Một Số Hạn Chế Của Luận Án Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo


Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông.

Theo quan điểm xã hội học, đối tượng nghiên cứu của luận án này là mối liên hệ giữa việc học sinh trung học phổ thông tham gia và có tương tác xã hội trong nhóm phi chính thức với hành vi sai lệch của học sinh.

3.2. Khách thể nghiên cứu


Nghiên cứu này có khách thể là học sinh của 05 trường trung học phổ thông tại Hà Nội. Tiêu chí để lựa chọn khách thể là cá nhân đang tham gia học tập chính khóa tại một trong các khối lớp 10-11-12 ở mỗi trường trung học phổ thông được nghiên cứu tại thời điểm khảo sát. Mỗi cá nhân được đề nghị cung cấp thông tin về hoạt động tham gia nhóm phi chính thức và các hành vi sai lệch cùng nhóm phi chính thức nếu có của bản thân theo một mẫu bảng hỏi được thiết kế sẵn.

Ngoài ra đề tài cũng khảo sát ý kiến thông qua phỏng vấn sâu với phụ huynh, học sinh, giáo viên ở các trường được khảo sát.


3.3. Phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Về không gian

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.


Nghiên cứu được thực hiện tại 05 trường trung học phổ thông ở các quận Đống Đa, Ba Đình, và Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Cụ thể bao gồm: trường THPT Phan Đình Phùng (quận Ba Đình), trường THPT Phan Huy Chú (quận Đống Đa), trường THPT Quang Trung (quận Đống Đa), trường THPT Trần Hưng Đạo (quận Thanh Xuân), và trường THPT Nhân Chính (quận Thanh Xuân).

Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT tại thành phố Hà Nội - 3

3.2.2. Về thời gian


Nội dung của luận án bắt đầu thực hiện từ tháng 6 năm 2014, trong đó nghiên cứu sinh trực tiếp khảo sát tại thực địa trong khoảng thời gian từ tháng 03/2017 đến tháng 4/2017 và tháng 9/2017 đến tháng 10/2017.


3.2.3. Về vấn đề nghiên cứu


Trên thực tế các vấn đề nghiên cứu thuộc chủ đề của luận án khá rộng về nhóm xã hội có tính phi chính thức và về hành vi sai lệch gắn với chủ thể là học sinh trung học phổ thông. Tuy nhiên luận án chỉ tập trung vào nhấn mạnh về đặc tính phi chính thức của nhóm xã hội của học sinh trung học phổ thông mà không đi vào lý giải phân loại nhóm, đồng thời xem xét những sự chi phối của những đặc tính đó tới một số hành vi sai lệch thực hiện cùng nhóm có xảy ra trong học sinh trung học phổ thông thường được đề cập tới theo quan điểm hiện hành của luật pháp và xã hội Việt Nam (xem mục 2.1.4 thuộc Chương 2). Vì vậy các phát hiện và nhận định trong luận án này không thể áp dụng suy rộng hay bao quát cho tất cả học sinh trung học phổ thông và với mọi dạng hành vi sai lệch.

3.4. Câu hỏi nghiên cứu


Dựa trên mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra của đề tài này, trong luận án đưa ra ba câu hỏi nghiên cứu như sau:

Câu hỏi nghiên cứu 1: Thực trạng của việc tham gia nhóm phi chính thức trong học sinh trung học phổ thông hiện nay là gì?

Câu hỏi nghiên cứu 2: Thực trạng có hành vi sai lệch cùng với nhóm phi chính thức của học sinh trung học phổ thông hiện nay như thế nào?

Câu hỏi nghiên cứu 3: Việc tham gia nhóm phi chính thức có mối liên hệ ra sao với hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông?


3.5. Giả thuyết nghiên cứu


Tương ứng với các câu hỏi nghiên cứu nêu trên, luận án đưa ra ba giả thuyết nghiên cứu như sau:

- Giả thuyết nghiên cứu 1: Học sinh trung học phổ thông tham gia các nhóm phi chính thức đa dạng, với các thuộc tính phản ánh xu hướng tương tác của cá nhân với các yếu tố bao quanh (gia đình, nhà trường, cộng đồng – xã hội). Các thuộc tính chính bao gồm kiểu dạng nhóm, mục đích tham gia nhóm, cách thức


tham gia nhóm, các tương tác trong và ngoài nhóm, quy định trong nhóm, mức độ giao lưu với nhóm khác, thái độ và hành động chung của nhóm.

- Giả thuyết nghiên cứu 2: Các hành vi sai lệch được học sinh trung học phổ thông thực hiện cùng với nhóm có biểu hiện đa dạng theo loại hình và các khía cạnh đặc trưng cá nhân (như giới tính, khối lớp) và mức sống gia đình của học sinh.

- Giả thuyết nghiên cứu 3: Các thuộc tính của việc tham gia nhóm phi chính thức có mối liên hệ với những hành vi sai lệch cùng nhóm của học sinh trung học phổ thông theo cả hai chiều thúc đẩy hoặc kiềm chế.


3.6. Khung phân tích


Dựa trên mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu đã nêu, nội dung nghiên cứu của luận án được trình bày và phân tích trên cơ sở một khung phân tích về việc tham gia nhóm phi chính thức và mối quan hệ với hành vi sai lệch ở học sinh trung học phổ thông như tại hình 1.

Bối cảnh nghiên cứu đặt ra cho luận án là các mối quan hệ trong học tập và sinh hoạt của học sinh trung học phổ thông với sự chú ý tập trung vào các hoạt động gắn với nhóm phi chính thức. Vận dụng điều đó, nghiên cứu này triển khai mô hình phân tích mối quan hệ giữa việc tham gia nhóm phi chính thức với hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông là một hệ thống các yếu tố môi trường bao quanh một học sinh trung học phổ thông mà có thể tác động tới hành vi sai lệch được học sinh đó thực hiện cùng nhóm phi chính thức (Hình 1).

Trong đó, hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông được tiếp cận trong nghiên cứu này là hành vi vi phạm các chuẩn mực, nguyên tắc hành động hay những kỳ vọng của một nhóm, hoặc của xã hội, bao gồm những biểu hiện trong lĩnh vực văn hóa và trong pháp luật ([16], [29]). Những biểu hiện cụ thể của hành vi sai lệch được tìm hiểu phân tích trong luận án này được khu trú vào 09 trường hợp tương ứng ba nhóm dạng thức hành vi nguy cơ là: dạng thức hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông đường bộ gồm các hành vi (1) đi xe đèo ba, (2) vượt đèn đỏ, (3) lạng lách đánh võng, (4) cổ vũ đua xe, (5) không đội mũ bảo hiểm; dạng thức hành


vi bạo lực học đường gồm (6) hành vi đánh nhau ở trường; và dạng thức hành vi nguy cơ đối với trật tự xã hội gồm các hành vi (7) chơi bài ăn tiền, (8) hái hoa bẻ



Đặc điểm cá nhân học sinh THPT

- Giới tính

- Khối lớp


Đặc điểm gia đình học sinh

THPT

- Mức sống

- Học sinh hỏi ý kiến

Dạng thức hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông đường bộ

Hành vi sai lệch của học sinh THPT

Dạng thức hành vi bạo lực học đường

Việc tham gia nhóm phi chính thức

Đặc điểm nhóm

- Kiểu nhóm

- Quy định trong nhóm

- Tương tác trong và ngoài nhóm

Đặc điểm tham gia

- Mục đích tham gia

- Cách thức tham gia

- Thái độ chia sẻ với nhóm

- Hành động làm cùng nhóm

Dạng thức hành vi nguy cơ đối với trật tự xã hội

cành nơi công cộng, (9) chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.


Hình 1. Khung phân tích của luận án


Tất cả những hành vi sai lệch nói trên được xem xét như là hệ quả của mối quan hệ tác động từ các yếu tố gắn với và bao quanh học sinh trung học phổ thông, bao gồm các thuộc tính của việc tham gia nhóm phi chính thức của học sinh, cùng đặc trưng cá nhân của bản thân học sinh và đặc điểm gia đình của học sinh.


4. Phương pháp luận của luận án


Luận án sử dụng phương pháp luận tiếp cận đối tượng từ những quan điểm đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục người chưa thành niên làm nền tảng cho quá trình phân tích các yếu tố tác động tới


hành vi sai lệch trong học sinh trung học phổ thông gắn với thực tiễn vận hành của nhà trường, đời sống cộng đồng dân cư, truyền thông xã hội. Đồng thời luận án vận dụng lý thuyết tương tác xã hội, lý thuyết kết giao khác biệt, và lý thuyết sinh thái xã hội cùng quan điểm tiếp cận về các yếu tố nguy cơ – bảo vệ đối với người chưa thành niên trong quá trình phân tích mối quan hệ giữa việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông.


5. Đóng góp mới về khoa học của luận án


- Về khách thể nghiên cứu: luận án tập trung vào nhóm học sinh trường trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội để làm rõ việc tham gia nhóm phi chính thức, và mối liên hệ giữa thực trạng này với tình trạng có hành vi sai lệch cùng nhóm ở học sinh trung học phổ thông.

- Về việc vận dụng lý thuyết và phương pháp tiếp cận vấn đề: người nghiên cứu tập trung chính ở lý thuyết sinh thái xã hội, lý thuyết kết giao khác biệt và lý thuyết tương tác xã hội nhằm viện dẫn cho những luận điểm được phân tích ở chương 3, chương 4. Đây đều là những lý thuyết xã hội học tương đối quen thuộc ở Việt Nam trong lý giải, biện luận cho nhóm xã hội dễ bị tổn thương hoặc nhóm xã hội bên lề như trong các nghiên cứu về trẻ em vô gia cư/lang thang, trẻ em trong trại giáo dưỡng … Tuy nhiên trong luận án này, cùng những lý thuyết đó được vận dụng để tiếp cận, phân tích về tính phi chính thức gắn với nhóm xã hội của học sinh trung học phổ thông vốn ít khi được xem xét tương tự. Điều này ít nhiều góp phần làm phong phú thêm cách thức tiếp cận nghiên cứu về xã hội học giáo dục, xã hội học lứa tuổi, xã hội học văn hóa trong bối cảnh hiện nay.


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án


Việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông hiện nay có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.


6.1. Ý nghĩa lý luận


Luận án góp phần làm phong phú thêm cơ sở phương pháp luận trong nghiên cứu về nhóm phi chính thức gắn với học sinh trong nhà trường, và về hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần chỉ ra những đặc tính gắn với nhóm phi chính thức trong học sinh, các mặt biểu hiện của hành vi sai lệch của học sinh, và mối quan hệ tác động giữa việc tham gia nhóm phi chính thức với tình trạng có hành vi sai lệch của học sinh. Quá trình vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu giúp luận án có thể giải thích và kiểm chứng tính phù hợp, hợp lý của lý thuyết tương tác xã hội, lý thuyết kết giao khác biệt trong bối cảnh nhà trường trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội.


6.2. Ý nghĩa thực tiễn


Luận án đã cho thấy các kết quả mới của nghiên cứu khi xem xét và phân tích được thực trạng tham gia nhóm phi chính thức của học sinh trung học phổ thông. Nghiên cứu góp phần chỉ ra những đặc tính chủ đạo của nhóm phi chính thức trong học sinh trung học phổ thông và mối liên hệ với các hành vi sai lệch. Qua đó, luận án đã cung cấp thêm thông tin khoa học về thực trạng tham gia nhóm phi chính thức và mối liên hệ của việc tham gia đó tới hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông ở thành phố Hà Nội.

Những kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa gợi mở về phương pháp tiếp cận với các nhóm nhỏ năng động thường mang tính phi chính thức trong công tác giáo dục, đào tạo và công tác phòng ngừa hành vi sai lệch trong thanh thiếu niên; đồng thời có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ chức quan tâm đặc biệt là cho các nhà giáo dục, và nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu về xã hội học trường học, xã hội học lứa tuổi, xã hội học văn hóa.


6.3. Một số hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo

Trước hết hạn chế của luận án đến từ việc lấy mẫu, khi áp dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên có chủ đích do giới hạn về khả năng tiếp cận các khách thể nghiên cứu. Điều đó dẫn đến các trường trung học phổ thông được nghiên cứu mới chỉ tập trung trong nội thành Hà Nội, chưa tiếp cận được đa dạng với trường trung học phổ thông theo các mô hình quản lý vận hành khác nhau.

Thứ hai, luận án có hạn chế gắn liền với thiết kế nghiên cứu cắt ngang như được nhận thấy ở việc chủ đích xây dựng danh sách các hành vi sai lệch, các thuộc tính của nhóm phi chính thức, cũng như việc dựa trên lý thuyết và nghiên cứu trước đó. Hệ quả là một số thông tin sâu giúp phản ánh bản chất phát triển của các mối quan hệ trong nhóm phi chính thức của học sinh cùng điều chỉnh theo thời gian có thể bị bỏ lỡ và chưa được làm rõ.

Thứ ba, thông tin thu thập cho phân tích của luận án chủ yếu đến từ việc tự xác nhận của bản thân học sinh trung học phổ thông và giáo viên trong trường, trong khi những người cung cấp khác còn chưa được tiếp cận đầy đủ. Cùng với đó là sự hạn chế trong khả năng tiếp cận các báo cáo của giáo viên hoặc phụ huynh về chủ đề quan hệ nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh. Vì vậy, các phát hiện trong luận án có thể thuyết phục và tường minh hơn nữa nếu có thể được bổ sung những dòng thông tin đó.

Xuất phát từ quá trình thực hiện nghiên cứu này và gắn với những phát hiện đã được chỉ ra, người nghiên cứu thấy rằng có một số khía cạnh sau có thể tiếp tục được nghiên cứu:

- Nghiên cứu kiểu, đặc điểm và chất lượng của nhóm phi chính thức trong học sinh;

- Nghiên cứu lặp về ảnh hưởng của mối quan hệ phi chính thức tới sự phát triển hành vi của thanh thiếu niên;

- Nghiên cứu so sánh dạng thức hành vi sai lệch ở học sinh giữa các trường công lập – ngoài công lập, hoặc trường theo mô hình đào tạo của Việt Nam – trường


theo mô hình đào tạo quốc tế - trường áp dụng mô hình đào tạo tích hợp (mô hình đào tạo của Việt Nam với một số hợp phần từ mô hình quốc tế);

- Nghiên cứu can thiệp áp dụng phương pháp liên ngành (xã hội học – công tác xã hội – tâm lý học) về một số chủ đề như bạo lực học đường, bắt nạt nhóm (trong trường và/hoặc trên mạng), hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông, quan hệ tình dục sớm, sử dụng chất kích thích, sử dụng thức uống có cồn…


7. Cấu trúc của luận án


Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình đã công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo, và phần phụ lục, luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong chương này, người nghiên cứu đã thực hiện tổng quan nghiên cứu với các công trình nghiên cứu của các tác giả ở trong và ngoài nước về các nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch trong thanh thiếu niên và học sinh THPT nói riêng. Trên cơ sở đó, người nghiên cứu chỉ ra các khoảng trống để triển khai nghiên cứu đề tài của luận án.

Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Chương này cung cấp các khái niệm công cụ phục vụ nội dung nghiên cứu về việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch ở học sinh THPT cũng như trình bày các lý thuyết và cách tiếp cận xã hội học đóng vai trò định hướng tiếp cận và vận dụng của đề tài trong tìm hiểu và phân tích thực tiễn của đề tài luận án. Những đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm tạo cơ sở pháp lý của nghiên cứu cũng được tìm hiểu làm rõ trong chương này.

Chương 3: Thực trạng tham gia nhóm phi chính thức của học sinh trung học phổ thông

Đây là chương đầu tiên trong hai chương mô tả và phân tích, diễn giải dữ liệu nghiên cứu của luận án. Ở chương này, thực trạng tham gia nhóm phi chính thức của học sinh THPT ở Hà Nội hiện nay được tập trung mô tả và đánh giá. Qua

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/10/2022