Giải Pháp Huy Động Nguồn Lực Đầu Tư Cho Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch


tạo giáo viên và cơ sở vật chất đạt chuẩn tại cơ sở đào tạo du lịch trọng điểm là cần thiết.

Cùng với quá trình đào tạo lý thuyết và thực hành, việc kiểm tra, đánh giá và công nhận kết quả học tập cũng không kém phần quan trọng trong việc quản lý chất lượng đào tạo. Kiểm tra, đánh giá tốt mới xác định được kết quả đào tạo, do vậy, việc kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện một cách nghiêm minh, chặt chẽ, cần thiết nên có hội đồng giám khảo được huấn luyện và có kinh nghiệm. Công nhận kết quả học tập không đơn giản là việc cấp cho học viên một tấm bằng hoặc chứng chỉ sau khoá đào tạo mà đó còn thể hiện giá trị, uy tín, chất lượng của cơ sở đào tạo, được thực tế và người sử dụng đánh giá và công nhận.

3.3.1.4. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong đào tạo

Trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, việc liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo du lịch trong nước cũng như khai thác hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo du lịch tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo du lịch Quảng Ninh mở rộng hình thức đào tạo và trao đổi kinh nghiệm đào tạo cũng như trao đổi sinh viên, giáo viên học tập nâng cao trình độ.

Liên kết đào tạo với các trường trong nước là cơ hội để cơ sở đào tạo du lịch, cụ thể là trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật và Du lịch Hạ Long có thể mở các hệ đào tạo liên thông nhằm tạo cho người học có điều kiện được nâng cao trình độ, bằng cấp, nguồn nhân lực có chất lượng cao hơn với việc trang bị kiến thức từ đơn giản đến phức tạp, từ thực tế đến tổng kết lý luận. Để thực hiện việc liên kết này, đòi hỏi các cơ sở được liên kết phải có sự thống nhất, đồng bộ hóa, chuẩn hoá kiến thức, chương trình của từng chuyên ngành từ thấp đến cao. Bên cạnh đó, liên kết đào tạo cũng góp phần trao đổi giáo viên, tạo cơ hội học hỏi, nâng cao trình độ và phương pháp giảng dạy.


Liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo du lịch nhằm phát triển mô hình đào tạo tại các doanh nghiệp theo đơn đặt hàng, theo địa chỉ góp phần định hướng vào nghiệp vụ cần đào tạo theo nhu cầu, thắt chặt mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo trong việc nâng cao hiệu quả cho quá trình đào tạo của cơ sở. Đây có thể xem là mô hình liên kết đào tạo rât tiết kiệm, đem lại hiệu quả và lợi ích nhiều mặt cho cả bên sử dụng và bên cung cấp nhân lực du lịch.

Liên kết với các cơ sở đào tạo du lịch ngoài nước là điều kiện để các cơ sở đào tạo du lịch của Quảng Ninh được học hỏi kinh nghiệm về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Hơn nữa, việc phát huy mối quan hệ hợp tác này sẽ góp phần nâng cao vị thế của cơ sở đào tạo, thu hút được nguồn lực nhất định từ các cơ sở đào tạo nước ngoài.

3.3.2. Giải pháp huy động nguồn lực đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực - vốn con người là đầu tư đem lại hiệu quả lâu dài và bền vững. Để ngành du lịch Quảng Ninh có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và hướng tới phát triển bền vững thì việc xác định phát triển nguồn nhân lực du lịch đủ về số lượng, mạnh về chất lượng là nhiệm vụ quan trọng. Một trong những giải pháp góp phần vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ đó là: huy động nguồn lực đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch, bao gồm cả huy động tài chính, huy động kinh nghiệm, tri thức, hỗ trợ về thiết bị kỹ thuật…

3.3.2.1. Huy động nguồn đầu tư tài chính cho phât triển nhân lực du lịch

Phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh - 11

* Nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước: Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh cũng đã giành một nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong đó có nguồn nhân lực du lịch. Đây là nguồn đầu tư tài chính rất lớn nhưng so với nhu


cầu thực tế hiện nay và sự phát triển của ngành trong tương lai thì nguồn đầu tư này chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong điều kiện của tỉnh Quảng Ninh với lợi thế nhiều mặt trong phát triển du lịch thì việc giành một nguồn tài chính lớn từ ngân sách Nhà nước để đầu tư cho công tác phát triển nguồn nhân lực là rất cần thiết. Nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước chủ yếu được giành cho việc trang bị, tu sửa và sắm mới trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật đào tạo (bao gồm cả xây dựng cơ bản) nhằm đảm bảo một cơ sở đào tạo du lịch được trang bị hiện đại, đạt chuẩn. Bên cạnh đó, việc đầu tư cho những người trực tiếp tham gia vào hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch là quan trọng, có thể xem như một hình thức đãi ngộ và khích lệ. Cần thiết có Quỹ phát triển nguồn nhân lực du lịch của Tỉnh.

* Nguồn đầu tư từ chính ngành Du lịch: Có thể thấy hiện nay, nguồn này rất nhỏ, chủ yếu nguồn này được dùng cho việc bồi dưỡng ngắn hạn đội ngũ công chức thuộc cơ quan quản lý nhà nước về du lịch (còn có một phần hỗ trợ của ngân sách Tỉnh), một phần nguồn thu của các doamh nghiệp du lịch và khách sạn đầu tư cho việc bồi dưỡng, đào tạo nhân lực đang làm việc tại doanh nghiệp.

Nguồn đầu tư từ chính ngành Du lịch cho công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch là nguồn đầu tư hoàn toàn chính đáng, đem lại lợi ích thiết thực cho chính sự phát triển ngành. Để có được nguồn tài chính của ngành để đầu tư cho sự nghiệp phát triển nhân lực du lịch, ngành du lịch cần có cơ chế cụ thể về tài chính. Khi có được nguồn đầu tư tài chính từ ngành Du lịch, công tấc phát triển nguồn nhân lực du lịch cũng được chú trọng nhiều hơn và có tính định hướng rõ rệt, gắn với thực tế của ngành…

* Nguồn đầu tư từ nước ngoài: Đây là nguồn đầu tư khá lớn cho hoạt động phát triển nguồn nhân lực du lịch. Thông thường những nguồn đầu tư này là những dự án của các tổ chức quốc tế, nguồn tài trợ…. Nguồn này thường


dùng đầu tư cho những hạng mục lớn như xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, cung cấp và bổ sung, thậm chí trang bị mới, đồng bộ trang thiết bị giảng dạy và học tập, bổ sung và xây dựng chương trình, giáo trình, cấp học bổng ngắn hạn, dài hạn cho việc đào tạo, bồi dưỡng học sinh, giáo viên. Hiện nay trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật và Du lịch Hạ Long là một trong những cơ sở đào tạo của cả nước được dự án Phát triển nguồn nhân lực du lịch của Cộng đồng Châu Âu thẩm định cung cấp trang thiết bị thực hành đạt chuẩn đối với một số nghiệp vụ. Tuy vậy, nguồn đầu tư này so với nhu cầu phất triển vẫn chưa đáp ứng được một cách đầy đủ.

* Nguồn đầu tư từ người học: Đây chính là nguồn từ đóng góp học phí của người học tại các cơ sở đào tạo du lịch. Kể từ khi nhà nước có chính sách xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, các cơ sở đào tạo du lịch dựa vào nguồn này là chủ yếu để đầu tư trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập, xây dựng chương trình, giáo trình, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, xây dựng thư viện, phòng học, chi phí cho thực tế, thực tập, trả lương cho cán bộ giáo viên. Trên thực tế, nếu chỉ dựa vào nguồn thu này thì việc đầu tư cho công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch gặp không ít khó khăn. Nên chăng cần có sự phối kết hợp, theo mô hình: Trường - Doanh nghiệp - Người học cùng chịu chi phí đào tạo, điều này sẽ nâng cao trách nhiệm đào tạo và phát triển nhân lực của cơ sở đào tạo du lịch, hướng tới đào tạo theo địa chỉ, đúng với nhu cầu thị trường, doanh nghiệp và người học cùng được hưởng lợi, trong khi đó chất lượng đào tạo được tăng lên.

* Nguồn đầu tư từ xã hội: Đây là nguồn vốn đầu tư tương đối lớn, nếu có cơ chế và chính sách thích hợp sẽ huy động được khá lớn từ xã hội. Trên thực tế, nhờ du lịch mâ điều kiện kinh tế - xã hội Quảng Ninh cũng có nhiều thay đổi, đời sống người dân được nâng cao, sự phát triển của du lịch còn là động lực cho các ngành khác cùng phát triển. Chính nhờ đó, việc huy động nguồn


đầu tư từ xã hội cũng như sự quan tâm của xã hội cho hoạt động phát triển nguồn nhân lực du lịch sẽ rất thuận lợi và có đóng góp lớn cho sự phát triển ngành.

Các lĩnh vực đầu tư tài chính cho phát triển nguồn nhân lực nên tập trung vào: đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên du lịch; đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập; đầu tư cho xây dựng chương trình, giáo trình, băng đĩa hình về chuyên ngành du lịch; đầu tư cho giờ thực hành, thực tế, thực tập của sinh viên; đầu tư cho công tác đào tạo lại, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch tại các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Để tránh lãng phí các nguồn đầu tư, cần thiết phải có sự quản lý và phân bổ nguồn vốn hợp lý, có sự phân loại các lĩnh vực đầu tư mang tính trọng điểm, cần thiết hình thành Quỹ đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh.

3.3.2.2. Huy động nguồn lực tri thức cho phát triển nhân lực du lịch

Nguồn lực tri thức là tài sản vô giá của mỗi quốc gia. Quốc gia nào có nguồn lực này lớn, đó là quốc gia giàu có và phát triển. Đối với sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực nói chung, phát triển nguồn nhân lực du lịch nói riêng, việc thu hút và khai thác nguồn lực tri thức là vô cùng cần thiết. Nguồn lực tri thức bao gồm: Kiến thức, chất xám, tay nghề, kinh nghiệm, công nghệ,… của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, giảng viên, các nhà quản lý, các nghệ nhân,… phục vụ cho hoạt động phát triển nhân lực du lịch và cần xác định khai thác nguồn lực tri thức là một nhiệm vụ có tầm chiến lược bởi đầu tư cho con người là đầu tư đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển bền vững. Như vậy, để đáp ứng đòi hỏi phát triển của ngành trong tương lai, ngành du lịch Quảng Ninh cần tập trung vào nhiều lĩnh vực trong đó thu hút và khai thác nguồn lực tri thức cho phát triển nguồn nhân lực cần được chú trọng.


Thứ nhất, thu hút sự tham gia của các nhà khoa học, giảng viên tại các trường đại học, viện nghiên cứu của ngành du lịch trong nước vào việc giảng dạy. Điều này sẽ giúp cho hoạt động giáo dục đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch tại Quảng Ninh được nâng lên một bước

Thứ hai, tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị nhằm trao đổi kinh nghiệm về phát triển du lịch cũng như những chính sách cho phát triển nhân lực du lịch, thu hút và học tập được các kinh nghiệm của các chuyên gia, các nhà khoa học đầu ngành trong và ngoài nước. Mặt khác, cần khuyến khích, tạo điều kiện cho người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài có khả năng về nước tham gia giảng dạy hoặc hợp tác với các trường du lịch trong nước về đào tạo, nghiên cứu khoa học, hỗ trợ tài chính.

Thứ ba, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm thu hút và khai thác được nguồn lực tri thức từ bên ngoài cho hoạt động phát triển nhân lực du lịch, tham gia vào mạng lưới các cơ sở đào tạo Châu Á - Thái Bình Dương (APETIT), mạng lưới các cơ sở đào tạo du lịch ASEAN (ATTEN), mời các chuyên gia nước ngoài về du lịch nhằm trao đổi học tập kinh nghiệm.

Thứ tư, thu hút các nghệ nhân có tay nghề giỏi trong và ngoài nước tham gia vào công tác giảng dạy cũng như trực tiếp làm việc trong ngành du lịch tại Quảng Ninh trong một thời gian. Điều này góp phần khắc phục khó khăn thiều nghệ nhân và thiếu nhân lực có tay nghề giỏi của du lịch Quảng Ninh.

Thứ năm, thu hút những nhà quản lý, những lao động có tay nghề nghiệp vụ giỏi, có kinh nghiệm tham gia vào hoạt động giảng dạy.

Thứ sáu, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn bị nguồn lực tri thức cho tỉnh nhà thông qua việc cử những người giỏi, có phẩm chất tốt, đang và sẽ làm việc trong ngành du lịch đi đào tạo ở những nước có ngành du lịch phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước cũng như thông qua kết quả của hoạt động hợp tác quốc tế, thêm vào đó là chính sách khuyến khích việc đi học ở


nước ngoài bằng nguồn tự túc tập trung vào những ngành nghề mà ngành du lịch của tỉnh đang cần.

3.3.3. Giải pháp cho công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực du lịch

Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực du lịch là quá trình đánh giá, hoạch định và sử dụng một cách có hiệu quả tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng đòi hỏi về nhân lực cho sự phát triển của ngành trong từng giai đoạn phát triển. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị, huy động, phát triển và sử dụng có hiệu quả, hợp lý nguồn nhân lực cho quá trình phát triển. Những vai trò đó được thể hiện qua công cụ, cơ chế tác động đến nguồn nhân lực nhằm tạo ra số lượng, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong tương lai.

Trước hết, cần xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở định hướng phát triển ngành của Tỉnh và của đất nước và chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch của đất nước. Đây chính là cơ sở định hướng, đơn đặt hàng đối với đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Cần xác định đào tạo đồng bộ từ nhân viên phục vụ đến cán bộ quản lý kinh doanh, quản lý nhà nước, cán bộ khoa học công nghệ, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, ưu tiên cho phát triển chất lượng nhân lực. Hiện nay, việc hoạch định kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cũng như công tác thống kê, dự báo nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm, chú trọng và đầu tư thích đáng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc chuẩn bị đáp ứng nhân lực cho sự phát triển du lịch của Tỉnh trong tương lai.

Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch giữ vai trò quan trọng, là mục tiêu, động lực cho sự phát triển ngành. Để có thể dự báo và xây dựng kế hoạch một cách cụ thể, cần có sự phối kết hợp nhiều nhiệm vụ trong đó công tác điều tra, thống kê một cách chi tiết về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch hiện


tại, cùng với những chỉ tiêu phát triển ngành trong thời gian qua và trên cơ sở những định hướng và tiềm năng của du lịch Quảng Ninh cho tương lai là cần thiết.

Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho phát triển nguồn nhân lực du lịch, đồng thời cần xây dựng hệ thống chính sách cho phát triển nhân lực du lịch tạo động lực và khuyến khích mọi nguồn lực sẵn sàng hỗ trợ cho công tác phát triển nguồn nhân lực du lich.

Xây dựng chính sách về sử dụng nguồn nhân lực du lịch được đào tạo, về đầu tư các nguồn lực cho công tác phát triển nguồn nhân lực.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan từ trung ương tới địa phương trong công tác phát triển nguồn nhân lực

Cần có hệ thống tiêu chuẩn chức danh từng vị trí công việc trong ngành du lịch, bao gồm cả những tiêu chuẩn đối với hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực như: cơ sở vật chất, trang thiết bị cho đào tạo; trình độ và phẩm chất giáo viên; chương trình, nội dung, giáo trình, phương pháp giảng dạy….

Tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo và phát triển nhân lực du lịch, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân lực du lịch. Tăng cường hơn nữa vai trò quản lý nhà nước trong tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, xử lý nghiêm những vi phạm trong quản lý và đào tạo.

Tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về phát triển nhân lực du lịch nhằm khắc phục những yếu kém và bất cập về trình độ, năng lực, tác phong, kiến thức chuyên ngành….

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023