Chế Độ Chính Sách, Trách Nhiệm Công Chức Hành Chính Cấp Tỉnh


Về phương thức, chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng đã có sự thay đổi theo hướng khắc phục dần tình trạng giáo điều, kinh viện, gắn với những đòi hỏi thực tiễn. Giáo trình, giáo khoa đang được sửa đổi, viết lại, bổ sung những vấn đề mới, bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của đất nước trong tình hình chung của thế giới. Cùng với việc phát triển hệ thống trường, lớp đào tạo và bồi dưỡng CC trong nước, hàng năm Đảng ủy và chính quyền cấp tỉnh còn gửi một số CC, viên chức, các học sinh đã tốt nghiệp phổ thông trung học đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài bằng nhiều hình thức khác nhau như: đào tạo đại học và sau đại học dài hạn, bồi dưỡng ngắn hạn, thực tập chuyên đề, v.v… số CC này là nguồn bổ sung quan trọng cho đội ngũ CCHC cấp tỉnh. Đặc biệt CHXHCN Việt Nam là nước giúp đỡ Lào đào tạo, bồi dưỡng nhiều CC trong đó CCHC chiếm tỷ số nhiều hơn lĩnh vực khác.

Ở cấp tỉnh, công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC đã được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm, tạo điều kiện, tình trạng CC “nợ” tiêu chuẩn về trình độ đang giảm dần; việc phối hợp với các cơ quan Trung ương, các cơ sở đào tạo trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CC ngày càng chặt chẽ và đồng bộ hơn, thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế, đúng đối tượng, tiêu chuẩn chiêu sinh; ngày càng chủ động hơn trong việc mở lớp, chiêu sinh, tuyển sinh, quản lý học viên trong quá trình đào tạo và sử dụng CC sau đại học; kịp thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch CC.

Đào tạo phải gắn với quy hoạch, đạt hiệu quả thiết thực; đảm bảo quy tắc chặt chẽ, chất lượng đáp ứng với yêu cầu quy hoạch CC của tỉnh trong từng giai đoạn. Các chương trình đào tạo được thực hiện theo quy chế do Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành và kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện của Ban Tổ chức Tỉnh ủy. Đối tượng đào tạo áp dụng cho CC đương chức, dự nguồn quy hoạch trong hệ thống chính trị của tỉnh, ưu tiên CC trẻ, CC nữ, CC là người dân tộc thiểu số có triển vọng, có lý lịch rõ ràng; con gia đình chính sách, gia đình CB, đảng viên, CB kháng chiến có quá trình công tác, cống hiến xây dựng và


phát triển của tỉnh; CC đang làm việc tại tỉnh có triển vọng phát triển, đủ điều kiện đào tạo sau đại học trong nước và nước ngoài.

Có thể nói, ở cấp ủy đảng và chính quyền cấp tỉnh của các tỉnh đã có sự quan tâm, đầu tư lớn cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CCNN nói chung, công CCHC nói riêng. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ CC HC ở cấp tỉnh. Trình độ, chất lượng đội ngũ CCHC và nguồn nhân lực trong tỉnh đã và đang được nâng lên rõ rệt và ngày càng được chuẩn hóa theo các hướng nâng chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ; góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị - xã hội của tỉnh nhà.

Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC ở địa phương, nhất là cấp tỉnh, còn bộc lộ những mặt hạn chế. Trên thực tế trong thời gian qua, công tác này chưa thực sự có hiệu quả, đào tạo, bồi dưỡng còn tràn lan, không dựa trên nhu cầu của công việc, không bám sát quy hoạch, kế hoạch chung, dẫn đến tình trạng số lượng CC được đào tạo, bồi dưỡng thì nhiều, nhưng kết quả, chất lượng thì thấp, chưa tạo ra được động cơ học tập cho đội ngũ CC ở địa phương. Đào tạo chưa có quy hoạch, kế hoạch, đào tạo rồi, nhưng lại không sử dụng hoặc sử dụng nhưng không đúng với mục đích, có tình trạng có những người đảm nhận công tác lâu năm, nhưng vẫn chưa được đào tạo, bồi dưỡng để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ cho họ. Ngược lại còn một số CB, CC có điều kiện đi học và được cơ quan tạo mọi điều kiện nhưng lại không muốn đi học.

Nói chung, đội ngũ CCHC cấp tỉnh ở CHDCND Lào đã được đi du học hoặc tham quan, khảo sát, thực tập… ở nước ngoài theo các chương trình và thời gian khác nhau nhưng còn nhiều hạn chế và bật cập, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh vững mạnh trong giai đoạn hiện nay:

- Trong thời gian dài nhiều tỉnh chưa có công tác quy hoạch CC cho nên công tác đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh chưa lấy quy hoạch làm căn cứ. chưa gắn quy hoạch với tổ chức mở lớp, nên công tác đào tạo, bồi dưỡng hiệu quả thấp, đối tượng đi học không đủ tiêu chuẩn, không đúng chuyên môn đào tạo,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.


bồi dưỡng, vẫn có nơi cất nhắc công chức không đủ tiêu chuẩn hoặc đề bạt, cất nhắc rồi mới đi đào tạo, bồi dưỡng.

Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 17

- Chưa xây dựng được cơ chế đánh giá, tuyển chọn CC đi học theo yêu cầu mới. việc đánh giá CC, cử đi đào tạo, bồi dưỡng còn thiếu khoa học trong phát triển nhân tài, nên có lúc nhấn mạnh quá trình công tác thực tiễn, thiên về cống hiến, hoặc chủ trương cơ cấu mà coi nhẹ tiêu chuẩn. CC tốt, trẻ, có năng lực không được đi nâng cao, ngược lại CC công tác hiệu quả kém, có khuyết điểm lại cho đi học coi đó là những người khó quản lý, cho đi học để đơn vị được yên ổn.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng CC chưa gắn với đổi mới cơ chế chính sách. Chế độ đãi ngộ tuy có sự thay đổi tốt hơn, nhưng vẫn quá ít, chưa tương xứng, chưa công bằng, không khuyến khích CC đi học. CC lãnh đạo và CC kế cận đi học còn thấp so với yêu cầu. có người trong diện thu hoạch vì lý do này, lý do khác không được đi đào tạo, bồi dưỡng, nhưng ngược lại có người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng lại tìm cách thoái thác.

- Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng chưa kết hợp với việc rèn luyện trong thực tiễn công tác với việc khuyến khích tự nghiên cứu, tự học tập với ý thức tự giác và mục đích học tập đúng đắn là học để làm việc, phục vụ đoàn thể, giai cấp và nhân dân. Cho nên động lực đi học của một số CC là để nâng ngạch, bậc lương là chính, có một số người đi học chỉ nhận bằng, chứng chỉ để hợp lý hóa tiêu chuẩn CC, ít quan tâm nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, còn một số coi đó là để đi nghỉ ngơi, tránh công việc nặng nhọc.

- Chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng CC vẫn còn thấp vì chạy theo số lượng và chỉ muốn học tại chức, vì đào tạo chưa gắn với yêu cầu tiêu chuẩn. Sau khi ra trường, số CC có trình độ và năng lực chủ động sáng tạo trong công tác còn rất ít, thường phải qua thời gian thử thách trong công việc và đi bồi dưỡng lại mới có điều kiện để hoàn thành chức năng nhiệm vụ.


- Về nội dung, chương trình học chưa hoàn chỉnh, còn nặng về lý thuyết, trùng lặp, chồng chéo chưa sát với thực tiễn đổi mới; chưa thật sự gắn liền giữa học với hành, giữa lý luận và thực tiễn, trong chương trình học chưa đưa ra các bài tập tình huống để xử lý, giải quyết những sự việc, vấn đề nảy sinh ở cơ sở.

- Đội ngũ giáo viên giảng dạy vừa thiếu về số lượng lại yếu về chất lượng, chưa đồng bộ về ngành nghề, kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế vì ít có điều kiện đi tham quan, nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Nhiều người không phải giáo viên được mời đến giảng bài, cho nên phương pháp giảng dạy còn phổ biến theo lối thuyết trình chưa phù hợp với từng đối tượng, phương pháp luận và phương pháp tư duy còn có phần giáo điều, sách vở, thiếu cập nhật, ít thiết thực và thiếu độ sâu khoa học, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của người đi học.

- Việc quản lý lớp học của học viên còn lỏng lẻo, chưa có biện pháp hữu hiệu quản lý thời gian học tập thực tập của học viên, tiêu chí kiểm tra, đánh giá chưa phản ánh thực tế chất lượng đào tạo. không ít lớp mở ra còn tùy tiện, mang nặng tính phong trào.

- Hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tuy đã được tổ chức sắp xếp lại, nhưng chưa được củng cố. Cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập là điều kiện quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn thiếu thốn, trường sở, phòng thí nghiệm, phương tiện đi lại, tài liệu tham khảo chưa đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy, học tập…

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng chưa thỏa đáng, còn thấp so với yêu cầu, sử dụng kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa thống nhất, chậm ban hành chế độ chính sách hỗ trợ, khuyến khích CC được cử đi học, điều kiện sinh hoạt hàng ngày của đội ngũ giáo viên cũng như người đi học vẫn còn nhiều thiếu thốn.

Mặc dù còn nhiều hạn chế, bất cập nhưng công tác đào tạo, bồi dưỡng CCHC nói chung và CCHC cấp tỉnh nói riêng đã có nhiều tiến bộ và đạt được những kết quả nhất định.


- Về trình độ chuyên môn:

Đến năm 2012 đội ngũ CCNN chưa được đào tạo về chuyên môn là

1.072 người, nữ 473 người, trong đó cấp tỉnh là 178 người, nữ 89 người. Đội ngũ CC đã được đào tạo là 141.531 người, nữ 61.287 người, trong đó cấp tỉnh là 26.045 người, nữ 10.400 người.

Theo báo cáo của Ban tổ chức Trung ương CHDCND Lào về việc tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC từ năm 2006 - 2010 và phương hướng từ nay đến năm 2020 thì về trình độ chuyên môn tính đến năm 2012 của đội ngũ CB,CC đạt được những kết quả sau đây:

+ Trình độ tiến sĩ: cả nước có 495 người, nữ 58 người, so với năm 2006 tăng lên 240 người, trong đó ở cấp tỉnh có 44 người.

+ Trình độ thạc sĩ: cả nước có 4.212 người, so với năm 2006 tăng lên

2.195 người, trong đó ở cấp tỉnh có 945 người.

+ Trình độ đại học: cả nước có 22.185 người, so với năm 2006 tăng lên

11.352 người, trong đó ở cấp tỉnh có 7.574 người.

+ Trình độ cao đẳng: có 29.900 người, tăng lên 995 người so với năm

2006, trong đó ở cấp tỉnh có 11.787 người, nữ 3.677 người.

+ Trình độ trung cấp: có 55.739 người, tăng lên 14.183 người so với

năm 2006, trong đó ở cấp tỉnh có 18.597 người, nữ 9.834 người,

+ Trình độ sơ cấp: có 18.706 người, giảm xuống 5.340 người so với

năm 2006, công chức ở cấp tỉnh có 2.098 người, nữ 1.285 người,

+ Công chức không có trình độ chuyên môn gồm có 1.205 người, so với năm 2006 giảm xuống 1.479 người.

- Về trình độ lý luận chính trị:

+ Trình độ lý luận cao cấp: Số CC cả nước đã được đào tạo trình độ lý luận chính trị cao cấp là 13.125 người, nữ 5.104 người, ở cấp tỉnh có 5.787 người, nữ 1.212 người.

+ Trình độ trung cấp: có 17.649 người, nữ 6.523 người, ở cấp tỉnh có

7.135 người, nữ 2.256 người.


+ Trình độ sơ cấp: có 29.253 người, nữ 10.091 người, công chức ở cấp tỉnh có 14.527 người, nữ 5.417 người.

+ Trình độ tập huấn 45 ngày: ở CHDCND Lào các công chức trẻ, làm

việc tích cực, có thành tích tốt trong công việc của mình thì sẽ được đào tạo trình độ lý luận chính trị 45 ngày. Công chức ở cấp tỉnh được tập huấn 45 ngày có 12.365 người, nữ 4,873 người.

- Về trình độ tin học và ngoại ngữ

+ Trình độ tin học: đã có 18.769 CC cấp tỉnh được cấp chứng chỉ tin học trong đó đạt trình độ A là 5.586 người, đạt trình độ B có 7.356 người và đạt trình độ C có 5.827 người.

+ Trình độ ngoại ngữ: có 8.314 CC cấp tỉnh có các chứng chỉ ngoại ngữ chiếm 31,92% tổng số công chức cấp tỉnh, có 2.914 người đạt trình độ A,

4.284 người đạt trình độ B và 1.116 đạt trình độ C.

Qua các số liệu thống kê trên cho thấy số lượng CC cấp tỉnh 26.045 người là con số không lớn so với yêu cầu nhiệm vụ quản lý HCNN với dân số hơn 6 triệu người. Cơ cấu các ngạch được phân bổ theo dạng hình chum. Về trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ theo số liệu điều tra mẫu hầu hết đã tốt nghiệp phổ thông, được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên và có trên một nửa đã được đào tạo bồi dưỡng về chính trị - hành chính. Đây chính là cơ sở vững chắc để nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp của đội ngũ.

Trong nghiên cứu về thực trạng trình độ của đội ngũ CB, CC năm 2012 của Bộ nội vụ cho thấy: Công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC được đổi mới, cải tiến, chưa gắn với yêu cầu xây dựng một đội ngũ CC chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ nhu cầu của sự nghiệp đổi mới. Đặc biệt khi nước CHDCND Lào đã gia nhập WTO, thì việc thay đổi mục tiêu đào tạo bồi dưỡng CCHC, nhất là CC trong lĩnh vực quản lý kinh tế là rất cần thiết. Trong quá trình nâng


cao năng lực của mình, người CC cần phải luôn tìm tòi học hỏi, tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để có thể tiếp thu được những tri thức chuyên môn, nghiệp vụ một cách bài bản.

Tuy nhiên, nội dung đào tạo bồi dưỡng vẫn nặng về hình thức tiêu chuẩn bằng cấp, chưa chú trọng đến bồi dưỡng nâng cao thực hành và không gắn với chức trách, nhiệm vụ của từng loại CC. Phương thức đào tạo chưa chú trọng khuyến khích tính tích cực của người học. Năng lực, trình độ đội ngũ giảng viên không đồng đều, còn thiếu kiến thức thực tiễn, kỹ năng sư phạm hạn chế. Bởi có nhiều giảng viên không được đào tạo chính quy từ nhiều trường thuộc các lĩnh vực khác, ít người có được sự rèn luyện, học tập trong môi trường sư phạm ngay từ đầu. Quản lý nhà nước là một chuyên ngành mới vì vậy hệ thống các cơ sở đào tạo chưa được tổ chức phân cấp hợp lý, chồng chéo về nội dung, chương trình, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy. Nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng cần đáp ứng những nội dung cơ bản và thiết yếu đối với chuyên môn và nghiệp vụ hành chính và quản lý hành chính. Một bộ phận không nhỏ CC được đào tạo và trưởng thành trong cơ chế tập trung bao cấp nên bị thiếu hụt kiến thức về quản lý hành chính, pháp luật, tin học, ngoại ngữ và kinh tế thị trường, khó đáp ứng được yêu cầu trong quá trình hội nhập. Chất lượng đội ngũ chưa đồng đều, trình độ năng lực thực tế chưa tương xứng với văn bằng. CC chuyên gia hoạch định chính sách vĩ mô còn rất thiếu, cơ cấu độ tuổi, giới tính cũng còn chưa hợp lý, một bộ phận công chức thoái hóa về đạo đức, quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm xây dựng đội ngũ CC vững mạnh, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ hiện nay.

3.2.1.5. Chế độ chính sách, trách nhiệm công chức hành chính cấp tỉnh

- Chế độ chính sách: Đối với CB, CC như tiền lương, phụ cấp và các chế độ bảo hiểm cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Các


chính sách này phải tương xứng với công việc họ đảm nhiệm và với sự phát triển của kinh tế thị trường. Hiện nay, tình trạng lương CB, CC theo sau sự tăng giá của thị trường đã khiến nhiều hiện tượng tiêu cực diễn ra, hiện tượng CC bỏ nghề sang một nghề khác có mức lương cao hơn và phù hợp với công sức và trình độ của họ; đồng thời tiền lương không tương xứng dẫn tới họ sao nhãng công việc và hiệu quả công việc thấp. Như một số nước mức lương của CC là vấn đề quan tâm hàng đầu của Chính phủ, tiền lương CC của nước Anh tương đối cao, mức lương của họ luôn cao hơn mức lương nhân viên làm trong các xí nghiệp. Chính phủ Anh đã cho thành lập “Sở nghiên cứu tiền lương CC” chịu trách nhiệm đưa tài liệu so sánh mức lương một cách khách quan và có ý kiến cụ thể nhằm điều chỉnh mức lương CC hợp lý hơn. Hoặc như ở Việt Nam, ngoài tiền lương cao đối với CC thì trong thu nhập của CC Việt Nam còn có các loại trợ cấp: làm thêm giờ, làm ca đêm, số tiền trả công làm việc vào ngày nghỉ, trợ cấp khu vực, trợ cấp làm việc trong môi trường kém. Bên cạnh đó nếu làm việc có thành tích tốt CC Việt Nam còn được lĩnh tiền thưởng. Hay như ở Thái lan đãi ngộ đối với CC gồm lương cơ bản và các loại trợ cấp, được coi là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng CC. Hiện nay, mức lương của CC Lào so với các nước trong khu vực và trên thế giới là tương đối thấp và các chế độ cho làm thêm giờ, đạt kết quả cao trong công tác thì phần thưởng chỉ mang tính khích lệ chứ chưa tương xứng với năng lực của họ.

Chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ đối với CC là một trong những nội dung cơ bản cần quan tâm của Chính phủ Lào đến năm 2015. Thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ với CB, CC nhất là CCHC, có chính sách ưu đãi và tạo điều kiện sinh sống, việc làm cho CB, CC. Quan tâm thực hiện tốt công tác quản lý và thực hiện các chế độ tiền lương, phụ cấp và các chế độ bảo hiểm cho những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ.

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 13/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí