Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Ảnh Hưởng Đến Nguồn Nhân Lực Cho Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Ở Thủ Đô Viêng Chăn


học sinh phổ thông trung học (PTTH) đã học đại học.

Ngân sách dành cho giáo dục ở Hàn Quốc không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 1960, ngân sách dành cho giáo dục đào tạo chiếm tỷ lệ 9-10%; thập niên 80 là 17%; đến thập niên 90 đã tăng lên mức 27-29% ngân sách nhà nước (tương đương 3,5 - 3,7% GDP).

Giáo dục phổ thông ở Hàn Quốc chủ yếu do các trường công lập giảng dạy, có khoảng 70% số học sinh theo học. Học sinh ở nông thôn được Chính chủ miễn học phí; tỷ lệ học sinh THPT năm 1985 đã đạt hơn 90% (so với Hồng Kông tỷ lệ học sinh THPT chỉ đạt 69%). Khu vực tư nhân ở Hàn Quốc rất tích cực tham gia vào giáo dục đại học và dạy nghề, tỷ trọng của khu vực này có lúc chiếm tới 70-90%.

Chính phủ Hàn Quốc tiến hành xã hội hoá, huy động sức mạnh của toàn dân cùng với chính phủ cho hoạt động giáo dục và đào tạo. Hệ thống đào tạo nghề của Hàn Quốc bao gồm đào tạo công và đào tạo tư nhân; tập trung đào tạo nghề cơ bản, các nghề thuộc công nghệ mới và nguồn nhân lực có trình độ tiên tiến. Đào tạo tư nhân do các công ty, nhà máy do chính các công ty thực hiện. Từ năm 1968, Hàn Quốc đã thực hiện "kế hoạch hoá đưa nhân tài về nước" với nhiều ưu đãi như nhà ở, môi trường làm việc hiện đại, trả lương cao gấp nhiều lần so với mức lương cũ của họ.

Thứ hai, coi việc ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, công nghệ mới vào việc sản xuất kinh doanh như một biện pháp quan trọng để phát triển tay nghề, trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực chất lượng cao.

Các nước công nghiệp phát triển như: Đức, Nhật Bản, Thuỵ Sĩ... cũng có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ và các tập đoàn kinh tế trong phát triển và đào tạo nguồn nhân lực.

2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Thủ đô Viêng Chăn

Qua thực trạng đảm bảo nguồn nhân lực của một số quốc gia, có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm về đảm bảo nguồn nhân lực cho phát


triển kinh tế - xã hội ở thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào:

Thứ nhất, để đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thì các nước và tỉnh, thành phố phải luôn coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu; quy mô, chất lượng giáo dục liên tục phát triển ở các vùng, các ngành học và các cấp học. Ngân sách không ngừng tăng chi cho giáo dục đào tạo để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật các trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề, các trường trung học phổ thông và phổ thông trung học.

Đổi mới toàn diện chương trình nội dung, phương pháp dạy học, từ giáo dục phổ thông cho đến trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.

Mở rộng và nâng cao chất lượng, trình độ học vấn của đội ngũ giáo viên ở các cấp, các ngành trong hệ thống đào tạo. Hỗ trợ ngân sách đào tạo bậc đại học trong nước và ngoài nước.

Thứ hai, kết nối giữa các cấp đào tạo (trung học - trung học nghề - cao đẳng - đại học - sau đại học). Đa dạng hoá các hình thức đào tạo: tập trung, tại chức, trong nước, ngoài nước; khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp bỏ vốn đào tạo nguồn nhân lực; đặc biệt quan tâm các cơ sở đào tạo nghề phục vụ chuyển đổi nghề cho người lao động; bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách cho phù hợp với cho phù hợp với các cơ sở dạy nghề.

Thứ ba, việc bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được thực hiện phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ từ năm. Chính quyền các tỉnh, thành phố cần có chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho từng thời kỳ.

Thứ tư, có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đúng đắn, đặc biệt là cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, các chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học đầu ngành để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố.


Thứ năm, mở rộng và phát triển các Hội khuyến học ở mọi cấp, mọi địa phương từ cơ sở đến Trung ương đã tạo được phong trào học tập, thành lập các Hội khuyến nông, Hội khuyến công, Hội khuyến ngư…, nên đã đưa tiến bộ khoa học công nghệ đến với người lao động, tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không qua trường lớp đào tạo.

Thứ sáu, đảm bảo nguồn nhân lực phải dựa trên cơ sở kế thừa và phát huy giá trị văn hoá truyền thống kết hợp với việc tiếp thu tinh hoa nhân loại. CHDCND Lào cũng có giá trị văn hoá truyền thống lâu đời, đó là chủ nghĩa yêu nước, Anh hùng dũng cảm… những giá trị này cần được kế thừa và phát huy trong điều kiện hội nhập quốc tế, đồng thời cần tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của nền văn minh nhân loại cho phát triển nguồn nhân lực.

Thứ bảy, chính sách đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng có mối quan hệ nhân quả với chính sách phát triển khoa học - công nghệ. Các nước đã thực hiện chính sách đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ từ các nước phát triển vào các ngành sản xuất, nhờ đó, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao đã tăng rất nhanh. Để đáp ứng nhu cầu trên các nước đã tập trung đào tạo nguồn nhân lực này để cung cấp kịp thời cho thị trường lao động. Nguồn nhân lực chất lượng cao được tăng cường đến lượt nó thúc đẩy khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo phát triển...

Thứ tám, chính sách sử dụng nguồn nhân lực hợp lý sẽ tạo động lực cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc sử dụng lao động có trình độ cao của các nước áp dụng hình thức thuê lao động làm việc đến suốt đời như Nhật Bản. Với cơ chế thị trường, người lao động dễ dàng chuyển tới làm việc cho nhưng công ty trả lương cao hơn, điều kiện lao động tốt hơn. Điều này tạo ra một áp lực cạnh tranh để nâng cao trình độ chuyên môn, và đồng thời cũng thúc đẩy sự cạnh tranh giữa chính sách đãi ngộ nhân tài của người sử dụng lao động. Ngoài ra, mức trả lương rất cao tại Hàn Quốc đối với lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao là một động lực lớn thu hút nhân tài, khích lệ


người lao động nâng cao trình độ. Mức tiền lương của người có trình độ đại học cao gấp 3-4 lần lao động chỉ có trình độ PTTH và mức tiền lương còn tăng lên nhiều lần tuỳ theo sự thay đổi của bằng cấp, trình độ chuyên môn...

Thứ chín, chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình và y tế có ảnh hưởng đáng kể đến chất lương dân số và chất lượng nguồn lực lao động chất lượng cao. Nhờ chú trọng công tác kế hoạch hoá dân số mà Thái Lan trong 25 năm gần đây có tỷ lệ tăng dân số rất thấp. Mặt khác, định hướng chính sách dân số của nước này là nâng cao chất lượng dân số: Tất cả các công dân sinh ra đều được hỗ trợ phát triển ở mọi lứa tuổi, nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng lực lượng lao động có chất lượng cao.

Đồng thời với chính sách dân số Thái Lan đã hỗ trợ sinh sản cho các

cặp vợ chồng, cung cấp các dịch vụ y tế với chất lượng tốt cho mọi người dân.

Như vậy, Thủ đô Viêng Chăn thời gian tới cần thực hiện tốt các nội

dung sau:

Một là, cần tập trung phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo, dạy, học nghề theo hướng hiện đại, đón đầu sự phát triển của xã hội, hội nhập với khu vực và thế giới, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của Thủ đô.

Đối với các trung tâm đào tạo các ngành nghề trọng điểm và các chương trình đào tạo có địa chỉ, cần đầu tư theo chuẩn các nước tiên tiến, bằng cách huy động vốn đầu tư trong nước và ngoài nước để xây dựng các trường dạy nghề chất lượng cao.

Hai là, cần tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, và dạy nghề có trình độ chuyên môn cao được huy động từ nhiều nguồn khác nhau; đổi mới trang thiết bị dạy học, thí nghiệm, thực hành…, đổi mới nội dung, chương trình phương pháp giáo dục, đào tạo, gắn nội dung đào tạo trong nhà trường với hoạt động thực tiễn xã hội.

Ba là, cần coi trong giáo dục phổ thông theo hướng chuẩn bị các kiến


thức cơ sở để mỗi người có thể bước vào học một nghề nhất định khi không có đủ trình độ, điều kiện hoặc không muốn học lên đại học. Đồng thời chú trọng giáo dục đồng bộ: đức, trí, mỹ để có thể có những người lao động có kiến thức kỹ năng, có sức khoẻ và đào đức lao động tốt trong tương lai.

Bốn là, cần phải xác định lại việc đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là khâu then chốt trong phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Việc bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thủ đô cần được thực hiện phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Năm là, phải tăng cường hợp tác, liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trung tâm dạy nghề với các đơn vị sản xuất kinh doanh, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thủ đô, nhằm nâng dần tính tương thích giữa đào tạo và sử dụng lao động; trên cơ sở đó thủ đô sẽ đưa ra dự báo về nhu cầu nhân lực cho từng thời kỳ từ năm, từng năm.

Sáu là, cần làm tốt công tác rà soát, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công, viên chức đạt tiêu chuẩn; tiếp tục xây dựng, ban hành và thực thi các chính sách ưu đãi cho công tác đào tạo, thu hút, khuyến khích nhân tài, những có chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cao đến làm việc tại địa phương và sử dùng cán bộ cho đúng người, đúng việc. Cần sử dụng chính sách ưu đãi nguồn nhân lực chất lượng cao, để họ cống hiến hết những tri thức và kinh nghiệm quý báu của họ vào phát triển đất nước.

Với những kinh nghiệm đó, thực sự là động lực to lớn cho CHDCND Lào và Thủ đô Viêng Chăn vận dụng vào phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trong tương lai.


Chương 3

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN GIAI ĐOẠN 2006 - 2013


3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Viêng Chăn - Thủ đô nước Lào từ năm 1560 có biên giới khoảng 170 km ở phía Nam với Thái Lan là sông Mê kông, phía Đông gần sông Mê Kông giáp với huyện Tha Pha Bat của tỉnh Bo Li Khăm Xay... Viêng Chăn có diện tích tự nhiên 3.920 km2 (1,7% diện tích cả nước) là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm văn hoá; khoa học, giáo dục, đào tạo, y tế lớn của cả nước và có uy tín trong khu vực; trung tâm kinh tế, tài chính lớn; trung tâm giao dịch quốc tế chính; nơi đặt trụ sở, cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể; cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức

quốc tế và là nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng nhất của đất nước.

Thủ đô có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa (tháng 4 - 10), mùa khô (tháng 11- 4)…

Đến cuối năm 2002, Thủ đô Viêng Chăn còn khoảng 156.270 ha rừng, chiếm khoảng 39,9% diện tích tự nhiên. Năm 2003, diện tích rừng tăng lên 161.950 ha, tăng 5.680 ha so với năm 2002. Điểm nổi bật là rừng tự nhiên trên lãnh thổ Thủ đô nằm ngay sát khu vực nội thành. Thủ đô có 6 khu vực rừng bảo tồn thiên nhiên với tổng diện tích là 54.788 ha, phong phú và đa dạng với các loại gỗ quý và các loại lâm sản có trữ lượng lớn và đặc biệt là độ che phủ của rừng tự nhiên có ảnh hưởng tích cực đến việc điều hoà tiểu khí hậu của Thủ đô Viêng Chăn.

Đất Thủ đô gồm 11 nhóm với 26 loại đất chính, trong đó nhóm Alisols


là lớn nhất với 38,07% và nhóm Acrisols với 30,85% phù hợp với điều kiện

sinh thái.

Thủ đô có nhiều khoáng sản có chất lượng là Khí cháy, Than đá, Than

bùn, Sắt, Vàng, Chì, kẽm, Muối mỏ, thạch cao, Sét chịu lửa, Cát, Cuội, sỏi,...

Thủ đô Viêng Chăn là nơi có nhiều tiềm năng du lịch với nhiều công trình kiến trúc cổ kính mang phong tục tập quán, lễ hội,… Du lịch sông hồ, Sông Mêkông được coi là một điểm du lịch hấp dẫn... Thủ đô Viêng Chăn có khoảng 40.000 di tích, trong đó 2.215 được Nhà nước chính thức xếp hạng, tiêu biểu là Phạ Thạt Luông Viêng Chăn, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Lào, Nhà văn hoá Lào, Tượng đài liệt sĩ vô danh,... Hệ thống các chùa, có các chùa biểu tượng của văn hoá Phật giáo Lào, các ngôi chùa tiêu biểu ở Thủ đô là Vắt Sỉ Sa Kết, chùa Mi Xay, Chùa In Peng, Chùa Chăn Tha Bu Ly,... Ngoài ra, còn có lễ hội truyền thống quanh năm cùng với phong tục tập quán của nhân dân các dân tộc Lào...

Cho đến năm 2013, Thủ đô có trên 100 khách sạn, 177 nhà nghỉ với 76 nhà hàng ăn uống; số du khách đến thăm Thủ đô đạt trên 1.006.218 lượt người, đem lại cho tổng thu nhập 78.851.141 USD cho ngân sách Thủ đô Viêng Chăn. Nếu tổ chức khai thác tốt thế mạnh, thì ngành du lịch có thể trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn mang lại thu nhập cao cho Thủ đô trong tương lai.

Thủ đô Viêng Chăn có điều kiện địa lý phù hợp trong việc phát triển kinh tế của Thủ đô, nhất là trong ngành trồng trọt, chăn nuôi và giao dịch kinh tế trong cả nước và quốc tế. Điều kiện tự nhiên trên, là rất thuận lợi để thành phố Viêng Chăn trở thành thành phố đi đầu trong cả nước trong trao đổi hàng hoá, dịch vụ, tiếp nhận các thành tựu khoa học - kỹ thuật của thế giới, mở ra một triển vọng thuận lợi vào sự thành công của chiến lược phát triển nguồn lực con người cho cả nước nói chung và Thủ đô Viêng Chăn nói riêng.


3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Đứng trước những thử thách của tình hình thế giới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thủ đô cùng với sự cố gắng vượt bậc của nhân dân các dân tộc Lào, kinh tế Thủ đô đã có nhiều chuyển biến tích cực. Thủ đô là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất so với cả nước. Trong giai đoạn 2001 - 2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm của Thủ đô là 9,79%/năm. Từ 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 12,10%/năm, chiếm 28,05% GDP toàn quốc, bình quân hàng năm GDP tăng 12,17%/năm. Thu nhập bình quân 5 năm thực hiện được 1.755 USD/năm vượt qua chỉ tiêu đề ra 455 USD.

Giai đoạn từ 2011 - 2013 kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 12,2%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 15,4% chiếm 45, 3% của GDP; dịch vụ tăng 9,9% chiếm 34,2% của GDP và ngành nông nghiệp tăng 5,6% chiếm 20,1% của GDP, GDP bình quân đầu người theo thực tế từ 1.759,94 USD/người giai đoạn 2005 - 2010 lên 2.768 USD/người vào giai đoạn 2011 - 2013.

Các thành phần kinh tế, thì khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng cao với 1.052 dự án, chỉ giá 3.353,54 triệu USD (2005 - 2010). Đến năm 2011 - 2013 tăng thêm 2.388 dự án chỉ giá 858,55 triệu USD.

Bảng 3.1: Quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP của Thủ đô Viêng Chăn [127].

Đơn vị tính: Tỷ kíp, %


Năm Nội dung


2005


2010


2013

Tăng TB/năm (%)

2001-2005

2006-2010

2011-2013

Tổng số (Tỷ kíp)

6.405

12.083,78

19.166

9,79

12,17

12, 2

Công nghiệp

3.221,71

5.241,943

8.682,198

10,82

13,30

15,4

Nông nghiệp

1.416,78

2.382,921

3.852,366

7,40

9,7

5,6

Dịch vụ

1.811,97

4.458,914

6.554,772

12,50

12,09

9,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn - 11

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2022