Sự Chuyển Đổi Cảm Hứng Nghệ Tthuật Trong Sáng Tác


của con. Nhà văn đã miêu tả sự giằng co giai giẳng giữ dội trong nhân vật hoạ sỹ, nhà văn đã thể hiện phép thử đối với nhân vật. Các phép thử đó có giá trị giả định về khả năng lựa chọn và phân định rạch ròi giữa các thái cực hèn nhát và dũng cảm, cao thượng và thấp hèn. Tất cả chỉ nhằm mục đích để cho đối tượng tự nhận thức, tự làm sáng tỏ bản chất con người.

Cả trong sự khám phá giữa con người với thế giới tự nhiên đầy bí ẩn, tác giả cũng đã có những lý giải riêng. Truyện ngắnMột lần đối chứng là khát vọng của nhà văn trong hành trình nhận thức và khám phá các quy luật tồn tại của con người. Nhà văn viết: Mọi người từng thử một lần làm một sự đối chứng với loài vật- một cuộc đối chứng giữa thiện và ác, giữa lý trí, trí tuệ và bản năng mù quáng. Cũng là một cuộc đối chứng về mặt nhân cách và phi nhân cách giữa cái hoàn thiện và chưa hoàn thiện, giữa ánh sáng và khoảng bóng tối vẫn còn rơi rớt bên trong tâm hồn của mỗi miếng đất nương náu và gieo mầm của lỗi lầm và tội ác [7].

Sau chiến tranh, hướng tìm tòi khai thác của nhà văn Nguyễn Minh Châu là những con người thường nhật. Hầu hết các truyện ngắn thời kì này của ông là những con người nhỏ bé, bình thường. Mối quan tâm của họ chỉ là những chuyện vụn vặt trong cuộc sống đời thường, nhưng đằng sau đó lại là một nhân cách đạo lí, một thế giới riêng biệt đầy bí ẩn về triết lí cuộc sống. Trong truyện ngắn Bến quê, nhân vật Nhĩ- một con người đã từng đi rất nhiều nơi trên trái đất lại chưa hề bao giờ đến cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình[7], nhà văn muốn đối chứng lại quan niệm về con người luôn luôn vượt lên mọi hoàn cảnh, chiến thắng mọi hoàn cảnh và thử thách. Bến quê vì thế vẫn là sự trải nghiệm về cái vô hạn và cái hữu hạn khả năng của con người.

Cũng trên nền tảng của những suy tư nghiền ngẫm có chiều sâu, nhiều truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu còn đem đến cho người đọc nhiều góc


nhìn khác về con người. Đó là người đàn bà làng chài (Chiếc thuyền ngoài xa) thường xuyên bị chồng đánh đập tàn nhẫn nhưng vẫn dứt khoát lạy xin toà đừng bắt con bỏ nó. Đi tìm cho những lí giải khó hiểu đó, nhà văn hướng người đọc đến sự thật: Đám đàn bà làng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có một người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà để đẻ con, rồi nuôi con đến khi chúng khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở trên thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được [7]. Người đàn bà ấy thực ra đã không hề cam chịu một cách vô lí, nông nổi, ngờ nghệch mà ngược lại chị là người sâu sắc thấu hiểu lẽ đời. Người phụ nữ ấy có một cuộc đời lam lũ, nhưng biết chắt chiu những hạnh phúc đời thường. Một phụ nữ có ngoại hình xấu xí, thô kệch nhưng tâm hồn đẹp đẽ vì chồng vì con. Ở chị thể hiện bóng dáng của người phụ nữ Việt Nam đảm đang, bao dung, nhân hậu, giàu đức hy sinh và lòng vị tha. Nguyễn Minh Châu dường như đã chạm vào chiều sâu lòng nhân bản ở con người.

Truyện ngắn sau 1975, con người cá nhân được khám phá nhiều ở khía cạnh tinh thần, đời sống nội tâm. Với nhiều cách khai thác tiếp cận khác nhau, các nhà văn đã đi vào thế giới nội cảm, khám phá chiều sâu của tâm trạng, thấy được đằng sau mỗi số phận là những cung bậc tình cảm phong phú đa dạng của con người. Ở đó có niềm vui, niềm hạnh phúc và cả nỗi khổ đau của kiếp người. Con người xuất hiện trong các truyện ngắn là con người trần thế ở còi nhân gian với tất cả chất người tự nhiên của nó : tốt đẹp- xấu xa, thiện

– ác, yêu- ghét, ánh sáng – bóng tối, cao thượng- thấp hèn…ở đó con người đứng trên đường phân giới mỏng manh giữa hai cực vừa chối bỏ lại vừa chung sống với nhau [46]


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Như vậy, truyện ngắn sau 1975 chủ yếu đi vào từng cá thể, từng mảnh đời, lúc trầm lắng, khi sôi động, lúc khổ đau, khi hạnh phúc…tất cả tạo nên một thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, phức tạp. Bằng nhiều cách tiếp cận và cách thể hiện độc đáo, truyện ngắn đã bộc lộ những quan niệm mới mẻ về con người. Mỗi nhà văn đều tìm cách đi sâu vào tâm hồn con người để thấy được những cung bậc, những cảm xúc với tất cả bản chất người của nó. Các nhà văn hướng tới hiện thực về con người thông qua những số phận cá nhân, từ đó mà lật xới lên những vấn đề nhức nhối, bức xúc của con người mang ý nghĩa nhân sinh của thời đại. Trong truyện ngắn sau 1975, nhà văn- chủ thể của sáng tạo không còn vị trí lấn át, chi phối tất cả quá trình vận động, phát triển của nhân vật mà bình đẳng, khách quan trước sự vận động tự thân của họ. Trên địa hạt của truyện ngắn, nhà văn đã khắc hoạ chân dung những con người vừa đẹp đẽ, cao thượng, vừa đời thường, trần thế, luôn khao khát cái đẹp và hướng tới cái thiện. Đó là con người cá nhân được quan niệm như một nhân cách, một nhân cách mới[46].

1.1.3.3. Thay đổi về đề tài và cảm hứng sáng tác

Đặc điểm truyện ngắn Võ Thị Hảo - 4

Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, văn học có khả năng phản ánh cuộc sống đa dạng và phong phú. Đối tượng của văn học là toàn bộ thế giới tự nhiên, đời sống xã hội, và cuộc sống của con người. Tuy nhiên hiện thực thì vô hạn mà khả năng của con người thì hữu hạn. Vì thế trong hoàn cảnh sống của con người, với những yêu cầu của hiện tại, vốn sống vốn văn hoá, vốn chính trị, cùng tài năng nghệ thuật của mình, nhà văn chỉ có thể khai thác một lĩnh vực cụ thể, xác định trong hiện thực khách quan. Phạm vi của hiện thực phản ánh trong tác phẩm gọi là đề tài của tác phẩm đó.

Như vậy, đề tài là một phương diện nội dung của tác phẩm, nó chỉ phạm vi hiện thực cụ thể đã được nhà văn nhận thức, lựa chọn và phản ánh trong tác phẩm. Bất kỳ một tác phẩm văn học nào cũng có một đề tài nhất


định, nó xem như một nhân tố tương ứng với đối tượng phản ánh riêng của tác phẩm[9].

Văn học luôn song hành cùng lịch sử. Mỗi giai đoạn lịch sử của dân tộc đều có những đề tài trung tâm. Trong văn học trước 1975, Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là đề tài cao đẹp. Hoà bình lập lại, khi mà chiến tranh không còn tác động sâu sắc tới việc lựa chọn đề tài, thì phạm vi hiện thực của nhà văn đã được mở rộng. Trong khoảng những năm đầu khi đất nước mới hoà bình, nhưng vẫn còn chiến tranh biên giới, thì đề tài chiến tranh vẫn có một vị trí quan trọng, nhưng mang những dấu hiệu mới, hiện thực chiến tranh được soi chiếu một cách thấu đáo, toàn diện hơn ở cả phía ta và phía kẻ thù. Bên cạnh đề tài về chiến tranh, đề tài về cuộc sống đời thường ngày càng trở thành đề tài trung tâm. Mảng đề tài thế sự đời tư ngày càng có vị trí quan trọng khi con người trở về và đối diện với những lo âu của cuộc sống thường nhật. Như vậy, văn học sau 1975 chủ yếu tập trung vào hai mảng đề tài, đó là sự tiếp nối của mảng đề tài chiến tranh và đề tài thế sự đời tư.

Trong chiến tranh, người cầm bút chủ yếu là những người chiến sĩ, họ tự nguyện tham gia vào công cuộc cổ vũ, tuyên truyền cho chiến đấu. Qua các tác phẩm của mình nhà văn muốn tham gia vào các sự kiện to lớn của dân tộc. Chính vì thế mà các tác phẩm thời kì này giàu tính thời sự, phản ánh những vấn đề cấp bách của đời sống chiến trận.

Sau 1975 khi mà chiến thắng đã thuộc về ta thì yếu tố cổ vũ không còn đóng vai trò chủ chốt, nhà văn lúc này có thời gian để đào sâu vào hiện thực của cuộc chiến đấu.Văn học viết về chiến tranh thời kỳ này đi vào khám phá chiều sâu phức tạp và những điều chưa kịp khám phá trong hoàn cảnh có chiến tranh. Nhà văn nhìn thấy ở đó có cả cao cả- thấp hèn, chiến thắng - thất bại, anh hùng – hèn nhát, niềm vui - nỗi buồn… tất cả được các nhà văn nhìn nhận và khai thác một cách triệt để. Trong cái nhìn của các nhà văn hôm nay,


con người không phải lúc nào cũng anh hùng cao cả. Người chiến sĩ khi đối diện với bom đạn, chết chóc, đói khát .. cũng bộc lộ bản năng rất người: Tôi không sao nói được và đột nhiên, bất ngờ với cả chính mình, tôi ngồi thụp xuống, hai tay bưng lấy mặt, bật lên tiếng khóc. Nào mưa gió, nào chết chóc, nào đói, nào khổ, nào con đường vô vọng phía trước mà lòng tôi âm thầm, dồn nén mãi, đến bây giờ tự nhiên oà ra, tan vỡ trong một niềm thương thân cay đắng, tủi hờn [54]. Mặc dù khai thác mặt lẩn khuất của con người trong chiến tranh bằng cảm hứng sự thực nhưng cuối cùng thì tác giả vẫn khẳng định lý tưởng cao đẹp của người lính.

Nhiều truyện ngắn còn đề cập tới cái giá phải trả cho chiến thắng. Những cái giá ấy không chỉ trả ngay trong chiến tranh mà phải tiếp tục trả nhiều năm dài sau cuộc chiến. Chiến tranh không chỉ làm cho cha mất con, vợ mất chồng, anh mất em.. mà cuộc chiến còn để lại những vết hằn, những nỗi đau, những âm vang của quá khứ. Truyện ngắn Mai của Thanh Quế đã để lại nỗi xúc động trong lòng độc giả khi đi khai thác theo hướng này. Một cán bộ đi tập kết nay được nghỉ hưu trở về thì vợ đã mất, cô con gái duy nhất đã hy sinh. Toàn bộ câu chuyện là quá trình đi tìm hài cốt của người cha đối với con mình. Trong cuộc tìm kiếm đó ông đã gặp biết bao người đã hy sinh anh dũng. Qua đó nhà văn muốn nói lên tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất, sự hy sinh anh dũng của những cô gái miền Nam, trong đó cô Mai là một đại diện. Đó là nỗi đau sẽ mãi không xoá được cho dù chiến tranh đã đi qua xa rồi.

Trên nền tảng của cuộc chiến, thời kỳ này nhiều tác giả còn hướng vào vấn đề đạo đức, quan niệm mới và nhân cách con người trong thời kỳ mới. Đi vào đề tài đạo đức, các truyện ngắn sau 1975 các nhà văn đã đi vào những mặt lẩn khuất sâu kín, các chuẩn mực đạo đức, hành vi cho cuộc sống lao động hoà bình trong chế độ mới. Trong truyện ngắn Bức tranh, Nguyễn


Minh Châu đã thể hiện cách nhìn thông thường về chuẩn mực đạo đức đối với con người sau chiến tranh. Một hoạ sỹ đã thành danh với bức chân dung chiến sỹ giải phóng, sau một lần đến quán cắt tóc anh đã nhận ra tội lỗi không thể tha thứ của mình. Do sự thất hứa của mình mà mẹ người chiến sỹ đã khóc mù cả mắt vì tưởng con mình đã hi sinh. Bắt đầu từ đó anh sống trong sự dằn vặt của lương tâm. Người lính năm xưa, nay là anh thợ cắt tóc đã không một lần “tính sổ” với anh. Nhưng cũng chính vì thái độ cao thượng và tấm lòng nhân hậu ấy đã làm cho người hoạ sỹ càng mặc cảm về tội lỗi. Ở đây nhà văn đã đặt ra vấn đề lương tâm trách nhiệm của cá nhân một cách khá rạch ròi. Dưới góc độ là một con người có đạo đức liệu anh có thể tự cho phép mình vô ơn không với người đã từng cưu mang mình? Và khi biết hậu quả liệu mình có dám đứng ra nhận trách nhiệm hay không?...

Hoà bình lập lại, mảng văn học thế sự đời tư nhanh chóng trở về đúng vị trí của nó và ngày càng có vai trò chủ đạo trên văn đàn. Với nhiều cây bút đã xuất hiện từ trước như Nguyễn Minh Châu, Xuân Thiều, Ma Văn Kháng.. và các cây bút mới xuất hiện ở lớp sau như Dương Thu Huơng, Thái bá Lợi, Lê Minh Khuê.. cho dù lúc mới xuất hiện các tác giả chưa có sự thống nhất trong quá trình nhìn nhận, đánh giá nhưng về cơ bản sự xuất hiện của mảng văn học thế sự đời tư phần nào đã đáp ứng được hiện thực của cuộc sống thời bình.

Đất nước đi qua chiến tranh, cuộc sống của nhân dân đã trở lại thời bình, tâm trạng và cuộc sống của nhân dân có nhiều sự thay đổi. Chính vì vậy mà cách nhìn của nhà văn về mảng hiện thực cuộc sống cũng có nhiều thay đổi. Trong xu hướng chung của văn học, các truyện ngắn thời kì này đã thể hiện sự nhạy bén, gắn bó với cuộc sống của các nhà văn đương đại. Các vấn đề của cuộc sống con người được nhiều nhà văn đề cập, nhiều vấn đề tưởng chừng như nhỏ nhặt cũng được phản ánh vào các tác phẩm. Nguyễn khải sau


thời kì viết về chiến tranh, nay tiếp nối với các tác phẩm đi vào tâm lí con người, với những trăn trở trước số phận con người trong cuộc sống thường nhật. Ma Văn Kháng, Dương Thu Huơng, Lê Minh Khuê...lại đi sâu vào những bi kịch gia đình và xã hội trước nguy cơ sụp đổ của những chuẩn mực đạo đức bởi sự tác động của nền kinh tế thị trường. Các nhân vật được đặt trong nhiều mối quan hệ phức tạp của cuộc sống đời thường, từ đó con người cá nhân được nhìn nhận nhiều chiều khác nhau, vừa cao cả, vừa phi thường, nhưng cũng có những thói hư tật xâú những khiếm khuyết. Dù là nông dân hay tri thức, người trẻ tuổi hay người lớn tuổi, dù là người vợ hay người chồng... tất cả đều được thể hiện phong phú, phức tạp ở đời sống tâm hồn, tư cách sống. Các vấn đề thường chạm tới ở những tác phẩm thể loại đời tư thế sự thường là nỗi niềm, băn khoăn về hạnh phúc cá nhân, về nhân phẩm, về cuộc đời được thể hiện ở từng số phận riêng cá thể.

Đi sâu vào nắm bắt những mảnh đời, tâm trạng, tình huống tiêu biểu, truyện ngắn đã tạo ra được hiệu quả cao về nhận thức. Các cảnh ngộ, những tình huống giàu tình người đã gợi nhiều suy nghĩ cảm thương hay căn giận phẫn uất ở người đọc. Song trong hoàn cảnh nào, cái xấu, cái ác, những tiêu cực, mặt trái thì cuối cùng các nhà văn vẫn khẳng định những mặt cao đẹp của con người.

Đi vào cuộc sống đời thường, nhiều truyện ngắn sau 1975 còn khai thác nhu cầu hạnh phúc của con người cá nhân. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, khi mà vận mệnh đất nước, sự tồn vong của dân tộc còn bị đe doạ thì từng cá nhân sẽ không có hạnh phúc thực sự. Hoà bình trở lại cũng chính là lúc con người trở về với cuộc sống bình thường, tình yêu hạnh phúc cá nhân là mảng đề tài đáng quan tâm. Tình yêu hạnh phúc của con người là một trạng thái tình cảm vô cùng phức tạp, thú vị mà không ít cây bút quan tâm. Trong truyện ngắn của mình Dương Thu Hương đã cho người đọc


thấy tình yêu chỉ thật sự đẹp khi người ta sống trọn vẹn, trung thực với nó. Truyện ngắn Tháng ba chua chát, nhà văn đã cho nhân vật Toàn đánh đổi tình yêu của mình để lấy một cô vợ có thể đem đến cho mình một cuộc sống đầy đủ về vật chất, nhưng cuối cùng Toàn cũng không có hạnh phúc thực sự. Hơn thế nữa bằng trái tim đồng điệu của người phụ nữ, nhà văn đã phát hiện ra sự nhạy cảm của trái tim người phụ nữ trước những biến động về tình cảm trong cuộc sống.

Viết về tình yêu hạnh phúc cá nhân là một đòi hỏi chính đáng của con người, cũng là vấn đề bức thiết của đời sống văn học sau 1975. Trước những biến đổi của cuộc sống hiện đại, nhiều giá trị tinh thần bị lung lay thì tiếng nói ca ngợi tình cảm trong sáng lành mạnh như một sự thức tỉnh con người.

Chiến tranh đi qua, đất nước ta bước vào quá trình xây dựng theo con đường xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc sống thời bình khá nhiều vấn đề nảy sinh. Bằng sự nhạy cảm của người nghệ sỹ, nhiều nhà văn đã phát hiện và mổ xẻ cái xấu, cái ác và sự tha hoá về đạo đức con người để qua đó cảnh báo những hành vi không thể chấp nhận trong cuộc sống mới.

Trong tập truyện Một chiều xa thành phố, Lê Minh Khuê đã đặt nhân vật vào nhiều mối quan hệ đời thường để thấy được sự thay đổi của luân lí đạo đức. Cô Kim trong Dòng sông, cô Tân trong Một chiều xa thành phố đã thay đổi tâm tính một cách nhanh chóng. Nếu như cô Kim chạy theo đồng tiền với một nỗi đam mê kì lạ đến nỗi chính cô bị đồng tiền đánh ngã, thì cô Tân lại chạy theo những người có tiếng tăm, những chuyến đi nước ngoài mà quên đi những lời hứa, kỉ niệm đẹp đẽ với người bạn thân thiết để cuộc đời phải đánh đổi một cái giá quá đắt.

Truyện ngắn sau 1975 đã góp tiếng nói để người đọc có một thái độ nhìn nhận đánh giá những hiện tượng khách quan về quá khứ và cuộc sống hiện tại.

1.1.2.4. Sự chuyển đổi cảm hứng nghệ tthuật trong sáng tác

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí