Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học phần hóa phi kim chương trình hóa học Trung học Phổ thông - 10


+ Trong SGK đã trình bày các ứng dụng nào của A? Cơ sở lí thuyết và nội dung cụ thể của chúng là gì? (hoặc vì sao chất A lại có các ứng dụng đó?)

+ Qua nghiên cứu các tài liệu khác và tìm hiểu trong thực tiễn đời sống, em thấy chất A còn có ứng dụng nào khác? Chúng được biểu hiện bằng những hình ảnh cụ thể nào? Chúng được quyết định bởi tính chất nào của A?

+ Gợi ý tài liệu tham khảo: GV có thể giới thiệu, cung cấp thêm tài liệu tham khảo để HS tìm đọc và tổng hợp. Với các chất cụ thể, GV có thể đưa thêm các câu hỏi để HS tìm hiểu sâu về các ứng dụng của chất đòi hỏi sự liên kết kiến thức của các môn học.

Ví dụ 1: Với chủ đề “Muối ăn – sản xuất và ứng dụng”, có thể thực hiện câu hỏi định hướng nội dung:

Vì sao NaCl không độc nhưng lại dùng để sát trùng, diệt khuẩn, bảo quản thực phẩm (ướp thịt cá, làm nước mắm,...)?

NaCl được sản xuất từ nước biển. Vì sao nước biển mặn khi các nguồn nước chảy ra biển là nước ngọt?

Trong quá trình sản xuất muối ăn từ nước biển, giai đoạn nào quan trọng nhất?

Muối ăn rất quan trọng với sức khoẻ con người. Vì sao ăn nhiều muối cũng không tốt cho sức khoẻ?

Ví dụ 2: Với chủ đề “Vai trò của H3PO4 trong thực tiễn” có thể thêm các câu hỏi:

H3PO4 có trong thành phần của nước giải khát Coca cola (thành phần ghi trên vỏ lon) là chất giữ mùi. Vì sao có lời khuyến cáo uống nhiều Coca cola sẽ gây hại men răng?

Theo em, sử dụng Coca cola như thế nào hợp lí và không gây hại men răng?

ŒChủ đề: Phương pháp điều chế, bảo quản và sử dụng của chất A

Cơ bản giống DA nhỏ, có thêm những câu hỏi định hướng mang tính bình luận thể hiện nhận thức của cá nhân, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ví dụ: Với chủ đề sử dụng SO2 trong thực tiễn, có thể nêu yêu cầu: Do tính diệt khuẩn của SO2 trong thực tế, người ta đã dùng SO2 để:

Tẩy trắng và bảo quản các dụng cụ mây tre đan xuất khẩu.

Bảo quản các vị thuốc có nguồn gốc thực vật.

Tẩy trắng và bảo quản măng khô,…

Theo em, cách sử dụng SO2 vào lĩnh vực nào có lợi, lĩnh vực nào không nên dùng? Vì sao? Chúng ta cần làm gì để hạn chế, loại bỏ những cách sử dụng không có lợi cho con người?


d) Phương pháp tổ chức thực hiện dự án trung bình

Đề xuất thực hiện: GV giới thiệu chủ đề, đề tài DA trong bài học đầu tiên của, thảo luận với HS những DA sẽ thực hiện trong chương, phân công hoặc cho nhóm HS tự chọn và thực hiện,... GV thống nhất với nhóm HS về mục tiêu nội dung, kế hoạch thực hiện và thời gian trình bày sản phẩm (trong giờ học có nội dung liên quan hoặc kết thúc chương).

Về cơ bản các bước thực hiện giống như DA nhỏ, nhưng do HS làm ngoài giờ nên cần có Sổ theo dõi DA và các phiếu đánh giá hoạt động nhóm, đánh giá sản phẩm. HS được tìm hiểu thông tin (ở nhiều nguồn), sưu tầm hiện vật, tranh ảnh, mẫu vật, làm thí nghiệm tại chỗ hay tìm video có sẵn,… nên GV cần tạo điều kiện và hỗ trợ HS khi cần. GV nên khuyến khích HS tập hợp các thông tin và hiện vật để tạo ra sản phẩm dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể làm thành một ấn phẩm, hay một trang web, một bài trình diễn đa phương tiện, một bộ mẫu vật… để sản phẩm DA phong phú, đa dạng, thể hiện tính sáng tạo của nhóm. Khuyến khích và đánh giá cao những sản phẩm của HS có đưa ra những nội dung ngoài SGK và thiết thực với cuộc sống hàng ngày.

Sau các bài học tương ứng với nội dung các DA, GV tổ chức một tiết học để HS công bố sản phẩm trước lớp hoặc khối lớp.

Các bước thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: GV giới thiệu kế hoạch học tập chương và xác định nội dung (hoặc HS đề xuất nội dung) dùng để xây dựng DA, xác định các chủ đề, đề tài DA cụ thể cần thực hiện.

Bước 2: Chia HS thành các nhóm cùng hứng thú đề tài. Dựa vào đề tài đã chọn, các nhóm suy nghĩ đặt tên cho DA. GV gợi ý để HS xây dựng được bộ câu hỏi định hướng, xác định mục tiêu của DA. GV thống nhất với các nhóm về mục tiêu, nội dung DA.

Bước 3: GV thống nhất với HS về những yêu cầu trong quá trình thực hiện và sản phẩm của DA. GV cần đưa ra những chỉ dẫn về cách thức tổ chức, thực hiện, tài liệu tham khảo, kế hoạch đánh giá và cách thức đánh giá DA cụ thể.

Bước 4: GV quy định thời gian nộp sản phẩm DA, thường thực hiện DA trong 1 tuần hoặc 2 3 tuần. HS thảo luận nhóm lập kế hoạch thực hiện DA, phân công công việc cho mỗi thành viên và thực hiện kế hoạch đã đặt ra. HS báo cáo kết


quả thực hiện của từng giai đoạn DA và trao đổi về những khó khăn, cách khắc phục nếu cần. GV theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện DA, đưa ra ý kiến giúp đỡ kịp thời.

Bước 5: GV tổ chức 1 2 tiết học để các nhóm báo cáo sản phẩm và trả lời chất vấn của GV, bạn bè. GV cùng với HS tổng hợp các kết quả đánh giá (các bảng kiểm, phiếu đánh giá) và cho điểm DA nhóm và từng cá nhân.

Một số sản phẩm DA trung bình của nhóm HS trường THPT Thăng Long, Hà Nội và trường THPT Trần Phú, Vĩnh Phúc:

2 2 3 3 Hệ thống đề tài dự án lớn Khái niệm DA lớn Các DA lớn có nội dung 1








2 2 3 3 Hệ thống đề tài dự án lớn Khái niệm DA lớn Các DA lớn có nội dung 2







2.2.3.3. Hệ thống đề tài dự án lớn

Khái niệm DA lớn: Các DA lớn có nội dung mang tính phức hợp cao, đòi hỏi HS phải hoạt động nhiều và phải thực hiện nhiều kĩ năng. Các DA lớn thường được thực hiện theo nhóm lớn hay theo đơn vị lớp và được tiến hành trong một thời gian dài hơn, từ 2 tuần đến vài tháng. Nội dung của DA có thể chia thành các DA nhỏ thành phần để các nhóm HS thực hiện một cách độc lập. Nội dung liên môn thường thể hiện trong các DA lớn.

a) Các nội dung kiến thức để xây dựng dự án lớn

Một số đề tài học tập DA lớn có thể khai thác từ chương trình hoá học phi kim chương trình THPT nâng cao:



LỚP

CHƯƠNG/ BÀI

Ý TƯỞNG DỰ ÁN


Lớp 10 Chương trình nâng cao


Chương 5 – Bài 30: Clo

+ Tính chất của clo

+ Tác dụng khử trùng của clo

+ Ứng dụng của clo trong sản xuất hoá học, chế tạo thuốc bảo vệ thực vật

+ Vai trò của clo trong thực tế

+ Clo và nước sinh hoạt


Chương 5 – Bài 31: Hiđro clorua – Axit clohiđric – Muối clorua

+ Các phương pháp sản xuất axit HCl trong công nghiệp ở Việt Nam và trên thế giới

+ Vai trò của HCl trong đời sống và sản xuất

+ Các ứng dụng quan trọng của muối clorua

+ Muối ăn: vai trò NaCl với cơ thể con người và thực tiễn; con người có thể không dùng NaCl có được không?

+ Sản xuất muối ở Việt Nam


Chương 5 – Bài 32: Hợp chất có oxi của clo

+ Nước Gia–ven: Điều chế và ứng dụng trong đời sống.

+ KClO3 và pháo hoa

+ Các chất khử trùng thông dụng

+ Clo và nước sinh hoạt

+ NaClO3 và chất diệt cỏ, chất bảo vệ thực vật

+ Chất tẩy màu – lợi ích và ảnh hưởng tới môi trường


Chương 5 – Bài 34: Flo

+ Chất chống dính trong các dụng cụ nhà bếp

+ Kem đánh răng

+ HF và xử lí thuỷ tinh trong nghệ thuật (hoặc HF và nghệ thuật làm đẹp trong chế tác thuỷ tinh)

Chương 5 – Bài 35: Brom

+ AgBr và công nghệ điện ảnh

+ Brom và dược phẩm

Chương 5 – Bài 36: Iot

+ Ứng dụng của iot và các hợp chất trong đời sống

+ Iot và bệnh bướu cổ


Chương 5 – Bài thực

+ Biện pháp khử độc clo và thu hồi sản phẩm rắn trong thí nghiệm 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

hành số 3: Tính chất

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí