Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học phần hóa phi kim chương trình hóa học Trung học Phổ thông - 11



LỚP

CHƯƠNG/ BÀI

Ý TƯỞNG DỰ ÁN


của các halogen

+ Cách xử lí nước thải sau bài thực hành để giảm ô



nhiễm môi trường



+ Thu hồi hoá chất dư trong bài thực hành


Chương 5 – Bài thực

+ Cách xử lí nước thải sau bài thực hành để giảm ô


hành số 4: Tính chất

nhiễm môi trường


các hợp chất

+ Thu hồi hoá chất dư trong bài thực hành


halogen

+ Bảo quản và sử dụng HCl trong PTN



+ Quá trình tạo thành ozon trên tầng cao của khí



quyển và nguồn sản sinh ozon trên mặt đất. Ozon ở



đâu có vai trò bảo vệ sự sống, ở đâu gây hại cho sự



sống?



+ Nguyên nhân gây suy giảm tầng ozon

Lớp 10 Chương

Chương 6 – Bài 41: Oxi

+ Vai trò sinh học của oxi? Oxi có hết dần khi dân số tăng?

trình


+ Tính oxi hoá của oxi

nâng


+ Những lợi ích của không khí

cao


+ Oxi trong tự nhiên và các ứng dụng



+ Thu hồi các chất xúc tác từ các phản ứng điều chế



oxi trong PTN



+ Ozon: có hại hay có lợi?



+ Nguyên nhân gây suy giảm tầng ozon? Các biện



pháp hạn chế



+ Ozon trong y học



+ Sử dụng ozon trong đời sống (xử lí nước, bảo


Chương 6 – Bài 42:

quản và rửa độc rau quả, máy sục ozon)


Ozon và hiđro

+ Khả năng tẩy trắng thực phẩm và chữa sâu răng


peoxit

của ozon



+ Vai trò bảo vệ Trái Đất của tầng ozon, biện pháp



bảo vệ tầng ozon



+ Khả năng giặt tẩy và khử trùng của hiđro peoxit



+ Phục chế tranh cổ bằng H2O2 ...



+ H2O2 trong đời sống và trong y học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học phần hóa phi kim chương trình hóa học Trung học Phổ thông - 11



LỚP

CHƯƠNG/ BÀI

Ý TƯỞNG DỰ ÁN


Lớp 10 Chươngtrình nâng cao


Chương 6 – Bài 43: Lưu huỳnh

+ Vai trò của lưu huỳnh trong công nghiệp và đời sống

+ Lưu huỳnh trong thuốc chữa bệnh

+ Lưu huỳnh diệt côn trùng

+ Suối nước nóng Việt Nam và ích lợi

Chương 6 – Bài 44: Hiđro sunfua

+ Mưa axit: nguyên nhân và tác hại

+ Tính chất của H2S


Chương 6 – Bài 45: Hợp chất có oxi của lưu huỳnh

+ Chất tẩy rửa và ứng dụng của H2SO4 trong lĩnh vực tẩy rửa

+ Công nghiệp sản xuất axit H2SO4

+ Các chất gây ô nhiễm môi trường

+ Mưa axit và tác hại

+ Chất tẩy màu trong sản xuất

Chương 6 – Bài thực hành số 5: Tính chất của oxi, lưu huỳnh

+ Cách xử lí khí thải sau thí nghiệm 2 bài thực hành để giảm ô nhiễm môi trường

+ Thu hồi hoá chất dư và chất rắn sản phẩm các thí nghiệm trong bài thực hành

Chương 6 – Bài thực hành số 6: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh

+ Cách xử lí khí thải và nước thải sau bài thực hành để giảm ô nhiễm môi trường

+ Thu hồi hoá chất dư trong bài thực hành

+ Sử dụng và bảo quản H2SO4 trong PTN


Lớp 11 Chươngtrình nâng cao


Chương 2 – Bài 10: Nitơ

+ Nitơ và ứng dụng trong y học và đời sống

+ Vai trò của nitơ với cuộc sống

+ Vai trò sinh học của nitơ

+ Nitơ và ngành khảo cổ học

+ Sản xuất phân đạm ở Việt Nam

+ Nitơ lỏng có thể làm những gì?


Chương 2 – Bài 11: Amoniac và muối amoni

+ Sản xuất HNO3 như thế nào?

+ Các loại phân bón hoá học

+ Ô nhiễm đất, nước và sử dụng phân bón hoá học

+ Chất tạo phức kim loại

+ Thành phần thuốc nổ và ứng dụng

+ Vua thuốc nổ và giải Nobel



LỚP

CHƯƠNG/ BÀI

Ý TƯỞNG DỰ ÁN



+ Vai trò của nguyên tố nitơ đối với sự sống trên



Trái Đất



+ Điều chế và ứng dụng của axit nitric trong sản



xuất hoá học


Chương 2 – Bài 12:

+ Các chất gây ô nhiễm môi trường – biện pháp hạn


Axit nitric và muối

chế


nitrat

+ Sử dụng HNO3 để sản xuất thuốc nổ



+ Sử dụng HNO3 để sản xuất phẩm nhuộm



+ “Nước vua” có công dụng gì?



+ Đánh giá độ ô nhiễm của sông ngòi, ao hồ tại các



làng nghề, khu công nghiệp,...



Chương 2 – Bài 14: Photpho

+ Vai trò sinh học của photpho

+ “Ma trơi” và chất phát quang

+ Sử dụng photpho làm chất bán dẫn

+ Photpho và ngành công nghiệp sản xuất diêm

+ Muối photphua và thuốc diệt chuột


Chương 2 – Bài 15: Axit photphoric và muối photphat

+ Sản xuất các loại phân lân

+ Công nghiệp sản xuất H3PO4 và muối photphat


Lớp 11


Chương 2 – Bài 16: Phân bón hoá học

+ Các loại phân bón hoá học và cách sử dụng

+ Phân bón: lợi ích và tác hại

+ Sự ô nhiễm không khí ở các khu công nghiệp sản xuất phân bón

+ Vì sao mỗi loại cây trồng khác nhau lại thích hợp với từng loại phân bón khác nhau?

Chươngtrình nâng cao


Chương 2 – Bài 18: Thực hành: Tính chất của một số hợp chất nitơ. Phân biệt một số loại phân bón hoá học

+ Cách xử lí khí thải, nước thải sau bài thực hành để giảm ô nhiễm môi trường

+ Thu hồi hoá chất dư trong bài thực hành

+ Sử dụng phân bón cho hoa, cây cảnh, cây ăn quả, cây rau trong điều kiện quy mô gia đình ở thành phố, ở nông thôn

+ Sử dụng, bảo quản HNO3 trong PTN



LỚP

CHƯƠNG/ BÀI

Ý TƯỞNG DỰ ÁN



+ Ứng dụng của các dạng thù hình của cacbon


Chương 3 – Bài 20:

+ Kim cương – giá trị và điều chế nhân tạo


Cacbon

+ Than chì – cấu trúc, sử dụng, điều chế



+ Cacbon trạng thái tự nhiên và ứng dụng



+ Thuốc muối và bệnh đau dạ dày



+ Bột nở và quy trình làm bánh



+ CO2 và nước giải khát



+ Hiệu ứng nhà kính



+ CO: chất khí có lợi hay có hại?



+ NaHCO3 và ứng dụng trong thực tiễn


Chương 3 – Bài 21: Hợp chất của cacbon

+ Cát và vai trò của cát trong công nghiệp, đời sống, nghệ thuật

+ Khí CO2 – lợi ích và tác hại với môi trường; các



nguồn phát sinh CO2 trong tự nhiên, giải pháp hạn

Lớp 11

Chươngtrình


chế

+ Khí CO2 và nước giải khát – tác hại, ích lợi, các loại nước giải khát chứa CO2

nâng


+ Sự hình thành và biện pháp bảo tồn hang động

cao


+ Hang động Việt Nam



Chương 3 – Bài 22: Silic và hợp chất của silic

+ Vai trò sinh học của silic

+ Silicagen và ứng dụng

+ Silic và công nghệ vô tuyến, điện tử

+ Silicat và công nghiệp sản xuất thuỷ tinh



Chương 3 – Bài 23: Công nghiệp silicat

+ Sản phẩm của công nghiệp silicat trong cuộc sống

+ Nguồn nguyên liệu cho công nghiệp silicat

+ Xử lí ô nhiễm trong các khu công nghiệp silicat

+ Đồ gốm Việt Nam – sản xuất gạch, gốm sứ; các làng nghề với công nghệ sản xuất

+ Xi măng – sản xuất và sử dụng

+ Chất thải của sản xuất xi măng, gốm sứ với môi trường – hậu quả, cách khắc phục


b) Mục tiêu chính của dự án lớn

– Tìm hiểu các chất ở mức độ sâu sắc, có mối liên hệ với thực tiễn cuộc sống, sản xuất, có mối liên hệ với các ngành nghề khác trong xã hội.

– Rèn ý thức luôn bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm, dược phẩm, biét chung tay gìn giữ và phát triển bền vững môi trường sống.

– Lập sơ đồ tư duy nội dung chủ đề.

– Trình bày sản phẩm bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, các báo cáo có áp dụng CNTT, đa phương tiện.

– Rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin từ các nguồn tư liệu SGK, sách tham khảo, Internet, điều tra, phỏng vấn.

– Rèn kĩ năng xử lí thông tin bám sát chủ đề DA.

– Rèn phương pháp đánh giá khách quan, khoa học.

– Rèn các kĩ năng mềm cần thiết chuẩn bị cho việc lao động, học tập sau khi học xong chương trình THPT.

– Hình thành, phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho HS.

c) Các câu hỏi định hướng nội dung dự án lớn

Với DA lớn, ngoài các câu hỏi định hướng như DA trung bình, GV cần chú ý đến những câu hỏi giúp DA tập trung vào những kiến thức quan trọng, có tính liên môn học, khuyến khích HS vận dụng các kĩ năng tư duy bậc cao, giúp HS hiểu được trọn vẹn các khái niệm cơ bản và hình thành được hệ thống kiến thức. Những câu hỏi này còn đảm bảo các DA của HS có tính hấp dẫn và thuyết phục. Câu hỏi chú trọng đến các yêu cầu phân tích, tổng hợp, đánh giá đưa ra những nhận xét, khuyến cáo, đề xuất mang tính sáng tạo hơn là chỉ đơn giản trình bày lại các sự kiện; những câu hỏi để HS thể hiện quan điểm, thái độ, trách nhiệm cá nhân với cộng đồng, sự phát triển xã hội bền vững,...

d) Phương pháp thực hiện dự án lớn

Đối với chương trình hoá học phi kim chương trình THPT, tuy chiếm tỉ trọng khá lớn trong chương trình hoá học THPT nhưng GV cần lựa chọn và chỉ nên cho tiến hành thực hiện 1 – 2 DA lớn trong một năm học. Với các DA lớn, HS cần thực hiện ngoài giờ lên lớp và thời gian dài, trình bày sản phẩm như một hoạt động ngoại khoá nên không thể tổ chức quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến chương trình đào tạo, giáo dục chung của khối, lớp, môn học. GV có thể chọn DA có tính thời sự mang tính chủ đề của năm.


Đề xuất thực hiện: Về cơ bản, các bước thực hiện giống như DA trung bình, có Sổ theo dõi DA và các phiếu đánh giá hoạt động nhóm, đánh giá sản phẩm,... HS tìm hiểu thông tin ở nhiều nguồn (sách báo, mạng Internet, tivi, các công ty, nhà máy sản xuất,… hay từ thực tiễn cuộc sống), sưu tầm hiện vật, tranh ảnh, mẫu vật, làm thí nghiệm tại chỗ hay tìm video có sẵn,… HS tập hợp các thông tin và hiện vật để tạo ra sản phẩm dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể làm thành một ấn phẩm, hay một trang web, một bài trình diễn đa phương tiện, một bộ mẫu vật… để giới thiệu sản phẩm DA.

Sau một thời gian thực hiện DA, GV tổ chức một buổi học ngoại khoá, có thể mời các HS khác lớp, cha mẹ HS, Ban giám hiệu, GV trong trường tới dự để HS công bố sản phẩm trước lớp hoặc khối lớp. Cách thức thực hiện cụ thể các DA lớn về cơ bản không khác nhiều cách thực hiện các DA trung bình và cần chú trọng hơn một số yêu cầu như:

+ GV gợi ý hoặc cùng HS xây dựng được bộ câu hỏi định hướng cho DA để đảm bảo mọi nội dung DA không chệch hướng.

+ Với mỗi DA, phải xây dựng được tiêu chí đánh giá cụ thể về nội dung, hình thức thể hiện của DA với những câu hỏi cụ thể.

+ Đánh giá DA lớn cần đánh giá đầy đủ thông qua các bảng kiểm quan sát, phiếu đánh giá, sổ theo dõi DA,..., chứ không chỉ là điểm của sản phẩm DA. Điểm số của các thành viên trong nhóm có thể khác nhau, phụ thuộc chất lượng công việc hoàn thành và mức độ tham gia vào DA, do quan sát và đánh giá của cả GV và các thành viên trong nhóm tổng hợp thành.

Ví dụ về một DA lớn như:

Nghiên cứu công nghiệp silicat – sản xuất và ứng dụng trong cuộc sống

Mục tiêu chính:

Kiến thức: HS biết được: Ngành công nghiệp silicat về các vấn đề: Thành phần hoá học của nguyên liệu, tính chất, quy trình sản xuất và biện pháp kĩ thuật áp dụng trong sản xuất, ứng dụng của sản phẩm trong công nghiệp và đời sống của gốm, thuỷ tinh, xi măng.

Kĩ năng:

– Viết được các PTHH thể hiện tính chất của silic đioxit.

– Bảo quản, sử dụng hợp lí, an toàn, hiệu quả vật liệu thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng.

Thái độ: – Biết yêu quý lao động và các thành quả lao động.

– Có ý thức tìm kiếm giải pháp cho công nghệ sản xuất.


– Nhận biết nguyên nhân ô nhiễm môi trường ở làng nghề và có ý thức bảo vệ môi trường.

– Có ý thức tham gia các hoạt động duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống.

Các câu hỏi định hướng:

Câu hỏi khái quát: Con người cần những gì cho cuộc sống?

Câu hỏi bài học: Để thoả mãn nhu cầu nhà ở và sinh hoạt, con người đã tạo ra những ngôi nhà bằng những vật liệu gì, những dụng cụ nào được làm từ công nghiệp silicat?

Câu hỏi nội dung:

+ Công nghiệp silicat chủ yếu bao gồm các ngành sản xuất gì?

+ Phân loại, thành phần hoá học của đồ gốm?

+ Công dụng của từng loại gốm (gạch và ngói; gạch chịu lửa; sành sứ)?

+ Tính chất của từng loại gốm sứ, nguyên liệu và quy trình sản xuất?

+ Các làng nghề sản xuất đồ gốm sứ ở Việt Nam và định hướng phát triển?

+ Phân loại, thành phần hoá học của thuỷ tinh?

+ Tính chất của từng loại thuỷ tinh?

+ Quy trình công nghệ sản xuất thuỷ tinh? Nguyên liệu sản xuất?

+ Ứng dụng của các loại thuỷ tinh? Các loại dụng cụ làm từ thuỷ tinh?

+ Thành phần hoá học của xi măng?

+ Nguyên liệu và quy trình sản xuất xi măng?

+ Các phản ứng hoá học xảy ra trong quy trình đông cứng xi măng?

+ Ứng dụng của xi măng trong đời sống?

+ Những nhà máy xi măng Việt Nam nào sản xuất vật liệu silicat tương ứng mà em biết?

+ Trong sản xuất công nghiệp silicat, có những giai đoạn nào gây nên vấn đề ô nhiễm môi trường? Đó là những loại ô nhiễm nào?

+ Đề xuất các giải pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường có liên quan?

+ Trong khuôn khổ của DA học tập, em hãy đề xuất biện pháp để hạn chế tác hại của vấn đề gây ô nhiễm môi trường ở các làng nghề?

+ Qua quá trình thực hiện DA, em đã rút ra được những nhận xét và kinh nghiệm gì?


Đề xuất thực hiện: HS làm việc theo nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Tìm hiểu lí thuyết về các loại vật liệu silicat (phân loại, thành phần, tính chất vật lí, hoá học, ứng dụng, sản xuất thủ công và công nghiệp).

+ Tìm hiểu lí thuyết về quy trình sản xuất chung và riêng tại các làng nghề, nhà máy.

+ Tìm hiểu về các quá trình khai thác nguyên liệu, sử dụng nhiên liệu tạo ra sản phẩm là các vật liệu silicat khác nhau.

+ Tìm hiểu về các phụ phẩm đi kèm trong sản xuất hoặc các sản phẩm tạo ra gây ô nhiễm môi trường của các làng nghề, nhà máy sản xuất vật liệu silicat.

+ Tìm hiểu về các biện pháp đã được áp dụng trong thực tế để hạn chế tác hại của ô nhiễm môi trường. Phân tích cơ sở hoá học (nếu có).

+ Sử dụng kiến thức hoá học và các kiến thức liên môn khác, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tác hại của ô nhiễm môi trường.

+ Phân tích, tổng hợp, xây dựng bản báo cáo kết quả thực hiện DA, trong đó có tổng kết quá trình hoạt động và đánh giá các kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện DA, đồng thời dự kiến các hoạt động sẽ thực hiện trong thời gian tới.

Việc đánh giá DA là sự đánh giá cả quá trình thực hiện DA. DA được coi là đạt yêu cầu khi đạt được các mục tiêu đã xác định, đồng thời mở ra đề tài mới cho HS có hướng nghiên cứu tiếp tục về việc xử lí môi trường.

Các tài liệu có thể tham khảo:

1. Từ điển bách khoa nhà hoá học trẻ tuổi, NXB Giáo dục Hà Nội, NXB Mir Maxcơva, 1990.

2. Hoá học vô cơ Tập 1 (Nguyễn Thế Ngôn, NXB ĐHSP, 2011)

3. http://vi.wikipedia.org/wiki/Xi_m%C4%83ng_Portland

4. http://www.ximanghoangmai.vn/Chiti%E1%BA%BFttint%E1%BB%A9c/tabid/ 10748/ArticleID/88559/tid/11668/language/vi–VN/Default.aspx

5. http://www.ximangfico.com/tin–tuc/san–xuat–xi–mang/897–san–xuat–xi–mang– va–moi–truong–.html

6. Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng http:/www.quantracmoitruong.gov.vn

Một số sản phẩm của HS khi thực hiện DA:

Ví dụ 1: Sản phẩm sơ đồ tư duy của một DA nghiên cứu công nghiệp silicat lớp 11T5 trường THPT Thăng Long:

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí