Tiến Trình Thực Nghiệm Chủ Đề “Hành Trình Qua Miền Văn Hóa”

134


không khí lớp học có sôi nổi hơn một chút vì HS đã được chuẩn bị ở nhà. Nhưng do GV không giao cụ thể công việc cho từng nhóm hay từng HS nên có vẻ như những HS nào đã đọc bài, đã tìm hiểu tư liệu trước thì chăm chú học hơn. Các HS giơ tay phát biểu hay đưa ra những thắc mắc, nhờ cô giáo giải thích và trong lớp vẫn còn những HS không tập trung vào bài học. Nhìn chung giờ học của lớp ĐC, hoạt động dạy học của GV chiếm vị trí chủ đạo, HS nghe, ghi chép một cách hệ thống.

Ở lớp dạy TN, GV đã tổ chức nhiều hoạt động học tập linh hoạt, HS tham gia tích cực, có nhiều hoạt động để HS được thể hiện các năng lực của bản thân. HS được đưa về vị trí trung tâm, chủ thể của hoạt động nhưng không làm mờ nhạt vị trí, vai trò của giáo viên. Chuẩn bị dạy tiết 1 TNSP, GV đã giao nhiệm vụ trước cho HS, chuẩn bị báo cáo về các cuộc phát kiến địa lí, chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn thực hiện nội dung và các tiêu chí đánh giá sản phẩm nhóm. Khâu tổ chức tiến hành nghiên cứu kiến thức mới được tiến hành sau khi kết thúc phần kiểm tra bài cũ, GV dẫn dắt HS vào bài mới bằng cách yêu cầu HS quan sát hai hình ảnh về các phương tiện đi biển và đặt câu hỏi: Từ các phương tiện đã quan sát được hãy suy luận về nghề nghiệp của người đàn ông trong hình 3. Từ 3 hình trên hãy cho biết chúng ta đang đề cập đến nội dung nào trong lịch sử nhân loại? Mục đích chính của hoạt động này là khai thác kênh hình và kết nối kiến thức giữa các kênh hình này. Cách làm này không chỉ có tính định hướng nhận thức mà còn trang bị cho HS những hiểu biết nhất định về nội dung cơ bản nhất của bài học. Trên cơ sở đó GV tiếp tục đưa ra yêu cầu cụ thể của tiết học.

Học về nguyên nhân các cuộc phát kiến địa lí, GV chia lớp ra làm 4 nhóm, yêu cầu HS theo dõi một video clip liên quan đến các cuộc phát kiến, sự khao khát nguyên liệu, đất đai của các nước đang có nền kinh tế hàng hóa phát triển ở châu Âu và yêu cầu 4 nhóm HS sẽ ĐẶT TÊN cho clip đồng thời lí giải vì sao lại chọn tên đó? HS các nhóm thảo luận và đưa ra nhiều phương án, sau đó cử đại diện lên bảng trình bày. GV tiến hành bình chọn TÊN nào hay, ý nghĩa và đúng nhất với chủ đề bài học. GV tiến hành nhận xét, đánh giá, đồng thời chốt các kiến thức cơ bản liên quan đến nguyên nhân của của các cuộc phát kiến địa lí.

Chúng tôi nhận thấy sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hoạt động của GV và HS, GV không phải đọc cho HS chép mà các em có quá trình thảo luận, đưa ra ý kiến cá nhân và biết cách tự ghi những ý chính. Hoạt động thứ nhất được tiến hành kết hợp giữa dạy học toàn lớp với cá nhân kết thúc. Tiếp tục hoạt động 2, GV tổ chức các nhóm HS báo cáo về các cuộc phát kiến địa lí, đưa rõ các yêu cầu đánh giá sản phẩm giữa các nhóm. GV sử dụng nguyên tắc 3-2-1 đó là: 3 lời khen, 2 góp ý, 1 câu hỏi cũng như giới hạn về thời gian trình bày. Hoạt động này diễn ra sôi nổi dưới sự điều


khiển của GV: Nhóm 1 báo cáo về cuộc thám hiểm của B. Diaxơ - Hình thức “Trò chơi”; Nhóm 2 báo cáo về cuộc phát kiến của Vasco Đờ Gama - Hình thức “báo cáo sản phẩm trên Power point”; Nhóm 3: báo cáo về cuộc phát kiến của Côlômbô - Hình thức thể hiện “Sân khấu hóa”; Nhóm 4 báo cáo về cuộc phát kiến của Magienlang - Hình thức thể hiện “Thuyết trình trên Poster”. Sau mỗi phần trình bày, GV đều đưa ra những nhận xét, đánh giá và chốt lại nội dung kiến thức quan trọng.

Hoạt động thứ ba là đánh giá về những hệ quả của cuộc phát kiến địa lí, GV đưa ra một đoạn tư liệu và yêu cầu HS đọc, trao đổi trong nhóm cặp đôi và đưa ra những nhận xét về tác động tích cực và hạn chế của các cuộc phát kiến. Để khắc sâu phần nội dung này, GV tiến hành điều khiển một cuộc tranh luận với tình huống giả định là bức tranh giữa những người thổ dân da đỏ châu Mĩ và người da trắng, người thổ dân da đỏ cho rằng “chúng tôi không cần sự có mặt của các ông”, còn người da trắng thì phát biểu “chúng tôi đến để đưa văn minh đến đây”. Lớp sẽ chia thành 2 phe, một bên ủng hộ người da đỏ châu Mĩ còn một bên ủng hộ người da trắng. Mỗi một bên sẽ có thời gian trao đổi, thảo luận, cử đại diện lên tranh biện. GV phổ biến nguyên tắc trong tranh biện như tôn trọng người đối diện, mỗi ý kiến đưa ra không quá 1 phút. Giờ học diễn ra hết sức sôi nổi và GV để HS tự đưa ra kết luận.

Khi tiến hành TN, chúng tôi đều chú trọng đến sử dụng đa dạng các PPDH theo hướng phát triển năng lực HS. Trong tiết TN thứ nhất PPDH sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp đóng vai, phương pháp tranh biện là chủ đạo. Điểm chung của việc sử dụng các phương pháp này là đều hướng đến các hoạt động học tập mà HS là chủ thể, HS lĩnh hội nhiệm vụ từ GV; dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của GV, HS làm việc độc lập hoặc chia sẻ trong các nhóm học tập để tự kiến tạo kiến thức của bản thân. Quá trình học tập diễn ra một cách hào hứng, có hiệu quả. Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy các năng lực của HS được phát hiện và phát huy như: năng lực trình bày một vấn đề lịch sử, năng lực khai thác tư liệu lịch sử, năng lực làm việc nhóm, năng lực tranh biện.

Hoạt động luyện tập

Ở các lớp ĐC, GV củng cố bài học bằng cách khái quát lại những ý chính của bài, hoặc nêu câu hỏi hướng vào nội dung chính của bài rồi gọi HS trả lời, sau đó GV hoàn thiện. Ở lớp TN, GV gọi một, hai HS lên bảng trình bày lại trên lược đồ hành trình phát kiến địa lí, những HS khác theo dõi bổ sung.

Hoạt động vận dụng: Ở lớp TN GV yêu cầu học sinh tìm hiểu thêm về các cuộc phát kiến địa lí, các nhà thám hiểm qua mạng internet hoặc thư viện trường. Hoạt động này đối với lớp ĐC không tiến hành.



HS Trường Nguyễn Tất Thành Hà Nội trong giờ TNSP toàn phần HS Trường Nguyễn 1

HS Trường Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) trong giờ TNSP toàn phần

HS Trường Nguyễn Khuyến Nam Định trong giờ TNSP toàn phần 4 3 2 2 Tiến trình 2

HS Trường Nguyễn Khuyến (Nam Định) trong giờ TNSP toàn phần

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

4.3.2.2. Tiến trình thực nghiệm chủ đề “Hành trình qua miền văn hóa”

Hoạt động mở đầu

Ở tiết TN sư phạm toàn phần thứ hai, dự án học tập “Hành trình qua miền văn hóa” đươc thực hiện sau Bài 23: “Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII”.

Ở lớp ĐC khâu kiểm tra bài cũ vẫn được tiến hành theo cách truyền thống, kiểm tra lại phần kiến thức đã học, GV nêu hai câu hỏi:

1. Hãy trình bày đặc điểm và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh.

2. Đánh giá công lao của Quang Trung và phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước.

HS thuộc bài giơ tay lên bảng trình bày. GV nhận xét, cho điểm HS và khái quát lại kiến thức bài cũ, chuyển sang dạy bài mới.

Trong khi đó ở lớp TN, GV sử dụng một đoạn phim tài liệu về anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ và chiến thắng chống quân Thanh xâm lược năm 1789. GV yêu cầu: HS xem đoạn phim tư liệu để trả lời câu hỏi: Chi tiết nào trong video clip về Quang Trung - Nguyễn Huệ mà em ấn tượng nhất? Vì sao? Hãy nhận xét về vai trò của vua Quang Trung và vương triều Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc ở thế kỉ XVIII. GV cho HS 3 phút xem video clip và ghi lại những điểm quan trọng, sau đó gọi HS lên trả lời, những HS khác theo dõi để nhận xét bổ sung. Trong quá trình trao đổi, đã xuất hiện hai ý kiến khi mỗi HS lựa chọn hai chi tiết khác nhau mà các em thấy ấn tượng về Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Chúng tôi áp dụng hai hoạt động trong sử dụng PPDH theo hướng phát triển năng lực HS trong khâu kiểm tra bài cũ. Tiếp tục so sánh cách kiểm tra của lớp TN với lớp ĐC chúng tôi thấy:


Tiết thực nghiệm thứ hai, ở lớp ĐC cũng có hiện tượng tương tự trong khâu kiểm tra bài cũ, phần lớn các HS không xung phong trả lời, GV gọi, có một HS không trả lời được câu hỏi. Ở lớp TN, từ khâu chuẩn bị bài cho đến khâu tiếp thu kiến thức mới đều được tiến hành theo hướng sử dụng các PPDH nhằm phát triển năng lực HS nên các em có tinh thần hứng khởi, tham gia hoạt động nhiệt tình, khâu kiểm tra bài cũ diễn ra nhanh chóng, giúp cho quá trình tiếp nhận kiến thức mới một cách logic, gây hứng thú học tập. Các kĩ năng như phân tích tư liệu lịch sử, thảo luận, đưa ra nhận xét, đánh giá, giải thích và chứng minh biện luận bảo vệ cho ý kiến cá nhân mình được các HS tiến hành thuần thục.

Hoạt động nghiên cứu kiến thức mới

Trong tiết TN thứ hai, ở lớp ĐC, GV cũng đã sử dụng các kênh hình, phim tài liệu để giới thiệu cho HS về các thành tựu văn hóa của nước ta giai đoạn từ thế kỉ X - thế kỉ XV. Giữa các mục GV đặt câu hỏi gợi mở, phần đông HS chăm chú lắng nghe và ghi chép bài. Tuy nhiên theo quan sát của chúng tôi, HS vẫn trong tâm thế học tập thụ động những câu hỏi GV sử dụng phần lớn chỉ mang tính chất tái hiện kiến thức nên không thu hút được nhóm HS khá giỏi. Không khí lớp học trầm lắng, GV thuyết trình nhiều, có những phần gần như độc thoại.

Ở lớp TN, vì triển khai dạy học dự án nên trong tiết thứ nhất, GV tiến hành việc chia nhóm ngẫu nhiên, giao nhiệm vụ học tập, HS tổ chức bình bầu nhóm trưởng, phân công công việc, GV triển khai và hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ trong dự án, cô trò cùng thảo luận về các tiêu chí đánh giá sản phẩm học tập. Chính vì vậy mà theo quan sát của chúng tôi, tương tác của GV và HS rất tốt, HS chủ động làm việc với nhóm của mình, đưa ra các câu hỏi, thắc mắc, nhờ GV tư vấn thêm các nguồn tư liệu và cách làm. Tuy nhiên cũng có một số HS còn rụt rè, phụ thuộc nhiều vào nhóm trưởng, GV chưa có đủ thời gian để quan sát và hỗ trợ.

Chúng tôi tiếp tục TN ở tiết thứ ba của chủ đề, là tiết báo cáo sản phẩm học tập của các nhóm. Với chủ đề “Hành trình qua miền văn hóa”, GV là vai trò điều khiển hoạt động thuyết trình sản phẩm. GV sử dụng công cụ đánh giá chéo giữa các nhóm, đồng thời đưa ra các tiêu chí rõ ràng như thời gian thuyết trình, nội dung, ngôn ngữ cách diễn đạt. HS rất chủ động khi thể hiện các sản phẩm học tập, tính cạnh tranh và bảo vệ sản phẩm của nhóm mình thể hiện rất rõ. Trong nhiệm vụ học tập có tính mở đó là lựa chọn những thành tựu văn hóa địa phương để giới thiệu và đề xuất giải pháp để bảo tồn các giá trị văn hóa đó. Khi tiến hành TN tại trường THPT Trần Phú (Hải Dương), các nhóm đã có những sản phẩm sáng tạo như giới thiệu về nữ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ, thầy giáo Chu Văn An trong nội dung về giáo dục, thi cử hay giới thiệu về kiến trúc cổng đền đặc sắc với những hoa văn tinh xảo


từ thời kì nhà Trần ở Khu di tích đền Kiếp Bạc. HS trường THPT Nguyễn Bình thì lựa chọn khu danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh) để hoàn thành bài tập về công trình kiến trúc, điêu khắc Phật giáo thời Lí Trần. Như vậy, với nhiệm vụ học tập có tính “mở” đã tạo điều kiện để các em HS có thể mở rộng kiến thức, gắn nội dung học trong nhà trường với thực tiễn địa phương.

Với nội dung đề xuất các nhóm giải pháp để bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa đó, HS ở lớp TN tại Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành đưa ra các giải pháp rất sáng tạo như thiết kế Website về phát triển du lịch bền vững, thiết kế các ứng dụng ( Apps) cho điện thoại thông minh để phục vụ du khách, kích hoạt ngay khi có nhu cầu truy cập, tìm kiếm thông tin về du lịch và văn hóa. HS lớp TN ở Trường THPT Nguyễn Khuyến (Nam Định) thì lại thiết kế các tờ rơi, trong đó giới thiệu chi tiết các địa điểm tham quan, nhà hàng dịch vụ, cơ sở y tế làm gợi ý cho khách khi đến các khu danh thắng. Dù hình thức có khác nhau nhưng các sản phẩm đều có điểm tương đồng đó là nhằm mục đích nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa, đồng thời quảng bá và phát triển du lịch bền vững. Điều này cho thấy trách nhiệm của các em HS đối với xã hội và các giá trị văn hóa dân tộc.

Ở tiết TN thứ hai với PPDH dự án là chủ đạo, các nhiệm vụ được phân công rõ ràng, chủ đề được thực hiện theo từng bước khoa học chính xác. GV đã hỗ trợ tối đa cho các nhóm HS nhưng vẫn có đủ không gian học tập để các em bày tỏ chính kiến và khả năng của bản thân. Trong quá trình thực hiện dự án, các HS đều phát triển các năng lực tự học, năng lực khai thác thông tin, năng lực thuyết trình và các kĩ năng của công nghệ thông tin khi thiết kế các sản phẩm học tập.

Hoạt động luyện tập

Ở tiết này, GV sử dụng Power Point, tranh ảnh về các thành tựu văn hóa tiêu biểu của nước ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX dưới hình thức trò chơi “Ô chữ bí mật”. Cách củng cố bài học của lớp TN hơn lớp ĐC ở chỗ vừa giúp cho HS ghi nhớ kiến thức, vừa hình thành và phát triển các kĩ năng bộ môn. Nói chung, giờ dạy TN từ khâu kiểm tra bài cũ, dạy kiến thức mới đến củng cố bài, chúng tôi vận dụng linh hoạt các PPDH theo hướng phát triển năng lực HS. Các biện pháp này đã phát huy tính tích cực của HS, đưa các em về vị trí của người khám phá, kiến tạo tri thức qua đó hình thành năng lực và phẩm chất của cá nhân.

Hoạt động vận dụng: Ở lớp TN, GV yêu cầu HS kể về một công trình kiến trúc, một sản phẩm văn hóa của địa phương mà em tâm đắc nhất. Hoạt động này không tiến hành ở lớp ĐC.



Sản phẩm Dự án của HS Trường THPT Lê Hữu Trác Hà Tĩnh Báo cáo sản phẩm dự 3

Sản phẩm Dự án của HS Trường THPT Lê Hữu Trác ( Hà Tĩnh)


Báo cáo sản phẩm dự án của HS Trường THPT Trần Quốc Tuấn (Hà Nội)

Giờ hướng dẫn thực hiện dự án tại Trường THPT Nguyễn Bình Quảng Ninh HS 4

Giờ hướng dẫn thực hiện dự án tại Trường THPT Nguyễn Bình (Quảng Ninh)

HS Trường THPT Hồ Thị Kỉ Cà Mau báo cáo dự án Hành trình qua miền văn hóa 4 3 5

HS Trường THPT Hồ Thị Kỉ (Cà Mau) báo cáo dự án “Hành trình qua miền văn hóa”


4.3.3. Tổng hợp và đánh giá kết quả thực nghiệm toàn phần

4.3.3.1. Tổng hợp kết quả thực nghiệm

Để đánh giá kết quả TN sư phạm toàn phần về mặt định lượng, chúng tôi đã tiến hành khâu kiểm tra, đánh giá HS đối với các lớp TN và ĐC. HS làm bài kiểm tra trong khoảng thời gian 15 phút. Kết quả xử lí số liệu trên phần mềm SPSS cho kết quả như sau:

( Thống nhất qui ước: Thực nghiệm sư phạm toàn phần Bài 11: “Tây Âu hậu kì trung đại” – Bài TNSP 1; Thực nghiệm sư phạm toàn phần Dự án “Hành trình qua miền văn hóa – Bài TNSP 2) ”

*Về mẫu nghiên cứu nhóm lớp TN và ĐC


Bảng 4.8. Mẫu nghiên cứu trong bài thực nghiệm 1 và 2



Trường

Số lượng

Nhóm lớp

Tổng cộng

Đối

chứng

Thực

nghiệm

Trường THCS & THPT Nguyễn Tất

Thành (Hà Nội)

Số lượng

43

45

88

Tỷ lệ %

22.4%

23.7%

23.0%

Trường THPT Nguyễn Khuyến

(Nam Định )

Số lượng

49

48

97

Tỷ lệ %

25.5%

25.3%

25.4%

Trường THPT Trần Phú

(Hải Dương)

Số lượng

50

48

98

Tỷ lệ %

26.0%

25.3%

25.7%

Trường THPT Nguyễn Bình

(Quảng Ninh)

Số lượng

50

49

99

Tỷ lệ %

26.0%

25.8%

25.9%

Tổng cộng

Số lượng

192

190

382

Tỷ lệ %

100.0%

100.0%

100.0%

Như vậy, mẫu nghiên cứu có số lượng và tỷ lệ giống nhau ở nhóm ĐC và TN trong bài thực nghiệm 1 và 2. Trong đó, ở nhóm đối chứng có 192 HS (26%), nhóm thực nghiệm 190 HS (25.8%). Số lượng mẫu ở các bài và nhóm nghiên cứu đảm bảo số lượng mẫu và tương đương ở các nhóm phân tích.

*Về kết quả bài kiểm tra của HS

Bảng 4.9. Thống kê điểm số kết quả TN sư phạm toàn phần của 4 trường THPT (Bài 11: Tây Âu hậu kì trung đại)‌

Kí hiệu

Lớp/Số HS

Điểm

3

4

5

6

7

8

9

10


I

ĐC: 10D3

0

0

12

17

9

5

0

0

N = 43

TN: 10D2

0

0

3

10

16

5

9

2

N = 45


II

ĐC: 10A1

0

0

23

9

8

6

3

0

N = 49

TN: 10A7

0

0

1

15

23

9

0

0

N = 48


III

ĐC: 10B

0

0

23

11

10

6

0

0

N = 50

TN: 10A

0

0

9

5

9

18

7

0

N = 48


IV

ĐC: 10A3

0

0

24

9

9

7

1

0

N = 50

TN: 10A1

0

0

6

15

10

12

5

1

N =49


Bảng 4.10. Thống kê điểm số kết quả TN sư phạm toàn phần và các tham số thông qua xử lí số liệu thống kê của 4 trường THPT

(Chủ đề: Hành trình qua miền văn hóa)


Kí hiệu

Lớp/Số HS

Điểm

3

4

5

6

7

8

9

10


I

ĐC: 10D3

0

0

17

13

9

4

0

0

N = 43

TN: 10D2

0

0

6

13

13

11

2

0

N = 45


II

ĐC: 10A1

0

0

21

7

13

7

1

0

N = 49

TN: 10A7

0

0

5

10

15

14

3

1

N = 48


III

ĐC: 10B

0

0

19

10

13

8

0

0

N = 50

TN: 10A

0

0

11

6

18

9

4

0

N = 48


IV

ĐC: 10A3

0

0

11

9

13

14

3

0

N = 50

TN: 10A1

0

0

9

6

16

11

7

0

N = 49


Bảng 4.11. Các tham số thống kê mô tả điểm bài kiểm tra các nhóm bài thực nghiệm 1 và 2

Đặc điểm thống kê

Bài 1

Bài 2

ĐC

TN

ĐC

TN

Số lượng

Hợp lệ

192

190

192

190

Bỏ sót

0

0

0

0

Trung bình

5.93

7.16

6.17

6.88

Sai số trung bình

0.10

0.10

0.10

0.09

Trung vị

6.00

7.00

6.00

7.00

Số trội

5.00

8.00

5.00

7.00

Độ lệch chuẩn

1.33

1.38

1.38

1.27

Phương sai

1.78

1.90

1.91

1.62

Giá trị nhỏ nhất

3.00

4.00

1.00

2.00

Giá trị lớn nhất

9.00

10.00

9.00

10.00

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí