Yếu Tố Trình Độ Học Vấn Của Người Lao Động


Chương 4

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN ĐỔI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN KHU VỰC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP

4.1. Các yếu tố nhân khẩu - xã hội, chủ quan.

Các yếu tố nhân khẩu- xã hội như tuổi, giới tính, trình độ học vấn… là các yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình lựa chọn chuyển đổi việc làm của người dân khi thu hồi đất nông nghiệp.

4.1.1. Yếu tố tuổi của người lao động

Để làm rõ yếu tố tuổi tác có tác động như thế nào đến sự biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân, từ chọn mẫu 399 hộ và số người trong độ tuổi lao động trong 399 hộ là 1083 người chia thành 3 nhóm tuổi.

ảng 4.1: Cơ cấu độ tuổi lao động


Cơ cấu độ tuổi lao động

Số lượng

Tỷ lệ %

Nhóm tuổi 15-24

157

14,4

Nhóm tuổi 25-50

655

60,4

Nhóm tuổi 51-60

273

25,2

Tổng

1085

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân khu vực thu hồi đất nông nghiệp Nghiên cứu tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc - 18

(Nguồn: Kết quả khảo sát của Luận án)

Nhóm tuổi từ 25 - 50 chiếm tỷ lệ cao nhất là 60,4%, là nhóm lao động trẻ, có kinh nghiệm làm việc và tay nghề nhất định. Nhóm tuổi từ 51 – 60 là 25,2%. Số lao động trẻ ở nhóm tuổi từ 15 – 24 là 14,4%.

Đặc điểm về tuổi có tác động đến sự chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm thể hiện ở bảng dưới đây:


ảng 4.2: Mối quan hệ giữa độ tuổi và sự chuyển đổi việc làm



Chuyển đổi việc làm


Tổng

Không thay đổi việc làm

Có thay đổi việc làm

Nhóm tuổi

15-24

N

47

110

157

Tỷ lệ %

29,90

70,10

100,00

Nhóm tuổi

25-50

N

351

304

655

Tỷ lệ %

53,60

46,40

100,00

Nhóm tuổi

51-60

N

160

113

273

Tỷ lệ %

58,60

41,40

100,00

Tổng

N

558

527

1085

Tỷ lệ %

51,40

48,60

100,00

*p<0,05, tau-b=0,23

(Nguồn: Kết quả khảo sát của Luận án)

Có sự khác biệt trong việc chuyển đổi việc làm giữa những lao động trong 3 nhóm tuổi khác nhau. Cụ thể độ tuổi 50-60 chuyển đổi việc làm thấp hơn; trong khi đó chuyển đổi việc làm ở nhóm tuổi từ 15 – 24 tuổi rất cao chiếm 70,10%. Kết quả này là một trong những bằng chứng cho biết việc chuyển đổi việc làm bị ảnh hưởng bởi nhóm tuổi.

4.1.2. Yếu tố trình độ học vấn của người lao động

Trình độ học vấn là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình chuyển đổi việc làm.

ảng 4.3: Trình độ học vấn của người dân


Trình độ học vấn

Số lượng

Tỷ lệ %

Tiểu học

217

20,0

Trung học cơ sở

376

34,7

THPT

311

28,7

Trung cấp

31

2,9

Cao đẳng/ Đại học

150

13,8

Tổng

1085

100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát của Luận án)


Tỷ lệ người lao động có trình độ học vấn bậc tiểu học là 20,0%, tỷ lệ ở cấp THCS là 34,7%, cộng dồn là 54,7%. Trình độ học vấn THPT là 28,7%. Trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học cộng dồn là 16,7 %. Trong cơ cấu trình độ học vấn của người dân 2 xã Ngọc Mỹ và Thiện Kế có Đến quá nửa là trình độ tiểu học và THCS.

Xem xét yếu tố trình độ học vấn có tác động đến quá trình chuyển đổi việc làm của người dân thể hiện ở bảng dưới đây:

ảng 4.4: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn sự chuyển đổi việc làm



Trình độ học vấn

Chuyển đổi việc làm


Tổng

Không thay đổi

việc làm

Có thay đổi

việc làm

Tiểu học

Số lượng

137

80

217

Tỷ lệ %

63,10

36,90

100,00

THCS

Số lượng

204

172

376

Tỷ lệ %

54,30

45,70

100,00

THPT

Số lượng

137

174

311

Tỷ lệ %

44,10

55,90

100,00

Trung cấp

Số lượng

18

13

31

Tỷ lệ %

58,10

41,90

100,00

Cao đẳng, đại học

Số lượng

62

88

150

Tỷ lệ %

41,30

58,70

100,00

Tổng

Số lượng

558

527

1085

Tỷ lệ %

51,40

48,60

100,00

*p=0,000, Cramer's V=.156

(Nguồn: Kết quả khảo sát của Luận án)


Tỷ lệ người dân có trình độ học vấn cấp tiểu học chuyển đổi việc làm là 36,9%, tỷ lệ ở cấp trung học cơ sở là 45,70%, chiếm một tỷ lệ rất tương đối lớn. Người dân có trình độ tiểu học, trung học cơ sở trong quá trình chuyển đổi việc làm thường khó tiếp cận với các loại công việc đòi hỏi có kỹ năng, tay nghề mà chỉ có thể tiếp cận các loại công việc thiên về lao động đơn giản, tay chân, thể lực dẫn đến những hạn chế đi cơ hội lựa chọn việc làm của người dân trong quá trình chuyển đổi việc làm.

Trình độ học vấn người dân có trình độ THPT có chuyển đổi việc làm chiếm tỷ lệ cao 55,9%. Nhóm có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học có tỷ lệ chuyển đổi việc làm cũng tương đối cao với tỷ lệ lần lượt là 41,9% và 58,7%. Đây là nhóm có nhiều thuận lợi nhất trong quá trình lựa chọn việc làm

, tuy nhiên, những người có bằng cấp càng cao lại thường không làm các công việc liên quan đến chân tay. Họ thường lựa chọn các công việc ở văn phòng, công ty từ trước đó. Do vậy, tỷ lệ người lao động chuyển đổi việc làm ở nhóm trình độ này cũng ở mức độ tương đối cao.

Với Cramer's V=0,156 cho thấy mối liên hệ giữa trình độ học vấn với quá trình chuyển đổi việc làm chỉ ở mức liên kết yếu. Do vậy, có thể khẳng định trình độ học vấn không phải là yếu tố tạo nên sự khác biệt trong quá trình chuyển đổi việc làm của người dân.

Kết quả phân tích chỉ dựa trên mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên, với p=0,000 cho phép khái quát mối quan hệ giữa trình độ học vấn và chuyển đổi việc làm cho tổng thể nghiên cứu với mức độ tin cậy cao và đáp ứng độ tin cậy từ 95 – 99% đã xác định cho nghiên cứu này.

4.1.3 Yếu tố giới tính

Trong cơ cấu giới tính mẫu khảo sát tại 2 xã Ngọc Mỹ và Thiện Kế có tỷ lệ cân bằng cho phép phân tích chính xác hơn.


ảng 4.5: Giới tính của người trong độ tuổi lao động được thống kê


Giới tính

Số lượng

Tỷ lệ %

Nữ

530

48,8

Nam

555

51,2

Tổng

1085

100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát của Luận án)

Như chúng ta đã biết, giới tính là cơ sở sinh học tạo nên đặc điểm và khác biệt giới. Trong thực tế ở phổ biến nhiều xã hội tồn tại phân công lao động trên cơ sở giới và định kiến xã hội xác định việc thực hiện vai trò giới của nam và nữ có nhiều sự khác biệt.

Tại 2 xã Ngọc Mỹ và Thiện Kế khi đo lường yếu tố giới tính với khả năng chuyển đổi việc làm cho thấy:

ảng 4.6: Giới tính và và sự chuyển đổi việc làm


Giới tính

Chuyển đổi việc làm

Tổng

Không chuyển đổi

Có chuyển đổi

Nữ

N

265

265

530

Tỷ lệ %

50,00

50,00

100

Nam

N

293

262

555

Tỷ lệ %

52,80

47,20

100

Tổng

N

558

527

1085

Tỷ lệ %

51,4

48,6

100

*p<0,05, Cramer’V=0,23

(Nguồn: Kết quả khảo sát của Luận án)

Số liệu cho thấy không có sự khác biệt nhiều giữa nam và nữ trong việc chuyển đổi việc làm. Yếu tố giới tính không phải là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quá trình chuyển đổi việc làm của người dân..


4.1.4. Tâm thế của hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp

Trong quá trình thu hồi đất nông nghệp tâm thế để chuẩn bị cho quá trình thay đổi là rất quan trọng. Nếu người nông dân được chuẩn bị tốt, họ sẽ có khả năng thích ứng tốt hơn với những điều kiện mới. Và tâm thế cũng sẽ thúc đẩy họ hành động.

ảng 4.7: Tâm thế của người dân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp7


Ý kiến của người dân với các nhận định sau khi được biết chủ

trương thu hồi đất sắp diễn ra

Mức độ đồng ý


Điểm trung bình

1, Hoàn toàn không


2, Ít đồng ý


3, Đồng ý


4, Khá đồng ý

5, Hoàn toàn đồng ý

Tôi thấy băn khoăn lo lắng về lương thực

cho tương lai

10,5

25,1

43,4

7,8

13,3

2,88

Tôi lo lắng cho cuộc sống của mình và gia

đình

10,8

24,8

41,4

9,0

14,0

2,91

Tôi lo lắng sẽ làm gì trong tương lai khi không còn đất nông

nghiệp

12,0

25,8

38,6

9,6

14,5

2,88

Tôi thấy băn khoăn

về công việc của con cái trong tương lai

13,3

25,1

26,8

18,8

16,0

2,99

Tôi băn khoăn tiền đền

bù sẽ sử dụng như thế nào cho hiệu quả

16,0

31,6

33,8

11,0

7,5

2,62

Tôi sợ rằng con cái sẽ không chịu khó làm ăn vì trông chờ vào

tiền đền bù

30,1

35,8

18,8

8,0

7,3

2,27

Tôi thấy vui khi có nhiều tiền đền bù

35,6

36,1

19,0

4,5

4,8

2,07


7 Lưu ý rằng Tâm thế của người trả lời là sự hồi cố của họ về tâm lý trong thời kỳ thu hồi đất nông nghiệp.



Ý kiến của người dân với các nhận định sau khi được biết chủ trương thu hồi đất

sắp diễn ra

Mức độ đồng ý


Điểm trung bình

1, Hoàn toàn không


2, Ít đồng ý


3, Đồng ý


4, Khá đồng ý

5, Hoàn toàn đồng ý

Tôi rất phấn khởi sẽ làm được nhiều công việc từ tiền đền bù (xây nhà, chuyển đổi

cuộc sống,...)

23,6

33,1

28,6

9,0

5,8

2,40

Tôi thấy phấn khởi vì từ bây giờ gia đình tôi không còn phải

làm nông nghiệp nữa

53,1

28,1

13,0

3,5

2,0

1,73

Tôi thấy vui khi có dự án về tôi/người trong gia đình sẽ có công việc mới mà không

phải làm nông nghiệp

42,6

33,1

18,5

3,5

2,3

1,90

Tôi thấy vui khi có dự án về xã sẽ có nhiều lợi ích chung

cho cả cộng đồng

26,6

26,6

35,1

7,3

4,5

2,37

Tôi nghĩ rằng kinh tế địa phương sẽ phát

triển hơn nhờ có dự án

22,1

28,1

34,8

7,0

8,6

2,51

(Nguồn: Kết quả khảo sát của Luận án)

Đánh giá của các hộ gia đình khi biết sắp có chủ trương thu hồi đất được thể hiện qua bảng số liệu trên, ở các mức độ khác nhau. Trong đó, đa phần các hộ gia đình đều cảm thấy lo lắng trước chủ trương thu hồi đất. Trong hoàn cảnh bị thu hồi phần lớn ruộng đất, tất yếu số lượng người đang làm nông nghiệp mất việc làm sẽ tăng lên. Theo quy định của Chính phủ Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất “Đối với hỗ trợ giải quyết việc làm trong nước: Người lao động bị thu hồi đất được tư vấn, định hướng nghề


nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí tại các Trung tâm dịch vụ việc làm; Vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật. Đối với đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp được hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm”.

Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu một số hộ gia đình bị thu hồi đất. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy,mặc dù khu công nghiệp được thành lập tại địa phương và số người mong muốn được làm việc lớn, nhưng chỉ có một phần nhỏ người lao động được nhận vào làm việc.

“Ở đây thu hồi đất nông nghiệp rất nhiều vì mở khu công nghiệp Bá Thiện kia, như thôn tôi là thôn Gò Cao thì thu hồi 100% đất nông nghiệp, còn các thôn khác thu hồi tùy theo ít nhiều. Chủ yếu là công ty của Nhật Bản và Hàn Quốc. Sản xuất về điện tử.

Nhà nước có chính sách tuyển dụng người thuộc diện thu hồi đất vào làm việc là có nhưng các công ty người ta có tiêu chuẩn của người ta. Anh phải có tay nghề người ta mới tuyển nên số người được tuyển không phải là nhiều. Với lại họ chỉ tuyển nữ là nhiều chứ không tuyển nam, tuyển nam rất ít”.

(Nam, 56 tuổi, chủ hộ, xã Thiện Kế Kết quả thu được từ phỏng vấn sâu cũng cho thấy, đa số người dân gặp

khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, và việc khó khăn này là do kiến thức và kinh nghiệm chưa đủ để đáp ứng với những đòi hỏi của công việc mới nên số nông dân cảm thấy luôn luôn bận rộn với công việc và công việc của mình luôn tiến triển tốt không nhiều.

“Ở đây thu hồi đất để phục vụ mở đại lộ Thăng Long, Láng- Hòa Lạc, đấy là hồi đầu cách đây hơn chục năm, gần đây thì thu hồi 72 ha đất nông nghiệp để phát triển khu đô thị Tây Quốc Oai, sắp tới tiếp tiếp tục thu hồi để

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023