tố cơ bản là: tiềm lực chính trị tinh thần; tiềm lực kinh tế; tiềm lực khoa học - công nghệ và tiềm lực quân sự. Để ngăn ngừa các hiểm hoạ này, tăng cường sức mạnh quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân phụ thuộc vào nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc quan tâm chăm sóc lực lượng lao động góp phần làm nên sức mạnh dân tộc trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng NDCM Lào khẳng định rằng: "Bảo đảm sự ổn định của đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu và là điều kiện cần thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và cuộc sống bình yên của nhân dân"… "Phải xây dựng con người Lào có tri thức cao, giỏi về chuyên môn để tránh tụt hậu xa hơn so với các nước" [135]. Các quan điểm đó đã chỉ rõ là phải phát triển nền giáo dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, là một những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước.
Hiện nay, vấn đề an ninh, trật tự, chính trị - xã hội ổn định là tiền đề cần thiết cho tiến hành CNH, HĐH, từng bước đi lên xây dựng CNXH. Điều đó chỉ có thể thực hiện được khi chúng ta có được một đội ngũ trí thức có tài năng, có nhiều nhân tài trong mọi lĩnh vực. Điều này đặc biệt quan trọng hơn bao giờ hết là phải luôn coi trọng nguồn nhân lực, lực lượng quốc phòng an ninh vững chắc.
Do vậy, phải coi trọng giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực, phải có chính sách phát triển, đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực đúng đắn, đặc biệt là phải tạo môi trường hấp dẫn trong chính sách thu hút và sử dụng nhân tài. Việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chỉ thực sự có hiệu quả nếu chúng ta có chính sách quản lý và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả, có như vậy mới giữ được nguồn nhân lực quốc gia, và là điều kiện củng cố quốc phòng và an ninh, trật tự quốc gia.
Hiện nay, nước CHDCND Lào đang đứng trước thách thức rất lớn về
nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho phát triển công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là ngành công nghệ cao. Chất lượng nguồn nhân lực của Lào còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực. Tính đến năm 2011 lao động đã qua đào tạo mới chỉ đạt khoảng 20%, trong đó thiếu hụt nghiêm trọng lao động trình độ cao, nhất là lao động cung cấp cho các khu công nghiệp, dịch vụ và cho xuất khẩu lao động. Tình hình đó đang gây cản trở cho việc chuyển dịch cơ cấu không nhỏ.
Tóm lại, vấn đề cơ bản có tính chiến lược trong đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội là phải tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo. Đặc biệt, chú trọng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất và năng lực, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, đảm bảo cho tăng trưởng nhanh và bền vững.
Thủ đô Viêng Chăn có vị trí chiến lược và vai trò đặc biệt so với các tỉnh khác trong toàn quốc. Đại hội lần thứ V của Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn đã xác định:
Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng Thủ đô thoát khỏi tình trạng đói nghèo; tiến hành CNH, HĐH trong một số ngành, xây dựng Thủ đô có môi trường sạch và mang đậm bản sắc văn hoá của các dân tộc Lào [129, tr.47].
Để thực hiện được điều đó, Thủ đô phải tập trung mọi nguồn lực, trong đó
nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội được coi là yếu tố quyết định:
Thứ nhất, với sự tăng trưởng kinh tế 12,41%/năm, Thủ đô Viêng Chăn là trung tâm lớn nhất của Lào về kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, công nghệ, giáo dục - đào tạo, có các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp phát triển nhất của cả nước, có các trung tâm sản xuất các giống động thực vật hiện đại, có các trường đại học,
các viện nghiên cứu hàng đầu của toàn quốc. Nên sự cần thiết tất yếu phải có nguồn nhân lực chất lượng cao để tiến hành CNH, HĐH, phát triển kinh tế - xã hội. Song hiện nay, nguồn lực con người của Thủ đô phần lớn còn ở trình độ thấp, chưa đủ sức làm chủ quá trình CNH, HĐH của Thủ đô. Muốn cho Thủ đô trở thành một Thủ đô văn minh, hiện đại, không có cách nào khác là phải tập trung, đầu tư phát triển nhanh nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thứ hai, do Thủ đô là nơi tập trung đông đảo dân cư trong nước và ngoài nước. Xuất phát từ yêu cầu sản xuất, việc sản xuất ra sản phẩm cho xã hội để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm trong nước và ngoài nước. Nhu cầu tiêu dùng của nhân dân ngày càng phong phú đa dạng, nên sản phẩm của sản xuất lao động ngày càng phải đạt đến trình độ hiện đại, đa dạng hoá hơn. Do đó càng cần lao động của những con người có trình độ, chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề cao.
Thứ ba, do việc thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của nhân dân các dân tộc Lào về: nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng cường nâng cao sức khoẻ, mở rộng tri thức, nâng cao tay nghề, có việc làm, thu nhập ổn định và các tầng lớp dân cư có cơ hội bình đẳng... Hiện nay, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô còn rất thấp, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với hiệu quả chưa cao, nhiều người thất nghiệp, nhiều nơi chưa đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi; chưa áp dụng những phương pháp hiện đại vào tổ chức sản xuất kinh doanh. Thủ đô Viêng Chăn đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thứ tư, do sự chuyển giao công nghệ, hợp tác liên doanh, đầu tư cùng phát triển, Thủ đô Viêng Chăn cần có sự chuẩn bị về nguồn nhân lực và đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, nắm được tri thức khoa học - công nghệ hiện đại, có sức khoẻ, vừa có tính kỷ luật tổ chức cao; biết kế thừa và
phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, biết tiếp thu chọn lọc những giá trị tinh hoa văn hoá nhân loại.
Từ những yêu cầu đó, nguồn nhân lực đã trở nên cần thiết và cấp bách đối với Thủ đô Viêng Chăn. Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao, Thủ đô Viêng Chăn phải xác định rõ định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ và sử dụng các nguồn lực khác… Đây là một luận điểm có ý nghĩa phương pháp luận cần được rút ra khi vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở CHDCND Lào nói chung và Thủ đô Viêng Chăn nói riêng.
2.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ĐẢM BẢO NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN
2.3.1. Kinh nghiệm của quốc tế về đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội
2.3.1.1. Kinh nghiệm của Việt Nam
Trong xu thế phát triển của kinh tế tri thức, hội nhập kinh tế thế giới, giáo dục đào tạo trở thành quốc sách hàng đầu của mọi quốc gia. Phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực đều hướng vào nâng cao năng lực trí tuệ, hình thành đạo đức nhân cách, rèn luyện thể chất, chăm sóc sức khoẻ; tạo ra đội ngũ nhân lực "có chất xám cao", đáp ứng nhu cầu phát triển.
Việt Nam được coi là một trong những nước có nền giáo dục khá phát triển trong khu vực. Sau khi thống nhất đất nước, từ năm 1975, Chính phủ Việt Nam đã tiến hành cải cách giáo dục từ mô hình khép kín sang mô hình giáo dục, tạo điều kiện mới cho mọi người trong xã hội được học tập. Chính phủ quản lý các trường đại học và cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Các
tỉnh và thành phố quản lý giáo dục trung học. Nhà nước coi trọng việc phát triển đào tạo nguồn nhân lực, coi giáo dục cùng với khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu có nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chính sách đó của Việt Nam được thể hiện ở các địa phương và cả nước. Ưu tiên đầu tư tài chính cho giáo dục là một trong những điều kiện quan trọng nhất để giáo dục đào tạo trở thành quốc sách hàng đầu, đi trước một bước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Hầu hết các địa phương của Việt Nam đều có nền giáo dục phát triển mạnh. Mỗi năm Việt Nam đã đào tạo được nhiều nguồn nhân lực có chất lượng, nhiều nhân tài giỏi cho đất nước.
Kinh nghiệm của Thủ đô Hà Nội
Hà Nội là Thủ đô của nước CHXHCN Việt Nam, trung tâm khoa học, giáo dục, đào tạo, y tế lớn của cả nước và có uy tín trong khu vực; đi đầu trong nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ trên phạm vi cả nước; có nền giáo dục, đào tạo và y tế tiên tiến, hiện đại; là địa bàn tập trung nhiều cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; nơi tạo dựng, bồi dưỡng và phát triển nhân tài cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô và cả nước.
Hà Nội có diện tích lớn nhất Việt Nam với 3.328,89 km2, dân số là
6.870.200 người. Kinh tế thủ đô phát triển rất nhanh tổng sản phẩm quốc nội 2011 là 80.952 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế là 10,14%/năm, GDP đầu người là 41,9 triệu đồng; cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến theo hướng tích cực, tỷ lệ GDP theo khu vực kinh tế: dịch vụ 52,6%, công nghiệp - xây dựng là 41,8%, nông nghiệp chiếm 5,6% (số liệu thống kê 2011). Tổng đầu tư toàn xã hội là 193.587 tỷ đồng, thu ngân sách đạt 115.466 tỷ đồng.
Chính quyền thủ đô rất coi trọng việc phát triển đào tạo nguồn nhân lực, giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu và có nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục đào tạo cùng với khoa học -
công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Từ năm 2005 đến nay, đào tạo bậc đại học và sau đại học tăng rất nhanh được thể hiện bằng số liệu dưới đây:
Bảng 2.7: Giáo dục đại học và cao đẳng [6].
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | |
1. Cao đẳng, đại học (số trường) | 77 | 77 | 79 | 80 |
2. Số giáo viên (người) | 16.520 | 16.541 | 17.310 | 18.202 |
3. Số học sinh (người) | 643.500 | 643.350 | 695.320 | 721.450 |
4. Công nhân kỹ thuật (số trường) | 279 | 252 | 252 | 266 |
5. Học sinh tuyển mới (người) | 117.000 | 134.735 | 140.000 | 140.500 |
6. Trung học chuyên nghiệp (số trường) | 45 | 47 | 50 | 50 |
7. Số giáo viên (người) | 2.950 | 2.970 | 3.556 | 3.699 |
8. Số học sinh (người) | 56.000 | 55.945 | 75.652 | 62.065 |
Có thể bạn quan tâm!
- Trình Độ Chuyên Môn Kỹ Thuật Của Lực Lượng Lao Động Ở Việt Nam [66, Tr.238].
- Đầu Tư Cho Giáo Dục Từ Gdp Và Ngân Sách Nhà Nước [91].
- Vai Trò Của Nguồn Nhân Lực Trong Quá Trình Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội
- Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn - 10
- Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Ảnh Hưởng Đến Nguồn Nhân Lực Cho Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Ở Thủ Đô Viêng Chăn
- Tỉ Lệ Chuyển Dịch Cơ Cấu Theo Ngành Kinh Tế Thủ Đô [127].
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
Hà Nội là địa phương có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và số người có trình độ chuyên môn lớn nhất cả nước. Đặc biệt là người có trình độ trên đại học chiếm khoảng 45% của cả nước; Tổng số cán bộ giảng dạy đại học, cao đẳng có trình độ trên đại học của cả nước, thì Hà Nội chiếm khoảng 68,7%, có thể nói Hà Nội có rất nhiều những người tài giỏi trên mọi lĩnh vực như giáo sự, tiến sĩ, thạc sĩ, các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà chuyên gia mà đã sẵn sàng tham gia lao động cho nhà nước. Điều đó, chứng tỏ nhà nước có chính sách phát triển, khai thác, thu hút, sử dụng hợp lý.
Tổng số người lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là
193.510 người, lao động trong khu vực nhà nước là 5.958.000 người. Để phát triển nguồn nhân lực, vốn đầu tư cho giáo dục và đào tạo của thủ đô ngày một tăng lên từ 490 tỷ đồng năm 2005 lên 2.194 tỷ đồng vào năm 2009. Trong hệ đào tạo nguồn nhân lực, giáo dục phổ thông được xác định
là giáo dục cơ bản, làm cơ sở cho giáo dục đại học và chuyên nghiệp; giáo dục đại học giữ vị trí trung tâm và có vai trò quan trọng, trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
Có nhiều nguyên nhân để đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội của Hà Nội, nhưng một nguyên nhân quan trọng, quyết định nhất là Thủ đô Hà Nội rất quan tâm đến nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Chính quyền thủ đô đặc biệt tới việc thu hút, trọng dụng nhân tài thông qua các chính sách ưu đãi như ưu đãi các nhà khoa học, các chuyên gia giỏi, các ưu đãi về phụ cấp ngành nghề, lĩnh vực công tác, ưu đãi về nhà ở (thưởng nhà, bán nhà theo cơ chế trả dần), Thủ đô chủ trương khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn thuộc mọi thành phần kinh tế đưa ra những phương án thu hút, sử dụng tài năng trẻ, khuyến khích các doanh nghiệp cấp học bổng để đào tạo cán bộ nguồn và khuyến khích cán bộ, công chức học tập, nâng cao trình độ sau đại học, xây dựng cơ chế thưởng cho người có công đào tạo tài năng trẻ. Coi đây là một trong những yếu tố mang tính đột phá trong quản lý nhà nước, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Kinh nghiệm đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội là:
- Giáo dục nâng cao nhận thức về tư tưởng chính trị, ý thức trách nhiệm, đạo đức, lối sống, thái độ, phong cách, văn hoá giao tiếp trong công việc, ý thức công dân.
- Quy hoạch, đào tạo phát triển đội ngũ cán lãnh đạo, quản lý, đội ngũ
chuyên gia, quản trị doanh nghiệp.
- Có chính sách đào tạo và thu hút các cán bộ khoa học, công nghệ, các
văn nghệ sĩ tài năng.
- Đào tạo cán bộ chuyên môn, công nhân kỹ thuật tay nghề cao, tổ chức
dạy nghề tạo việc làm cho nông dân. Rà soát đội ngũ lao động; xây dựng,
triển khai các chương trình, kế hoạch đào tạo cán bộ chuyên môn, công nhân kỹ thuật tay nghề cao, người lao động lành nghề.
- Quy hoạch, xây dựng đồng bộ mạng lưới các cơ sở dạy nghề của Thành phố; Chủ động tranh thủ sự giúp đỡ và phối hợp với các cơ sở đào tạo của Trung ương; Liên kết giữa Nhà nước, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo. Tạo môi trường thuận lợi về thủ tục hành chính, về quỹ đất để khuyến khích các thành phần tham gia đầu tư.
- Quy hoạch, phát triển hệ thống giáo dục phổ thông.
- Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh với môi trường văn hoá lành mạnh; thực hiện nếp sống văn minh đô thị, nếp sống văn hoá cộng đồng góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hoá và gia đình Thủ đô.
Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam; với tổng diện tích 2.095,01km2, dân số chiếm 8,34% dân số cả nước; là đô thị có nguồn nhân lực lớn nhất trong nước. Số người trong độ tuổi lao động khoảng 4,7 triệu người. Ðội ngũ cán bộ khoa học
- kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trên địa bàn chiếm tới 30% so với cả nước. Số lao động đã qua đào tạo tăng từ 40% năm 2005 lên 55% năm 2010.
Qua 25 năm đổi mới Thành phố Hồ Chí Minh đã có bước phát triển nhảy vọt đáng kể, Thế mạnh của Thành phố là có một hệ thống giáo dục đào tạo khá đồng bộ từ mầm non đến đại học. Hiện nay trên địa bàn có 678 trường mầm non, 470 trường tiểu học, 243 trường THCS, 150 trường THPT và đội ngũ giáo viên hơn 75 nghìn người; Có 72 trường đại học, cao đẳng, mỗi năm có thể tuyển hơn 116 nghìn sinh viên. 370 cơ sở dạy nghề, hằng năm có thể thu nhận hơn 30 nghìn học viên trung cấp, cao đẳng nghề và khoảng 320 nghìn học sinh sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên.
Thành phố có đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật có chuyên môn cao