Quy Định Trong Nhóm Xét Theo Mục Đích Tham Gia Và Kiểu Nhóm Pct


thiệu là chủ yếu (65,9%) nhưng hình thức tự tìm đến với nhóm kiểu này cũng vẫn ở tỷ lệ thấp nhất (3,3%).


Bảng 3.7. MQH Vai trò tham gia với Cách thức tham gia nhóm PCT



n=448

Vai trò tham gia trong nhóm PCT


Kiểm định

Trưởng nhóm

Thành viên

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Cách thức tham gia nhóm

Cùng lập ra


53


79,1


232


60,9

p=0,015**; Cramer’s V

=0,137

Tự tìm xin vào

4

6,0

32

8,4

Được giới thiệu

10

14,9

117

30,7

Chung

67

100

381

100


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT tại thành phố Hà Nội - 13

**: có ý nghĩa thống kê ở mức 95%.

(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)


Với p=0,015 và Cramer’s V=0,137 cho thấy có mối quan hệ nhưng mối quan hệ khá lỏng lẻo giữa vai trò tham gia trong nhóm và cách thức giam gia nhóm của học sinh. Trong đó, học sinh có vai trò là trưởng nhóm cho biết mình cùng lập ra nhóm chiếm 79,1%; còn lại là được giới thiệu (14,9%) và tự tìm xin vào (6,0%). Với những học sinh có vai trò là thành viên trong nhóm, 60,0% cùng lập ra nhóm, 30,7% được giới thiệu vào nhóm và 8,4% tự tìm xin vào nhóm.

Về các quy định trong nhóm phi chính thức, câu hỏi đặt ra với học sinh THPT về ba khía cạnh là vai trò trưởng nhóm, các tương tác trong nhóm và các tương tác ngoài nhóm. Biểu đồ 3.5 cho thấy việc có quy định về vai trò người đứng đầu nhóm là rất nhỏ với chỉ 12,5% mẫu khảo sát, phản ánh sự ít chú ý cũng như mức độ cần thiết là thấp đặt ra đối với người đứng đầu hoặc có ảnh hưởng trong nhóm phi chính thức. Lý giải về điều này, các em thường đề cập tới sự thoải mái và linh hoạt trong nhóm PCT không đòi hỏi việc phân định chặt chẽ về vai trò thủ lĩnh

Cách sinh hoạt và làm việc [chú thích: trong nhóm phi chính thức] linh hoạt hơn rất nhiều. (PVS HS09)

Vì nhóm khá là thoải mái và các bạn dễ tính, không gây hấn cũng như cãi nhau là giải quyết ngay nên không có chuyện gì nghiêm trọng hoặc


khó khăn trong nhóm và làm ảnh hưởng đến các thành viên. (PVS HS01)



Về vai trò trưởng

nhóm, 12.5

Về tương tác ngoài nhóm, 33.9


Về tương tác trong nhóm, 53.6

Biểu đồ 3.5. Quy định trong nhóm PCT của học sinh THPT (%, n=448)

(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)

Các quy định nếu có trong nhóm phi chính thức chủ yếu liên quan tới các tương tác trong nhóm, với 53,6% số ý kiến cho biết điều này. Sau đây là một chia sẻ về quy định tương tác trong nhóm của một học sinh lớp 11.

Mâu thuẫn ở trong nhóm thì không thể tránh khỏi, ở đây mọi người có quyền đưa ra ý kiến của mình nhưng có sự tôn trọng đối phương nhất định nên [chú thích: nhóm nhảy mà em tham gia] chưa gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết mâu thuẫn. (PVS HS08)

Khi đặt mối quan tâm về quy định trong nhóm phi chính thức gắn với mục đích tham gia và kiểu nhóm, kết quả tại bảng 3.8 cả hai mối liên hệ này đều có ý nghĩa thống kê và tương đối chặt (lần lượt có hệ số Cramers’V là 0,405 và 0,346, với p=0,000).

Xét về mục đích tham gia nhóm phi chính thức, sự hiện diện của các quy định về tương tác trong nhóm chiếm đa số ở các nhóm với thành viên có mục đích giúp đỡ, trao đổi (66,8%) hoặc mục đích tìm lợi ích (61,7%). Nhưng đối với các nhóm phi chính thức với mục đích của thành viên là khẳng định bản thân thì đại đa


số (82,7%) các nhóm này chú trọng tới các quy định liên quan tương tác ngoài nhóm, trong khi quy định về vai trò trưởng nhóm được chú ý rất ít ở các nhóm loại này (1%).


Bảng 3.8. Quy định trong nhóm xét theo Mục đích tham gia và Kiểu nhóm PCT



n=448

Quy định trong nhóm PCT

Tổng


Kiểm định

Về vai trò trưởng nhóm

Về tương

tác trong nhóm

Về tương

tác ngoài nhóm

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Mục đích tham gia nhóm

Giúp đỡ, trao đổi


29


13,8


141


66,8


41


19,4


211

p=0,000***; Cramer’s V

=0,405

Khẳng định bản thân

1

1,0

17

16,3

86

82,7

104

Tìm lợi ích

26

19,5

82

61,7

25

18,8

133

Kiểu nhóm

Cùng môi trường sống

28

22,2

78

61,9

20

15,9


126

p=0,000***; Cramer’s V

=0,346

Cùng lợi ích

12

11,9

69

68,3

20

19,8

101

Cùng niềm tin

9

8,9

64

63,4

28

27,7

101

Cùng sở thích

7

5,8

29

24,2

84

70,0

120

***: có ý nghĩa thống kê ở mức 99%.

(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)


Đặt trong kiểu nhóm, quy định trong nhóm về vai trò trưởng nhóm chỉ có nhiều nhất trong kiểu nhóm cùng môi trường sống với 22% trong cùng kiểu nhóm và giảm dần theo thứ tự kiểu nhóm cùng lợi ích – cùng niềm tin – cùng sở thích. Hoàn toàn đối lập lại là quy định trong nhóm về tương tác ngoài nhóm khi có 70% trong kiểu nhóm cùng sở thích khẳng định về việc có quy định này, và giảm dần theo thứ tự kiểu nhóm cùng niềm tin – cùng lợi ích – cùng môi trường sống. Trong khi đó quy định về tương tác trong nhóm chỉ thấp nhất trong kiểu nhóm cùng sở thích (24%) và đều có tỷ lệ hiện diện trên 60% ở cả ba kiểu nhóm còn lại.


3.2.3. Tương tác trong và ngoài nhóm phi chính thức


Trong bối cảnh các phương tiện liên lạc trở nên đa dạng và thuận tiện hiện


nay, học sinh trung học phổ thông có rất nhiều lựa chọn và cũng linh hoạt trong tiếp cận sử dụng hầu như tất cả các hình thức liên lạc hiện có để duy trì tương tác giữa các thành viên trong nhóm.

84

83.7

83.7

83.5

83.5

83

83

82.5

Mạng xã hội

Email

Gọi điện, nhắn tin

Gặp mặt trực tiếp

Biểu đồ 3.6. Hình thức tương tác trong nhóm PCT của học sinh THPT (%, n=448)

(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)

Như được thể hiện tại biểu đồ 3.6, học sinh THPT trong mẫu khảo sát áp dụng hầu hết cả bốn hình thức tương tác chủ yếu để liên lạc với nhóm phi chính thức của mình, bao gồm gặp mặt trực tiếp, gọi điện nhắn tin, sử dụng mạng xã hội, và sử dụng email. Trong đó, chỉ có hình thức sử dụng email có tỷ lệ thấp hơn một chút so với ba loại còn lại.

Thường xuyên, 23.2

Chưa bao giờ, 9.6

Hiếm khi, 12.1

Thỉnh thoảng, 55.1

Biểu đồ 3.7. Mức độ giao lưu, liên kết của nhóm PCT với các nhóm khác (%, n=448)

(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)


Bên cạnh đó, mỗi nhóm phi chính thức cũng có thể có những hoạt động giao lưu, liên kết với các nhóm khác. Đây là một thực tế khá phổ biến với 1/5 số ý kiến tham gia khảo sát xác nhận ở mức độ thường xuyên (23,2%) và lên tới 78,3% nếu tính cả mức độ thỉnh thoảng (biểu đồ 3.7). Ngược lại, có 9,6% số ý kiến khảo sát cho biết nhóm PCT của mình không có việc gặp gỡ, giao lưu với các nhóm khác.

3.3. Mối quan tâm được chia sẻ và những hoạt động thông thường của nhóm phi chính thức

Khi tham gia các nhóm phi chính thức, các thành viên có cơ hội chia sẻ cùng nhau thông tin về các hoạt động trong học tập và sinh hoạt thường ngày cũng như những chủ đề “hot” (được người tham gia khảo sát giải thích là mang tính xu hướng, nóng hổi, được chú ý nhiều) trong xã hội và góp mặt trong những hoạt động thông thường của nhóm PCT.

Các bạn trẻ nhóm cùng sở thích, cùng cách sống, cùng quan điểm sẽ tạo thành một nhóm, cộng đồng, là các bạn có thể tự khẳng định mình hoặc có thể ở đấy các bạn sẽ quên mình là ai. (PVS GV04)


3.3.1. Mối quan tâm được chia sẻ giữa các thành viên nhóm phi chính thức

Trong sinh hoạt thường ngày của các nhóm phi chính thức có rất nhiều chủ đề nội dung khác nhau được trao đổi giữa các thành viên. Trong phạm vi nghiên cứu này, dựa trên thông tin phỏng vấn sâu với học sinh THPT, giáo viên và phụ huynh, 26 chủ đề khác nhau đã được nêu ra trong bảng hỏi khảo sát để tìm hiểu thực tế quan tâm trao đổi của các thành viên trong nhóm phi chính thức.

Về tổng thể, các chủ đề được trao đổi trong nhóm phi chính thức bao phủ trên năm phương diện: (1) các mối quan hệ liên cá nhân của bản thân (bao gồm các chủ đề về quan hệ với gia đình và họ hàng, quan hệ với bạn bè, quan hệ với thầy cô, quan hệ tình cảm lãng mạn), (2) các nội quy trong nhà trường (bao gồm các chủ đề về quy chế thi, quy định về đồng phục, việc trốn học hoặc bỏ học, việc đánh hoặc sỉ nhục người khác, việc hút thuốc lá, việc nói tục chửi bậy, việc uống rượu bia), (3)


những hành vi không phù hợp với chuẩn mực hiện hành của xã hội (bao gồm các chủ đề về việc vi phạm luật giao thông, bạo lực học đường, nghiện game online, chối bỏ trách nhiệm, chơi cờ bạc), (4) những kiến thức và kỹ năng có ích cho bản thân (bao gồm các chủ đề về chăm sóc sức khỏe, bài vở, hoạt động giải trí, việc kiếm tiền, định hướng nghề nghiệp, tìm hiểu về bản thân), (5) những xu hướng và quan điểm xã hội khác (bao gồm các chủ đề về hoạt động thiện nguyện, câu chuyện về thần tượng, sử dụng đồ dùng công nghệ, việc đố kỵ trong trường).


100

80

60

40

20

0

72.1

74.8

81.7

57.8

68.3

Hành vi không MQH liên cá Nội quy của phù hợp chuẩn nhân của thành trường

mực xã hội hiện hành

viên

Xu hướng xã Kiến thức, kỹ hội, phong năng có ích cách sống

Biểu đồ 3.8. Những chủ đề được trao đổi trong nhóm PCT (%, n=448)

(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)

Kết quả khảo sát tại biểu đồ 3.8 cho thấy các thành viên trong nhóm PCT có trao đổi với nhau nhiều nhất về các nội dung liên quan tới kiến thức, kỹ năng và phong cách sống. Cụ thể những kiến thức, kỹ năng được các thành viên thấy có ích được chú ý và trao đổi trong nhóm với 81,7%, và những thông tin phản ánh xu hướng, mối quan tâm của xã hội hoặc phong cách sống được các nhóm PCT trao đổi với 74,8%. Trong khi đó những hành vi không phù hợp với chuẩn mực hiện hữu trong xã hội là nội dung có tỷ lệ thấp nhất (57,8%) trong những chủ đề được trao đổi trong các nhóm PCT của học sinh THPT. Bức tranh về tỷ lệ phổ biến của những mối quan tâm được chia sẻ giữa các thành viên trong nhóm PCT có thể được phản ánh rõ hơn khi xem xét đến từng chủ đề cụ thể.


Đối với những kiến thức và kỹ năng mà bản thân thành viên thấy có ích, chủ đề về các hoạt động vui chơi, giải trí và học tập được quan tâm nhiều nhất (lần lượt là 74,1% và 73%), tiếp đến là là việc định hướng nghề nghiệp và chăm sóc sức khỏe (gồm cả nội dung về sức khỏe sinh sản).


Việc kiếm tiền

44

Khám phá về bản thân

44.6

Chăm sóc sức khỏe

52

Việc định hướng nghề nghiệp

56.5

Hoạt động học tập

73

Hoạt động vui chơi, giải trí

74.1

0

10

20

30

40

50

60

70

80

Biểu đồ 3.9. Kiến thức và kỹ năng được thành viên trao đổi trong nhóm PCT (%, n=448)

(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)

Em gặp các bạn thường xuyên vào cuối tuần. Nhóm thường xuyên chơi board games và nói chuyện với nhau và trao đổi bằng tiếng anh về tin tức mới hoặc những câu chuyện hằng ngày. (PVS HS01)

Hai chủ đề về việc tìm hiểu, khám phá bản thân như tính cách và giới tính và hoạt động kiếm tiền chỉ nhận được ít hơn 50% số ý kiến xác nhận có trao đổi trong nhóm PCT (tương ứng là 44,6% và 44%). Thực tế này phản ánh sự chú ý lớn nhất của các nhóm PCT là những hoạt động sát sườn và quen thuộc với các thành viên như học tập và giải trí, trong khi những mối bận tâm về bản thân (tính cách, sức khỏe) và tài chính chưa phải là những điều thu hút mạnh mẽ với học sinh THPT được khảo sát (biểu đồ 3.9).


Bọn em sinh hoạt nhóm nhảy 2 ngày/1 tuần để cùng nhau tập luyện nhảy và tất nhiên những chủ đề bọn em đề cập đến cũng là nhảy. Đôi khi cũng có những câu chuyện cuộc sống nữa. (PVS HS08)

Mảng nội dung được các nhóm PCT quan tâm nhiều thứ hai là về những xu hướng và phong cách sống trong cuộc sống thường ngày. Khi xem xét cụ thể ở biểu đồ 3.10, mức độ quan tâm tổng thể đó được đóng góp chủ yếu từ chủ đề về các thần tượng của giới trẻ với 66.3% cho thấy sự tương đồng với tâm lý lứa tuổi của học sinh THPT, mặc dù đây chưa phải là một tỷ lệ thực sự ấn tượng.


Các hoạt động thiện nguyện

38.2

Hành vi đố kỵ trong trường

41.7

Việc sử dụng đồ công nghệ

51.8

Các thần tượng của giới trẻ

66.3

0

10

20

30

40

50

60

70

Biểu đồ 3.10. Xu hướng và phong cách sống được trao đổi trong nhóm PCT (%, n=448)

(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)

Việc sử dụng đồ công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay,… được các thành viên trao đổi trong nhóm ở mức phổ biến 51.8% có thể là một phản ánh phù hợp với thực tế những phương tiện này đã khá phổ biến trong đời sống và không thường xuyên dẫn đến những câu chuyện mới mẻ. Trong khi đó những hành vi đố kỵ giữa học sinh với nhau trong trường không phải là điều quá thu hút các thành viên trong nhóm PCT bàn luận tới (41,7%). Ở mức độ thấp nhất là các hoạt động từ thiện, tình nguyện với chỉ 38,2% ý kiến cho biết có được quan tâm trong các nhóm PCT. Thực tế nội dung này chủ yếu bao gồm hoạt động hiến máu tình nguyện, quyên góp hỗ trợ người nghèo hoặc trẻ em có hoàn cảnh khó

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/10/2022