So Sánh Cuộc Cách Mạng Tư Sản Anh Và Cuộc Chiến Tranh Giành Độc Lập Ở Bắc Mĩ


xác định mục tiêu, nội dung và hình thức, cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm đạt hiệu quả. Việc đặt tên cho hoạt động/chủ đề trải nghiệm cần rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, phản ánh được nội dung trọng tâm của hoạt động, tạo sự chú ý và gây ấn tượng mạnh mẽ cho học sinh. Tiếp đó, cần xác định mục tiêu của hoạt động - là cái đích cần đạt sau khi kết thúc hoạt động học. Mục tiêu hoạt động phải phản ánh các mức độ và yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ và định hướng phát triển năng lực chung và năng lực chuyên biệt cho học sinh. Việc xác định nội dung trải nghiệm rất quan trọng và khó vì có những nội dung có thể sử dụng kiến thức trong chương trình hiện hành hoặc phải xây dựng hoàn toàn mới. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư công sức tìm tòi, sáng tạo để xây dựng kế hoạch trải nghiệm khoa học và khả thi.

Khi thiết kế kế hoạch hoạt động trải nghiệm cần chú trọng công tác chuẩn bị chu đáo. Về phía giáo viên, cần thông báo kế hoạch cho HS, phân công nhiệm vụ, yêu cầu HS chuẩn bị đồ dùng học tập, nêu rõ mục đích, quy định, dự kiến các phương tiện, điều kiện cần thiết để hoạt động; dự kiến cụ thể về thời gian, địa điểm, những tình huống có thể phát sinh để chủ động xử lý. Về phía học sinh, phải nhận thức rõ nhiệm vụ, chủ động phân công nhóm, chuẩn bị nội dung, thiết bị, sản phẩm và cách thức báo cáo sản phẩm.

- Tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm biến ý tưởng trải nghiệm trên văn bản, giáo án thành hiện thực, nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả và khả thi của kế hoạch trải nghiệm do giáo viên đề xuất. Để thực hiện thành công buổi trải nghiệm cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên trực tiếp phụ trách với học sinh và lực lượng tham gia hỗ trợ (Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý di tích, giáo viên bộ môn, phụ huynh HS…). Trước khi tiến hành hoạt động trải nghiệm, giáo viên cần nêu rõ nhiệm vụ học tập và hướng dẫn HS cách hoàn thành nhiệm vụ theo kịch bản đã chuẩn bị từ trước.

- Đánh giá hoạt động trải nghiệm: để rút ra bài học kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau tốt hơn. Bên cạnh việc đánh giá về kiến thức cần chú ý đến thái độ, cảm xúc của HS. Việc đánh giá được tiến hành với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn như làm tập san, viết báo, làm video clip, phỏng vấn; phát biểu cảm nghĩ; viết bài thu hoạch về điểm ấn tượng nhất trong trải nghiệm. Đồng thời, GV cần có hình thức tuyên dương, khen thưởng và nhắc nhở kịp thời HS trong quá trình tham gia trải nghiệm.

Để kiểm nghiệm tính khả thi của hoạt động trải nghiệm, chúng tôi đã tổ chức hoạt động trải nghiệm với chủ đề “Trống Đồng Đông Sơn - Tinh hoa Việt cổ tại


Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội). Đồng thời, tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại khu di tích Bạch Đằng Giang (Hải Phòng) với chủ đề liên môn. Kết quả cụ thể được trình bày trong chương 4 của luận án.

3.3.3.3. Hướng dẫn học sinh thực hành bộ môn Lịch sử

Việc hướng dẫn HS thực hành trong DHLS ở trường THPT không chỉ giúp cho HS củng cố, khắc sâu kiến thức, mà còn vận dụng kiến thức đã học vào tiếp thu kiến thức mới và vào thực tiễn. Qua đó, phát triển kĩ năng vẽ lược đồ, sơ đồ, làm bài tập lịch sử, bồi dưỡng tinh thần, ý thức tự giác tự học. Đồng thời, góp phần phát triển năng lực chug, năng lực bộ môn, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học. Có nhiều biện pháp để rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn cho HS. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi đi sâu tìm hiểu một số biện pháp sau:

Một là: Hướng dẫn HS ôn tập, củng cố kiến thức thông qua lập niên biểu

Lập niên biểu, bảng thống kê có tác dụng giúp HS củng cố vững chắc kiến thức, sắp xếp các kiến thức đã học thành hệ thống logic. Lập niên biểu còn giáo dục HS kĩ năng tự học, tính kiên trì, thái độ nghiêm túc trong học tập, rèn luyện kĩ năng đọc SGK, tài liệu tham khảo. Có thể chia niên biểu một số loại chính: niên biểu tổng hợp, niên biểu so sánh, niên biểu chuyên đề…. Để lập được niên biểu HS phải dựa vào nội dung SGK, chắt lọc kiến thức cơ bản nhất, đồng thời thiết lập mối quan hệ giữa các thành phần kiến thức và tiến hành theo các bước:

- Xác định chủ đề của niên biểu, bảng cần lập (đặt tên cho niên biểu) và lựa chọn niên biểu phù hợp (niên biểu tổng hợp, chuyên đề, so sánh); thiết lập các cột, hàng để lập niên biểu, kích thước của niên biểu, bố trí theo chiều ngang hay dọc; xác định kiến thức cơ bản và điền nội dung lịch sử vào niên biểu; kiểm tra và hoàn thiện niên biểu (Đọc lại SGK liên quan đến nội dung của niên biểu để kiểm tra thông tin cho chính xác).

Ví dụ: Sau khi học xong nội dung Cách mạng tư sản Anh và Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ ( Lịch sử lớp 10), GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập: “Lập bảng so sánh cuộc cách mạng tư sản Anh và Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ theo mẫu: nguyên nhân, lực lượng lãnh đạo, lực lượng tham gia, hình thức, kết quả, ý nghĩa”. Để có thể lập bảng so sánh, HS cần đọc kĩ yêu cầu của bài tập, đặt tên cho bảng; dựa vào gợi ý để xác định bảng gồm số lượng cột và hàng, hoàn thiện bảng.


Bảng 3.1. So sánh cuộc cách mạng tư sản Anh và cuộc Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ

Nội dung

so sánh

Cách mạng tư sản Anh

Chiến tranh giành độc lập ở Bắc

Mục tiêu, nhiệm vụ

Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế

-> tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất mới phát triển

Lật đổ ách thực dân, giành độc lập dân tộc -> tạo điều kiện cho lực

lượng sản xuất mới phát triển

Lãnh đạo

Tư sản, quý tộc mới

Tư sản, chủ nô

Lực lượng

Nông dân, thợ thủ công

Tư sản, công nhân, nông dân, nô lệ

Hình thức

Nội chiến

Chiến tranh giành độc lập


Kết quả, ý nghĩa

Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển.

Mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến lên chế độ tư bản.

Thành lập nhà nước tư sản, mở đường cho CNTB phát triển.

Góp phần thúc đẩy phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ latinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Vận dụng phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực học sinh Qua thực nghiệm chương trình lớp 10 - 16


Việc lập niên biểu giúp HS hệ thống hóa kiến thức, ghi nhớ và so sánh các sự kiện để rút ra những dấu hiệu bản chất, sự khác biệt giữa cuộc cách mạng tư sản Anh và cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ

- Hai là, rèn luyện kĩ năng thực hành, hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ

Đây là cách mô hình hóa nội dung kiến thức của SGK, phản ánh mối quan hệ cơ bản của các sự kiện, hiện tượng lịch sử một cách cô đọng và trực quan. Sử dụng sơ đồ để ôn tập, giúp HS không chỉ ghi nhớ kiến thức mà còn hiểu được mối liên hệ bản chất của các sự kiện lịch sử và rèn luyện kĩ năng tư duy lôgic, kĩ năng diễn đạt nội dung học tập. Có nhiều loại sơ đồ khác nhau thường sử dụng trong giảng dạy và học tập lịch sử như: đường trục thời gian, chuỗi sự kiện, sơ đồ mạng, sơ đồ hình cây. Cấu trúc của sơ đồ bao gồm các đỉnh được mô hình hóa bằng các vòng tròn, hình vuông, hình vuông để thể hiện những kiến thức cơ bản và những đường định hướng như mũi tên thẳng, cong hoặc gấp khúc để thể hiện mối quan hệ lô gic giữa các đỉnh.

Để có thể tự lập sơ đồ, HS cần tiến hành các bước sau:

- Xác định các đỉnh: xác định kiến thức cơ bản nhất và mã hóa bằng các hình quy ước để làm đỉnh, sắp xếp các đỉnh lên mặt phẳng; thiết lập các cung: dùng mũi tên hoặc các đoạn thẳng để nối các đỉnh với nhau để diễn tả mối quan hệ giữa nội dung các đỉnh (mũi tên đi từ đỉnh xuất phát đến đỉnh cuối hoặc đi từ đỉnh gốc đến ngọn); hoàn thiện và kiểm tra sơ đồ đã lập (đọc lại SGK để kiểm tra sơ đồ).


Ví dụ: Sau khi dạy Bài 31: “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII”, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập: Vẽ sơ đồ về sự phát triển của Cách mạng Pháp từ năm 1789 đến năm 1794. Để làm bài tập này, HS cần đọc lại kiến thức SGK đã học để xác định kiến thức cơ bản nhất của ba giai đoạn Cách mạng tư sản Pháp, sau đó mã hóa các kiến thức cơ bản đó thành các hình chữ nhật để tổ chức đỉnh, sắp xếp các đỉnh lên mặt phẳng và hướng của sơ đồ đi từ trái qua phải theo hướng phát triển đi lên của Cách mạng Pháp.

Hình 3.3. Sơ đồ Cách mạng tư sản Pháp

10/8/1792 (phái Girôngđanh)

- Xoá bỏ chế độ quân chủ.

- Thành lập chế độ cộng hoà.

14/7/1789 (phái Lập hiến)

2/6/1793 (phái Giacôbanh)

- Nền chuyên chính


Giacôbanh.

- Xoá bỏ mọi nghĩa

vụ phong kiến đối

với nông dân

7-1794

CM thoái trào

- Cách mạng Pháp

đạt đến đỉnh cao.


- Cách mạng nổ ra và thắng lợi.

- Hạn chế quyền của vua.

- Xoá bỏ đẳng cấp.

Qua việc hoàn thành bài tập như trên, HS không chỉ ghi nhớ kiến thức đã học về các giai đoạn của cuộc Cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII, mà còn tiến rèn luyện kĩ năng tư duy (tổng hợp, khái quát hóa… ) để hiểu bản chất cũng như đánh giá được sự tiến bộ và sự phát triển đi lên của cách mạng Pháp.

- Ba là, rèn luyện kĩ năng thực hành thông qua vẽ biểu đồ lịch sử

Trong quá trình dạy học và ôn tập lịch sử có thể sử dụng nhiều loại biểu đồ khác nhau như biểu đồ hình cột được sử dụng để biểu đạt sự so sánh khác biệt về tương quan quy mô giữa các đại lượng; biểu đồ đồ thị dùng để diễn tả quá trình phát triển, sự vận động của một sự kiện lịch sử; biểu đồ hình tròn nhằm thể hiện quy mô của đối tượng, thể hiện cơ cấu của tổng thể... Mỗi loại biểu đồ có mục đích sử dụng


khác nhau, tuy nhiên để rèn luyện kĩ năng thực hành, ôn tập củng cố thông qua kĩ năng vẽ biểu đồ, HS cần thực hiện các bước như sau:

HS xử lí các số liệu đã cho trong các bảng thống kê; lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp và vẽ biểu đồ; lập bản chú giải, ghi tên biểu đồ; nêu nhận xét, kết luận cần thiết.

Ví dụ: Khi dạy bài 35: “Các nước tư bản Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa”, dựa vào bảng thống kê trong SGK trang 174, GV yêu cầu HS vẽ biểu đồ về sản lượng thép của các nước Anh, Mĩ, Đức và rút ra nhận xét.

Để vẽ được biểu đồ, HS cần sử dụng số liệu về sản lượng thép tính đã có trong SGK để vẽ biểu đồ; chọn biểu đồ hình cột, trong đó trục đứng (trục tung) biểu thị sản lượng thép (đơn vị triệu tấn), trục ngang (trục hoành) để biểu thị về thời gian: mốc năm 1800 và 1900; lập bảng chú giải: sản lượng thép của các nước Anh, Mĩ, Đức được biểu thị bằng các màu sắc khác nhau; tên của biểu đồ là “Biểu đồ sản lượng thép của Anh, Mĩ, Đức trong các năm 1800 và 1900”; nhận xét về biểu đồ vừa lập: về sự thay đổi sản lượng thép của các nước Anh, Mĩ, Đức qua các năm 1800 và 1900, sự thay đổi vị trí kinh tế của nước Anh trong hệ thống các nước tư bản.

- Bốn là, rèn luyện kĩ năng thực hành thông qua vẽ lược đồ lịch sử

Lược đồ lịch sử giúp HS xác định được địa điểm của sự kiện trong thời gian và không gian nhất định. Đồng thời, rèn luyện khả năng suy nghĩ và giải thích các hiện tượng lịch sử về mối quan hệ nhân quả, về tính quy luật và trình tự phát triển của quá trình lịch sử, giúp các em củng cố, ghi nhớ những sự kiện đã học. Về hình thức, lược đồ lịch sử chủ yếu cần có những kí hiệu về biên giới các quốc gia, sự phân bố dân cư, địa điểm xảy ra các biến cố quan trọng. Để rèn luyện kĩ năng thực hành thông qua vẽ bản đồ, lược đồ HS cần thực hiện các bước: Bước 1: Chia bản đồ mẫu và bản đồ tự vẽ của HS thành các ô vuông đều nhau theo tỉ lệ tương xứng, tạo thành lưới ô vuông (để xác định vị trí (tọa độ) của đối tượng trong bản đồ mẫu) và đánh số thứ tự theo trật tự: theo hàng ngang từ trái qua phải (bằng các chữ in hoa A, B, C, D), theo hàng dọc từ trên xuống (bằng chữ số 1, 2, 3..); Bước 2: Xác định các điểm khống chế và các đường khống chế (vị trí của đối tượng trong bản đồ) trên bản đồ tự vẽ. Nối các điểm khống chế thành khung của bản đồ; Bước 3: Điền các nội dung lịch sử vào bản đồ; Bước 4: Hoàn chỉnh bảng chú giải và tên bản đồ.

Ví dụ: khi dạy học xong bài 30: “Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ”, GV yêu cầu HS vẽ “Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ” và tự trình bày nội dung kiến thức qua lược đồ.



Triệu tấn

12


10


8


6


4


2


0

A B C D E F G H I K



















MA XA CHU XET










1


NIU OOC

2

3







PEN XIN VA NI A 4


6 5








VIC

GI NI A




CA RÔ LA

I NA




BC






CA RÔ LA


I NA

1 Niu H

ămsai


NAM


2. Rốt A

ilen

GI

OOC GI A


3. Con

net ti cut




4. Niu G

iơ xi








5. Đơ la

6. Mê ri

oa len

1


Nước Anh

Nước Mĩ Nước Đức

2


3


4


ĐI TÂY DƯƠNG

5

1800 1900

Năm

6


7


Hình 3.4. Biểu đồ sản lượng thép của Anh, Pháp, Đức ( 1800 và 1900)

Hình 3.5. Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ‌

Để rèn luyện các kĩ năng thực hành cần có sự hướng dẫn của GV, nhưng quan trọng là HS phải tự làm, tự rèn luyện nhiều lần qua các bài học trên lớp cũng như ở nhà, nâng dần mức độ từ thấp đến cao, dần dần các kĩ năng trở nên thuần thục. Việc thường xuyên hướng dẫn HS củng cố, ôn tập kiến thức sẽ giúp các em tái hiện, hiểu sâu sắc kiến thức đã lĩnh hội, qua đó, giúp các em phát triển năng lực nhận thức, thực hành để có thể hiểu và vận dụng được kiến thức lịch sử đã học một cách chủ động và sáng tạo. Đồng thời, góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học cho HS.

3.3.3.4 Hướng dẫn học sinh kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai

Dạy học lịch sử không phải chỉ giúp HS biết về quá khứ, mà điều quan trọng là phải làm cho lịch sử trở nên gần gũi, gắn bó và hữu ích đối với cuộc sống hiện tại. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Chúng ta nên nhìn lại những đoạn đường đã qua, rút ra những kinh nghiệm quý báu và ấn định đúng đắn những nhiệm vụ cách mạng hiện nay và sắp tới để giành lấy những thắng lợi to lớn hơn nữa, vẻ vang hơn nữa”[78;247]. Điều đó chứng tỏ giá trị to lớn của việc kết nối quá khứ lịch sử với cuộc sống hiện tại và dự kiến cho sự phát triển của tương lai. Học lịch sử là để “ôn cố nhi tri tân”, học cũ để hiểu mới, vì vậy việc rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá khứ vừa là mục tiêu, vừa là một biện pháp quan trọng góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng DHLS ở trường phổ thông. Đặc biệt cách dạy học có ưu thế phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học vào việc tiếp thu kiến thức mới và đánh giá thực tiễn cuộc sống cho HS.


Để hướng dẫn HS kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai có nhiều cách khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi tập trung vào những biện pháp sau:

- Một là, từ kiến thức đã học đối chiếu với thực tiễn cuộc sống để rút ra bài học kinh nghiệm cho hiện tại và định hướng phát triển tương lai

Bài học lịch sử là những kinh nghiệm quý báu được rút ra từ quá khứ lịch sử, có ích cho hiện tại và tương lai. Bài học lịch sử có thể là bài học thành công hay bài học từ sự thất bại. Nhưng dù thành công hay thất bại thì việc rút ra bài học kinh nghiệm cũng có giá trị to lớn để soi chiếu vào hiện tại và định hướng cho tương lai. Nếu là bài học thành công sẽ có giá trị phát huy trong hiện tại và cả tương lai, hoặc nếu là bài học từ thất bại của lịch sử sẽ giúp con người hiện tại né tránh, không vấp phải. Bài học lịch sử có nhiều mức độ, có thể là bài học lớn có ích cho cả nhân loại quốc gia, dân tộc, giai cấp và đúng trong mọi thời điểm; cũng có thể là bài học nhỏ, có giá trị đối với cá nhân và có ích trong từng thời điểm lịch sử nhất định.

Việc rút ra bài rút ra bài học kinh nghiệm từ quá khứ phải tuân theo con đường hình thành tri thức lịch sử, tức là phải xuất phát từ sự kiện lịch sử cụ thể đến tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, nêu quy luật và rút ra bài học lịch sử. Đó là khâu cuối cùng và là giai đoạn cao nhất của quá trình nhận thức lý tính. HS phải dựa trên sự kiện lịch sử cụ thể, kết hợp với các thao tác của tư duy như phân tích, đánh giá, nhận xét, xâu chuỗi các sự kiện, từ đó khái quát hóa kiến thức thành nhận thức lý luận, rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá để vận dụng thành công trong cuộc sống hiện tại. Qua đó, không chỉ khắc sâu kiến thức lịch sử cho HS, mà còn phát triển năng lực của bộ môn LS, trong đó có năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng.

Ví dụ, khi học Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước (SGK LS lớp 10), sau khi hướng dẫn HS tìm hiểu những thành tựu văn hóa của dân tộc từ thời dựng nước đến giữa thế kỉ XIX, mặc dù tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa từ Trung Quốc, Ấn Độ và các nước phương Tây, song nhân dân ta vẫn luôn gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Sau đó, GV yêu cầu HS liên hệ: Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam cần làm gì để vừa bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại? Làm thế nào để Việt Nam “hòa nhập” mà không bị “hòa tan”? Qua trao đổi, HS nhận thức được, hội nhập là cơ hội để Việt Nam chóng tiếp thu nhiều tinh hoa văn hóa nhân loại như thành tựu về khoa học kĩ thuật, công nghệ, tiên tiến của nhân loại, song thực tế, tình trạng “sính ngoại” diễn ra khá phổ biến, một bộ phận giới trẻ thờ ơ với văn hóa dân tộc, thích lối sống ích kỉ, vô cảm, thực dụng … bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn. Vì vậy, từ liên hệ với thực tiễn, đối sánh với kiến thức đã học, giúp HS


rút ra một bài học lịch sử quan trọng cần được phát huy trong thời đại này, đó là: biết tiếp thu chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại trên cơ sở gìn giữ phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Bài học này còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay và cả trong tương lai.

- Hai là, từ quan sát thực tiễn cuộc sống đến kết nối với kiến thức LS đã học

Cuộc sống hiện tại là tấm gương phản chiếu quá khứ, là kết quả của quá trình gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống của quốc gia dân tộc trong điều kiện, hoàn cảnh mới. Việc kết nối thực tiễn cuộc sống với kiến thức lịch sử đã học là cách thức thực hiện nguyên lý giáo dục “học đi đôi với hành”; “lý luận gắn liền với thực tiễn”. Qua quan sát thực tiễn, đối sánh với kiến thức đã học vừa là yêu cầu, vừa là một biện pháp góp phần quan trọng vào đổi mới và nâng cao chất lượng DHLS ở trường phổ thông, đồng thời là một PPDH trực tiếp và chiếm ưu thế để phát triển năng lực HS nói chung, năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng trong DHLS nói riêng.

Việc kết hợp với quan sát, tìm hiểu và đánh giá thực tiễn kết nối với kiến thức lịch sử đã học là giai đoạn cao của quá trình nhận thức lý tính, đòi hỏi HS phải vừa có khả năng tổng hợp, khái quát kiến thức lý thuyết, vừa có khả năng nghiên cứu, đánh giá thực tiễn. Đồng thời, biết xâu chuỗi, kết nối kiến thức lý thuyết với thực tiễn đời sống để rút ra những bài học có giá trị cho thực tại. Vì vậy, trong quá trình dạy học, tùy thuộc vào nội dung kiến thức và khả năng nhận thức của HS mà GV sử dụng biện pháp này cho phù hợp.

Ví dụ, thông qua việc tìm hiểu thực tiễn vấn đề chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam hiện nay, học sinh liên hệ với công cuộc bảo vệ độc lập chủ quyền lãnh thổ thời phong kiến để rút ra được bài học kinh nghiệm quý giá về ý thức bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bài học về sức mạnh của truyền thống yêu nước. Thông qua việc tự học, trao đổi với bạn bè, thầy cô, HS biết được rằng việc thành lập thành phố Tam Sa của trung Quốc và sự việc “đường lưỡi bò”, bắn cháy ca bin tàu đánh cá của ngư dân Việt… là những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo Việt Nam. Từ đó, hiểu được chủ trương của Đảng và trách nhiệm của toàn dân trong việc sử dụng hình thức đấu tranh hòa bình, hợp pháp, dựa vào luật pháp quốc tế, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của dư luận tiến bộ trên thế giới để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Đồng thời, HS đối chiếu với kiến thức đã học, để thấy rằng thời kì phong kiến đã rất nhiều lần các triều đại phong kiến Trung Quốc tiến hành xâm lược nhưng Đại Việt luôn bảo vệ vững chắc nền độc lập chủ quyền dân tộc mình. Trên cơ sở đối sánh thực tiễn cuộc sống với kiến thức đã học, HS rút ra được bài học kinh nghiệm, muốn vảo vệ được độc lập chủ quyền quốc gia phải phát huy được sức mạnh của lòng yêu nước và truyền thống đoàn kết dân tộc.

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí