Kết quả tính toán cho thấy H = 0,866106 1. Hệ số này cho thấy hiệu quả của khu vực công (theo tiêu chí GDP bình quân) là thấp hơn khu vực tư. Tuy nhiên cũng không chênh lệch quá lớn. Có thể ở một số địa phương số công chức Nhà nước là dư thừa hơn so với yêu cầu. Cần xem xét lại số cán bộ công chức Nhà nước ni cho phù hợp.
Với mức thuê văn phòng tại Hà Nội hiện nay có giá trung bình 1,5 triệu – 2 triệu
/ m2 trong 1 năm, nếu định mức diện tích văn phòng làm việc cho mỗi người là 3-4 m2, chúng ta cũng có thể tính được mức tương ứng cho các địa phương khác. Như vậy tỉ lệ chi phí cho văn phòng trên tổng GDP của khu vực công là 15% nếu tính GDP bình quân đầu người của Hà Nội là 47,820 triệu/người/năm. Chú ý ta chọn 0 từ 0,1 đến 0,15.
m H 0
y 0,866 y x 0 x
Có thể bạn quan tâm!
- / Thực Hiện Quy Hoạch Tổng Thể Hệ Thống Trụ Sở Làm Việc Tại Khu Vực Hành Chính
- / Hoàn Thiện Hệ Thống Văn Bản Hướng Dẫn Thực Hiện Quản Lý Là Trụ Sở Của Cơ Quan Hành Chính
- Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam - 25
- Hiện Trạng Sử Dụng Bất Động Sản;
- Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam - 28
- Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam - 29
Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.
y là GDP bình quân đầu người trong cả nước y =13,468 triệu đồng /năm;
x là mức giá trung bình trên cả nước 1 người sử dụng 1m2 văn phòng trong 1 năm;
Để xác định mức x chúng ta dựa vào giá xây dựng cộng với quản lý xây dựng sửa chữa trong 20-25 năm trên 1m2 văn phòng. Theo phụ lục 1 chúng ta xác định
x = 0,35 triệu/năm.Vậy
m = 0,866.0,15. 13,468 = 4,998 (m2)
0,35
Nếu 0= 0,1 thì m = 3,332 (m2).Và rất có thể 0 còn lớn hơn như vậy. Như vậy việc giảm bớt diện tích văn phòng công đi 34,47% diện tích hiện nay làm cho giá thuê văn phòng của khu vực tư sẽ giảm xuống, cải thiện được bất bình đẳng trong việc khu vực tư đóng góp của cải cao hơn mà lại phải hưởng điều kiện làm việc thấp hơn. Khoản tiết kiệm chi phí văn phòng cũng có thể chuyển sang nâng cấp công nghệ thông tin điều hành khu vực công để hướng tới mục tiêu quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn “Chính phủ điện tử”.
KẾT LUẬN
Quản lý tài sản công là một trong những nội dung lớn của quản lý tài chính công. Hiệu quả của quản lý là thước đo hiệu quả quản lý kinh tế và quản lý nhà nước nói chung. Đề tài có ý nghĩa thực tiễn cao trong quá trình mà cả nước ta đang từng bước hội nhập. Yêu cầu cải cách hành chính và tài chính công đặt ra như những trụ cột của cải cách thể chế nhà nước.
Luận án đã tổng hợp có hệ thống lý thuyết chung về quản lý tài sản công mang tính khoa học, kết hợp với kinh nghiệm quản lý trụ sở làm việc (bất động sản công) của các nước tiên tiến và các nước cải cách thành công quản lý tài sản công những năm gần đây. Bằng phương pháp so sánh những quy định chung với thực tế thống kê, quản lý trụ sở làm việc, bất động sản công của nước ta. Luận án đã tổng kết và đưa ra những nguyên tắc chung, những vấn đề cần quan tâm quán triệt khi đổi mới, đưa ra hệ thống nhóm giải pháp cho công tác quản lý bất động sản công.
Những giải pháp tổng thể chung có tính cơ bản mà những đề tài nghiên cứu về tài sản công thường đưa ra như hệ thống văn bản, nhân lực quản lý, tổ chức thực hiện… cũng được trình bày với phân tích chi tiết và biện pháp thực hiện. Nhưng điểm mới có tính sáng tạo và khả thi của Luận án là khái quát và đưa ra những điểm chính có cơ sở khoa học và sự tham khảo kinh nghiệm nước ngoài cụ thể: Cần xây dựng định mức sử dụng tài sản công là trụ sở làm việc linh hoạt; xác định giá đất định kỳ của cơ quan nhà nước; thành lập mô hình Tổng công ty đầu tư kinh doanh bất động sản nhà nước, một mô hình đặc biệt và phổ biến tại các nước phát triển thông quá đó quản lý tốt trụ sở làm việc công.
Nhận thức rõ vai trò quản lý bất động sản công tại các cơ quan hành chính sự nghiệp trong quá trình hội nhập mở cửa, cùng với sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ, các cấp Bộ, ngành địa phương được thể hiện bằng yêu cầu giải trình định kỳ của quốc hội về TSNN, Luật quản lý sử dung TSNN được ban hành, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí triển khai sâu rộng, các quyết định của chính phủ về công tác quản lý trụ sở làm việc nói riêng và TSNN nói chung sẽ khắc phục được những
hạn chế, yếu kém thông qua việc thực hiện các giải pháp và mô hình được tổng hợp nghiên cứu của các cơ quan chức năng, các tác giả quan tâm đến tài sản công.
Luận án kỳ vọng nhận được sự quan tâm chia sẻ của các thày cô, được nghiên cứu và góp ý một cách nghiêm túc của các độc giả, các ban ngành nhằm giúp một phần cho công tác quản lý TSNN được hiệu quả, tiết kiệm thực sự là TSNN phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Phan Hữu Nghị (2000), “Bàn về chính sách tài chính cho khu kinh tế mở Chu Lai”, Tạp chí tài chính (3/2000), tr15-18
2. Phan Hữu Nghị (2001), “Thuế thu nhập doanh nghiệp-Những bất cập và hướng khắc phục”, Tạp chí kinh tế và phát triển (11/2000), tr16-19
3. Phan Hữu Nghị (2002), “Giáo trình Quản lý thuế”, NXB thống kê năm 2002.
4. Phan Hữu Nghị (2002), “Thuế chống bán phá giá: Nội dung, kinh nghiệm của các nước và việc áp dụng tại Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học nâng cao năng lực cạnh tranh (6/2002), tr216-230
5. Phan Hữu Nghị (2007), “Mô hình quản lý trụ sở làm việc của cơ quan hành chính nhà nước”, Tạp chí kinh tế phát triển (8/2007), tr8-11.
6. Phan Hữu Nghị (2008), “Nâng cao hiệu quả quản lý trụ sở làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước”, Tạp chí kinh tế phát triển (12/2008), tr31-34,40.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Bất và PGS.TS. Nguyễn Văn Xa (2009), Giáo trình “Quản lý công sản”, Hà Nội
2. Bộ Tài chính (1998), Báo cáo Tổng kiểm kê tài sản nhà nước trong các cơ quan hành chính sự nghiệp (1998) - Cục công sản.
3. Bộ tài chính (2004), Thông tư số 83/2004/TT-BTC ngày 17/8/2004 Hướng dẫn một số nội dung quản lý trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
4. Bộ tài chính (2005), Thông tư hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chuyển giao tài sản nhà nước để bán đấu giá (Thông tư số 34/2005/TT-BTC ngày 12/5/2005 và những nội dung đã được bổ sung sửa đổi tại Thông tư số 13/2007/TT-BTC ngày 06/3/2007 của Bộ Tài chính).
5. Bộ Tài chính (2006), Báo cáo tổng kết công tác quản lý công sản 10 năm
(1995-2005) - Cục quản lý công sản.
6. Bộ tài chính (2005), Thông tư số 116/2005/TT-BTC ngày 19/12/2005 Hướng dẫn việc quản lý và xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi dự án kết thúc.
7. Bộ tài chính (2006), Thông tư số 29/2006/TT-BTC ngày 04/4/2006 Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 13/2006/NĐ-CP ngày 24/01/2006 của Chính phủ về xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
8. Bộ tài chính (2006), Thông tư số 94/2006/TT-BTC ngày 09/10/2006, Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg.
9. Bộ tài chính (2007), Công văn số 12482/BTC-NSNN ngày 17/9/2007 Về việc hướng dẫn việc bàn giao, tiếp nhận tài chính, tài sản và trụ sở làm việc.
10. Bộ tài chính (2007), thông tư Hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà
202
nước (Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15/6/2007 và những nội dung đã được bổ sung, sửa đổi tại Thông tư số 131/2007/TT-BTC ngày 05/11/2007).
11. Bộ tài chính (2007), Thông tư hướng dẫn việc tiếp nhận và bàn giao tài sản giữa các cơ quan HCSN, tổ chức kinh tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền (Thông tư số 43/TC-QLCS ngày 31/7/1996 và những nội dung đã được bổ sung sửa đổi tại Thông tư số 122/2007/TT-BTC ngày 18/10/2007 của Bộ Tài chính).
12. Bộ tài chính (2007), Thông tư số 103/2007/TT-BTC ngày 29/8/2007 Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và công ty nhà nước.
13. Bộ tài chính (2007), Thông tư số 35/2007/TT-BTC ngày 10/4/2007 Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.
14. Bộ Tài chính (2007), GS. Ola Kaganova và James Mckellar (2007), Tập bài giảng “Quản lý tài sản nhà nước-Kinh nghiệm quốc tế” – Tháng 4/2007 - Cục Quản lý công sản.
15. Bộ tài chính (2007), Thông tư số 83/2007/TT-BTC ngày 16/7/2007 Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước.
16. Bộ tài chính (2008), Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 Về việc ban hành Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nuớc, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước.
17. Bộ tài chính (2008), Thông tư số 22/2008/TT-BTC ngày 10/3/2008 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng
203
hoá từ ngân sách nhà nước theo phương thức tập trung ban hành kèm theo Quyết định số 179/2007/QĐ-TTg ngày 26/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
18. Bộ xây dựng (2006), Quyết định số 15/2006/QĐ-BXD ngày 02/6/2006 Ban hành quy định chế độ bảo trì công sở các cơ quan hành chính nhà nước.
19. Bộ xây dựng (2007), Thông tư số 01/2007/TT-BXD ngày 31/01/2007 Hướng dẫn một số nội dung của quy chế quản lý công sở các cơ quan hành chính nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 213/2006/QĐ-TTg ngày 25/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
20. Chính phủ (1998), Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 06/3/1998 Về quản lý tài sản nhà nước.
21. Chính phủ (2006), Nghị định số 118/2006/NĐ-CP ngày 10/10/2006 Về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức.
22. Chính phủ (2006), Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng (trích)
23. Chính phủ (2006), Nghị định số 13/2006/NĐ-CP ngày 24/01/2006 Về xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
24. Chính phủ (2006), Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 Quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.
25. Công văn 9409/BTC-PC Báo cáo Chính phủ tình hình, kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2008. Ngày 12/8/2008 của Bộ Tài chính.
26. Công văn số 3038/BC-VPCP ngày 5/6/2007 của Văn phòng Chính phủ. Tờ trình số 74/TTr-CP ngày 5/10/2007 của Bộ Tài chính trình Chính phủ và Bản tổng hợp ý kiến Đại biểu quốc hội thảo luận tại hội trường sáng ngày 12/5/2008. Liên quan đến «đánh giá, giải trình, cho ý kiến và tiếp thu đối với Luật quản lý, sử dụng TSNN»
204
27. ThS. Vũ Cương (2003), Giáo trình “Kinh tế và Tài chính công” - Trường Đại học KTQD (dành cho sau đại học).
28. TS. Trần Minh Hương (2006), Giáo trình “Luật hành chính Việt nam”, Trường Đại học Luật Hà nội.
29. GS. Jacques Magnan (2002), Bài giảng «Gestion financiere en immobilier » (Quản lý tài chính trong lĩnh vực bất động sản), UQAM-Université du Québec à Montréal 2002.
30. GS. Jean Pasquero (2004), Bài giảng «Cadre en administration ‘immobilier’» (khuôn khổ pháp lý hành chính quản lý bất động sản), UQAM-Université du Québec à Montréal (Ecole des sciences de la gestion).
31. GS. Hồ Xuân Phương (2000), Giáo trình “Tài chính nhà nước” - Học viện tài chính 2000.
32. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật tổ chức chính phủ 2001 (ngày 25/12/2001)
33. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Ngân sách nhà nước năm 2002
34. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật đất đai 2003 + Nghị định 181/2004/NĐ-CP (ngày 29/10/2004) + Nghị định 188/2004/NĐ-CP (ngày 16/10/2004) + Thông tư 114/2004/TT-BTC (ngày 26/10/2004)
35. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật doanh nghiệp 2005
36. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Đầu tư 2005
37. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật dân sự 2005
38. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật số 48/2005/QH11 của quốc hội ngày 29/11/2005 Về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (trích)