niệm nên hình ảnh người tráng sỹ, người anh hùng thư kiếm luôn luôn được nhắc đi nhắc lại như là hình ảnh lý tưởng với nhiều khoái cảm. Sự thị tài đẻ ra ước nguyện về một mẫu người mang các ưu điểm của các loại người, mà thông thường được quan niệm là đối lập, như vừa văn, vừa võ, văn nhân và tráng sỹ. Đó cũng là mẫu hình thời đại trong ―chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt, xếp bút nghiên theo việc đao cung‖ - một hình mẫu hào hoa, phong nhã (Đã xông pha bút trận thì gắng gỏi kiếm cung; Đường thư kiếm vẫy vùng cho hết đất)” [74, tr.38]. Ngoài các yếu tố bối cảnh kinh tế - xã hội, chính trị - tư tưởng tác động đến lựa chọn của nhà nho, thì yếu tố mà Nguyễn Đức Mậu nhấn mạnh để lý giải sự ra đời của mẫu nam nhân “thư kiếm” là sự thị tài. Người tài tử đặc biệt thị tài và liên tài. Sự thị tài đã khiến họ mơ mộng về một mẫu hình ưu tú, mang các ưu điểm của mọi loại người. Vì vậy, mẫu hình nam tính vừa văn vừa võ, vừa bút nghiên vừa cung kiếm đã được ra đời. Tiêu biểu nhất cho kiểu loại nam tính này chính là Nguyễn Công Trứ. Đó là mẫu “nhà nho tài tử, con người cá nhân đa dục, muốn làm người anh hùng hào kiệt, thị tài, làm nên nghiệp lớn, làm người phong lưu đa tình, làm khách văn nhân cầm, kì, thi, tửu và tất cả phải được làm người tự do phóng túng. Đó là mẫu hình con người mới mang màu sắc đô thị thời trung đại, phát triển trong văn học” [74, tr.40].
Nguyễn Công Trứ thi đỗ Giải nguyên năm 1819, bước chân vào quan trường khi đã 42 tuổi, khởi đầu với một chức quan văn nhỏ. Tuy đỗ đạt muộn nhưng Nguyễn Công Trứ làm quan tới ba mươi năm, giữ nhiều chức vụ khác nhau: xuất chính theo ngạch văn quan nhưng chẳng bao lâu đã trở thành một võ tướng, cầm đầu những đội quân lớn của triều đình trong những cuộc chiến quan trọng và hầu như bao giờ cũng thắng lợi. Ngoài ra, Nguyễn Công Trứ còn trấn nhậm ở một số địa phương, tổ chức khai hoang lấn biển. Dấn thân vào chốn quan trường, Nguyễn Công Trứ cũng đồng thời là một nhà thơ quan trọng của giai đoạn đầu thế kỷ XIX. Sự dung hợp giữa con đường văn – võ của Nguyễn Công Trứ đã rất rõ nét từ những lựa chọn trong cuộc đời ông. Và điều này đã góp phần không nhỏ làm nên một bản sắc trong trước tác của ông Hy Văn, hình thành một kiểu nam tính dung hợp văn – võ đầy ngạo nghễ.
Trong văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Công Trứ có lẽ là nhà thơ nhắc nhiều nhất đến khát vọng làm anh hùng và chí nam nhi. Xuyên suốt trong các tác phẩm của ông là các khái niệm ―tài trai‖, ―chí tang bồng‖, ―chí nam nhi‖, ―chí trượng phu‖, ―chí anh hùng‖…: ―Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ/ Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong/ Chí những toan xẻ núi lấp sông/Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ‖(Chí khí anh hùng), ―Hội rồng mây cho phỉ chí tang bồng”, ―Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông/ Trong cuộc trần ai, ai dễ biết/ Rồi ra mới biết mặt anh hùng‖ (Đi thi tự vịnh), ―Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc/ Nợ tang
bồng vay trả, trả vay/ Chí làm trai nam, bắc, đông, tây/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể‖ (Chí làm trai). Tuy vậy, Nguyễn Công Trứ cũng vẫn dành cho văn một vị thế vượt trội so với võ nhất là trong khả năng duy trì trật tự và ổn định xã hội. Ông khẳng định vị thế của văn trong thế đối sánh với võ, đề cao “khách văn chương” thơ túi rượu bầu chứ không phải tráng sĩ, anh hùng: “Gặp hội thái bình văn trước võ/ V đâu dám sánh khách văn chương‖ (Vịnh văn v ). Trong sáng tác của ông, thường gặp hình ảnh: “Thảnh thơi thơ túi, rượu bầu‖(Chí nam nhi), “Năm ba chén trà nhân rượu trí/ Một vài câu thơ thánh phú thần”, “Thảnh thơi bầu rượu túi thơ”(Nợ phong lưu), “Thi, tửu, cầm, kỳ, khách/ Phong, vân, tuyết, nguyệt thiên‖, “Thơ một túi gieo vần Đỗ, Lý/ Rượu lưng bầu rót chén Lưu Linh‖ (Còn nhiều hưởng thụ).
Một trường hợp tuy không điển hình như Nguyễn Công Trứ, nhưng cũng có nhiều nét tương đồng là Nguyễn Du. “Tuy làm quan đến bậc đại thần, Nguyễn Du vốn xuất chính bằng một chức quan võ nhỏ. Ông không có cái vinh quan đạt được bằng con đường quen thuộc là đỗ đạt cao trong các kỳ thi, sự nghiệp cai trị, hoạn lộ cũng không có thành tựu gì nổi bật. Không thấy ông trăn trở nhiều theo hướng “kinh bang tế thế” hay “trí quân trạch dân”. Là “trai thời loạn”, như những chàng trai trẻ tuổi nhiều tham vọng của thời đại mình, ông cũng ít nhiều tự vấn, tự thán về “chí làm trai” nhưng nổi bật hơn cả, rõ rệt hơn cả, ở ông, lại là ý thức về tài năng văn chương và cùng với nó, là khả năng sống chết với tài năng đó. Thơ chữ Hán của ông phản ánh khá rõ rệt điều đó” [158, tr.95]. Nguyễn Văn Xung nhận định: “Ngay cả một nho sĩ trâm anh văn nhược như Nguyễn Du cũng xuất thân từ nghiệp võ, khi mười tám tuổi đã được Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc ban tặng một thanh kiếm báu, sau đó đã từng toan định chạy theo vua Chiêu Thống sang Tàu cùng là hiệp với các bạn đồng chí khởi nghĩa hưng Lê, hoặc tìm cách vượt biển vào Nam giúp chúa Nguyễn Ánh mưu đồ đánh đuổi Tây Sơn” [162, tr.36]. Bản thân Nguyễn Du cũng từng cảm thán “Nghề văn nghề võ đều không thành, sinh kế quẫn bách/ Hết xuân lại thu, đầu bạc thêm” ( Tự thán 2). Đây là hai mặt thống nhất trong mô hình nam tính của thời kỳ này, tuy nhiên đặc điểm “trọng văn” vẫn vô cùng nổi bật.
Cùng nằm trong xu hướng nam tính trọng văn nhưng nếu như Nguyễn Công Trứ ý thức về văn chương như một thú vui, để hưởng lạc (trong số rất nhiều thú vui: cầm, kỳ, thi, tửu mà ông đam mê) thì Nguyễn Du khác hẳn, coi văn chương là cuộc đời mình, là nơi ký thác tâm sự, thậm chí là “nghiệp”, là cái nợ mà “khách phong lưu” phải mang chứa. Trong bài ―Tự thán‖ (tự than thở cho mình), viết vào năm ba mươi tuổi, ông nói thật rõ ràng: “Tấm thân sáu thước tuổi ba mươi/ Đeo đẳng thông minh để tội đời/ Chữ nghĩa vốn không ghen với mệnh/ Đất trời sao nỡ ghét lầm ai‖ (Trần Thanh Mại dịch). Trong bài Mạn hứng (Cảm hứng lan man), ông còn nói rõ hơn nữa: “Bách niên cùng tử
văn chương lý/ Lục xích phù sinh thiên địa trung” (Cuộc đời trăm năm, chết nghèo giữa văn chương/ Tấm thân sáu thước lênh đênh trong trời đất). Nguyễn Du ý thức được nỗi khổ mà người nghệ sĩ – khách văn chương phải thấu chịu: ―Thầm tự hỏi văn chương (sao lại lụy đến mình)/ (Muốn hỏi trời) nhưng trời cao làm sao mà hỏi?‖(Bất mị).
Tuy nhiên, Nguyễn Du không chối bỏ phẩm cách văn chương của bản thân và nỗi khổ mà văn chương mang lại. Trong bài Hán Dương vãn diểu, ông nhắc lại câu thơ của Lí Bạch ca ngợi sức mạnh bất tử hóa của văn chương: “Thi thành thảo thụ giai thiên cổ‖ (Thơ làm xong, cỏ cây cũng cùng thơ được truyền đến ngàn năm). Sách vở, văn chương giúp cứu vớt tấm thân bệnh tật và tâm hồn sầu não, tuyệt vọng: ―Chẩm bạn thúc thư phù bệnh cốt ― (Cạnh gối có bó sách để nâng đỡ bộ xương bệnh) (Tạp ngâm 2). Văn chương thơ phú với Nguyễn Công Trứ là chốn để khoe tài, là cái giắt lưng để đi ngông ngạo giữa cuộc đời nhưng với Nguyễn Du, lại là “một lối mở thông giữa cái hữu hạn của kiếp người cụ thể với sự tiếp biến vô cùng của đời sống”. Điều đó thể hiện rõ rệt nhất trong bài thơ ―Độc Tiểu Thanh ký‖ nổi tiếng: “Cổ kim hận sự thiên nan vấn/ Phong vận kỳ oan ngã tự cư/ Bất tri tam bách dư niên hậu/Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như (Chuyện oan ức xưa nay khó hỏi trời được/ Cái oan phong vận này tự mình chuốc vào thân/ Chẳng biết sau hơn ba trăm năm nữa/ Thiên hạ có ai khóc Tố Như này không).
Trong thơ chữ Hán và Truyện Kiều, Nguyễn Du đã kín đáo thể hiện tư tưởng về thời thế và anh hùng, nhưng quan niệm và cách thức thể hiện của ông không “bạo liệt” như Nguyễn Công Trứ. Phần nổi bật trong con người Nguyễn Du vẫn là “nết văn chương”, là sự thâm trầm, u uẩn, mang nhiều phẩm tính của văn so với võ. Trong lịch sử văn học Việt Nam, chỉ đến thế kỷ XVIII mới có hiện tượng có những nhà nho coi văn chương (hiểu theo nghĩa sáng tác văn học) là sự nghiệp chính của đời mình. Trước đó, văn chương chỉ là phương tiện để những người có tài năng đạt tới những mục đích khác trong cuộc đời. “Nguyễn Du, rồi Cao Bá Quát ở thế kỷ XIX là người thực sự được tôn vinh chính chỉ bởi văn chương” [158, tr.94]. Theo cách hình dung của Khổng Tử (“chí ư đạo, cứ ư đức, y ư nhân, du ư nghệ”), hành vi sáng tác nghệ thuật nói chung, sáng tác văn học nói riêng nằm ở cung bậc cuối cùng của những điều đáng quan tâm của người “quân tử”, và cũng đóng một vai trò khiêm tốn (“du” - giải trí, chơi). Trong các luận đề “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngôn chí”, khái niệm “văn” còn xa mới đồng nhất với khái niệm “sáng tác văn học” hay sản phẩm của hành vi đó. Đường đời và các cung bậc của sự phát triển của nhà nho được Nho giáo quy định không dẫn họ tới chỗ trở thành tác giả văn học chuyên nghiệp, càng không coi tác phẩm văn học như mục đích cuộc đời. Nhưng một khi người tài tử đã coi tài năng, trước hết là tài năng văn học là thước đo quan trọng, là “tiêu chí đặc trưng”, thì, một cách tự nhiên, văn chương càng ngày càng
có sức hấp dẫn mạnh mẽ và đến một thời điểm nào đó, nó sẽ là một lĩnh vực hoạt động độc lập trong đời sống tinh thần, và sẽ “tuyển lựa” được những “vật hiến sinh” cho mình. Nguyễn Du và Cao Bá Quát có lẽ là hai tác giả tiêu biểu nhất theo định hướng đó [158, tr.94]. Thái độ đau đáu với văn chương của Nguyễn Du (và mở rộng ra là Cao Bá Quát và một số nhà nho khác nữa) được có thể được lý giải từ đặc điểm tư tưởng Nho học của thời kỳ này.
Có thể bạn quan tâm!
- Bối Cảnh Lịch Sử, Văn Hóa, Tư Tưởng Hình Thành Diễn Ngôn Giới Trong Văn Học Việt Nam Thế Kỷ Xviii – Nửa Đầu Thế Kỷ Xix
- Nam Giới Là Chủ Thể Kiến Tạo Tri Thức
- Những Nhân Tố Tác Động Đến Sự Chuyển Dịch Cấu Trúc Nam Tính
- Nam Giới Từ Điểm Nhìn Nữ Giới, Xét Lại Thế Giới Đàn Ông Bằng Cái Nhìn Định Giá
- Nam Giới Trở Thành Đối Tượng Bị Đả Kích, Châm Biếm, Giễu Nhại Công Khai
- Quan Niệm Về Đạo Đức Của Nữ Giới Theo Tiêu Chuẩn Nho Giáo. Hình Tượng Liệt Nữ.
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
Đây là thời kỳ lần đầu tiên xuất hiện những nhà nho coi trước thuật là lẽ sống, là hứng thú tinh thần không gì thay thế được, là nhu cầu phải được thỏa mãn. Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Phạm Đình Hổ… đều là những người như vậy. Họ không chỉ coi học thuật là công cụ cho con đường tiến thân, mà hơn thế, sử dụng nó để lưu danh hậu thế, coi học thuật là sự nghiệp của một đời người. Quan niệm Nho học đó có tác động tới quan niệm văn học. “Nhà nho sáng tác văn học không phải lúc nào cũng với tinh thần “tải đạo”, “ngôn chí” như trước đây, đặc biệt là các sáng tác tự do. Họ đã trực tiếp hoặc gián tiếp coi văn chương là chỗ để ký thác sinh mệnh, xem nó đã là một sự nghiệp chứ không chỉ còn là công cụ của một lĩnh vực nào khác. Sáng tác văn học đối với họ bắt đầu là nơi để bộc lộ mình, để khẳng định mình theo tinh thần của người nghệ sĩ. Nguyễn Du đã nhiều lần bộc bạch rõ cảm quan đó trong những câu thơ tâm huyết. Ông viết
―Bách niên cùng tử văn chương lý‖ (Cuộc đời trăm năm chết nghèo giữa văn chương), người ta đã thấy cái ý văn chương là cái gì đó của cả đời người. Và khi ông nói về Đỗ Phủ: ―Nhất cùng chí thử khởi công thi‖ (Ông (Đỗ Phủ) nghèo đến thế phải chăng là do thơ?), cái ý tinh tế ấy càng lộ rõ. Còn tâm sự ―Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như‖ (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa/ Thiên hạ ai người khóc Tố Như) thì bên nỗi thương cảm “đồng bệnh tương liên” còn là nỗi lo về việc kiếp người chấm dứt mà không để lại gì tại cõi nhân gian. Đó là cảm quan xem văn chương là cái có thể khiến con người trở thành bất tử. Đó cũng là tâm sự chung có thể đọc thấy ở chỗ này hay chỗ khác trong thơ Ngô Thì Sĩ, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương…” [101, tr.153-154].
Sinh sau nhưng gần như sống cùng thời với Nguyễn Du, Phạm Thái là một mẫu hình nhà nho tài tử đặc biệt vì sự dung hợp các lý tưởng và phẩm chất ở con người ông có phần phức tạp, và khác với sự thâm trầm, chiêm nghiệm đầy tính văn nhân ở Nguyễn Du, Phạm Thái là con người hành động. Lý tưởng, lối sống và con người nhiều mặt của Phạm Thái được thể hiện rất rõ nét qua các tác phẩm giàu tính tự thuật của ông. Một mặt, đó là con người tài tử hết mực phong lưu, ngông ngạo, say đắm trong tình yêu; mặt khác lại là người anh hùng thời loạn tiêu sái, hào sảng nhưng thất bại nên luôn gay gắt, hằn học với thời thế, cuộc đời. Hai con người tưởng như đối lập đó lại hòa hợp rất bền
chặt, tạo nên một kiểu nam tính nửa văn nửa võ, văn – võ dung hòa, chuyển hóa và thể hiện lẫn nhau.
Khác với Nguyễn Du, Phạm Thái không xem văn chương là sự nghiệp của đời mình, nhưng con người văn nhân, tự hào về tài năng của mình thể hiện rất mạnh mẽ trong sáng tác. Điển hình là trường hợp ông đã làm nên trận “bút chiến” với Nguyễn Huy Lượng. Mà ở thời điểm này, Nguyễn Huy Lượng đã được liệt vào những vị quan lớn của triều Tây Sơn. Không chỉ thẳng thắn chỉ ra Lượng là kẻ tham lam bổng lộc, xu nịnh triều đình Tây Sơn, ông còn tự đề cao mình, đặc biệt là về tài văn chương sẽ ăn đứt những cây bút khác như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Huy Lượng, Nguyễn Thiếp…với sự mỉa mai: ―Văn chương gẫm chẳng soi hiền thánh, kẻ đặt đi, người chữa lại, thơ ngây chi mà cửa chật sân xô‖ hay ―Văn chương ấy chớ kheo cùng tớ nữa‖ (Chiến tụng Tây Hồ phú). Còn mình ở thế: “Kẻ cao sĩ ít nhiều nơi trực bút‖. Trong Sơ kính tân trang, thông qua việc miêu tả tài năng của Phạm Kim, Phạm Thái cũng như ngầm khẳng định tài năng của mình: “Từ chương, phú lục văn thi/ Cung đao, kiếm mã mọi bề làu thông/ Nghề chơi tài tử lọt vòng/ Vang đàn thi bá, nổi vùng cầm tiên/ Cờ thần, rượu thánh nức tên/ Tiên bay, múa phượng, địch thiên gáy hoàng/ Nghề thuật số vốn tinh tường/Gồm bên Tiên, Thích, đủ đường Lý, Y‖. Tài năng đó là sự dung hòa giữa ―từ chương, phú lục văn thi‖(văn) và ―cung đao, kiếm mã‖(v ). Đây không chỉ là lối miêu tả ước lệ bởi ngoài đời thực, phẩm tính văn nhân và anh hùng hòa quyện rất rõ trong con người Phạm Thái. Nguyễn Văn Xung cho rằng: Tuy không được hưởng thụ nhiều ân sủng của vua Lê chúa Trịnh như Nguyễn Du – mà cha là quận công, anh là tể tướng – nhưng tấm lòng nhiệt thành trong công cuộc kháng chiến chống Tây Sơn, phục hưng nhà Lê thì xét ra Phạm Thái lại có phần hơn. Kẻ hăng hái thực hiện giấc mộng anh hùng cần Lê khi ấy không phải là Nguyễn Du mà là Phạm Thái. Ông đã bỏ cả tuổi hoa niên để theo đuổi sự nghiệp hưng Lê. Chúng ta chỉ cần đọc mấy câu thơ hiên ngang và ngạo nghễ sau đây trong Sơ kính tân trang là đủ thấy cái hùng khí bất khuất của người thanh niên tráng sĩ, cùng cái say mê sự nghiệp anh hào của Phạm Thái: “Căm gan tóc dựng đứng lên/ Tuốt gươm chém án ngàn thiên ca rằng/ Làm trai cho thỏa chí trai/ Trong trần ai, chớ lụy ai tầm thường/ Bốn phương hồ thỉ dậy vang/ Nhảy từng đào lãng, bắc thang vân cù/ Tu mi tỏ mặt trượng phu/ Đem trung hiếu để trả thù non sông/ Anh hùng ấy mới anh hùng/ Thân nhàn há sá học đồng thiếu niên‖.
Sự dung hợp tư cách thi nhân – anh hùng, văn – võ còn có thể tìm thấy trong thơ và phú Cao Bá Quát. Trong Tài tử đa cùng phú, Cao Bá Quát thể hiện phẩm tính ngông ngạo, hào sảng: ―Lắc bầu rượu dốc nghiêng non nước xuống, chén tiếu đờm mời mọc Trích tiên/ Hóng túi thơ nong hết gió trăng vào, cơn xướng họa thì thầm lão Đỗ/ Tươi
nét mặt thư sinh lồ lộ, bưng mặt trần toan đạp cửa phù đồ/ Rửa buồng gan du tử nhơn nhơn, giương tay tạo rắp xoay cơn khí số‖. Chí khí của kẻ mang ―gan du tử‖ muốn
―rắp xoay cơn khí số‖ lại được đan kết hài hòa với thi sĩ mang ―túi thơ nong hết gió trăng vào‖. Cái cốt cách thi nhân gió trăng ấy còn xuất hiện nhiều lần trong thơ Cao Bá Quát, ví như hai câu thơ tiêu biểu này trong ―Ninh Bình đạo trung‖: ―Tương khan phong nguyệt cầu vô tận, Chỉ khủng thi ông bất khẳng hồi‖ (Trăng và gió xem ra đều là kho vô tận, Chỉ e nhà thơ không chịu trở về).
Thông thường, nhắc đến kiểu loại nhân vật tài tử, có xu hướng gán các yếu tố liên quan đến tài năng nghệ thuật, thơ phú (thuộc văn) hơn là các yếu tố như chiến đấu, cung kiếm (thuộc võ). Nhưng với thời đại đặc biệt, với sự thị tài đặc biệt, đã sản sinh những mẫu hình nhà nho đặc tuyển, những cấu hình nam tính dung hợp văn – võ khó lặp lại ở các thời kỳ sau này. Nó đi chệch khỏi nhiều khuôn mẫu truyền thống, cho thấy tài năng là khẩu vị, là hơi thở của thời đại, là lý tưởng của người tài tử. Tài năng không chỉ là thứ tài được khắc họa chung chung, sáo rỗng để tô vẽ, mà là thứ tài năng vượt bậc, ngạo nghễ, phóng khoáng, gắn chặt với con người chí tang bồng hồ thỉ, đắm đuối sắc dục, yêu thích hưởng lạc, khao khát tự do, thị tài vô biên.
Có thể nói, người tài tử là sự kết tinh đặc biệt của nam tính theo mô hình văn – võ vào giai đoạn cuối của thời trung đại: mang đầy đủ trong mình các phẩm chất ưu tú của văn nhân được đào tạo đặc tuyển, vốn văn hóa sâu rộng và tài năng thơ ca tuy nhiên lại có phạm vi hoạt động hết sức rộng rãi, có thể “tham chính”, có chí khí anh hùng, thậm chí cá biệt trở thành kẻ nổi loạn chống lại triều đình phong kiến (như trường hợp Cao Bá Quát). Đặc điểm văn võ song toàn, coi trọng cả đặc tính võ bên cạnh đặc tính văn cho thấy đã có sự dịch chuyển trong cấu trúc nam tính: dung hợp cả văn và võ trong con người tài tử. Tuy nhiên, về cơ bản, yếu tố văn vẫn chiếm vị trí ưu thế, là hạt nhân của cấu trúc nam tính trong văn hóa và văn học trung đại Việt Nam. Tuy nhiên, sự dịch chuyển theo hướng bổ sung yếu tố võ bên cạnh yếu tố văn truyền thống cho thấy tính biện chứng và linh hoạt của cấu trúc nam tính trong giai đoạn cuối của thời kỳ phong kiến.
b) Sự dung hợp văn v trong cấu trúc nam tính của hình tượng tài tử ở truyện Nôm tài tử - giai nhân
Không chỉ ở loại hình nhà nho và nam tính kẻ sĩ có sự dung hợp văn – võ, hình tượng nhân vật tài tử trong các tác phẩm có chủ đề tài tử - giai nhân của thời kỳ này cũng ghi nhận những đặc điểm mới so với các giai đoạn văn học trước đó.
Về phẩm chất của người tài tử, Chương 7 sách Trung Quốc phân thể văn học sử đã khái quát hình tượng người tài tử lý tưởng kiêm đủ: tài, sắc, tình, hiệp. Những đặc điểm này của kiểu nhân vật tài tử trong tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc cũng
chính là những phẩm chất tiêu biểu của nhân vật tài tử trong các truyện Nôm tài tử giai nhân Việt Nam. Chúng tôi sử dụng khái niệm “truyện Nôm tài tử giai nhân” (bao gồm truyện thơ Nôm tài tử giai nhân vay mượn Trung Quốc và truyện thơ Nôm tài tử giai nhân do văn nhân Việt Nam tự sáng tác) theo tiêu chí phân loại của Nguyễn Văn Hoài. Cốt truyện của các tác phẩm loại này phát triển theo mô thức căn bản là “1. Nam nữ nhất kiến chung tình; 2. Tiểu nhân gây rối làm cho ly tán; 3. Tài tử thi đậu đoàn viên” (hoặc “1. Hội ngộ; 2. Ly tán; 3. Đoàn viên”) [41]. Truyện Hoa Tiên, Song Tinh Bất Dạ, Sơ kính tân trang… đều tuân thủ tương đối chặt chẽ mô thức cốt truyện này, theo đó, nhân vật nam tài tử có tài năng văn chương, thi đậu trạng nguyên nhưng công lao lớn họ lập được không phải nhờ tài năng văn chương đó mà lại do được cử đi đánh dẹp giặc ngoài biên ải. Và có thể ngay từ đầu tác phẩm, các nhân vật tài tử không được tô đậm ở khả năng văn võ song toàn mà thường chỉ được khắc họa chủ yếu ở tài năng văn chương.
Song Tinh Bất Dạ miêu tả chàng Song Tinh : “Lễ văn họp bạn sách đèn/ Mực rơi điểm ngọc, thơ nên khua vàng”. Lương sinh của Truyện Hoa Tiên “Phong nghi khác giá, từ chương tót loài‖. Là nho sinh và thi đỗ làm quan văn, nhưng đến cuối tác phẩm, các nhân vật nam tài tử đều ra chiến trận để lập công, việc họ chiến thắng trở về có giá trị như một điểm tháo nút của cốt truyện, để từ đó hóa giải các mâu thuẫn còn đang dang dở, đồng thời mở ra kết cục có hậu, đoàn viên (gặp lại và cưới được giai nhân, đồng thời được vua tứ hôn). Ở Song Tinh Bất Dạ, sự dung hợp văn – võ ở Song Tinh còn thể hiện qua chi tiết chàng ra chiến trận với tư cách võ tướng nhưng lại dùng tài ứng đối (của văn nhân) để thuần phục giặc Phiên, lập chiến công: “Chàng từ đến chốn Man đình/ Man vương thôi mới ngạo tình kiêu lung/ Thấy chàng ứng đối như dòng/ Khen rằng thiên sứ nước trong có người/ Đều thời kính phục uy trời/Xưng thần chức chịu c i ngoài phiên vương‖.
Truyện Kiều có lẽ là tác phẩm đi chệch khỏi mô thức cốt truyện này, khi Kim Trọng dù được miêu tả ―văn chương nết đất, thông minh tính trời‖, là một văn nhân tài tử tiêu biểu, nhưng lại hoàn toàn không ra chiến trận, không lập công cho dù sau khi thi đỗ có ra làm quan. Và mục đích thi đỗ làm quan không được Nguyễn Du miêu tả như là mục đích cuối cùng của Kim Trọng bởi khi biết Kiều phải bán mình chuộc cha, lưu lạc chưa biết nơi đâu, Kim Trọng đã: “Rắp mong treo ấn từ quan/ Mấy sông cũng lội, mấy ngàn cũng qua/ Dấn mình trong áng can qua/ Vào sinh ra tử họa là thấy nhau‖ vì bản thân chàng cảm thấy day dứt ―đỉnh chung sao nỡ đứng ngồi cho an‖. Kim Trọng có lẽ là hình tượng tài tử có cấu trúc năng văn với phẩm cách văn nhân đậm đặc, tiêu biểu.
Sang đến Sơ kính tân trang của Phạm Thái, ta lại bắt gặp một Phạm Kim với những đặc điểm tiêu biểu cho sự dung hợp văn – võ trong cấu trúc nam tính, tương đồng với chính tác giả Phạm Thái. Phạm Kim được giới thiệu là con nhà dòng dõi “kinh luân
thao lược‖, ―nghiệp nhà văn v ‖. Ngay trong những dòng thơ giới thiệu “nhân thân”, Phạm Kim đã được khắc họa như là tổng hòa các phẩm chất ưu trội ở nam giới: “Từ chương, phú lục, văn thi/ Cung, đao, kiếm, mã mọi bề làu thông/ Thú chơi tài tử lọt vòng/ Vang đàn thi bá, nổi vùng cầm tiêu/ Cờ thần, rượu thánh, thơ tiên/ Tiêu hay múa phượng, địch thiêng gáy hoàng/ Nghề thuật số vốn tinh tường/ Gồm bên Tiên, Thích, đủ đường lý y‖.
Ở nhân vật này, những phẩm chất anh hùng, chí làm trai tang bồng hồ thỉ được tô đậm, cho dù gặp nhiều thất bại trên đường mưu nghiệp: “Làm trai cho thỏa chí trai/ Trong trần ai chớ lụy ai tầm thường/ Bốn phương hồ thỉ dậy vang/ Nhảy từng đào lãng, bắc thang vân cù/ Tu mi tỏ mặt trượng phu/ Đem trung hiếu để trả thù non sông‖. Trước cơn biến loạn, dù thất bại, thua cuộc đến mức trắng tay, Phạm Kim vẫn giữ cốt cách và lý tưởng của kẻ sĩ, vẫn nuôi chí phục thù. Tuy nhiên, dù được xây dựng để hướng đến mẫu hình anh hùng, nhưng Phạm Kim cũng đồng thời lại có sự dung hòa với mẫu hình tài tử phong lưu nặng gánh tài tình. Sự chuyển hóa từ con người bi phẫn vì nghiệp không thành sang con người dồn toàn bộ năng lượng vào tình yêu tạo ra một mẫu hình nam tính vô cùng đặc biệt. Phạm Kim viết thơ từ gửi Quỳnh Thư, đánh đàn cho Thụy Châu…, tất thảy đều được miêu tả bằng sự toàn bích. Các thành tố anh hùng - lãng khách - thi nhân - người tình đan quện vào nhau, không thành tố nào phủ định thành tố nào mà đồng hiện hết sức hài hòa. Sự dung hợp phẩm tính văn – võ đó trong cấu trúc nam tính ở Phạm Kim, đúng như Nguyễn Văn Xung nhận xét: “Riêng Phạm Kim là một tổng hợp của Kim Trọng và Từ Hải, thêm vào rất nhiều khí vị siêu thoát và thiền học và sự nhàn dật của Lão Trang. Đó là một sự tổng hợp dở dang trong cuộc đời tác giả cũng như chưa viên mãn, chưa hoàn tất trong văn chương của Phạm Thái” [162, tr. 82].
c) Sự dung hợp văn – v ở hình tượng anh hùng
Một khuôn mẫu nam tính đặc biệt nữa của giai đoạn này là người anh hùng thời loạn. Trong bối cảnh chế độ phong kiến và xã hội đã mất dần sự ổn định, các thiết chế tư tưởng chính trị có nguy cơ vỡ nát, các lý tưởng cũ đã dần dần không còn phù hợp dẫn đến sự phản kháng; mẫu hình anh hùng thời loạn đã ra đời nhằm tái lập lại một trật tự xã hội tốt đẹp nào đó trong tưởng tượng, phục dựng những hình mẫu nam tính khả dĩ còn sót lại của thời kì hoàng kim. “Sự tiếp biến của mẫu người anh hùng thời loạn trong chuỗi liên tục dưới áp lực của một bối cảnh chính trị - xã hội mới được thể hiện trong sáng tác của Nguyễn Du và, cồn cào lên một cách nuối tiếc trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát…” [158, tr.98] Và xét từ góc độ giới, hình tượng anh hùng của thời đại này chưa tuân thủ theo lý thuyết của Kam Louie về nam tính là ở chỗ họ thiếu sự kiềm chế trước nữ sắc, có tư tưởng hưởng lạc, coi trọng sắc dục, thậm chí còn