Một Số Đặc Điểm Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Tham Gia Nghiên Cứu


2.4.2.5. Các biến số nghiên cứu

Kết quả khảo sát của luận án được sử dụng để kiểm tra mối liên hệ của các khía cạnh gắn với việc tham gia nhóm phi chính thức tới hành vi sai lệch của học sinh THPT bằng việc xây dựng mô hình nghiên cứu với 1 biến phụ thuộc và 7 biến độc lập, cùng 3 biến kiểm soát (xem Chương 3-4). Bảng 2.2 cung cấp mô tả cụ thể về các biến nghiên cứu.

iến số phụ thuộc

Trước hết biến phụ thuộc là biến nhị nguyên biểu thị cho khả năng học sinh THPT được đo lường có khả năng cùng nhóm phi chính thức thực hiện hành vi sai lệch hay không.

iến số độc lập

Các biến độc lập là những khía cạnh cơ bản của việc tham gia nhóm phi chính thức, bao gồm kiểu nhóm, quy định trong nhóm, mức độ nhóm giao lưu với nhóm khác, mục đích khi tham gia nhóm, cách thức tham gia nhóm, việc nhóm quay lưng với thành viên có hành vi sai lệch, và việc nhóm có giúp đỡ thành viên có hành vi sai lệch.

- Kiểu nhóm: biến định danh, biến này thể hiện kiểu nhóm phi chính thức của học sinh THPT được xác định theo điều kiện chính hình thành nên nhóm. Biến này nhận giá trị =1 cùng môi trường sống; =2 cùng lợi ích; =3 cùng niềm tin; =4 cùng sở thích. Mỗi dạng điều kiện hình thành nên nhóm phi chính thức phản ánh một khía cạnh tương đồng hoặc gần gũi khác nhau khiến cho thành viên có thể có sự gắn kết và hứng thú với các hoạt động nhất định, trong đó có các hành vi sai lệch. Biến này kỳ vọng tương quan nghịch với biến phụ thuộc.

- Quy định trong nhóm: biến định danh, cho biết sự hiện diện của những nguyên tắc ràng buộc nhất định giữa các thành viên trong nhóm. Biến này nhận giá trị =1 về vai trò trưởng nhóm; =2 về tương tác trong nhóm; =3 về tương tác ngoài nhóm. Khi các thành viên trong nhóm có những giới hạn đặt ra trong mối quan hệ tập trung trong nhóm nhiều hơn sẽ có khả năng giúp mỗi thành viên hạn chế được


tốt hơn việc tham gia hành vi sai lệch cùng nhóm. Biến này kỳ vọng tương quan thuận với biến phụ thuộc.

ảng 2.2. Tóm tắt các biến nghiên cứu


STT

Tên biến

Đặc tính

Thang đo

Dấu kỳ vọng

iến phụ thuộc

1

Hành vi sai lệch của

học sinh THPT

Giá trị

định danh

=0 không có; =1 có thực hiện


iến độc lập

2


Kiểu nhóm

Giá trị định danh

=1 cùng môi trường sống; =2 cùng lợi ích; =3 cùng niềm

tin; =4 cùng sở thích


-

3


Quy định trong nhóm

Giá trị định danh

=1 về vai trò trưởng nhóm;

=2 về tương tác trong nhóm;

=3 về tương tác ngoài nhóm


+

4

Mức độ nhóm giao lưu với nhóm khác

Giá trị định danh

=1 chưa bao giờ; 2 = hiếm khi; 3= thỉnh thoảng; 4=

thường xuyên


+

5

Mục đích khi tham gia nhóm

Giá trị định danh

=1 giúp đỡ trao đổi, =2 khẳng định bản thân, =3 tìm

lợi ích


+

6

Cách thức tham gia

nhóm

Giá trị

định danh

=1 cùng tạo nhóm; =2 tự

tham gia; =3 được rủ vào

-

7

Nhóm quay lưng với

thành viên có hành vi sai lệch

Giá trị định danh

=0 không có; =1 có thực hiện


+

8

Nhóm giúp đỡ thành

viên có hành vi sai lệch

Giá trị

định danh

=0 không có; =1 có thực hiện

+

Biến kiểm soát

9

Giới tính

Giá trị

định danh

=1 nam; =2 nữ

-

10

Khối lớp học

Giá trị thứ bậc

=1 khối 10, =2 khối 11, =3

khối 12

-

11

Mức sống của gia đình

được học sinh tự xác nhận

Giá trị thứ bậc

=1 nghèo hoặc cận nghèo, =2 trung bình, = 3 khá, = 4 giàu


-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT tại thành phố Hà Nội - 11

- Mức độ nhóm giao lưu với nhóm khác: biến thứ bậc, cho biết mức độ giao lưu, tương tác giữa nhóm phi chính thức của học sinh THPT với các nhóm khác. Biến này nhận giá trị =1 chưa bao giờ; =2 hiếm khi; =3 thỉnh thoảng; =4 thường xuyên. Việc nhóm PCT có sự gắn kết với các nhóm khác có thể sẽ tạo ra và


chia sẻ nhiều hơn không chỉ thông tin, giá trị xã hội, mà cả cảm xúc và tâm lý cùng với nhau, do đó có thể dẫn tới khả năng có hành vi sai lệch nhóm cao hơn. Biến này kỳ vọng tương quan thuận với biến phụ thuộc.

- Mục đích khi tham gia nhóm: biến định danh, biến này thể hiện lý do chính của học sinh THPT tham gia với nhóm phi chính thức. Biến này nhận giá trị

=1 giúp đỡ trao đổi, =2 khẳng định bản thân, =3 tìm lợi ích. Đánh giá về giá trị sẽ đem lại cho thành viên khi tham gia trong nhóm phi chính thức có thể dẫn đến sự tính toán, cân nhắc khi tham gia hành vi sai lệch cùng nhóm. Biến này kỳ vọng tương quan tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc.

- Cách thức tham gia nhóm: biến định danh, thể hiện mức độ chủ động tham gia vào nhóm. Biến này nhận giá trị =1 cùng tạo nhóm; =2 tự tham gia; =3 được rủ vào. Với sự chủ động càng cao trong việc tham gia vào nhóm có thể khiến cho một thành viên kiểm soát được tốt hơn sự tham gia của bản thân trong hành vi sai lệch cùng nhóm. Vì vậy biến này kỳ vọng tương quan tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc.

- Việc nhóm quay lưng với thành viên có hành vi sai lệch: biến định danh, xem xét nhóm phi chính thức có phản ứng tiêu cực như tẩy chay, bỏ mặc trong trường hợp có thành viên thực hiện hành vi sai lệch. Biến này nhận giá trị 0 nếu không có phản ứng quay lưng như vậy, nhận giá trị 1 nếu nhóm thực hiện điều đó. Cân nhắc việc nhóm có phản ứng không đồng tình một cách tiêu cực sẽ khiến thành viên có nhiều hơn khả năng tham gia hành vi sai lệch nếu là cùng nhóm. Biến này kỳ vọng tương quan thuận với biến phụ thuộc.

- Việc nhóm giúp đỡ thành viên có hành vi sai lệch: biến định danh, xem xét nhóm phi chính thức có phản ứng tích cực như gặp gỡ trao đổi riêng, họp nhóm bàn cách hỗ trợ, hoặc trao đổi với người lớn khi có thành viên thực hiện hành vi sai lệch. Biến này nhận giá trị 0 là không thực hiện và nhận giá trị 1 là có thực hiện cách phản ứng tích cực đó. Đánh giá việc nhóm có phản ứng giúp đỡ tích cực trước tình huống có sai lệch có thể đặt thành viên ở lựa chọn có cao hơn trong tham gia


hành vi sai lệch cùng nhóm. Biến này kỳ vọng tương quan tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc.

Bên cạnh đó các biến kiểm soát là một số đặc điểm thuộc về cá nhân, gia đình và nhà trường của học sinh THPT, bao gồm giới tính, khối lớp, mức sống của gia đình được học sinh tự xác nhận.

- Giới tính: biến định danh, biến này mô tả giới tính của học sinh THPT tham gia trả lời khảo sát. Biến có giá trị 1 là nam giới, giá trị 2 là nữ giới. Nếu gắn với quan điểm văn hóa truyền thống ở Việt Nam, học sinh nam được cho là nghịch và hiếu động nhiều hơn học sinh nữ, tức là có khả năng cao hơn trong tham gia hành vi sai lệch cùng nhóm. Theo đó biến này kỳ vọng tương quan nghịch với biến phụ thuộc.

- Khối lớp: biến thứ bậc, biến này thể hiện độ tuổi của học sinh THPT tương ứng với khối lớp đang theo học. Biến này nhận giá trị 1 là khối lớp 10, nhận giá trị 2 là khối lớp 11, và nhận giá trị 3 là khối lớp 12. Học sinh ở độ tuổi bé hơn tương ứng với việc học lớp nhỏ hơn có ít hơn các trải nghiệm và sự chín chắn trong suy nghĩ nên có thể có khả năng tham gia nhiều hơn vào hành vi sai lệch cùng nhóm phi chính thức. Do vậy biến này kỳ vọng tương quan nghịch với biến phụ thuộc.

- Mức sống của gia đình được học sinh tự xác nhận: biến thứ bậc, cho biết mức tự đánh giá của học sinh THPT về tình trạng mức sống của gia đình mình trong 06 tháng gần nhất ở thời điểm được hỏi. Biến này nhận giá trị =1 nghèo hoặc cận nghèo, =2 trung bình, =3 khá, =4 giàu. Bản thân học sinh nhìn nhận mức sống của gia đình mình ở một mức sẽ cho thấy cơ hội tiếp cận nguồn lực và áp lực đặt ra trong học tập và sinh hoạt, với mức độ hạn chế hơn có thể khiến học sinh đó có ít điều kiện phát triển bản thân một cách tích cực và dễ dàng tham gia nhiều hơn hành vi sai lệch cùng nhóm. Biến này kỳ vọng tương quan tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc.


Tiểu kết chương 2


Chương 2 đã trình bày hệ thống cơ sở lý luận trong nghiên cứu về việc tham gia nhóm phi chính thức và mối liên hệ với hành vi sai lệch của học sinh THPT. Các khái niệm công cụ đã được diễn giải và mô tả một cách khái quát, bao gồm khái niệm về trường trung học phổ thông và học sinh trung học phổ thông; khái niệm nhóm phi chính thức và việc tham gia nhóm phi chính thức; khái niệm hành vi sai lệch.

Tiếp đó các lý thuyết xã hội học chính bao gồm lý thuyết hệ thống sinh thái xã hội, lý thuyết kết giao khác biệt, và lý thuyết tương tác xã hội được trình bày làm rõ định hướng tiếp cận và vận dụng của đề tài trong tìm hiểu và phân tích thực tiễn về việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch ở học sinh trung học phổ thông. Người nghiên cứu đã điểm qua những đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục đạo đức – pháp luật và đảm bảo phát triển toàn diện cho học sinh trong nhà trường trung học phổ thông, góp phần tạo nên cơ sở pháp lý của nghiên cứu.

Với việc phân tích cơ sở lý luận không chỉ giúp chúng ta hiểu, nắm bắt một cách tổng quát về nhóm xã hội và hành vi sai lệch vốn là những khái niệm rất phổ biến trong các nghiên cứu xã hội học nhưng được đặt vào xem xét với khách thể là học sinh ở lứa tuổi trung học phổ thông; đồng thời tạo nền tảng và tiền đề để làm cơ sở cho sự so sánh giữa lý thuyết với những công việc thực tế về giáo dục và bảo vệ học sinh trung học phổ thông và thanh thiếu niên nói chung trong các mối quan hệ với nhóm phi chính thức trước những hành vi sai lệch. Những phân tích đó cũng là cơ sở nhằm xem xét việc xây dựng một mô hình cụ thể và phù hợp cho việc nắm bắt và khai thác tích cực những ảnh hưởng từ việc tham gia nhóm phi chính thức đối với hành vi sai lệch của học sinh THPT, như sẽ được làm rõ trong hai chương 3-4 kế tiếp.


CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG THAM GIA NHÓM PHI CHÍNH THỨC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


3.1. Một số đặc điểm của học sinh trung học phổ thông tham gia nghiên cứu


Như đã mô tả về cơ cấu mẫu khảo sát tại mục 2.4.1, kết quả nghiên cứu được phân tích với thông tin trả lời của 448 học sinh (lớp 10-12) thông qua hoàn thành bảng câu hỏi cấu trúc, với 48,9% là nam và 51,1% là nữ. Tỷ lệ phân bổ theo các khối lớp là tương đối đồng đều, với 32,1% thuộc khối lớp 10; 33,7% ở khối lớp 11; và 34,2% là khối lớp 12.

Xét về mức sống hiện tại của gia đình tính trong vòng 6 tháng gần nhất theo bốn mức gồm 1-giàu, 2-khá, 3-trung bình, 4-nghèo hoặc cận nghèo, kết quả tự đánh giá của các em học sinh cho thấy chỉ 1,3% có gia đình ở mức giàu trong khi đa số xác nhận mức khá (47,8%) và trung bình (44%), và cũng có 6,9% cho biết gia đình mình ở mức nghèo hoặc cận nghèo.


Trung bình, 44

Nghèo, cận nghèo,

6.9

Giàu, 1.3

Khá, 47.8


Biểu đồ 3.1. Mức sống hiện tại của gia đình học sinh (%, n=448)


(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)


Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt theo giới tính của học sinh với kết quả học tập kỳ gần nhất (p=0,447). Bên cạnh đó, xét tương quan giữa mức sống của gia đình và kết quả học tập (bảng 3.1), chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt giữa kết quả học tập kỳ gần nhất với mức sống của gia đình của học sinh (với p=0,008). Với những học sinh thuộc gia đình có mức sống giàu, kết quả học tập đều ở mức khá trở lên. Trong những học sinh có gia đình ở những mức sống còn lại thì đều có tỷ lệ đa số đạt kết quả học tập kỳ gần nhất là học lực khá; nhưng cao nhất xét theo điều kiện kinh tế gia đình là các em ở gia đình kinh tế khá (75,7%), kế đến là các em ở gia đình kinh tế trung bình. Đối với các em ở gia đình có kinh tế nghèo, cận nghèo phản ánh kết quả học tập yếu kém ở tỷ lệ lớn nhất (16,1%) khi so sánh với các nhóm có mức sống gia đình khác, song tỷ lệ có học lực giỏi trong nhóm này cũng không thấp (29,0%).

Bảng 3.1. Kết quả kỳ học gần nhất chia theo Mức sống gia đình



n=448

Kết quả học tập của học kỳ gần nhất

Tổng


Kiểm định

Giỏi

Khá

Yếu kém

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Mức sống của gia đình

Giàu


3


50,0


3


50,0


0


0,0


6

p=0,008**; Cramer’s V=0,139

Khá

43

20,1

162

75,7

9

4,2

214

Trung bình

62

31,5

123

62,4

12

6,1

197

Nghèo, cận nghèo

9

29,0

17

54,9

5

16,1

31

**: có ý nghĩa thống kê ở mức 95%.

(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)


Khi xem xét tới thói quen hỏi ý kiến gia đình khi gặp khó khăn (bảng 3.2), nếu như chỉ có 55,4% học sinh trả lời xác nhận là có trong toàn bộ mẫu khảo sát, thì chúng tôi cũng nhận thấy có một sự khác biệt lớn theo giới tính, với độ tin cậy 99% (p=0,000). Có đến 74,9% học sinh nam cho biết mình có hỏi ý kiến gia đình khi bản thân gặp khó khăn. Ngược lại, 63,3% học sinh nữ không hỏi ý kiến gia đình khi bản thân gặp khó khăn.


Bảng 3.2. Việc hỏi gia đình khi gặp khó khăn của học sinh gắn với Giới tính và Mức sống gia đình



n=448

Hỏi ý kiến gia đình khi gặp khó khăn

Tổng


Kiểm định

Không

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Giới tính HS

Nam


164


74,9


55


25,1


219

p=0,000***;

Cramer’s V=0,384

Nữ

84

36,7

145

63,3

229

Mức sống của gia đình

Giàu


4


66,7


2


33,3


6

X2=1,975;

p=0,578

Khá

117

54,7

97

45,3

214

Trung bình

113

57,4

84

42,6

197

Nghèo, cận nghèo

14

45,2

17

54,8

31

***: có ý nghĩa thống kê ở mức 99%.

(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)


Kết quả khảo sát cũng cho thấy, có 66,7% học sinh gia đình có điều kiện kinh tế giàu, 54,7% học sinh gia đình có điều kiện kinh tế khá, 57,4% học sinh gia đình có điều kiện kinh tế trung bình và 45,2% học sinh gia đình có điều kiện kinh tế nghèo cho biết mình có hỏi ý kiến gia đình khi gặp khó khăn. Dường như với gia đình có điều kiện kinh tế thuận lợi hơn thì việc tiếp cận với gia đình khi gặp khó khăn là phổ biến hơn.


3.2. Việc tham gia nhóm phi chính thức của học sinh trung học phổ thông


Như đã trình bày tại chương 2, chúng tôi tìm hiểu về việc tham gia nhóm phi chính thức của học sinh trung học phổ thông theo cách khía cạnh đã được chỉ ra trong Khung phân tích và nội dung mô tả các biến nghiên cứu, bao gồm Kiểu nhóm, Mục đích tham gia, Cách thức tham gia, Vai trò tham gia, Quy định trong nhóm, Tương tác trong và nhóm, Hoạt động thông thường làm cùng nhau trong nhóm, Mức độ nhóm giao lưu với nhóm khác.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/10/2022