Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT tại thành phố Hà Nội - 2


DANH MỤC BẢNG

ảng 2.1. Bảng tính toán số lượng phiếu khảo sát (Đơn vị: người) 66

ảng 2.2. Tóm tắt các biến nghiên cứu 70

Bảng 3.1. Kết quả kỳ học gần nhất chia theo Mức sống gia đình 75

Bảng 3.2. Việc hỏi gia đình khi gặp khó khăn của học sinh gắn với Giới tính và Mức sống gia đình 76

Bảng 3.3. Mối liên hệ giữa Kiểu nhóm PCT của học sinh với Giới tính, Mức sống gia đình và Khối lớp 79

Bảng 3.4. Mục đích tham gia nhóm PCT của học sinh xét theo Giới tính, Mức sống gia đình, khối lớp 81

Bảng 3.5. Mối liên hệ giữa Mục đích tham gia với Kiểu nhóm PCT của học sinh

...................................................................................................................................82

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Bảng 3.6. Cách thức tham gia xét theo Mục đích tham gia và Kiểu nhóm PCT

...................................................................................................................................84

Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT tại thành phố Hà Nội - 2

Bảng 3.7. MQH Vai trò tham gia với Cách thức tham gia nhóm PCT 85

Bảng 3.8. Quy định trong nhóm xét theo Mục đích tham gia và Kiểu nhóm PCT

...................................................................................................................................87


Bảng 4.1. Hành vi sai lệch cùng nhóm PCT của học sinh THPT xét theo Giới tính, Mức sống gia đình, khối lớp 104

Bảng 4.2. Hành vi sai lệch cùng nhóm PCT của học sinh THPT xét theo các thuộc tính nhóm PCT 105

Bảng 4.3. Hành vi nguy cơ cùng nhóm PCT khi tham gia giao thông đường bộ xét theo đặc điểm nhân khẩu học của học sinh THPT 108

Bảng 4.4. Hành vi nguy cơ cùng nhóm PCT khi tham gia giao thông đường bộ xét theo các thuộc tính của nhóm 110


Bảng 4.5. Hành vi nguy cơ với trật tự xã hội cùng nhóm PCT xét theo đặc điểm nhân khẩu học của học sinh THPT 111

Bảng 4.6. Hành vi nguy cơ với trật tự xã hội cùng nhóm PCT xét theo các thuộc tính của nhóm 113

Bảng 4.7. Hành vi bạo lực học đường cùng nhóm PCT xét theo đặc điểm nhân khẩu học của học sinh THPT 115

Bảng 4.8. Hành vi bạo lực học đường cùng nhóm PCT xét theo các thuộc tính của nhóm 117

Bảng 4.9. Danh sách biến chính trong hồi quy binary logisitc 123

Bảng 4.10. Kết quả phân tích hồi quy binary logistic về Hành vi sai lệch theo nhóm PCT của học sinh THPT 125


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


Hình 1. Khung ph n tích của luận án 8


Biểu đồ 2.1. Cơ cấu mẫu khảo sát (%, n=448) 67


Biểu đồ 3.1. Mức sống hiện tại của gia đình học sinh (%, n=448) 74

Biểu đồ 3.2. Kiểu nhóm PCT của học sinh THPT (%, n=448) 77

Biểu đồ 3.3. Mục đích tham gia nhóm PCT của học sinh THPT (%, n=448) ...80 Biểu đồ 3.4. Cách thức tham gia, Vai trò tham gia trong nhóm PCT của học sinh THPT (%, n=448) 83

Biểu đồ 3.5. Quy định trong nhóm PCT của học sinh THPT (%, n=448) 86

Biểu đồ 3.6. Hình thức tương tác trong nhóm PCT của học sinh THPT (%, n=448) 88

Biểu đồ 3.7. Mức độ giao lưu, liên kết của nhóm PCT với các nhóm khác (%, n=448) 88

Biểu đồ 3.8. Những chủ đề được trao đổi trong nhóm PCT (%, n=448) 90

Biểu đồ 3.9. Kiến thức và kỹ năng được thành viên trao đổi trong nhóm PCT (%, n=448) 91

Biểu đồ 3.10. Xu hướng và phong cách sống được trao đổi trong nhóm PCT (%, n=448) 92

Biểu đồ 3.11. Nội quy nhà trường được thành viên trao đổi trong nhóm PCT (%, n=448) 93

Biểu đồ 3.12. Hành vi không hợp chuẩn được thành viên trao đổi trong nhóm PCT (%, n=448) 94

Biểu đồ 3.13. Mối quan hệ liên cá nhân của thành viên trao đổi trong nhóm PCT (%, n=448) 94

Biểu đồ 3.14. Hành động thông thường của nhóm PCT (%, n=448) 96


Biểu đồ 4.1. Hành vi sai lệch của nhóm PCT trong học sinh THPT (%, n=448)

.................................................................................................................................101

Biểu đồ 4.2. Tình trạng và Lý do bị đình chỉ học của học sinh THPT (%, n=448) 103

Biểu đồ 4.3. Các dạng hành vi sai lệch của nhóm PCT trong học sinh THPT (%, n=448) 107

Biểu đồ 4.4. Ứng xử của nhóm PCT với thành viên có hành vi sai lệch (%, n=448) 120

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài


Học sinh trung học phổ thông (THPT) là một nhóm xã hội gắn với một giai đoạn đặc biệt quan trọng trong cuộc đời của mỗi người – giai đoạn vị thành niên hoặc cũng còn được gọi là giai đoạn tiền trưởng thành. Ở độ tuổi này các em học sinh lĩnh hội đặc biệt nhiều và nhanh nhạy cùng với việc trở nên vô cùng nhạy cảm đối với các thông tin và các mối quan hệ tương tác xã hội xung quanh.

Một mặt cuộc sống hiện đại và môi trường xã hội cởi mở trong kỷ nguyên công nghệ và thế giới phẳng hiện nay đem đến ngày càng nhiều những điều kiện thuận lợi cho học sinh trung học phổ thông tiếp cận với thông tin phong phú và các khả năng kết nối xã hội đa dạng. Trong những năm qua, một bộ phận không nhỏ các em học sinh trung học phổ thông đã khai thác hiệu quả cơ hội đó, không ngừng cố gắng phấn đấu, tự giác trong học tập, mở rộng tri thức, bồi dưỡng kinh nghiệm sống và bước đầu đạt được những thành tích đáng khen ngợi. Những kết quả rực rỡ ở các kỳ thi Olympic hay kỳ thi nghề quốc tế là những minh chứng rõ ràng. Những điều đó khẳng định tín hiệu tích cực cho niềm tin vào vai trò chủ nhân tương lai của đất nước được gửi gắm ở các em.

Ở một phương diện khác, trong bối cảnh đó vẫn đang cho thấy có một thực trạng khác cùng song hành. Đó là việc xảy ra những hành vi sai lệch, thậm chí là vi phạm pháp luật trong người chưa thành niên và nhất là lứa tuổi trung học phổ thông không những tiếp tục tồn tại mà có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Theo một báo cáo của Bộ Tư pháp và UNICEF năm 2019, những hành vi sai lệch đến mức vi phạm pháp luật do người chưa thành niên từ đủ 16 - 18 tuổi thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 71,8%; từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chiếm 22,5% và dưới 14 tuổi chiếm khoảng 5,7% trong tổng số các vụ gây ra bởi người chưa thành niên và trẻ em tính đến năm 2013 [2].


Như vậy, trong quá trình vận động của xã hội theo xu thế phát triển, của mục tiêu giáo dục, của điều kiện sống, cũng như xu thế phát triển của thời đại, các giá trị mới đang được hình thành và định hình trong lực lượng xã hội này. Như Karl Marx từng nói, con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội nên có thể hiểu rằng, hành vi của học sinh trung học phổ thông có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, bao gồm xã hội, nhà trường, gia đình và cả bạn bè đồng trang lứa. Gắn với môi trường đó, các em đã hình thành nên nhiều nhu cầu và mối quan tâm mới mẻ, có những hành vi mang tính tích cực cũng như tiêu cực, và tham gia vào những mối quan hệ xã hội có tính chính thức cũng như phi chính thức.

Vì vậy, khi xem xét về những hoạt động gắn với học sinh trung học phổ thông và thanh thiếu niên nói chung, khái niệm “văn hóa nhóm” đã được nhiều nhà nghiên cứu nói đến, với tính cách là một “nền văn hóa phụ” tồn tại song hành trong mối quan hệ biện chứng với dòng văn hóa chủ đạo trong xã hội [15]. Tuy nhiên, một bộ phận xã hội và các cơ quan quản lý – giáo dục vẫn có nhiều phê phán hoặc không công nhận sự tồn tại khách quan của các nhóm và văn hóa nhóm gắn với các hình thái đó trong học sinh trung học phổ thông. Hạn chế này dẫn đến sự xem nhẹ, thậm chí bỏ qua hoặc phủ nhận, sự tồn tại khách quan của các nhóm phi chính thức. Điều này đã phần nào dẫn đến sự buông lỏng công tác quản lý, chăm sóc, giáo dục thanh thiếu niên, đứng trước những nguy cơ duy ý chí, lúng túng trong xử lý những vấn đề các hành vi sai lệch, tệ nạn xã hội và tội phạm vị thành niên có gắn với yếu tố nhóm, đồng thời đánh mất những cơ hội khai thác các khía cạnh tích cực của loại hình nhóm xã hội quan trọng này.

Bên cạnh đó, nhìn nhận từ thực tế và trong lĩnh vực nghiên cứu xã hội học cho thấy các khía cạnh phi chính thức (PCT) thường ít được để tâm tới từ quan điểm chính thức, và tính phi chính thức gắn với hoạt động nhóm của học sinh chưa nhận được nhiều sự chú ý. Có một điểm tương đồng dễ nhận ra trong các nghiên cứu xã hội học về học sinh trong nhà trường là việc dựa trên những giá trị chuẩn mực chính thức để nhận diện và đánh giá các tương tác xã hội của các em, cho nên những giá trị phi chính thức ít khi được đề cập tới hoặc được đặt trong bối cảnh


phân tích chuyên biệt nếu được xem xét, ví dụ với các học sinh cá biệt hoặc học sinh trong các trường giáo dưỡng. Đồng thời học sinh trung học phổ thông cũng là một nhóm xã hội ít được nghiên cứu trong xã hội học mà tập trung nhiều hơn trong lĩnh vực tâm lý học.

Trước tình hình đó, luận án tập trung vào tính phi chính thức của các nhóm xã hội có sự tham gia của học sinh trung học phổ thông và chú trọng vào đặc tính phi chính thức đó chi phối tới hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông. Có một sự gần gũi giữa tính phi chính thức của nhóm xã hội và tính sai lệch trong hành vi của cá nhân tham gia nhóm xã hội khi xem xét tới điểm chung về việc chấp nhận thử thách về một điều không chính quy, không chính thống, ít sức ép từ chuẩn mực chung của xã hội. Cho nên, một mặt việc tham gia nhóm phi chính thức có bản chất là hàm chứa việc không chấp thuận quy chuẩn, gần với sự sai lệch khi gắn với tính không chính thức, không chịu giới hạn của các quy chuẩn nên thường được xem là mang mầm mống của sự sai lệch. Mặt khác tính phi chính thức của nhóm xã hội cũng phản ánh năng lực sáng tạo, năng động, tạo cơ hội giúp vượt qua được sự sai lệch.

Chính trong tình hình thực tế đó và dựa trên cơ sở nhận thức như vậy, tác giả đã thực hiện luận án ngành Xã hội học với tiêu đề “Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội”, nhằm tìm hiểu, làm rõ thực trạng của việc tham gia các nhóm phi chính thức của học sinh trung học phổ thông và mối quan hệ của việc tham gia đó với hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông. Qua đó luận án khẳng định sự tiếp nối trong nghiên cứu xã hội học về tính phi chinh thức gắn với nhóm xã hội của thanh thiếu niên trong mối quan tâm sâu sắc về công tác giáo dục thế hệ trẻ vì mục tiêu phát triển con người và xã hội bền vững.


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu


Mục đích của nghiên cứu này là góp phần tìm hiểu thực trạng tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội trong thời gian gần đây, trên cơ sở đó nêu ra một số khuyến nghị nhằm khai thác mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực từ việc tham gia nhóm phi chính thức của học sinh trung học phổ thông trong phòng ngừa hành vi sai lệch ở lứa tuổi này.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


- Tổng quan tình hình nghiên cứu của các tác giả trước để kế thừa thành tựu và các bài học kinh nghiệm trong tiếp cận và nhận diện, phân tích thực tiễn về việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch trong thanh thiếu niên và học sinh trung học phổ thông nói riêng.

- Xác định cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu, bao gồm việc định nghĩa các khái niệm liên quan, thao tác hóa các khái niệm chính trong luận án và lựa chọn những lý thuyết, quan điểm lý luận giúp giải thích và phân tích các vấn đề nghiên cứu.

- Tìm hiểu thực tế mối quan hệ giữa việc tham gia nhóm phi chính thức của học sinh trung học phổ thông và tình trạng biểu hiện của các hành vi sai lệch của trẻ. Cụ thể bao gồm việc tham gia nhóm phi chính thức của học sinh trung học phổ thông có những đặc điểm như thế nào về các nhóm phi chính thức và về tình trạng tham gia, tình hình học sinh trung học phổ thông có hành vi sai lệch cùng nhóm phi chính thức, mối quan hệ tồn tại giữa việc tham gia nhóm phi chính thức của học sinh trung học phổ thông và hành vi sai lệch ở lứa tuổi này.

- Qua tìm hiểu thực trạng đó luận án sẽ đưa ra những đề xuất định hướng và giải pháp nhằm khai thác, phát huy vai trò phù hợp của nhóm phi chính thức đối với việc phòng ngừa hành vi sai lệch trong học sinh trung học phổ thông.


3. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu của luận án


3.1. Đối tượng nghiên cứu

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 14/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí