Đồng thời, cũng trong giai đoạn này, sự phát triển không ngừng của các thành tựu khoa học kỹ thuật, dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, đòi hỏi mỗi công chức hành chính cũng phải thay đổi hệ giá trị của mình, xóa bỏ tư tưởng an phận, thủ thường, phải không ngừng nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi, năng động, sáng tạo để tiếp nhận các kiến thức, kỹ thuật mới phục vụ cho quá trình TTCV, nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Như vậy, hoạt động TTCV của công chức hành chính là một quá trình luôn luôn có sự biến đổi cho phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội và những thay đổi, điều chỉnh của hệ thống thể chế. Để hoạt động công vụ có thể đạt được hiệu quả tốt nhất, đáp ứng các mục tiêu chung của nền công vụ, đòi hỏi hệ thống các giá trị VHTN trong TTCV cũng phải có sự biến đổi, thích ứng để có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền công vụ.
2.3.5. Thể hiện vai trò vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi công vụ
Hệ thống các giá trị của VHTN có vai trò quan trọng trong việc định hướng các hành vi cụ thể trong quá trình TTCV của công chức hành chính. Trên cơ sở nhận thức được một cách đầy đủ về hệ thống các giá trị, chuẩn mực cần có, cần tuân theo, mỗi công chức hành chính sẽ định hướng được các hành vi cụ thể của mình cho phù hợp với các giá trị đó. Sự định hướng hành vi này thể hiện ở hai khía cạnh: công chức hành chính chỉ được thực hiện những hành vi được phép làm và không được thực hiện những hành vi không được phép làm. Ngoài ra, có những việc dù không thuộc diện bắt buộc phải thực hiện hoặc không được thực hiện nhưng nhằm phục vụ cho mục đích công vụ, công chức có thể được khuyến khích thực hiện hoặc khuyến cáo không nên thực hiện.
Việc quyết định lựa chọn hành vi nào cho phù hợp nhất phụ thuộc vào ý thức và nhận thức của mỗi cá nhân. Điều quan trọng nhất để giúp cho công chức có sự lựa chọn hành vi một cách đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực, vì
lợi ích tập thể, vì lợi ích chung đó là việc nhận diện chính xác các giá trị VHTN trong TTCV. Chỉ khi nhận diện được chuẩn xác đâu là giá trị, là chuẩn mực VHTN thì họ mới có thể có hành vi đúng, có ứng xử phù hợp. Do đó, dễ nhận thấy được rằng, từ nhận thức đúng đắn sẽ dẫn đến hành vi phù hợp, thông qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ trong quá trình thực thi của mỗi cá nhân.
Mặt khác, những quan niệm, nhận thức, hành vi của công chức hành chính về trách nhiệm trong TTCV chỉ thực sự trở thành hệ thống giá trị trong VHTN khi được tập thể thừa nhận và nó trở thành một giá trị chung. Khi đã được thừa nhận, các giá trị trong VHTN của cá nhân sẽ có sức lan tỏa và có vai trò ảnh hưởng tới tập thể, tới cộng đồng, có thể trở thành những “giá trị văn hóa” chung của tập thể. Khi đã trở thành “giá trị văn hóa” chung, các “giá trị văn hóa” này sẽ có vai trò quan trọng trong việc định hướng nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân trong cả tập thể. Mỗi nhận thức hay hành vi lệch chuẩn so với các “giá trị văn hóa” đã được cả tập thể công nhận sẽ bị coi là vi phạm và sẽ không được chấp nhận, thậm chí có thể bị lên án hoặc bị xem xét kỷ luật. Khi tất cả mọi người trong tập thể đều hướng đến một hệ thống giá trị chung thì các giá trị về VHTN của từng cá nhân trong tập thể sẽ là nền tảng để xây dựng nên VHTN của tổ chức và là một yếu tố quan trọng để xây dựng văn hóa công sở và văn hóa công vụ trong cơ quan, tổ chức.
Việc mỗi cơ quan, đơn vị hình thành được hệ thống giá trị chung và xây dựng nên VHTN của tổ chức sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị. Một cơ quan, đơn vị có nền tảng VHTN tốt sẽ phát huy được tính tự giác, tránh tình trạng vô cảm, vô trách nhiệm trong việc TTCV của mỗi công chức; sẽ đảm bảo một môi trường công bằng, nhân văn, sẵn sàng tương trợ lẫn nhau giữa các cá nhân, qua đó sẽ giúp khuyến khích mỗi cá nhân có cơ hội được khẳng định giá trị của mình, đồng thời các giá trị của cá nhân cũng dễ dàng nhận được sự công nhận của tập thể. Đây chính là những điều kiện tiên quyết, thúc đẩy mỗi cá nhân luôn nỗ lực, sẵn sàng cống
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Về Văn Hóa Trách Nhiệm Của Công Chức Hành Chính Trong Thực Thi Công Vụ
- Khái Niệm Về Văn Hóa Trách Nhiệm Của Công Chức Hành Chính Trong Thực Thi Công Vụ
- Các Giá Trị Về Tính Chịu Trách Nhiệm Của Công Chức Hành Chính Trong Thực Hiện Trách Nhiệm Công Vụ Của Mình
- Các Yếu Tố Tác Động Đến Văn Hóa Trách Nhiệm Của Công Chức Hành Chính Trong Thực Thi Công Vụ Ở Nước Ta Hiện Nay
- Khái Quát Về Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Đội Ngũ Công Chức Hành Chính Ở Việt Nam
- Thực Trạng Thể Chế Về Văn Hóa Trách Nhiệm Của Công Chức
Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.
hiến hết mình vì tổ chức, đồng thời, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường uy tín, tạo dựng hình ảnh và thương hiệu cho tổ chức.
2.3.6. Đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu, có tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới, không có một quốc gia nào có thể đứng ngoài xu thế chung này. Ở Việt Nam, sau khi thực hiện chủ trương mở cửa nền kinh tế, hội nhập một cách toàn diện và sâu rộng trên tất cả các mặt văn hóa, giáo dục, kinh tế, xã hội... đã chứng minh cho tính đúng đắn trong chủ trương của Đảng và nhà nước.
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã mở ra cho nền hành chính, nền công vụ và đội ngũ công chức hành chính của chúng ta cơ hội được tiếp cận với các thành tựu trong quản trị hành chính hiện đại; học hỏi kinh nghiệm xây dựng thể chế và tổ chức quản lý, điều hành nền hành chính của các nước trên thế giới. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng đòi hỏi nền hành chính của chúng ta phải vận hành theo thông lệ quốc tế. Hiện nay, chủ trương của Chính phủ đặc biệt coi trọng và khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Vì thế, nền hành chính của chúng ta càng cần thiết phải có sự thay đổi, điều chỉnh để phù hợp với xu thế chung trên thế giới. Các doanh nghiệp, các tổ chức nước ngoài sẽ không thể đầu tư vào Việt Nam nếu như các thủ tục hành chính của chúng ta quá rườm rà, đội ngũ công chức thiếu kiến thức, kỹ năng không nắm vững được các quy định trong nước và quốc tế để hỗ trợ cho các nhà đầu tư...
Hay ở khía cạnh khác, chúng ta mong muốn xuất khẩu nhiều hàng hóa ra thị trường quốc tế, nếu đội ngũ công chức hành chính - những người trực tiếp tham mưu về vấn đề này không nắm bắt được các quy định cụ thể của từng thị trường về các tiêu chuẩn hàng hóa, chúng ta sẽ không thể tham mưu một cách chính xác và hiệu quả cho cơ quan QLNN các cấp về việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn sản xuất hàng hóa, hoặc tổ chức sản xuất để đảm bảo các tiêu chuẩn hàng hóa theo quy định của từng thị trường.
Hội nhập quốc tế cũng đem đến các cơ hội giao lưu, học tập cho đông đảo tầng lớp nhân dân trong nước. Điều này giúp cho người dân có cơ hội được tiếp cận với rất nhiều nền hành chính khác nhau, họ có cơ hội để so sánh sự phục vụ và hiệu quả hoạt động của các nền công vụ khác nhau, từ đó, họ cũng đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với nền hành chính trong nước cũng như đối với đội ngũ công chức hành chính, những người trực tiếp TTCV và phục vụ người dân.
Có thể thấy, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế có tác động mạnh mẽ đến nền công vụ, tổ chức và công dân ngày càng đặt ra những kỳ vọng và những đòi hỏi ngày càng cao đối với chất lượng phục vụ của nền công vụ. Là chủ thể của nền công vụ, là người đại diện cho quyền lực nhà nước trực tiếp phục vụ tổ chức, công dân - công chức hành chính cần phải có sự thay đổi để có thể thích ứng và đáp ứng được các yêu cầu này. Quá trình TTCV của công chức hành chính đòi hỏi phải được thực hiện trên nền tảng hệ thống các giá trị VHTN mới phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. công chức hành chính cần phải nâng cao hơn nữa ý thức phục vụ, tôn trọng tổ chức, cá nhân; phải nâng cao hiệu quả làm việc; tuân thủ đúng các quy tắc, quy định trong quá trình TTCV; phải tăng cường tinh thần tự học tập, rèn luyện...
2.4. Cơ sở hình thành và các yếu tố tác động đến văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở nước ta hiện nay
2.4.1. Cơ sở hình thành văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở nước ta hiện nay
Trải qua hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã đi qua rất nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Mỗi giai đoạn lịch sử đều có những đặc trưng riêng về điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội và điều đó đã hình thành những đặc trưng riêng về văn hóa Việt Nam nói chung. Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã khẳng định: “Văn hoá Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết
quả giao lưu và tiếp thụ tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hoá Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc” [106; tr40]. “Văn hoá là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân tố văn hoá phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội, luật pháp, kỷ cương,… biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển” [106; tr55].
Văn hóa trong TTCV của công chức hành chính là một khía cạnh của văn hóa Việt Nam nói chung, vì vậy nó cũng là thành quả và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ điều kiện kinh tế, xã hội và lịch sử của hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Những yếu tố gắn liền với kinh tế, chính trị hàng nghìn năm lịch sử đã góp phần tạo ra những nét đặc trưng riêng của văn hóa trong TTCV của công chức hành chính và nó được thể hiện ở một vài yếu tố sau:
Nền văn minh lúa nước và phương thức sản xuất nông nghiệp: Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) và Trung Quốc được coi là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Nền văn minh lúa nước được hình thành với tập quán canh tác cây lúa ven lưu vực các con sông, đồng thời, dưới nhu cầu lương thực ngày càng cao do sự phát triển của dân số, đòi hỏi cư dân phải sống quần tụ và đoàn kết để cùng nhau chống lại thiên tai, cải tạo thủy lợi phục vụ cho hoạt động canh tác. Chính vì vậy, nền văn minh lúa nước đã góp phần hình thành nên các cộng đồng dân cư có lối sống định canh, định cư, qua đó hình thành nên văn hóa cộng đồng làng xã.
Yêu cầu phải cố kết cộng đồng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của tự nhiên do đặc trưng canh tác lúa nước đặt ra đã khiến cho con người Việt Nam có truyền thống sống thiên về tình cảm, trọng tình hơn trọng lý; sùng bái tự nhiên; có lối tư duy tổng hợp; đề cao yếu tố tập thể, cộng đồng hơn là vai trò cá nhân; tâm lý bình quân chủ nghĩa.
Những đặc điểm văn hóa truyền thống này đến nay vẫn có những ảnh hưởng nhất định đến lối sống, lối tư duy của người dân Việt Nam nói chung
và đội ngũ công chức hành chính nói riêng. Quan điểm “Một đống cái lý, không bằng một tý cái tình” vẫn chi phối hầu hết các mối quan hệ xã hội, kể cả các mối quan hệ phát sinh trong quá trình TTCV. Tâm lý bình quân chủ nghĩa và đề cao vai trò tập thể thể hiện rò nhất ở khía cạnh đánh giá CBCC...
Quá trình đấu tranh chống giặc ngoài xâm: Dân tộc ta đã trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, trải qua hơn 100 năm đấu tranh với các thế lực đế quốc và thực dân, cho đến giai đoạn hiện nay, Việt Nam vẫn luôn phải đề cao cảnh giác để có thể chống lại các thế lực thù địch nhằm giữ gìn sự thống nhất đất nước và toàn vẹn lãnh thổ. Chính tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, sự đoàn kết, lòng dũng cảm, khả năng vượt qua gian khó và sự mưu trí của người dân Việt Nam đã góp phần viết lên những trang sử anh hùng trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cho đến nay, những phẩm chất truyền thống tốt đẹp này vẫn tồn tại trong tiềm thức của mỗi người dân. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau và trong những bối cảnh khác nhau, những phẩm chất đó sẽ có những cách thức thể hiện khác nhau. Trong môi trường công vụ của nền hành chính hiện nay, tinh thần tự tôn và lòng tự hào dân tộc của mỗi cá nhân thể hiện cụ thể thông qua lòng tự hào, ý thức xây dựng cơ quan, đơn vị, tổ chức... ngày càng phát triển. Việc xây dựng và hưởng ứng các phong trào thi đua để góp phần xây dựng một nền công vụ năng lực, hiệu quả hay quá trình phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao của mỗi công chức chính là một biểu hiện rò nét của tinh thần tự tôn, lòng tự hào dân tộc. Trong bối cảnh đất nước đang phát triển và còn nhiều khó khăn, điều kiện làm việc của các cơ quan hành chính còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các cơ quan hành chính ở cấp địa phương. Song, đội ngũ công chức vẫn luôn cố gắng khắc phục để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Yếu tố nền hành chính phong kiến tập quyền: Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi Hoàng đế, thành lập nhà nước Đại Cồ Việt, đây là nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên của nước ta. Đặc trưng của nhà nước phong kiến tập quyền đó là quyền lực nhà nước tập trung ở chính quyền trung
ương, và ở chính quyền trung ương thì quyền lực lại tập trung trong tay nhà vua. Vua nắm giữ quyền lực tối cao, chịu trách nhiệm điều hành nhà nước từ trung ương đến các địa phương, bộ máy quan lại các cấp chỉ có vai trò phụ tá, tư vấn, giúp việc cho nhà vua, thực thi mệnh lệnh và quyền lực của nhà vua. Các triều đại phong kiến kéo dài hàng nghìn năm đã hình thành nên mối quan hệ đề cao tính thứ bậc, đề cao “tôn ti trật tự” trong xã hội Việt Nam, kể cả trong môi trường công vụ. Hiện nay, nền hành chính Việt Nam thực hiện theo chế độ thủ trưởng, vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu ngày càng được chú trọng.
Quá trình thực hiện cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp: ngay sau khi đất nước thống nhất (năm 1975) để tập trung nguồn lực phục vụ cho mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Chính phủ đã lựa chọn mô hình quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Đặc trưng của thời kỳ này đó là Nhà nước điều tiết và quản lý các mặt của đời sống kinh tế xã hội dựa trên mệnh lệnh hành chính và hệ thống các chỉ tiêu mang tính áp đặt, kinh tế tư nhân không được thừa nhận. Các cơ quan, doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản lý, sản xuất dựa theo kế hoạch và vận hành theo chế độ cấp phát - giao nộp, nhưng không bị ràng buộc trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của mình. Cơ chế quản lý như vậy đã làm phát sinh một bộ máy quản lý vô cùng cồng kềnh, với đội ngũ cán bộ nhà nước, trong đó có nhiều người có phong cách cửa quyền, hách dịch. Đến giai đoạn hiện nay, mặc dù Chính phủ đã định hướng xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo hiệu quả hoạt động của nền hành chính, nền công vụ. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn tồn tại một bộ phận CBCC mang phong cách hách dịch, cửa quyền, thiếu tính chủ động trong công việc và chỉ đơn thuần làm việc theo mệnh lệnh hành chính, ít chịu trách nhiệm cá nhân về các công việc được giao. Tác giả Nguyễn Huy Phòng (2019) cũng đã nhận định: “Bệnh “quan cách mạng” khiến một số CBCC có thái độ hách dịch, coi thường người dân, thiếu tinh thần trách nhiệm, cho mình quyền ban phát ơn huệ cho người khác, tạo ra cơ chế “xin - cho”, gây sách nhiễu, phiền hà cho
nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công việc và diện mạo của nền hành chính công vụ” [71].,
- Quan điểm của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Kể từ khi thành lập đến nay, dưới ánh sách của chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định con đường xây dựng và đi lên xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta xác định rò ràng hơn con đường đi của dân tộc Việt Nam để có thể đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” đó là: phải xây dựng nhà nước pháp quyền, phải quản lý và điều hành xã hội bằng pháp luật, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật của mỗi người dân, mỗi cơ quan, tổ chức trong xã hội. Điều này đã góp phần thay đổi dần các hành vi ứng xử của các cá nhân và tổ chức trong xã hội. Mọi mối quan hệ trong xã hội đều hướng tới việc được điều chỉnh bằng các quy định của văn bản quy phạm pháp luật. Trong hoạt động TTCV, các hành vi công vụ và các mối quan hệ đều được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật và dần khắc phục tình trạng “trọng tình hơn trọng lý”.
- Quá trình mở cửa, hội nhập toàn diện với khu vực và quốc tế: Kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương mở cửa nền kinh tế, hội nhập sâu rộng và toàn diện với nền kinh tế thế giới (năm 1986) cho đến nay, các mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi nước ta phải có những thay đổi một cách toàn diện cả về thể chế lẫn phương thức quản lý, điều hành để có thể phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo trang thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam: “Việt Nam hiện có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị trí ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay Việt Nam đã thiết lập hơn 80 cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, có quan hệ ngoại giao với 176 quốc gia, quan hệ kinh tế thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó khoảng 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào nước ta”. Bối cảnh đó đã tác động mạnh mẽ đến đội ngũ công chức của