàn viên hiện nay.

Ngoài ra, có hai nhóm xã hội có tỷ lệ tham gia tích cực của nhân lực trẻ không quá cao là Hội đồng hương (14,8%) và nhóm câu lạc bộ, cùng sở thích (14,3%). Tuy vậy, khi phân tích sâu về khác biệt giữa các nhóm nhân lực trẻ đối với việc tham gia hai nhóm hội này, có những phát hiện thú vị từ cả dữ liệu định lượng và định tính. Hội đồng hương là một tổ chức rất đặc biệt và có nhiều ý nghĩa với những người đến sống và lập nghiệp tại một địa phương khác, do đó luận án vẫn đi vào phân tích sự khác biệt giữa các nhóm nhân lực trẻ đối với sự tham gia vào Hội đồng hương mong muốn chứng minh một số vai trò nhất định của hội đồng hương trong việc tạo dựng và duy trì vốn xã hội đối với lao động trẻ. Có sự khác biệt rõ nét giữa nguồn nhân lực trẻ ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh đối với tỷ lệ tham gia vào hội đồng hương. Cụ thể, tỷ lệ tham gia vào hội đồng hương của cán bộ trẻ tại Hà Nội cao hơn so với tỷ lệ này ở Tp Hồ Chí Minh, lần lượt là 19,6% và 10%.

Trong quan điểm của nhiều cá nhân, hội đồng hương có vai trò khá quan trọng trong đời sống của họ. Theo tác giả Nguyễn Quý Thanh (2016), khi chuyển từ xã hội nông thôn sang đô thị, khi các dạng “đoàn kết hữu cơ”- thuật ngữ mà

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023