Tổng Hợp Kết Quả Thực Nghiệm Phương Pháp Trải Nghiệm



Thực hiện dự án học tập của HS Trường THPT Trần Quốc Tuấn Hà Nội Thực 1

Thực hiện dự án học tập của HS Trường THPT Trần Quốc Tuấn ( Hà Nội)

Thực hiện dự án học tập của HS Trường THPT Lê Hữu Trác Hà Tĩnh Để kiểm 2

Thực hiện dự án học tập của HS Trường THPT Lê Hữu Trác ( Hà Tĩnh)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.


+ Để kiểm nghiệm tính hiệu quả của PP trải nghiệm trong DHLS, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm từng phần tại trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội). “Trống Đồng Đông Sơn - Tinh hoa Việt cổ” cho HS lớp 10với sự tham gia của 83 HS lớp 10 và sự tham dự trải nghiệm của các chuyên gia đến từ Thụy Điển và Nhật Bản. Đồng thời, tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại khu di tích Bạch Đằng Giang (Hải Phòng) cho HS lớp 10 - Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành với mạch kiến thức chủ đạo là Lịch sử Việt Nam thời kì phong kiến từ thế kỉ X - XV, đặc biệt là các trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng. Chúng tôi đã tiến hành một bài kiểm tra 10 phút, kết quả TN sư phạm như sau:

Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả thực nghiệm phương pháp trải nghiệm


Lớp/ sĩ số HS

Kết quả thực nghiệm (điểm số/tỉ lệ)

<5

5 - 6

7 – 8

9 - 10

ĐC: 85 HS

2/2,3%

43/50,5%

28/33%

12/14,2%

TN: 83 HS

0/0%

30/36,2%

38/45,8%

15/18%

Quan sát bảng thống kê cho thấy, kết quả ở lớp TN với tỉ lệ HS đạt điểm khá, giỏi đều cao hơn lớp ĐC, chứng tỏ biện pháp sử dụng phương pháp trải nghiệm trong việc phát triển năng lực HS của chúng tôi khả thi. Đồng thời, quan sát thái độ học tập của HS tại lớp TN, chúng tôi nhận thấy các em rất say mê, đặc biệt là trải nghiệm vẽ họa tiết hoa văn trống đồng trên các sản phẩm thủ công mĩ nghệ. Lớp học được mở rộng cả về không gian và thời gian, HS có ý thức tìm tòi kiến thức về một biểu tượng văn hóa của người Việt cổ, kết hợp với sự sáng tạo của cá nhân đã cho HS những trải nghiệm giá trị.



Học tập trải nghiệm tại khu di tích Bạch Đằng Giang Hải Phòng Giờ học trải 3

Học tập trải nghiệm tại khu di tích Bạch Đằng Giang - Hải Phòng

Giờ học trải nghiệm Họa tiết hoa văn Trống Đồng Đông Sơn Tinh hoa Việt cổ 4

Giờ học trải nghiệm “Họa tiết hoa văn Trống Đồng Đông Sơn - Tinh hoa Việt

cổ” tại trường THPT Nguyễn Tất Thành


Qua các tiết học thực nghiệm sư phạm từng phần, chúng tôi nhận thấy, nếu GV biết lựa chọn, sử dụng và phối hợp các PPDH phù hợp với mục tiêu, nội dung kiến trong mỗi giờ học. Qua đó, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT nói chung và đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực HS nói riêng.

4.3. Thực nghiệm sư phạm toàn phần

4.3.1. Kế hoạch dạy học thực nghiệm toàn phần

4.3.1.1. Kế hoạch dạy học thực nghiệm toàn phần Bài 11: “Tây Âu hậu kì trung đại”

Xác định vị trí, mục tiêu bài học:

Đây là một bài học có vị trí quan trọng trong chương trình lịch sử lớp 10; thuộc loại bài cung cấp kiến thức mới, trong mạch kiến thức về Tây Âu phong kiến. Trên cơ sở yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực cần hướng tới, chúng tôi xây dựng mục tiêu của bài học như sau:

- Về kiến thức: HS nêu được nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí ở thế kỉ XV - XVI trên thế giới; trình bày khái quát về các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu của Đi-a-xơ; Va-xcô Đơ Gama C.Cô-lôm-bô và Ma-gien-lăng; nhận xét, đánh giá được những hệ quả/tác động của cuộc phát kiến địa lí đối với nhân loại. Để xác định mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS, chúng tôi sử dụng những động từ có thể định lượng được theo thang bậc nhận thức của HS, đi từ dễ đến khó, từ thao tác tư duy đơn giản tái hiện, ghi nhớ kiến thức đến tư duy phức tạp, bậc cao như phân tích, so sánh, đánh giá, nhận xét. Điều này sẽ định hướng suốt quá trình dạy học của GV, tạo ra được mối quan hệ giữa mục tiêu, lựa chọn nội dung, lựa chọn phương pháp và kiểm tra đánh giá. Như vậy, khi sử dụng những động từ định lượng sẽ giúp GV “đo được” khả năng đáp ứng bằng hành động của HS, qua đó GV sẽ điều


chỉnh các giải pháp sư phạm để đánh giá quá trình tiếp nhận kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển năng lực, phầm chất của người học.

Về phát triển năng lực: Trên cơ sở xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, GV cần xác định mục tiêu phát triển năng lực HS, gồm năng lực chung (giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông); Năng lực đặc thù (xác định và giải quyết mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau; so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa; nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân vật; vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra).

- Về phẩm chất: căn cứ vào nội dung và yêu cầu cần đạt của chương trình môn lịch sử lớp 10, bài học về các cuộc phát kiến địa lí là nội dung về các cuộc thám hiểm, hành trình khám phá, cho thấy rõ khát khao chinh phục, mở rộng tầm mắt của con người. Các thủy thủ hiện lên là những “chiến binh” vượt qua nhiều khó khăn nhưng không từ bỏ. Đồng thời, bài dạy thực hiện theo hướng phát triển năng lực nên đòi hỏi HS phải liên tục hoạt động, do đó sẽ xuất hiện các yếu tố học tập tập thể, học tập theo nhóm. Vì vậy, chúng tôi định hướng mục tiêu về thái độ là: bày tỏ được tình cảm, thái độ khâm phục của bản thân đối với đóng góp to lớn của các nhà phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI; biết chủ động làm việc cá nhân và hợp tác với bạn trong giải quyết các nhiệm vụ khi tìm hiểu chủ đề; có thái độ đúng mực khi trình bày được ý kiến của mình và phản biện quan điểm của các thành viên khác trong lớp một cách thuyết phục. Việc xác định mục tiêu về thái độ phải xuất phát từ mục tiêu về kiến thức, kĩ năng cần đạt của bài học, mang tính tự nhiên, không khuôn phép, sáo rỗng.

Như vậy, trong khi xác định mục tiêu về kiến thức, năng lực, phẩm chất, chúng tôi đã xác định hệ thống các năng lực cần hình thành và phát triển cho HS. Tuy nhiên, mức độ thể hiện các năng lực của HS là khác nhau và trong bài học dấu hiệu nhận biết các năng lực cũng khác nhau. Trên cơ sở đó, GV sẽ lựa chọn PPDH, tư liệu dạy học, cách thức tổ chức giờ học phù hợp để HS được phát triển năng lực của bản thân.

Chuẩn bị của GV và HS

Để thực hiện giờ dạy theo hướng phát triển năng lực HS thì khâu chuẩn bị rất quan trọng, dựa vào mục tiêu mà bài học hướng đến, GV và HS có quá trình chuẩn bị chu đáo, đặc biệt là về các tư liệu, tài liệu, hệ thống biểu mẫu câu hỏi định hướng, câu hỏi đánh giá, các phiếu nhận xét nhóm, đánh giá nhóm.


Tổ chức/tiến hành các hoạt động học tập

Căn cứ yêu cầu mục tiêu về nội dung, kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực, GV tiến hành thiết kế các hoạt động trong giờ học. Trong từng hoạt động đều có cấu trúc: tên hoạt động, mục tiêu hoạt động, phương pháp, kĩ thuật dạy học, các bước tiến hành, dự kiến sản phẩm và thời gian thực hiện.

- Hoạt động khởi động:

Mục tiêu: tạo tâm thế hứng khởi, kết nối kiến thức đã học với kiến thức trong bài mới, phát triển các năng lực: năng lực giải quyết vấn đề (HS biết phát hiện và giải quyết vấn đề), NL hợp tác.

Phương pháp tiến hành là tổ chức “Trò chơi đoán tranh”.

Tổ chức hoạt động: GV yêu cầu HS quan sát 4 hình ảnh, đoán về các nhân vật, sự kiện lịch sử, kết nối nội dung 4 bức tranh đó để đưa ra nội dung liên quan đến thành thị trung đại.

Dự kiến sản phẩm: HS hứng khởi tham gia giờ học, không khí lớp học sôi nổi, đoán đúng hoặc gần đúng các nội dung bức tranh.

- Hoạt động hình thành kiến thức mới: trong giờ học này chúng tôi tổ chức ba hoạt động học tập theo cấu trúc: mục tiêu hoạt động, phương pháp tiến hành, dự kiến sản phẩm đạt được.

+ Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện các cuộc phát kiến địa lí Mục tiêu: HS trình bày được nguyên nhân và điều kiện các cuộc phát kiến địa

lí, phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.

Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan, thảo luận nhóm

Tổ chức hoạt động: GV chiếu 1 video clip liên quan đề tiền đề của các cuộc phát kiến và yêu cầu các nhóm HS đặt tên cho clip, lí giải vì sao lại lựa chọn tên đó.

Dự kiến sản phẩm: HS trình bày được lưu loát các nguyên nhân và điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí trên thế giới. Qua đó phát triển được các năng lực: năng lực giải quyết vấn đề: HS nêu được nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV, XVI. Phát triển năng lực tự học: HS biết tự xử lí tư liệu để hoàn thành nhiệm vụ học tập phát triển năng lực tự học. Phát triển năng lực đánh giá: HS biết đánh giá vai trò của sự phát triển của khoa học - kĩ thuật.

+ Hoạt động 2: Tìm hiểu về các cuộc phát kiến địa lí

Mục tiêu: HS trình bày được các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu, phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan, thảo luận nhóm, phương pháp thuyết trình, phương pháp đóng vai .

130


Tổ chức hoạt động: GV chia cả lớp thành 4 nhóm, các nhóm báo cáo về các cuộc phát kiến địa lí. Nhóm 1: Cuộc thám hiểm của B. Diaxơ - Hình thức “Trò chơi”; Nhóm 2: Cuộc phát kiến của Va-xcô Đờ Gama - Hình thức “báo cáo sản phẩm trên Power point”; Nhóm 3: Cuộc phát kiến của Côlômbô - Hình thức thể hiện “Sân khấu hóa”; Nhóm 4: Cuộc phát kiến của Ma-gien lăng - Hình thức thể hiện “Thuyết trình trên Poster”

Dự kiến sản phẩm: HS trình bày được các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu, nêu được tên các nhà thám hiểm, con đường di chuyển và kết quả đạt được. Qua đó phát triển năng lực giải quyết vấn đề: HS xác định được hành trình của các nhà thám hiểm Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha; phân biệt sự khác nhau giữa hướng đi của các nhà thám hiểm hai quốc gia trên; biết miêu tả các hành trình, các địa điểm của cuộc phát kiến. Phát triển năng lực tự học: HS biết tự xử lí tư liệu để hoàn thành nhiệm vụ học tập phát triển năng lực tự học. Phát triển năng lực hợp tác: chia sẻ thông tin, trao đổi thảo luận với bạn. Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ: thuyết trình trôi chảy, chính xác các nội dung lịch sử.

+ Hoạt động 3: Tìm hiểu tác động của các cuộc phát kiến địa lí

Mục tiêu: HS nhận xét được những đóng góp, phân tích được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí. Qua đó, phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực phản biện, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Phương pháp: thảo luận nhóm, phương pháp thuyết trình, phương pháp đóng vai, phương pháp tranh biện.

Tổ chức hoạt động: GV chia cả lớp thành 2 nhóm, tiến hành tranh biện về những tác động tích cực, hạn chế của các cuộc phát kiến trong tình huống tranh luận giữa người thổ dân ở châu Mĩ với những người đi phát kiến.

Dự kiến sản phẩm: Trên cơ sở tác động tích cực và tiêu cực của các cuộc phát kiến, HS đưa ra được nhận xét hệ quả của nó. Thông qua nội dung và phương pháp học tập, HS có thể phát triển được năng lực đánh giá: các em biết đánh giá tác động của cuộc phát kiến địa lí đối với các thương nhân châu Âu và đối với quá trình phát triển của loài người theo hai khía cạnh khác nhau. Phát triển năng lực hợp tác: chia sẻ thông tin, trao đổi thảo luận với bạn. Phát triển năng lực phản biện: HS biết đưa ra các lập luận lí lẽ để chứng minh cho quan điểm của mình.

- Hoạt động luyện tập: GV yêu cầu HS chỉ được trên lược đồ các cuộc phát kiến tiêu biểu qua đó củng cố kiến thức vừa học và HS được thành thạo trong sử dụng đồ dùng trực quan.

- Hoạt động vận dụng: GV yêu cầu học sinh tìm hiểu thêm về các cuộc phát kiến địa lí, các nhà thám hiểm qua mạng internet hoặc thư viện trường.

131


4.3.1.2. Kế hoạch dạy học thực nghiệm toàn phần chủ đề “Hành trình qua miền văn hóa”

Ở tiết TN thứ hai chúng tôi lựa chọn chủ đề “Hành trình qua miền văn hóa” tập trung vào mạch kiến thức các thành tựu văn hóa tiêu biểu của nước ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. Phương pháp tiến hành tiết TN này là sử dụng phương pháp dạy học dự án. Vì TN trong 3 tiết nên chúng tôi chú trọng đến tiến trình thực hiện. Dựa trên quan điểm phân tích mối quan hệ giữa mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ, phát triển năng lực với các hoạt động học tập và kiểm tra đánh giá, chúng tôi xây dựng mục tiêu xuyên suốt của chủ đề như sau:

Về kiến thức

- Nêu được những thành tựu tiêu biểu của nền văn hóa Đại Việt trên các lĩnh vực: Tư tưởng, tôn giáo; Văn học, giáo dục, thi cử; Nghệ thuật; Khoa học - kĩ thuật.

- Đánh giá được vai trò của văn hóa Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Về năng lực

- Hướng tới phát triển năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp.

Về phẩm chất

- Bồi dưỡng niềm tự hào về nền văn hóa đa dạng của dân tộc.

- Bồi dưỡng ý thức bảo vệ các di sản văn hóa tốt đẹp trong lịch sử của dân tộc Việt Nam.

- Thích ứng với việc hội nhập văn hóa trong xu thế toàn cầu hiện nay.

Trong quá trình thực hiện dự án, chủ đề được tiến hành qua ba hoạt động chủ yếu: (xem giáo án chi tiết tại phần phụ lục 1b)

- Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ học tập cho HS, hướng dẫn các yêu cầu của dự án, thông báo tiêu chí chấm điểm, tiêu chí đánh giá sản phẩm.

+Mục tiêu: HS biết cách chia nhóm, phân công nhiệm vụ, tìm hiểu về nội dung dự án, tiêu chí đánh giá. Nhóm trưởng nộp sản phẩm làm việc của nhóm cho giáo viên.

+Phương pháp: thảo luận nhóm

+Tổ chức hoạt động: GV chiếu 1 video clip liên quan đến một công trình văn hóa, nêu rõ nhiệm vụ của dự án học tập. GV hướng dẫn học sinh chia nhóm, ngồi theo đơn vị nhóm. GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn các hoạt động thảo luận của HS.

+Dự kiến sản phẩm: HS chia được thành các nhóm, phân công nhiệm vụ trong nhóm, tìm hiểu nội dung nhiệm vụ của dự án. Qua đó phát triển được các năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác

- Hoạt động 2: Học sinh thực hiện dự án, báo cáo tiến độ sản phẩm, trao đổi giữa GV và HS

132


+Mục tiêu: HS báo cáo tiến độ thực hiện dự án với giáo viên, những băn khoăn, thắc mắc mong muốn được giáo viên hỗ trợ, tư vấn.

+Phương pháp: chuyên gia, thảo luận nhóm.

+Tổ chức hoạt động: Các nhóm trưởng báo cáo tiến độ cho GV, nêu ra những băn khoăn, thắc mắc. GV lắng nghe, giải đáp các câu hỏi, kiểm tra nhiệm vụ đã thực hiện so với dự kiến ban đầu.

+ Dự kiến sản phẩm: Các nhóm đã bước đầu hoàn thành được sản phẩm học tập, nghe tư vấn của giáo viên để tiếp tục hoàn thiện.

- Họat động 3: Báo cáo sản phẩm, sản phẩm học tập.

+Mục tiêu: HS báo cáo các sản phẩm làm việc nhóm, đưa ra được những nhận xét, góp ý và đặt các câu hỏi liên quan.

+Phương pháp: Thuyết trình, chuyên gia

+Tổ chức hoạt động: GV yêu cầu các nhóm cử đại diện thuyết trình sản phẩm dự án theo thời gian qui định. Thực hiện đánh giá, nhận xét và ra câu hỏi theo nguyên tắc 3-2-1 ( 3 lời khen, 2 lời góp ý, 1 câu hỏi)

+Dự kiến sản phẩm: Các nhóm hoàn thiện, báo cáo sản phẩm dự án

Họat động 4: Đánh giá, nhận xét sản phẩm, sản phẩm học tập.

+Mục tiêu: Đánh giá, nhận xét các sản phẩm làm việc nhóm, đưa ra được những nhận xét, góp ý, thực hiện đánh giá tổng kết.

+Phương pháp: đánh giá nhóm, đánh giá chuyên gia.

+Tổ chức hoạt động: GV yêu cầu các nhóm cử đại diện thực hiện đánh giá, nhận xét.

+Dự kiến sản phẩm: Các nhóm hoàn thiện nhiệm vụ và thực hiện đánh giá đồng đẳng kết hợp với đánh giá chuyên gia.

4.3.2. Tiến trình thực nghiệm

Sau khi thiết kế các kế hoạch dạy học thực nghiệm chu đáo, chúng tôi tiến hành TNSP tại một số trường THPT theo kế hoạch đã định. Trên cơ sở tiến hành thực nghiệm toàn phần, chúng tôi đối chiếu với tiến trình và PPDH của lớp đối chứng, từ đó rút ra những điểm mới trong cách thức sử dụng PPDH nhằm phát triển năng lực HS thông qua tiến trình thực hiện hai tiết dạy thực nghiệm. Cụ thể:

4.3.2.1. Tiến trình thực nghiệm Bài 11: Tây Âu hậu kì trung đại ( tiết 1)

Hoạt động mở đầu

Tiết 1, của bài 11, ở lớp ĐC, GV đặt câu hỏi “Trình bày nguồn gốc và vai trò của các thành thị trung đại”. Một HS được gọi lên bảng trả lời câu hỏi. HS thứ hai

133


nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Cuối cùng, GV khái quát, nhấn mạnh đến vai trò của thành thị trung đại góp phần phá vỡ nền kinh tế lãnh địa, tan rã chế độ phong kiến phân quyền, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa Tây Âu phát triển mạnh mẽ. Đây chính là một trong những nhân tố dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí ở giai đoạn hậu kì.

Ở lớp dạy TN, GV trình chiếu 4 kênh hình liên quan đến hoạt động kinh tế ở các thành thị, quang cảnh hội chợ ở Đức, các trường đại học lâu đời nhất ở châu Âu như O-xphớt ( Anh), Xooc - bon ( Pháp). Giáo viên gợi ý và nêu câu hỏi: Em quan sát các hình ảnh và hãy mô tả: quang cảnh của các thành thị trung đại, không khí mua bán và cuộc sống sinh hoạt của người dân. Kết nối các hình ảnh để thấy tác động, vai trò của thành thị trung đại đến đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa ở Tây Âu thời hậu kì trung đại. HS được trao đổi trong nhóm nhỏ, sau 3 phút GV gọi một HS trả lời câu hỏi. Sau đó HS khác đứng lên nhận xét và hoàn thiện các nội dung kiến thức.

Qua cách kiểm tra, chúng tôi thấy ở lớp ĐC câu hỏi yêu cầu HS phải ghi nhớ kiến thức máy móc. Những HS từ mức trung bình khá trở xuống sẽ gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi này, tạo ra thói quen học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc. Chính vì thế không khí kiểm tra bài cũ ở lớp ĐC khá căng thẳng, HS thiếu tập trung. Ở lớp TN khi trình chiếu các kênh hình trên bảng, GV dạy lớp TN đã thu hút được sự chú ý của tất cả HS trong lớp ngay từ đầu và cũng là hình thức tái ghi nhớ qua kênh hình mà HS có thể đã được khai thác trong giờ học trước. Các kênh hình này làm điểm tựa để HS nhanh nhớ lại kiến thức một cách hệ thống. HS được hợp tác với bạn để xác định phương án trả lời. Cách kiểm tra như vậy khác hẳn ở lớp ĐC, tạo ra sự thoải mái, hứng thú học tập, gây trí tò mò và ham muốn giải quyết vấn đề ở HS. Đồng thời, nó cũng khái quát được kiến thức cơ bản, giúp HS nhớ lại những nội dung của Tây Âu sơ kì trung đại. Với cách kiểm tra này thì ngay cả HS nhận thức trung bình trở xuống cũng có thể tìm ra câu trả lời. Ưu điểm của biện pháp sư phạm này là giáo viên đã kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan với trình bày miệng theo hướng phát triển năng lực HS. HS quan sát, tái hiện kiến thức, tự tổng hợp “tái cấu trúc” kiến thức khoa học, trao đổi thảo luận và trình bày miệng lưu loát, chính xác.

Hoạt động nghiên cứu kiến thức mới

Tiết 1 ở lớp ĐC, GV nêu khái quát nội dung bài học định hướng nhận thức cho HS theo các mục trong SGK, GV tổ chức quá trình lĩnh hội các bước theo thứ tự: đặt câu hỏi rồi gọi một HS đọc bài, những HS khác nghe để tìm phương án trả lời; GV giảng giải và kết luận nội dung, HS nghe, ghi chép. Cũng có lớp chúng tôi thấy giáo viên có chuẩn bị các tư liệu dạy học phong phú hơn. Quan sát lớp học, chúng tôi thấy

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí