buồm lái trận cuồng phong/ Chí làm trai xẻ núi lấp sông/ Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ‖. (Chí khí anh hùng) Trong không gian vũ trụ ấy, con người vùng vẫy, hoạt động, không bị tan biến giữa thiên nhiên bao la. Là người hoạt động, ông không có thì giờ ngồi trầm ngâm, tư lự dưới trăng, thao thức thâu đêm, để mà buồn vì xa nhà, buồn vì những câu chuyện bất bình trong chốn quan trường, vì nhân cách bị chà đạp như bao nhà nho trong lịch sử (mặc dầu đối với cuộc đời của ông, những chuyện ấy lại nhiều hơn ai hết). Quả thực, ông không chỉ nói chí một cách công thức, sách vở mà đã thực hiện chí hướng bằng hành động cụ thể, bằng cuộc đời hoạt động sôi nổi, đầy ắp sự kiện, không biết mỏi mệt của mình trên một địa bàn đúng là trải dài từ Đông sang Tây, từ Nam ra Bắc trong suốt mấy chục năm làm quan cho nhà Nguyễn” [122, tr.603-604].
Khác với Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ, Phạm Thái bộc lộ hai tư cách: một tráng sĩ với giấc mộng phù Lê trong giai đoạn lịch sử đầy biến cố và một nhà thơ đặc biệt trong chặng đường văn học đang chuyển mình mạnh mẽ cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. “Với tư cách một tráng sĩ, Phạm Thái là kẻ ngang tàng, bướng bỉnh, tỏ rõ cá tính, thái độ vì cựu triều mà hành động chống đối cơ nghiệp của triều Tây Sơn, triều Nguyễn. Với tư cách một thi sĩ, Phạm Thái là người tài hoa, lấy cái tôi ngông làm tài. Từ cái tôi chống đối trong hành trình kết nối mưu đồ cần vương đến cái tôi “ngược chiều” trong sáng tạo thơ văn trong Phạm Thái chính là sự đồng nhất bản thể và là sự chuyển hóa nội tại, nhằm giải phóng tiềm năng bản thân” [10, tr.43].
Thế giới của Phạm Thái thuộc về cựu triều – triều Lê, nơi cơ nghiệp họ Phạm gắn bó chặt chẽ với sự tồn tại và suy vi. Nói vậy là vì ông sống vào thời điểm lịch sử đang đi vào quỹ đạo khác, quỹ đạo dần tuột khỏi tầm tay quân thần nhà Lê. Phạm Thái sinh ra trong một gia đình dòng dõi võ tướng, cha là Thạnh Trung hầu Phạm Đạt. Năm 1787, nhà Lê sụp đổ, Phạm Đạt khởi binh mưu nghiệp hưng triều nhưng thất bại. Kế nghiệp công cuộc chống Tây Sơn của phụ thân và các tiền bối đất Bắc như Phạm Đình Đạt, Trần Quang Châu, Nguyễn Phủ (Bắc Ninh), Dương Đình Tuấn (Bắc Giang), với phương châm hành xử “trung hiếu chi gia ninh sự nhi”, Phạm Thái bỏ cả tuổi hoa niên để liên kết bạn bè, theo đuổi hành động. Song, ngọn đèn hưng Lê của những cựu thần như Phạm Thái, Nguyễn Đoàn, Trương Đăng Thụ dần tắt ngấm dưới phong trào nội trị của anh em nhà Tây Sơn: ―Ngày tháng trôi như bóng thoảng nhanh/ Công lao, sự nghiệp phút tan tành‖. Phạm Thái đã thực thi đến cùng lý tưởng của một nhà nho hành đạo, và dẫu thất bại vẫn canh cánh nỗi niềm trung hiếu. Xuất hiện đậm đặc trong thơ văn Phạm Thái là những ―trung nghĩa, trung hiếu, hiếu trung, hiếu nghĩa, cương thường, đạo vua tôi, đạo quân thần‖… Sự mâu thuẫn lớn giữa lý tưởng và thực tế đã khiến sáng tác thơ ca của Phạm Thái chỉ chất chứa nhiều ẩn ức, đậm tính tự thuật. Với trọng trách “một
gánh giang san‖ (Đề mộ Thanh Xuyên Hầu) như người bạn Đăng Thụ, Phạm Thái quyết chí vẹn nghĩa ngô quân nên “hăm hở chí trai‖ (Văn tế Trương Quỳnh Như), tích cực hành động “Cắm giòng quyết chí, chóng tường tỏ danh” (Đề mộ Thanh Xuyên Hầu). Ông gọi mình là “đá khiết bạch khó mài màu xiềm nịnh” (Chiến tụng Tây Hồ phú), cũng vì thế tự nhận là “người căm gan chưa trọn đạo quân thần” (Văn tế Trương Quỳnh Như). Ông tự nhận “gặp thuở minh thời, sinh lầm nam tử. V giẹp loạn đã không bề thao lược; văn trị yên lại chẳng biết kinh luân” (Tờ phả khuyến của chùa Nghiêm Xá). Phạm Thái thể hiện rõ lý tưởng và cuộc đời ông đã dành trọn để thực thi hoài bão, lý tưởng ấy. Cho dù mưu nghiệp không thành, “sinh lầm nam tử‖, sớm rơi vào bế tắc, thất bại và trở thành nạn nhân khốn khổ của thời cuộc nhưng Phạm Thái vẫn cương quyết ôm mối “ngu trung” (chữ dùng của Lại Ngọc Cang). Nhận định này của Lại Ngọc Cang tuy còn có nhiều điểm cần phải thảo luận, nhưng rõ ràng thái độ “kiền thành” đến mức cố chấp của Phạm Thái cho thấy tính kiên định của một nhà nho hành đạo đích thực. Tuy nhiên, Phạm Thái chỉ mang dáng dấp và lý tưởng của nhà nho hành đạo, còn thực tế đời sống và phẩm tính tài hoa đã hun đúc nên một khuôn hình tài tử phong lưu. Trên bước đường mưu đồ đại nghiệp, Phạm Thái ngao du, xê dịch khắp nơi. Khác với hành nhân cô độc Cao Bá Quát, Phạm Thái say sưa với cảnh non nước, tận hưởng những thi vị mà thiên nhiên, cảnh trí mang lại. Tự nhận mình là ―khách tầm thanh‖, Phạm Thái còn dùng ngao du, xê dịch để giải thoát khỏi những bi kịch của đời sống cá nhân.
Không chỉ thể hiện đậm đặc ở thơ trữ tình, yếu tố tự thuật ở truyện thơ Nôm có thể kể đến Sơ kính tân trang của Phạm Thái, Mai đình mộng ký của Nguyễn Huy Hổ và nửa cuối thế kỷ XIX còn có Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra tính chất tự thuật của Sơ kính tân trang giữa hàng loạt truyện thơ Nôm bác học đương thời thường vay mượn cốt truyện hoặc phỏng theo các tác phẩm văn học cổ của Trung Quốc. Thanh Lãng khẳng định với Sơ kính tân trang, “Phạm Thái đã đem hết tâm tư thầm kín của ông ra mà bộc lộ ở đấy: nó là một cuốn truyện tự thuật truyện đời ông và đời của người yêu ông” [63, tr.570]. Nguyễn Lộc cho rằng tác phẩm “diễn tả lại câu chuyện tình của chính bản thân tác giả” [73, tr.311]. Hoàng Hữu Yên khẳng định: ―Tính độc đáo trước tiên của Sơ kính tân trang cần được nhấn mạnh là tính tự truyện của tác giả. Phạm Thái không vay mượn cốt truyện ở đâu cả. Ông viết lại chuyện của chính bản thân mình” [163, tr.161]. Đồng quan điểm, Kiều Thu Hoạch thấy tính tự thuật hiện hữu và coi đây là trường hợp thú vị, “là một tác phẩm có tính chất tự truyện của Phạm Thái, nhằm ghi lại mối tình bi thảm giữa nhà thơ tài hoa này với Trương Quỳnh Như. Những nhân vật chính trong tác phẩm như Phạm Kim, Trương Quỳnh Thư… chỉ là bản sao chép từ những nguyên mẫu có thật trong hiện thực là Phạm Thái và Trương Quỳnh Như” [40, tr.170].
Phạm Thái đã “sử dụng đời tư của bản thân như chất liệu để nhận thức, khám phá toàn bộ sự đa dạng và phức tạp trong hoạt động tâm lý và tình cảm của mỗi cá nhân con người” [91, tr.330] .Vì thế, tính tự thuật của Sơ kính tân trang đưa Phạm Thái trở thành hiện tượng chưa từng có ở văn học trung đại, “là người duy nhất trong các nhà văn cổ điển xây dựng truyện thơ bằng chất liệu đời sống dân tộc, và bằng chính câu chuyện thầm kín của riêng mình” [14, tr.1369], đồng thời, đánh dấu bước đột phá trong phong cách khai thác đề tài của văn học trung đại Việt Nam.
Trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế Ngũ chú ý phân tích mối tình Phạm - Quỳnh với lời nhận xét đó là “một giấc mơ trong phòng văn của một nghệ sĩ thất tình... trên mỗi trang truyện tâm hồn của tác giả bộc lộ đằm thắm”. Cuối cùng, ông không quên đánh giá “người trai thời loạn ấy đã đeo gương tráng sĩ, đã khoác áo thiền sư, lại đóng vai tình lang nồng nhiệt, để rồi đương tuổi thanh xuân, đeo nặng cuộc đời như một cùm xích, con người ấy quả cũng đã hội họp được tất cả những gì là lãng mạn trong quan niệm con người chúng ta ngày nay” [84, tr.316].
Ở mảng văn xuôi, tình hình tương tự như thơ trữ tình, tuy nhiên yếu tố tự thuật được đan cài với những quan niệm về chí làm trai và triết lý về nhân sinh. Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút đã tự thuật rằng từ năm lên sáu tuổi, ông đã có phát ngôn về chí làm trai: ―Làm người con trai phải lập thân hành đạo, đó là phận sự của mình rồi, không phải nói nữa. Sau này, trưởng thành mà được lấy văn thơ nổi tiếng ở đời để cho người ta biết là con cháu nhà nọ nhà kia, chí tôi chỉ muốn như thế mà thôi‖, nhưng rồi cũng chính Phạm Đình Hổ phải cay đắng nhận ra: ―Nay đến bước đường cùng lận đận, biết còn đội gạo vì ai, chỉ than thở cùng trời xanh, chứ biết gửi lòng mình vào ai nữa?‖ Tình cảnh của Phạm Đình Hổ như ông tự thuật ―Nay anh hai ta đã mất rồi, tiêu điều vườn cũ, ta thì giang hồ bôn ba non sông xa thẳm, khôn cầm giọt lệ‖. Từ chỗ ý thức từ rất sớm về chí làm trai như một phận sự của đấng nam nhi đến khi nhận thức được tình cảnh lận đận bên trời, Phạm Đình Hổ cho thấy một quá trình hết sức biện chứng về sự thay đổi của cấu trúc nam tính thời kỳ này. Và sự thay đổi ấy là đặc điểm chung của một loạt tác giả nhà nho, được thể hiện tương đối giống nhau trong các sáng tác. Rải rác trong sáng tác của mình, Phạm Đình Hổ miêu tả tình cảnh ―gặp nhiều lận đận, lạc phách cùng đường‖, ―cha mẹ anh em phút chốc nối nhau qua đời‖ nên không còn ước mơ cao vọng gì nữa, chỉ mong “non sông vui, đàm ca nhã‖, ―áo vải gậy lê rong chơi‖. Tuy nhiên, ông cay đắng nhận thấy: ―trong thì áo cơm bức bách, ngoài thì cường ngược lấn lướt, chẳng thể nhất nhất cái gì cũng lĩnh được‖, còn bản thân mình chỉ là ―khách ở nhờ” trong ―ngôi nhà lớn đất trời‖ theo như quan niệm của ―ông già họ Trang‖ (Bài ký Tây Hồ trong mưa). Và cuối cùng ông kết luận: ―Tạo hóa keo kiệt với con người đến như vậy đấy. Sự biến thái của vũ trụ xưa nay đâu phải là cái ta có thể biết được‖ [110, tr.983].
Như vậy, từ điểm nhìn tự kiến tạo và tự khắc họa, các tác giả nam giới đã trình hiện con người cá nhân với nhiều sắc độ. Sự gia tăng các yếu tố tự thuật đã trở thành “hơi thở” của sáng tác văn học giai đoạn này nhằm biểu hiện con người cá nhân với những đặc điểm, giác độ phong phú. Dẫu có hăng say nhập cuộc (như Nguyễn Công Trứ) hay vỡ mộng trên con đường công danh hay sụp đổ lý tưởng (như Phạm Thái), thậm chí có lúc bi phẫn cao độ dẫn đến sự phản kháng mạnh mẽ (như Cao Bá Quát) hay đau buồn trong những cảnh huống lận đận bên trời (như Nguyễn Du), vẫn có thể nhận thấy rằng cấu trúc nam tính của thời kỳ này đã có sự thay đổi về chất so với giai đoạn trước đó. Sự xuất hiện hàng loạt tác phẩm có yếu tố tự thuật/ sử dụng phương thức tự thuật cho thấy bước phát triển mạnh mẽ của con người cá nhân. “Quá trình tự ý thức cá nhân ở đây gắn với quá trình sụp đổ của các khái niệm giáo lý, sự phai nhạt của hào quang, của thánh hiền, do đó mang tính chất một cuộc phát hiện lại, một sự thể nghiệm lại” [100, tr.165-166]. Sự thể nghiệm ấy sẽ chỉ ra tính bất toàn, tính tha hóa của thân thể/ thân phận của nhà nho nam giới và sự thay đổi đáng kể của cấu trúc nam tính.
2.1.4. Sự chuyển dịch cấu trúc nam tính
Có thể bạn quan tâm!
- Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX dưới góc độ giới - 5
- Bối Cảnh Lịch Sử, Văn Hóa, Tư Tưởng Hình Thành Diễn Ngôn Giới Trong Văn Học Việt Nam Thế Kỷ Xviii – Nửa Đầu Thế Kỷ Xix
- Nam Giới Là Chủ Thể Kiến Tạo Tri Thức
- Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX dưới góc độ giới - 9
- Nam Giới Từ Điểm Nhìn Nữ Giới, Xét Lại Thế Giới Đàn Ông Bằng Cái Nhìn Định Giá
- Nam Giới Trở Thành Đối Tượng Bị Đả Kích, Châm Biếm, Giễu Nhại Công Khai
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
2.1.4.1. Những nhân tố tác động đến sự chuyển dịch cấu trúc nam tính
Bối cảnh lịch sử - xã hội từ thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX đã làm thay đổi đáng kể quan niệm về con người so với các giai đoạn trước, cho thấy sự dịch chuyển trong cấu trúc nam tính - nữ tính theo cả hai chiều hướng: vừa duy trì những mẫu hình lý tưởng của Nho giáo, vừa ly tâm để tạo nên những hình tượng, cá tính đặc biệt.
Có nhiều yếu tố về lịch sử, xã hội đã tác động đến lựa chọn của nhà nho, dẫn đến sự chuyển dịch trong cấu trúc nam tính. Từ chỗ là hệ tư tưởng độc tôn của xã hội phong kiến trong các thế kỷ trước, từ cuối thế kỷ XVII, Nho giáo đã bắt đầu có dấu hiệu suy thoái. Sự suy vi của Nho giáo, tất yếu dẫn tới những biến đổi về địa vị vốn tưởng vững như bàn thạch của kẻ sĩ cũng như ảnh hưởng sâu sắc tới những ứng xử và lựa chọn của họ trong thời đại mà các hệ giá trị đảo lộn.
Chiến tranh, như đã nhắc tới ở trên gắn với nhu cầu duy trì một guồng máy quân đội khổng lồ khiến họ Trịnh ở Đàng Ngoài cắt đứt với truyền thống xưa nay, trong thế kỉ XVII đã dành vị trí hàng đầu cho quan võ. Lúc này các viên chức cao nhất không chỉ đảm nhiệm những lĩnh vực chuyên môn của họ, mà còn tham gia vào việc soạn ra các quyết sách. Ở mỗi tỉnh, quan trấn thủ giữ một vai trò nổi bật, đảm nhiệm một thứ quyền hành ngày càng lớn. Một số còn kiêm nhiệm một lúc một tỉnh nội và một trấn. Chỉ sau khi đình chiến, chế độ quan võ phụ thuộc quan văn mới được tái lập [85, tr.39]. Việc quan võ ngang hàng quan văn, thậm chí còn được coi trọng hơn quan văn là điều chưa từng có bởi trong cấu trúc nam tính của Đông Á cổ truyền, mặc dù bao gồm cả “văn” và “võ”;
“cương” và “nhu” nhưng nhìn chung “văn” vẫn được coi trọng hơn cả. Từ lý thuyết về văn – võ của Kam Louie, tác giả Trần Văn Toàn đã chỉ ra truyền thống trọng văn hơn trọng võ hay còn gọi là năng văn rất đậm nét trong cấu trúc nam tính của xã hội Việt Nam truyền thống: coi trọng văn nhân, kẻ sĩ, thích từ chương thơ phú. Đề cao “năng văn” không chỉ thu hẹp trong phạm vi của tầng lớp đặc tuyển mà còn thâm nhập vào trong đời sống dân gian mà chứng tích còn lưu lại trong hình ảnh người đàn ông lí tưởng của những cô thôn nữ suốt bao đời: ―Chẳng ham ruộng cả ao liền/ Chỉ ham cái bút cái nghiên anh đồ‖. Tuy nhiên, sự chuyển dịch của kinh tế xã hội, sự xuất hiện của những tầng lớp mới và tư tưởng mới đã làm thay đổi đáng kể cấu trúc nam tính truyền thống. Truyền thống năng văn theo đó cũng có những điểm mới (…) Nguyễn Công Trứ là một danh tướng nhưng hơn thế, “năng văn” thậm chí còn là tiêu chí để xác lập hình ảnh của một hoàng đế lí tưởng [137, tr.45].
Theo truyền thống, việc tuyển chọn quan lại được tiến hành bằng con đường thi cử nhưng lần đầu tiên trong lịch sử, “họ Trịnh, từ năm 1721 đã cho mở các cuộc thi võ. Và đây là điều mới mẻ” [85, tr.42]. Trên thực tế, họ Trịnh còn cố gắng nâng các cuộc thi võ lên ngang hàng với các cuộc thì văn. Và do đó, cũng chưa bao giờ người ta thấy những người không xuất thân “cửa Khổng sân Trình” lại nhiều như thế chốn quan trường. Sự thay đổi trong chính sách thi cử của triều đình đương thời cũng là một nhân tố nữa đe dọa địa vị của nho sĩ. Theo đánh giá của Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí thì việc thi cử thời Lê Trung Hưng không còn giữ được nghiêm túc như thời Lê Thánh Tông. Như vậy, trên thực tế thi cử cũng không còn là con đường tiến thân mang lại nhiều hứa hẹn, đồng thời cũng không phải là con đường duy nhất giúp cho các nho sinh bước vào quan trường. Còn có thêm một vài nhân tố nữa góp phần vào quá trình làm cho “tầng lớp cao trong xã hội có khuynh hướng bớt đi tính chất nguyên khối và ngày càng trở nên phức tạp” [85, tr.260] là đồng tiền và những người có tiền. Tất cả những yếu tố kể trên, bao gồm: chế độ quan võ phụ thuộc quan văn bị bỏ, triều đình ưu tiên binh chế, thậm chí có phần coi trọng võ hơn văn; người trong quân đội được chia đất; tầng lớp thương nhân và những kẻ có tiền xáp lại gần hơn tầng lớp ưu tú; chế độ thi cử thay đổi; việc mua bán chức tước được hợp thức hóa bởi chính nhà nước... đã tác động sâu sắc tới tầng lớp nho sĩ và khiến họ từ chỗ là tầng lớp tinh tuyển, ưu tú, được trọng vọng của xã hội trở thành những nam nhân dễ bị tổn thương (vulnerable men), những “học giả mong manh” (fragile scholars) đánh mất dần địa vị và đắm chìm trong nỗi thất vọng trầm kha về thời cuộc. Đồng thời, các nho sĩ nhận thấy rằng để duy trì một chỗ đứng trong xã hội – thực tế là để tự cứu vớt mình, họ cần một (hoặc nhiều) lựa chọn khác, và những lựa chọn này, khác với các giai đoạn trước, không được loại trừ nhau.
Cần phải nói thêm rằng, như các nền văn học khác, đàn ông luôn là trung tâm của các tác phẩm văn học Việt Nam khi đội ngũ sáng tác, nhân vật, đội ngũ phê bình, thẩm định… luôn là đàn ông. Nhưng các nghiên cứu cụ thể về cấu trúc nam tính, hay các kiểu loại nam tính phổ biến trong văn học trung đại còn vắng bóng. Từ lý thuyết của Kam Louie, thử nhìn lại văn học trung đại Việt Nam, tùy từng thời điểm mà cấu trúc nam tính có thể thay đổi theo hướng năng v hay năng văn. Trong giai đoạn đất nước chống giặc ngoại xâm, tinh thần dân tộc lên cao, cấu trúc năng v được phát huy với hình tượng anh hùng có tầm vóc, tráng chí, đầu đội trời chân đạp đất. Nhưng ngay cả trong những giai đoạn như thế, thì yếu tố văn trong cấu trúc nam tính vẫn không bị tước bỏ hoàn toàn mà vẫn được song hành bên các thuộc tính võ, làm nền hoặc phụ họa cho phẩm chất toàn vẹn của trang nam tử hán. Trường hợp tiêu biểu là các nhân vật võ tướng như Trần Quốc Tuấn, hay người cầm quân như Lê Lợi; vẫn có thể viết thơ thảo hịch bên cạnh việc chiến trận binh đao. Có nghĩa là trong truyền thống trọng văn của văn hóa Việt Nam, tài năng văn thơ là phẩm chất khó lòng tước bỏ khỏi mẫu hình nam tính ưu tú, là điều nên có hoặc thậm chí bắt buộc phải có hay được nhắc đến khi miêu tả. Schafer có nhắc đến mẫu hình học trò biếng lười thường thấy trong văn học dân gian và văn hóa Việt Nam, sự biếng lười có truyền thống, dù bị chê cười theo kiểu ―dài lưng tốn vải ăn no lại nằm‖ nhưng trên thực tế thì trái ngược, kiểu biếng lười lịch lãm của kẻ sách vở được “dung thứ”, bao bọc bởi sự tảo tần của người vợ nuôi chồng ăn học: “Em là con gái Phụng Thiên/ Bán rau mua bút mua nghiên cho chồng/ Nữa mai chồng chiếm bảng rồng/ Bỏ công tắm tưới vun trồng cho rau‖ hoặc “Ai đi đợi với tôi cùng/ Tôi còn sắp sửa cho chồng đi thi/ Chồng tôi quyết đỗ khoa này/ Chữ tốt như rắn, văn hay như rồng/ B khi xắn váy quai cồng/ Cơm niêu nước lọ đưa chồng đi thi‖.
Trong ca dao, hình tượng người đàn ông đánh bắc dẹp đông dường như không phổ biến bằng hình tượng học trò và giấc mơ vinh quy, đỗ đạt: “Xin chàng kinh sử học hành/ Để em cày cấy cửi canh kịp người/ Mai sau xiêm áo thảnh thơi/ Ơn trời lộc nước đời đời hiển vinh‖, “Học trò đèn sách hôm mai/ Ngày sau thi đỗ nên trai mới hào/ Làm nên quan thấp, quan cao/ Làm nên v ng tía v ng đào nghênh ngang‖… Qua các câu ca dao trên, có thể thấy rất rõ thiện cảm của người bình dân dành cho học trò, thiện cảm ấy gắn liền với giấc mơ công thành danh toại, vinh quy hiển đạt từ bao đời của người bình dân nghèo khó. Dễ thấy đó là con đường yên ấm, nhiều vinh dự và ổn định. Trong khi đó, cấu trúc của nam tính võ không đơn giản một chiều, và để đạt được các phẩm chất võ, nam giới vẫn bắt buộc phải gắn với mưu trí, với hiểu biết lễ nghĩa, sách thánh hiền bên cạnh việc trau dồi các kỹ năng quân sự. Và chính lịch sử nhiều cuộc xâm lăng đã khiến người bình dân sợ hãi chiến tranh, không còn mộng tưởng nhiều về mẫu hình anh
hùng đánh dẹp nữa. Truyền thống năng văn này vẫn tiếp tục duy trì trong giai đoạn hậu kỳ trung đại, nhưng bối cảnh xã hội đặc biệt đã kiến tạo nên những cấu trúc nam tính mới, đặc biệt, chưa có tiền lệ mà chúng tôi sẽ phân tích ở phần sau. Dựa trên lý thuyết về sự phân chia văn – võ của Kam Louie, chúng tôi nhận thấy sự dịch chuyển của cấu trúc năng văn và một số kiểu dung hợp đặc biệt giữa văn và võ trong cấu trúc nam tính văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX: đó là sự dung hợp văn – võ ở hình tượng tài tử và hình tượng anh hùng.
Một trong những lựa chọn đó, là theo đòi con đường trở thành một võ tướng trong khi vẫn giữ gìn và phát triển các phẩm chất và năng lực văn (mà cụ thể ở đây là năng lực sáng tác văn học và hiểu biết kinh sách). Vì thế trong văn học giai đoạn này, sự dung hợp văn – võ đã diễn ra trong cấu trúc nam tính mà sự thể hiện rõ nét nhất là ở kiểu loại nhà nho tài tử với sự xuất hiện của kiểu hình tượng “tay bút nghiên, tay cung kiếm”, vừa văn nhân vừa tráng sĩ.
2.1.4.2. Sự chuyển dịch cấu trúc nam tính theo hướng dung hợp văn – võ
a) Sự dung hợp văn – v trong cấu trúc nam tính của loại hình tác giả nhà nho tài tử Tài tử là cấu trúc nam tính tiêu biểu trong văn hóa Trung Quốc và khái niệm “tài
tử” có lịch sử phát triển lâu dài với nội hàm tương đối phức tạp. Nguyễn Văn Hoài khi lược thuật công trình Tài tử giai nhân tiểu thuyết nghiên cứu của Chu Kiến Du đã tóm tắt quá trình hình thành của khái niệm tài tử trong văn hóa Trung Quốc. “Thuật ngữ này được dùng sớm nhất trong Tả truyện, ban đầu dùng để chỉ những người mẫu mực, xứng đáng về mặt hành vi và phẩm chất đạo đức trong xã hội. Tài tử đại biểu cho một hình tượng nhân cách lí tưởng hóa, là một mẫu mực về đạo đức hành vi trong xã hội, là khuôn mẫu để mọi người noi theo, được xã hội tôn trọng [41, tr.260].
Đến thời Ngụy - Tấn, Nam Bắc triều thì từ tài tử bắt đầu có hàm nghĩa mới, ấy là “những bậc nam tử có tài năng thiên phú về văn học”. Từ tài tử đến thời Đường lại được cụ thể hóa hơn, từ hàm nghĩa chỉ kẻ sĩ có tài năng văn học kiệt xuất chuyển sang chỉ những thi nhân kiệt xuất. Thời Nguyên, Minh người ta vẫn tiếp tục dùng từ tài tử để gọi thi nhân và tài tử trở thành khái niệm phổ biến. Sang thời Thanh thì từ tài tử đã có những biến đổi khác đi so với các thời kì trước. “Đầu thời Thanh đã xuất hiện không ít những trung thiên tiểu thuyết viết bằng bạch thoại, lấy chuyện tình yêu hôn nhân của tài tử và giai nhân làm chủ đề. Do đó mà chúng được chính tác giả gọi là tiểu thuyết có quan hệ đến tài tử giai nhân, đồng thời cũng dùng tên này để gọi trong lời tựa của tác phẩm. Các văn nhân đời Thanh như Lưu Đình Cơ, Tào Tuyết Cần khi phê bình những truyện có liên quan đến tình yêu hôn nhân của tài tử và giai nhân cũng đã dùng cụm từ tài tử giai nhân” [41, tr.260].
Tóm lại, có thể thấy, trong quá trình sử dụng, hàm nghĩa của từ tài tử trong văn hóa, văn học Trung Quốc đã trải qua khá nhiều biến đổi. Đến trước thế kỷ XVIII thì tài tử là một cấu trúc nam tính mang đặc tính văn nổi trội, do tài năng văn chương là điều quyết định đến danh xưng tài tử. Các đặc tính liên quan đến võ không được đề cập và chú trọng trong kiểu nam tính này. Nhưng giữa thế kỉ XVIII thì hình tượng tài tử trong tiểu thuyết TTGN lại phát sinh thêm một bước biến chuyển: “Từ một văn nhân có tài năng văn học kiệt xuất dần dần biến chuyển thành một anh hùng thời đại văn võ song toàn”. Trong không ít tác phẩm, tài tử không chỉ thi cử đỗ đạt cao, đạt được chức quan to, mà còn giỏi dùng binh khiển tướng, trừ gian dẹp loạn. Quá trình biến chuyển ấy cũng “thể hiện sự biến đổi về nhận thức của văn nhân truyền thống đối với hình tượng bản thân” [41, tr.261].
Khảo lược của Chu Kiến Du về khái niệm ―tài tử‖ trong văn hóa và văn học Trung Quốc đã khái quát bao hàm về lịch sử hình thành và đặc điểm của cả kiểu nhà nho/ tác giả tài tử và kiểu nhân vật tài tử. Khái niệm này chắc chắn đã du nhập và ảnh hưởng đến văn học Việt Nam do có sự tương thích về bối cảnh kinh tế, xã hội cũng như các điều kiện khác về tư tưởng. Tuy nhiên, sự hình thành khái niệm “tài tử” trong văn học Việt Nam trước hết phải gắn với nhà nho tài tử, sau đó mới đến hình tượng tài tử trong các tác phẩm có đề tài tài tử - giai nhân.
Về phẩm chất của nhà nho tài tử, nhà nho tài tử đề cao tài tình chứ không phải đức tính, say mê nghệ thuật, cuộc sống phóng khoáng, mong ước lập sự nghiệp hơn đời và cuộc gặp gỡ đẹp đẽ trai tài – gái sắc. “Họ bắt đầu có ý thức về cá nhân, hạnh phúc cá nhân, bất mãn với số phận không cưng chiều người tài sắc, không quý trọng người tài tình. Nhưng họ cũng không chống thể chế chuyên chế về mặt chính trị và Nho giáo về mặt ý thức hệ… Họ chỉ đi đến đòi hỏi nới rộng những ràng buộc quá khắt khe, làm cho hợp nhân tình, thỏa hiệp với lễ giáo, với thể chế cũ mà thôi” [54, tr.175-176].
Sự ra đời của kiểu nhà nho tài tử cũng đồng thời gắn với thời đại mà địa vị của kẻ sĩ bị tác động mạnh mẽ, dẫn tới sự thay đổi trong tư tưởng và hành xử. Điều này làm cho cấu trúc nam tính cũng có sự biến chuyển phức tạp: từ truyền thống năng văn đậm nét trong văn hóa truyền thống chuyển sang cấu trúc hỗn dung giữa văn và võ, văn – võ lần lượt biểu hiện các phẩm chất của nam tính tùy thuộc vào bối cảnh xã hội và lựa chọn của nhà nho.
Tác giả Nguyễn Đức Mậu đã nhận định: “Hình mẫu của người tài tử có tài kinh luân, kinh bang tế thế không phải là mẫu hiền nhân quân tử, mẫu nhân giả hay trí giả như tiêu chí làm người lý tưởng của Nho giáo, mà là mẫu người có hoài bão, dục vọng mang những giá trị thực của cuộc sống. Đó là văn nhân và tráng sỹ, tay bút nghiên, tay cung kiếm. Dường như những giá trị này đáp ứng người tài tử hơn những tiêu chí của mẫu hiền nhân quân tử về phương diện tự do, không ràng buộc nhiều trong quan