Khái Niệm Trường Trung Học Phổ Thông Và Học Sinh Trung Học Phổ Thông


những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi phạm pháp của các em là sự hạn chế trong nhận thức, 82% không biết những việc mình làm là phạm pháp [12].

Thanh thiếu niên có hành vi sai lệch trước hết là từ chính bản thân các em không có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội. Do các em có tư tưởng thích hưởng thụ, lười lao động, học tập, tìm đủ mọi cách để thỏa mãn nhu cầu của mình. Do các em không có lập trường tư tưởng vững vàng, thích đua đòi, khoe khoang chứng tỏ bản lĩnh của mình nên dễ bị lôi kéo, kích động dẫn đến những hành vi phạm tội. Ở những người chưa thành niên vi phạm pháp luật có những đặc điểm tính cách nổi trội như dối trá, gian dối, ưa được tâng bốc, đánh giá cao, vô kỷ luật, liều lĩnh, manh động, sự táo bạo, lì lợm, thô lỗ, lười biếng.


1.4. Nhận định chung


Nhìn một cách tổng thể, qua quá trình tổng thuật tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến các khía cạnh khác nhau của đề tài cho thấy rằng những nghiên cứu về nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch gắn với nhóm phi chính thức của thanh thiếu niên đã xuất hiện khá nhiều trong những năm gần đây.

Phần lớn các nghiên cứu hiện tại về nhóm phi chính thức của thanh thiếu niên tập trung vào dạng thức nhóm bạn bè và nhóm đồng đẳng, trong đó chú trọng tới việc xác định các chức năng cụ thể của mối quan hệ của trẻ với bạn bè cùng trang lứa, sự khác biệt của cá nhân trong trải nghiệm bạn bè cùng trang lứa và mối liên hệ của chúng với sự điều chỉnh hiện tại và tương lai, và ảnh hưởng của các loại quan hệ bạn bè khác nhau đối với sự phát triển của trẻ. Một số nghiên cứu đã có đề cập tới nhóm phi chính thức và hành vi lệch chuẩn của nhóm bạn thân thiết và nhóm đồng đẳng của thanh thiếu niên trong bối cảnh các nước khác nhau.

Cùng với đó mối quan tâm chung về việc làm rõ mối quan hệ giữa nguy cơ và hành vi sai lệch của thanh thiếu niên nói chung đã được khẳng định, cùng với yêu cầu thực tế đặt ra phải tìm hiểu các yếu tố tác động tới hành vi sai lệch và phương cách để phòng ngừa những hành vi lệch chuẩn trở thành hành vi phạm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

pháp. Những biểu hiện sai lệch ở cấp độ nghiêm trọng hơn là hành vi vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên. Nghiên cứu hành vi sai lệc của thanh thiếu niên ở Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu có tình khái quát như SAVY I và SAVY II, với các loại hành vi sai lệch được chú ý chủ yếu bao gồm sai lệch trong giao tiếp ứng xử, bạo lực học đường, các hành vi vi phạm pháp luật như việc sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, ma túy, mại dâm.

Tuy nhiên nhìn chung đó mới chỉ là những tìm hiểu cơ bản, bước đầu mang tính định hướng hoặc thăm dò, phục vụ cho những nhiệm vụ trước mắt. Hơn nữa, do những mục tiêu, nội dung và cách tiếp cận khác nhau mà kết quả thu được cũng khác nhau, còn có những sự tản mạn và những mặt hạn chế. Đặc biệt các công trình nghiên cứu trong nước cho thấy chúng ta cũng chưa có điều kiện đi sâu phân tích để xây dựng và đưa ra được một bộ khung về lý luận, phương pháp luận và các phương pháp thống nhất cho công tác phòng ngừa hành vi sai lệch trong thanh thiếu niên. Do vậy mà hiệu quả của công tác phòng ngừa, ngăn chặn hành vi sai lệch ở người chưa thành niên trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội còn có nhiều hạn chế.

Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT tại thành phố Hà Nội - 7

Trong những lựa chọn can thiệp phòng ngừa nguy cơ hành vi sai lệch của thanh thiếu niên, các tư liệu tiếp cận được đã cho thấy rất ít những xem xét, quan tâm về nhóm phi chính thức của thanh thiếu niên mà tập trung chính vào gia đình và điều kiện quản lý phát triển xã hội. Cho đến nay ở Việt Nam chủ yếu chú trọng vào công tác can thiệp phòng ngừa thanh thiếu niên vi phạm pháp luật ở cấp độ thứ cấp, tức là làm việc với vị thành niên đã vi phạm pháp luật; trong khi chưa có đáng kể các chương trình phòng ngừa hành vi lệch chuẩn ở cấp sơ cấp bao gồm can thiệp với trẻ có độ rủi ro cao với khuynh hướng lệch chuẩn và tội phạm, hoặc can thiệp với trẻ em từ nhỏ nhằm xây dựng khuôn mẫu hành vi tuân thủ và ý thức tôn trọng pháp luật, kỹ năng giao tiếp xã hội và xử lý xung đột [41].

Đồng thời các nghiên cứu về nhóm phi chính thức thường chỉ tập trung với nhóm người chưa thành niên đã vi phạm pháp luật, và vì vậy thông tin khai thác khu trú vào nhóm tiêu cực. Các lý do đều có gốc rễ từ các vấn đề kinh tế gắn với tình


trạng thất nghiệp, nợ nần: phù hợp để giải thích cho các nhóm thanh thiếu niên tách khỏi bối cảnh gia đình và nhà trường. Yếu tố giá trị cá nhân được đề cập đến nhưng xem như một hệ quả tiếp theo của các vấn đề kinh tế thay vì xem xét độc lập như một vấn đề đặc thù riêng theo tiếp cận tâm lý – văn hóa. Thực tế đó đưa ra những gợi ý về sự quan trọng và cần thiết của môi trường học đường trong phòng ngừa nguy cơ thực hiện hành vi sai lệch của thanh thiếu niên; tuy nhiên những hình thức và phương pháp có thể cần phải điều chỉnh cho phù hợp theo hướng khai thác chính vai trò tích cực của các nhóm phi chính thức trong chính đối tượng học sinh.

Về mặt phương pháp nghiên cứu, những nghiên cứu được tiếp cận trong tổng quan phản ánh cách tiếp cận chủ yếu từ góc độ tâm lý học và tội phạm học. Trong số các nghiên cứu tiếp cận từ góc độ xã hội học, các nghiên cứu tập trung áp dụng các lý thuyết về lệch chuẩn, cơ cấu xã hội, và tương tác biểu trưng. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để thu thập thông tin là nghiên cứu trường hợp, phỏng vấn sâu và anket. Môi trường xã hội được các nhà nghiên cứu xã hội học xem xét một cách thống nhất như một trong những yếu tố tác động đến hành vi của thanh thiếu niên và cố gắng trích xuất ra từ đó những điểm cụ thể trong hành vi của thanh thiếu niên với mái ấm, gia đình, hàng xóm láng giềng, bạn bè và nhiều biến số khác có ảnh hưởng cùng nhau hoặc riêng rẽ tới sự hình thành môi trường xã hội của nhóm đối tượng này để giải thích cho các hành vi sai lệch xảy ra. Tuy nhiên môi trường học đường hầu như ít được đặt ra trong quá trình phân tích, đánh giá và thiết kế can thiệp phòng ngừa hành vi sai lệch trong thanh thiếu niên. Nói cách khác, các can thiệp chỉ được đưa ra sau khi đã thực hiện hoặc được nhận biết một hoặc một số hành vi sai phạm đầu tiên.

Tất cả những điều đó đã đặt người nghiên cứu trước yêu cầu tiếp tục góp phần bổ sung và phát triển quan điểm tiếp cận về sinh thái xã hội, lý thuyết nhóm khác biệt và lý thuyết xã hội học vi mô trong nghiên cứu về việc tham gia nhóm phi chính thức trong mối quan hệ với hành vi sai lệch của học sinh THPT và thanh thiếu niên nói chung. Luận án được triển khai với trọng tâm xem xét nhóm phi chính thức của học sinh THPT để có thể nhận diện và sàng lọc nhằm khai thác vai trò của


những nhóm tích cực trong quá trình cải thiện và thúc đẩy năng lực ứng phó chủ động của các em trước những nguy cơ có hành vi sai lệch. Đó cũng chính là một bộ phận của xu hướng chủ đạo trong làm việc với thanh thiếu niên và các nhóm phi chính thức của các em trước nguy cơ thực hiện hành vi sai lệch.


Tiểu kết chương 1


Trong chương 1 người nghiên cứu đã thu thập, phân tích và đánh giá về các công trình nghiên cứu của các tác giả ở trong và ngoài nước về nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch trong thanh thiếu niên và học sinh THPT nói riêng. Cụ thể đã bước đầu góp phần nhận diện nhóm phi chính thức cũng như những hành vi sai lệch của thanh thiếu niên, nhất là ở độ tuổi học sinh THPT. Mối liên hệ của nhóm phi chính thức với hành vi của thanh thiếu niên cũng như các nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sai lệch của học sinh THPT cũng được tiếp cận tổng quan, góp phần hữu ích cho triển khai luận án.

Bên cạnh đó, việc tổng hợp và phân tích tình hình nghiên cứu cũng cho thấy chủ đề về thanh thiếu niên có hành vi sai lệch là một mối quan tâm thường trực trong nhiều thập kỷ gần đây của các nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau như xã hội học, luật học, giáo dục học, tâm lý học... Tuy nhiên các tác giả nghiên cứu trong vấn đề này từ tiếp cận xã hội học còn chưa nhiều; một số lượng lớn các nghiên cứu đứng từ góc độ tâm lý học nhân cách, tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học giáo dục để tìm hiểu, đánh giá thực tiễn thanh thiếu niên đã thực hiện hành vi sai lệch và đưa ra những kiến nghị theo hướng giáo dục, ngăn ngừa và cải tạo lại những trường hợp đã vi phạm. Các nghiên cứu trong lĩnh vực này cũng đã xem xét các đặc điểm phát triển của thanh thiếu niên cả từ phía cá nhân người chưa thành niên và cả từ phía gia đình, nhà trường và xã hội; tuy nhiên mối liên hệ với nhóm phi chính thức, đặc biệt là gắn với môi trường học đường, còn chưa nhận được nhiều sự chú ý phân tích sâu và tập trung trong thời gian gần đây.

Qua việc tổng quan tình hình nghiên cứu, người nghiên cứu đã xác định được khoảng trống để triển khai nghiên cứu đề tài như sẽ được trình bày ở các chương tiếp sau, bao gồm việc làm rõ cơ sở lý luận về việc tham gia nhóm phi chính thức của học sinh THPT và về hành vi sai lệch của học sinh THPT, mô tả thực trạng tham gia nhóm phi chính thức của học sinh THPT, phân tích hiện trạng mối liên hệ giữa việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT. Qua đó sẽ góp phần gợi mở khả năng khai thác vai trò của nhóm phi chính thức của học sinh THPT


và thanh thiếu niên nói chung trong điều chỉnh thái độ và hành vi trước các nguy cơ sai lệch.


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Chương 2 đi vào xác định và làm rõ các khái niệm công cụ về việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch ở học sinh THPT, qua đó góp phần làm rõ ý tưởng nghiên cứu. Các lý thuyết và cách tiếp cận xã hội học được tìm hiểu để xác định khả năng vận dụng giúp cho luận án giải thích được các vấn đề của thực tiễn cũng như hoàn thiện được cơ sở lý luận từ thực nghiệm.


2.1. Khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án

2.1.1. Khái niệm Trường trung học phổ thông và Học sinh trung học phổ thông

Điều 28 Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 (Quốc hội, 2019) quy định [27]:

“c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.”

Theo đó, trường trung học phổ thông (THPT) là bậc học cuối cùng của ngành học phổ thông, là nơi hoàn thiện kiến thức cơ bản toàn diện cho học sinh. Học sinh trung học phổ thông là lớp người có độ tuổi từ 15 đến 18. Hầu hết học sinh trong lứa tuổi này thể hiện ước mơ hoài bão của mình. Họ có nhiều nỗ lực cá nhân nhằm giải quyết các mâu thuẫn giữa năng lực bản thân với yêu cầu của xã hội.

Đặc điểm về bậc học, độ tuổi, gia đình, việc làm đã phân hoá nguyện vọng của học sinh trung học phổ thông theo 2 hướng chính.

Một là: Đa số học sinh có nguyện vọng tiếp tục cao hơn để vào các trường Cao đẳng, Đại học.


Hai là: Tham gia vào thị trường lao động để kiếm sống sau đó có điều kiện học lên.

Bên cạnh đó, độ tuổi của học sinh THPT nằm trong khoảng 15-18 tuổi còn được gọi là lứa tuổi đầu thanh niên và thường thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện tượng sinh lí và tâm lý gắn với quá trình xã hội hóa cá nhân. Nhìn chung, hầu hết học sinh trung học phổ thông đã bước vào tuổi dậy thì, giai đoạn chứng kiến những thay đổi sâu sắc về thể chất và cả tính cách, tâm lý. Mặc dù giai đoạn này không kéo dài, so với chu trình phát triển của một đời người nhưng lại có nhiều biến động về tâm lý, thể hiện ở những biến động mạnh, nhanh, diễn ra đột ngột và thậm chí có thể gây ra những thay đổi toàn diện.

Vì vậy, khái niệm “học sinh THPT” được sử dụng trong luận án là công dân Việt Nam đang theo học tại một trường trung học phổ thông tại thời điểm tham gia nghiên cứu, trong độ tuổi từ 15 tới 18 tuổi.


2.1.2. Khái niệm Nhóm phi chính thức


Nhóm là một khái niệm phổ biến trong các nghiên cứu xã hội học. Con người không sống tách biệt mà sống trong các nhóm khác nhau. Các nhóm xã hội tạo nên nền tảng của xã hội và nếu không có các nhóm, sẽ không có văn hóa con người. Tuy nhiên, khi tham gia các nhóm cũng có thể dẫn đến những kết quả tiêu cực. Muốn hiểu rõ các hành vi của con người, cần phải tìm hiểu các nhóm họ tham gia.

Có nhiều định nghĩa về nhóm. Theo quan điểm chung nhất, nhóm là tập hợp những con người, kể từ hai người trở lên, có chung mục đích dù là tích cực hay tiêu cực và hoạt động cùng nhau để đạt mục đích. Nhóm theo nghĩa hẹp là những nhóm nhỏ, là một tập hợp xã hội ít người mà trong đó các thành viên có quan hệ trực tiếp và tương đối ổn định với nhau. Nhóm theo nghĩa rộng là những nhóm lớn, là tập hợp các cộng đồng nhóm được hình thành trên cơ sở dấu hiệu xã hội chung có liên quan đến đời sống trên cơ sở của một hệ thống quan niệm trong xã hội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/10/2022