Quy chế kiểm tra, thi
57.1
Quy định đồng phục
60.5
0
10
20
30
40
50
60
70
khăn, những hình thức hoạt động thiện nguyện phong phú hơn có thể còn chưa tiếp cận phù hợp với bối cảnh giáo dục phổ thông và sự hạn chế về mức độ tự lập của học sinh THPT sẽ góp phần lý giải cho tỷ lệ nói trên.
37.5 | |||
Việc uống rượu bia | 39.1 | ||
Việc đánh chửi người khác Việc nói tục, chửi bậy | 44 | 50.4 | |
Việc trốn học, bỏ học | 54.2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Đặc Điểm Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Tham Gia Nghiên Cứu
- Kiểu Nhóm Phi Chính Thức, Mục Đích Tham Gia Nhóm Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông
- Quy Định Trong Nhóm Xét Theo Mục Đích Tham Gia Và Kiểu Nhóm Pct
- Hành Vi Sai Lệch Của Nhóm Pct Trong Học Sinh Thpt (%, N=448)
- Hành Vi Nguy Cơ Cùng Nhóm Pct Khi Tham Gia Giao Thông Đường Bộ Xét Theo Các Thuộc Tính Của Nhóm
- Hành Vi Bạo Lực Học Đường Cùng Nhóm Pct Xét Theo Các Thuộc Tính Của Nhóm
Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.
Biểu đồ 3.11. Nội quy nhà trường được thành viên trao đổi trong nhóm PCT (%, n=448)
(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)
Đối với các nội quy trong nhà trường, học sinh THPT thường xuyên được thông tin và giám sát. Thực tế cho thấy học sinh thường xuyên thực hiện quy định nào thì sẽ để ý, bàn luận nhiều hơn về điều đó (biểu đồ 3.11). Điều được nhắc đến trong nhóm PCT nhiều nhất là về quy định đồng phục (60,5%), liên quan tới sự chú ý của nhiều học sinh ở lứa tuổi THPT về trang phục và biểu dạng bên ngoài của bản thân. Những hoạt động hoàn toàn bị pháp luật nghiêm cấm là việc hút thuốc lá và việc uống rượu bia ở người dưới 18 là hai nội dung được các nhóm PCT đề cập tới ít nhất (tương ứng là 37,5% và 39,1%).
Như đã đề cập tới trước đó, những hành vi không phù hợp với chuẩn mực hiện hành của xã hội là chủ đề ít được đề cập nhất trong các nhóm PCT. Tất cả những nội dung cụ thể được nêu ra trong khảo sát đều nhận được dưới 45% số ý kiến xác nhận việc nhóm PCT có bàn luận đến.
Chơi cờ bạc
30.8
Việc chối bỏ trách nhiệm
36.4
Việc vi phạm luật giao thông
38.8
Bạo lực học đường
43.3
Việc nghiện game online
43.5
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
Biểu đồ 3.12. Hành vi không hợp chuẩn được thành viên trao đổi trong nhóm PCT (%, n=448)
(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)
Trong các chủ đề về hành vi không hợp chuẩn mà nhóm có bàn luận tới, tỷ lệ nhỏ nhất là về việc chơi cờ bạc (30,8%), và tỷ lệ lớn nhất là việc nghiện game online (43,5%), kế đến là về bạo lực học đường (43,3%). Điều này có thể đến từ kết quả của quá trình tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhà trường cũng như trên các phương tiện truyền thông đã hình thành trong học sinh nhận thức thụ động về các chuẩn mực xã hội và không có nhu cầu tìm kiếm thông tin về các hành vi không phù hợp các chuẩn mực xã hội đó. Tuy nhiên nhận định như vậy sẽ cần kiểm chứng thận trọng hơn do khía cạnh này nằm ngoài phạm vi tiếp cận hiện tại của nghiên cứu này.
Mối quan hệ với gia đình, họ hàng
49.6
Mối quan hệ với thầy cô
51.8
Mối quan hệ tình cảm lãng mạn
55.8
Mối quan hệ với bạn bè
60.7
0
10
20
30
40
50
60
70
Biểu đồ 3.13. Mối quan hệ liên cá nhân của thành viên trao đổi trong nhóm PCT (%, n=448)
(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)
Với tỷ lệ được trao đổi giữa các thành viên nhóm PCT chỉ cao hơn mảng nội dung về các hành vi không phù hợp chuẩn mực hiện hành, những chủ đề gắn với các mối quan hệ liên cá nhân cũng không phải là thông tin được bàn luận nhiều trong các nhóm PCT. Tính riêng tư đòi hỏi sự thân thiết, gắn bó và tin tưởng sâu sắc giữa những người chia sẻ câu chuyện là đặc điểm nổi bật của những thông tin này. Với việc các thành viên tham gia nhóm PCT có thể với những lý do và mục đích khác nhau, trong một nhóm PCT có thể gồm một số nhóm nhỏ được hình thành đồng thời hoặc trong quá trình nhóm PCT lớn vận hành. Vì vậy việc trao đổi các nội dung về mối quan hệ liên cá nhân trong thực tế có thể diễn ra ở các mức độ hẹp hơn với một số thành viên nhất định thay vì với toàn bộ nhóm PCT, với sự khác biệt tùy theo nội dung được chia sẻ (biểu đồ 3.13). Tỷ lệ chia sẻ trong nhóm PCT nhiều nhất là về các mối quan hệ bạn bè (60,7%), và ít nhất là về các mối quan hệ với gia đình, họ hàng (49,6%).
Một giáo viên chủ nhiệm cho biết một phân tích về tình huống chia sẻ giữa các thành viên trong nhóm PCT của học sinh THPT liên quan tới mối quan hệ tình cảm lãng mạn của một thành viên mà thầy giáo này đã nắm bắt được.
Đúng là nó [chú thích: nhóm phi chính thức] giải toả cả tâm lý thêm cả trách nhiệm về hoạt động của các thành viên, thậm chí có những cháu nó yêu quý yêu thương nhau và nó thể hiện sự yêu quý đấy còn hơn cả anh em trong nhà. Lấy ví dụ trong trường hợp như thế này, có trường hợp cháu này trong nhóm đấy bị thất tình. Thế là chán đời không học thì các bạn bắt đầu vào khuyên. Có những bạn phân tích những việc, có những câu nói phân tích rất rõ “có đáng hay không” các thứ, vân vân. Nó phân tích không khác gì người lớn. Tức là con mắt của các em rất là tốt chứ không phải không tốt. Và như vậy tức là, một là bản thân là cái nhu cầu được giải quyết bức xúc tâm lý của các cháu được giải quyết, hai là nó phân tích để định hướng con người theo một cái tốt. Mặc dù cái nhóm đấy không phải nhóm học tập mà là nhóm xã hôi ở ngoài thôi. Nhưng cái phân tích đấy nó lại làm cho đứa trẻ nó có thể
ngộ ra được rất tốt, trang bị thêm nhiều kĩ năng hơn, trang bị thêm cái sự dày dặn hơn về kinh nghiệm xã hội. (PVS GV01)
3.3.2. Hoạt động thông thường của nhóm phi chính thức
Xem film tại rạp
70.8
Trao đổi bài học
75.4
Đi ăn uống
76.3
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Bên cạnh những chủ đề thông tin được chia sẻ, bàn luận giữa các thành viên trong nhóm phi chính thức, các thành viên cũng cùng tham gia vào những hoạt động thông thường của nhóm. Gắn liền với những nội dung có thể được nhóm PCT quan tâm, một danh sách gồm 11 hoạt động liên quan tới nhu cầu học tập, giải trí, giao tiếp và gắn kết xã hội, kinh tế, và đóng góp cho xã hội được đưa vào bảng hỏi khảo sát. Trong đó tương ứng với nhu cầu giải trí là các hoạt động xem film tại rạp hoặc online, chơi game và chơi thể thao; tương ứng với nhu cầu giao tiếp và gắn kết xã hội là các hoạt động đi ăn uống, đi du lịch và hoạt động nghệ thuật; tương ứng với nhu cầu đóng góp cho xã hội là hoạt động làm thiện nguyện và hiến máu nhân đạo (biểu đồ 3.14).
26.8 | ||||
Buôn bán, kiếm tiền | 36.6 | |||
Làm thiện nguyện | 37.5 | |||
Hoạt động nghệ… | 53.6 | |||
Chơi thể thao | 54.5 | |||
Đi du lịch | 57.6 | |||
Chơi game | 60 | |||
Xem film online | 66.7 |
Biểu đồ 3.14. Hành động thông thường của nhóm PCT (%, n=448)
(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)
Kết quả khảo sát được trình bày tại biểu đồ 3.14.cho thấy có sự tương đồng với kết quả được phản ánh ở biểu đồ 3.9 và biểu đồ 3.10 khi tỷ lệ nhóm PCT có
thực hiện hoạt động đi hiến máu, buôn bán/kiếm tiền và làm thiện nguyện ở mức thấp nhất (tỷ lệ tương ứng là 26,8%, 36,6% và 37,5%); ngược lại những hoạt động trao đổi bài học ở mức cao thứ hai (75,4%). Theo Talcot Parson, có ba kiểu hành động bao gồm hành động công cụ (có định hướng rõ ràng vào việc thực hiện mục tiêu một cách hiệu quả), hành động biểu cảm (nhằm thỏa mãn cảm xúc), hành động đạo đức (gắn với việc thực hiện chuẩn mực về sự đúng-sai). Trong trường hợp này, những hành động đóng góp cho xã hội được xem là thuộc kiểu đạo đức và nhận được sự tham gia thực hiện ít nhất từ các nhóm PCT của học sinh THPT. Những hành động giao tiếp và gắn kết xã hội mang tính cảm xúc cao thuộc kiểu biểu cảm có sự phân hóa mạnh khi hoạt động đi ăn uống có tỷ lệ các nhóm PCT thực hiện cao nhất (76,3%) nhưng hoạt động đi đu lịch và hoạt động nghệ thuật chỉ ở mức trung bình thấp (tương ứng 57,6% và 53,6%). Thực tế tiến hành các hoạt động này trong nhóm PCT giúp làm rõ sự phân hóa đó, với các hoạt động đi ăn uống có thể diễn ra rất đa dạng và tương đối đơn giản ở các cơ sở phục vụ ăn uống bình dân mà không cần phải chuẩn bị gì phức tạp hay tốn kém nhiều, nhưng hoạt động du lịch hay dã ngoại đòi hỏi sự chuẩn bị sẵn sàng về phương tiện di chuyển, thời gian và thường cần có sự cho phép của phụ huynh kể cả với chuyến đi trong ngày.
Mọi người sẽ muốn đi phượt nhưng gia đình em nhắc đến vấn đề nguy hiểm và không đồng ý. Em đã cùng mọi người xin phép bố mẹ là chuyến đi này sẽ giúp em trưởng thành và học hỏi được nhiều điều hơn. Sau đó em đã có chuyến hành trình rất thú vị. Em đã trở nên mạnh dạn và vui vẻ hơn nhiều. (PVS HS01)
Hoạt động nghệ thuật gồm việc chơi nhạc, sáng tác, biểu diễn văn nghệ cũng đòi hỏi những điều kiện sẵn sàng nhất định về kỹ năng và quỹ thời gian nhất định, cũng như có thể phải đối diện với quan điểm khác biệt từ phụ huynh về mảng hoạt động này.
Em phải tốn nhiều thời gian cùng công sức để hoàn thành một bức vẽ. Trong mắt gia đình em lúc đó, thà để thời gian rảnh để học toán hóa còn hơn vẽ vời và hiện nay quan điểm này vẫn tồn tại. (PVS HS07)
Trong những hành động còn lại, với 1/3 số ý kiến xác nhận nhóm PCT có cùng nhau kiếm tiền là tỷ lệ phản ánh sự năng động, chủ động của học sinh THPT trong việc tìm kiếm khả năng tài chính bên cạnh sự chu cấp của gia đình; tuy nhiên điều này cũng có thể hàm chứa những nguy cơ đáng kể nếu sự thiếu kinh nghiệm và nhu cầu khám phá, muốn tự khẳng định bản thân của lứa tuổi vị thành niên bị lợi dụng khiến cho học sinh THPT và nhóm PCT của mình rơi vào tình huống có hành vi trái pháp luật hoặc gây nguy hiểm cho bản thân. Với những hoạt động vui chơi, giải trí, tỷ lệ các nhóm PCT cùng nhau xem film là khá cao, kể cả là tại rạp (70,8%) hay theo hình thức trực tuyến trên mạng internet (66,7%). Đây là hoạt động sinh hoạt văn hóa – tinh thần hiện đại, có thể giúp lứa tuổi vị thành niên vừa có thêm cái nhìn phong phú hơn về cuộc sống vừa có thể có thời gian thư giãn và gắn bó trong nhóm PCT. Tuy nhiên nếu như các bộ phim chiếu rạp đều được kiểm duyệt nội dung phù hợp thì việc xem phim online có nhiều nguy cơ tiềm ẩn nếu thiếu sự hướng dẫn của người lớn đối với các nội dung có khuynh hướng bạo lực hoặc liên quan tới tình dục và các mối quan hệ cảm xúc tiêu cực.
Tiểu kết chương 3
Trong chương 3, dựa vào những số liệu đã thu thập được, người nghiên cứu đã tiến hành mô tả và đánh giá thực trạng tham gia nhóm phi chính thức của học sinh trung học phổ thông ở Hà Nội hiện nay.
Trước hết chân dung học sinh trung học phổ thông trong nghiên cứu đã được giới thiệu cụ thể theo các tiêu chí về giới tính, khối lớp, điều kiện kinh tế hiện tại của gia đình, kết quả học kỳ gần nhất và việc hỏi ý kiến gia đình khi gặp khó khăn. Theo đó mặc dù tỷ lệ khối lớp trong mẫu khảo sát là tương đối đồng đều, tỷ lệ của các tiêu chí còn lại đều cho thấy có sự biến thiên cũng như có mối liên hệ tương quan nhất định.
Tiếp đó là những mô tả, phân tích về các khía cạnh trong việc tham gia nhóm phi chính thức của học sinh THPT. Những khía cạnh đó bao gồm Kiểu dạng nhóm phi chính thức, Mục đích tham gia, Cách thức tham gia, Vai trò tham gia, Quy định trong nhóm phi chính thức, Tương tác trong và ngoài nhóm, mối quan tâm được chia sẻ trong nhóm, và những hành động thông thường được các thành viên trong nhóm thực hiện cùng nhau.
Tất cả những thông tin phản ánh thực trạng tham gia nhóm phi chính thức như vậy trong học sinh THPT khẳng định tính khách quan và sự cần thiết của việc nắm bắt một cách sâu sắc môi trường xã hội quan trọng này. Trên cơ sở đó, chương 4 tiếp tục tập trung vào thực trạng hành vi sai lệch trong học sinh trung học phổ thông, ứng xử của nhóm PCT với thành viên có hành vi sai lệch, và đánh giá mối quan hệ ảnh hưởng của việc tham gia nhóm phi chính thức đến hành vi sai lệch đó thông qua phân tích hồi quy logistic.
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG HÀNH VI SAI LỆCH CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THAM GIA CÙNG NHÓM PHI CHÍNH THỨC
Như đã nêu trong chương 2, khái niệm hành vi sai lệch nhóm của học sinh THPT được tiếp cận trong nghiên cứu này tập trung vào 09 hành vi bao gồm đi xe đèo ba, vượt đèn đỏ, lạng lách đánh võng, cổ vũ đua xe, không đội mũ bảo hiểm, đánh nhau ở trường, chơi bài ăn tiền, hái hoa bẻ cành nơi công cộng, chiếm giữ trái phép tài sản của người khác. Trên cơ sở đó, nội dung chương này đi vào làm rõ tình hình tham gia hành vi sai lệch cùng nhóm phi chính thức của học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội và tiến hành phân tích tương quan mối quan hệ giữa việc tham gia nhóm phi chính thức và tình trạng có hành vi sai lệch cùng nhóm phi chính thức một cách tổng thể, cũng như xem xét riêng với ba nhóm hành vi sai lệch gồm các hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông đường bộ, các hành vi nguy cơ với trật tự xã hội, và hành vi bạo lực học đường.
4.1. Mô tả chung về hành vi sai lệch cùng nhóm phi chính thức của học sinh trung học phổ thông
Với môi trường tương tác cởi mở, linh hoạt và có tính tương đồng cao giữa các thành viên, nhóm phi chính thức cũng thường được cho là có thể đưa đến cho các thành viên khả năng tham gia vào các hành vi sai lệch cao hơn so với các nhóm chính thức. Kết quả trao đổi phỏng vấn sâu cho thấy người lớn (phụ huynh và giáo viên) đều thống nhất về quan điểm này, như hai ý kiến sau đây:
[Chú thích: nhóm phi chính thức] Có thể dẫn đến những suy nghĩ và hành động lệch lạc cho con trẻ. (PVS PH01)
Tất cả các sự vật hiện tượng nó đều có hai mặt hết. Có những hội nhóm nó giúp thúc đẩy phát triển rất tốt các cháu nhưng tất nhiên nó cũng sẽ có những hội nhóm mà nó không thúc đẩy phát triển các cháu, mà thậm