Mục Đích, Đối Tượng, Địa Bàn Và Giáo Viên Thực Nghiệm Sư Phạm


Tiểu kết chương 3

Qua tiến hành những biện pháp vận dụng phương pháp dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh, thực nghiệm sư phạm từng phần chương trình lớp 10 THPT, chúng tôi nhận thấy:

1. Phương pháp dạy học lịch sử rất phong phú, đa dạng, mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc vận dụng phương pháp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu, nội dung, đối tượng, hình thức dạy học.

2. Dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung, quá trình nhận thức lịch sử của học sinh để lựa chọn những phương pháp có ưu thế hơn để hướng đến việc cung cấp kiến thức, hình thành kĩ năng, cảm xúc thái độ, qua đó phát triển năng lực học sinh bao gồm cả năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn.

3. Ba nhóm phương pháp dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh gắn với quá trình nhận thức của HS đi từ trực quan đến tư duy bậc cao và vận dụng thực tiễn, nghĩa là từ mức độ “biết’ đến “hiểu” đến “luận giải và vận dụng”. Vì vậy các nhóm phương pháp đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, lồng ghép, bổ sung cho nhau để đạt được mục tiêu của giờ học.

4. Trong dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh, người giáo viên giữ vai trò xây dựng kế hoạch, thiết kế, tổ chức các hoạt động, định hướng quá trình nhận thức của HS. Còn HS tiếp nhận, phát triển kiến thức kĩ năng, thái độ thông qua quá trình học tập, đề cao sự tự giác, tự học và khả năng vận dụng vào thực tiễn.

5. Giáo viên nên tiến hành đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực. Xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể chi, tiết, kết hợp đánh giá thường xuyên với đánh giá định kì, đánh giá tổng kết. Đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá như đánh giá hồ sơ học tập, sản phẩm học tập của HS.


Chương 4.

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM


Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, ở chương 4 chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm từng phần và toàn phần các PPDH nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học chương trình môn Lịch sử lớp 10 ở một số trường THPT thuộc các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc. Đồng thời, tiến hành phân tích kết quả thực nghiệm, làm cơ sở để rút ra kết luận khoa học và khuyến nghị cần thiết cho luận án.

4.1. Mục đích, đối tượng, địa bàn và giáo viên thực nghiệm sư phạm

4.1.1. Mục đích thực nghiệm

Mục đích của việc thực nghiệm sư phạm từng phần và toàn phần nhằm kiểm định tính hiệu quả và tính khả thi của các PPDH nhằm phát triển năng lực HS trong DHLS ở trường THPT. Qua đó, khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài và tính đúng đắn kết quả nghiên cứu của tác giả Luận án.

4.1.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm

Đối tượng TN: Chúng tôi phối hợp với các trường THPT thuộc một số tỉnh trên cả nước, nhưng chủ yếu tập trung ở khu vực miền Bắc. Việc tiến hành TNSP trên diện khá rộng bao gồm các trường công lập, bán công và tư thục của khu vực thành phố, nông thôn và miền núi. Các lớp được lựa chọn để TN cũng như làm ĐC phải tương đương nhau về số lượng, trình độ và năng lực nhận thức của HS. Riêng đối với thực nghiệm sư phạm toàn phần là HS của 16 lớp 10 (8 lớp TN, 8 lớp ĐC) ở 4 trường THPT. Căn cứ vào đối tượng HS, kết hợp với trao đổi với GV dạy TN và ĐC, chúng tôi lựa chọn cặp lớp TN và ĐC có năng lực nhận thức tương đương, không quá chênh lệch về học lực và nề nếp học tập.

Về GV thực nghiệm: Chúng tôi lựa chọn GV tham gia giảng dạy cho các lớp TN và ĐC có năng lực chuyên môn vững (cả về kiến thức và nghiệp vụ sư phạm); có tinh thần trách nhiệm cao trong giảng dạy, nhiệt tình ủng hộ việc vận dụng các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học, đã có kinh nghiệm giảng dạy ít nhất từ 5 năm trở lên (xem Phụ lục xác nhận của các nhà trường phổ thông). Đối với TNSP toàn phần do các giáo viên trong bảng sau tiến hành:


Bảng 4.1. Danh sách giáo viên dạy TNSP toàn phần


Tên trường

Họ và tên GV

Lớp TN

Lớp ĐC

Lớp

Sĩ số

Lớp

Sĩ số

THCS & THPT Nguyễn

Tất Thành ( Hà Nội)

Lê Thị Thu

10D2

45

10D3

43

Trần Thị Thúy

10D4

44

10D1

42

THPT Nguyễn Khuyến

( Nam Định)

Vũ Thị Nga

10A7

48

10A1

49

Vũ Thị Nga

10A8

46

10A3

47

THPT Trần Phú

( Hải Dương)

Trần Thị Thúy

10A

48

10B

50

Trần Thị Hoa

10I

47

10C

47

THPT Nguyễn Bình

( Quảng Ninh)

Nguyễn Thị Thi

10A1

49

10A3

50

Nguyễn Thị Thi

10A2

48

10A4

47

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Địa bàn thực nghiệm: với mong muốn thể nghiệm giả thuyết khoa học ở địa bàn có đặc điểm kinh tế xã hội, trình độ học lực và hạnh kiểm của HS khác nhau từ đồng bằng đô thị, nông thôn đến các vùng núi, vùng ven biển. Đối với THSP toàn phần chúng tôi tiến hành TNSP ở 4 trường THPT ở 4 tỉnh, thành như sau:

- Hà Nội: Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (kí hiệu: I)

- Nam Định: Trường THPT Nguyễn Khuyến (kí hiệu: II)

- Hải Dương: Trường THPT Trần Phú (kí hiệu: III)

- Quảng Ninh: THPT Nguyễn Bình (kí hiệu: IV)

Chúng tôi chọn 3 tỉnh và thành phố đại diện cho các khu vực thành phố, nông thông, miền biển; trong đó có trường công lập, trường ngoài công lập, trường công tự chủ về tài chính để tiến hành thực nghiệm nhằm bảo đảm tính toàn diện và hiệu quả.

Phạm vi nội dung thực nghiệm toàn phần thuộc Chương trình, SGK môn Lịch sử lớp 10 (hiện hành). Đối với TNSP toàn phần, chúng tôi thực hiện cụ thể ở các nội dung dưới đây:

Bảng 4.2. Danh sách các nội dung TNSP toàn phần


STT

Tên bài/Chủ đề

Học kì

1

Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại

HK 1

2

Chủ đề: Hành trình qua miền văn hóa

( thuộc một phần các bài 20, 24, 25)

HK 2

Thời gian tổ chức TN: từ tháng 8 /2018 đến tháng 6/2020 thuộc năm học 2018

- 2019 và năm học 2019 - 2020.

4.1.3 Nội dung và phương pháp thực nghiệm

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi lựa chọn TNSP từng phần chúng tôi lựa chọn các nội dung đa dạng trong chương trình lớp lịch sử lớp 10 chọn


lọc các nội dung tiêu biểu về lịch sử thế giới cổ đại, trung đại, cận đại và phần lịch sử Việt Nam tương ứng theo phân kì lịch sử.

Đối với TNSP toàn phần, chúng tôi lựa chọn 01 bài thuộc phần lịch sử thế giới (Bài 11: Tây Âu hậu kì trung đại) và 01 chủ đề thuộc phần lịch sử Việt Nam trên cơ sở thiết kế lại các nội dung (Hành trình qua miền văn hóa).

Các giờ TN được tiến hành cùng một khoảng thời gian với các lớp ĐC, GV tiến hành dạy lớp ĐC trước khi dạy TN để các ý tưởng TN không ảnh hưởng đến giờ các lớp ĐC. Giáo án TN thể hiện rõ các biện pháp vận dụng phương pháp dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh đồng thời vẫn đảm bảo mục tiêu dạy học, chương trình, SGK và chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử lớp 10.

Trên cơ sở lí luận mà Luận án đã nêu, chúng tôi đã lựa chọn một số bài học có nội dung kiến thức phù hợp để tiến hành TN sư phạm từng phần và toàn phần các PPDH có ưu thế nhằm phát triển năng lực HS trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Để có kết quả khách quan, chính xác, đối với các tiết dạy TN, chúng tôi đã cố gắng chuẩn bị giáo án kĩ càng cũng như vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học khác sao cho bài học đạt được kết quả tốt nhất.

Qui trình thực nghiệm được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch TN. Chúng tôi làm việc với BGH các trường THPT dự kiến sẽ tiến hành TNSP; căn cứ vào hồ sơ dạy môn Lịch sử để xác định thời gian TN; chọn GV và lớp dạy TN, ĐC; trao đổi với giáo viên, học sinh ở lớp TN về mục đích, nội dung và cách thức TN, đề nghị được tham dự các tiết TN ở tất cả các lớp.

Bước 2: Khảo sát HS ở lớp TN để đánh giá học lực bộ môn thông qua bài kiểm tra kiến thức. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ có những điều chỉnh ở giáo án thực nghiệm ở từng lớp để phù hợp với đối tượng HS.

Bước 3: Thiết kế kế hoạch dạy học: chú trọng vận dụng các PPDHLS nhằm phát triển năng lực học sinh. Giáo án được thiết kế theo chuỗi các hoạt động học tập, sau đó chúng tôi chuyển cho GV dạy TN để các thầy (cô) góp ý hoàn thiện.

Bước 4: Tổ chức TNSP toàn phần.

4.2 Thực nghiệm sư phạm từng phần

Để kiểm nghiệm tính khả thi của các nhóm PPDH nhằm phát triển năng lực HS trong môn Lịch sử, trong quá trình triển khai nội dung luận án, chúng tôi đã lựa chọn và tiến hành thực nghiệm sư phạm từng phần một số PPDH tiêu biểu trong ba nhóm PPDH đã nêu trong luận án. Việc phân tích số liệu thực nghiệm là cơ sở để chúng tôi rút ra kết luận về khả năng áp dụng của đề tài trong thực tiễn dạy học lịch sử ở trường THPT. Cụ thể như sau:


4.2.1 Về nhóm phương pháp day học nhằm phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử

+ Để kiểm nghiệm tính hiệu quả của phương pháp sử dụng nguồn sử liệu trực quan nhằm phát triển năng lực tìm hiểu LS cho HS trong môn Lịch sử, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm Bài 4:“Các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp và Roma” ( LS lớp 10), tại lớp 10D2,10D4, của Trường THCS &THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) và các lớp 10A,10I của Trường THPT Trần Phú (Hải Dương). Kết quả như sau:

Giờ học ở cả hai lớp TN và ĐC đều diễn ra sôi nổi, ở lớp TN, HS rất hào hứng, tự tin khi được tiến hành nghiên cứu nhiệm vụ học tập, phân tích bức tranh về “Quang cảnh thị quốc Địa Trung Hải”; “Cảnh buôn bán tại chợ nô lệ ở Pire” để đưa ra những quan điểm nhận xét của cá nhân về tình hình chính trị, kinh tế chủ yếu và văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây. Đồng thời, mạnh dạn chia sẻ trong các nhóm học tập, cùng bàn bạc và thống nhất đề xuất, phân công phát biểu, thuyết trình. Qua đó, phát triển được các kĩ năng quan sát, nhận diện đúng loại tranh ảnh lịch sử; khai thác những yếu tố lịch sử thể hiện qua tranh ảnh tư liệu, có bộc lộ những cảm xúc lịch sử. Ở lớp ĐC thì giờ học lượng thông tin nghèo nàn hơn, giờ học diễn ra xuôi chiều chủ yếu giáo viên độc thoại, học sinh ngại tương tác, thụ động và không thể quan sát được những biểu hiện để phát triển kĩ năng ở học sinh. Cuối giờ học, chúng tôi tiến hành bài kiểm tra ở cả hai lớp TN và ĐC, kết quả như sau:

Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả thực nghiệm phương pháp sử dụng nguồn sử liệu trực quan

Tiêu chí

Lớp

ĐC, TN

Kết quả - Số HS /%

Không đạt

Đạt

Khá

Giỏi

Thời gian

ĐC: 187HS

TN: 185 HS

20/0,7%

9/48%

115/61,5%

77/41,6%

34/18,2%

64/34,6%

18/9,6%

35/18,9%

Kĩ năng

ĐC: 187HS

TN: 185 HS

18/9,6%

0,3/1,6%

113/60,4%

85/45,9%

45/24,1%

65/35,2%

11/5,9%

32/17,3%

Nhận thức

lịch sử

ĐC: 187HS

TN: 185 HS

21/11,2%

12/6,5%

98/52,4%

57/30,8%

43/23%

70/37,8%

25/13,4%

46/24,9%

Tổng điểm

ĐC: 187HS

TN: 185 HS

11/5,9%

1/0,5%

128/68,4%

93/50,3%

34/18,2%

57/30,8%

14/7,5%

34/18,4%

Kết quả bài kiểm tra xét trên cả ba tiêu chí cho thấy, điểm của lớp TN vẫn cao hơn lớp ĐC. Tổng điểm khá giỏi của lớp TN chiếm 49,2%, trong khi điểm của lớp ĐC chỉ đạt 25,7%; tổng điểm của số HS không đạt ở lớp ĐC là 5,9% còn lớp TN là 0,5%. Điều đó chứng tỏ biện pháp mà chúng tôi đề nghị mang tính khả thi.


+ Để kiểm nghiệm tính đúng đắn của biện pháp trong phương pháp trình bày miệng, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm từng phần Bài 21: “Những biến đổi của nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XVI - XVIII” ở lớp 10 thuộc Trường THPT Lê Quí Đôn (Hà Nội), THPT Trần Phú (Hải Dương), THPT Mông Dương (Quảng Ninh). Kết quả như sau:

Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả thực nghiệm phương pháp trình bày miệng



Lớp/ sĩ số HS

Kết quả thực nghiệm (điểm số/tỉ lệ)

<5

5 - 6

7 – 8

9 - 10

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

TN: 139 HS

12

8,6

58

41,7

46

33,1

23

16,6

ĐC: 141HS

28

19,9

86

61

26

18,4

1

0,7

Qua các tiết TN cho thấy HS được rèn luyện nhận diện các tư liệu lịch sử, xử lí các tư liệu đó, phát triển các kĩ năng trình bày miệng góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, đặc biệt là trong sử dụng ngôn ngữ lịch sử. Quan sát tại lớp TN, chúng tôi nhận thấy phần lớn HS có sự tiến bộ về năng lực sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử: để đánh giá sự tiến bộ của năng lực này ở các em, về mặt định lượng chúng tôi sử dụng phiếu đánh giá ở lớp TN tại hai thời điểm đầu và cuối TN, có so sánh đối chiếu ở lớp ĐC. Kết quả thực nghiệm trên chứng tỏ biện pháp mà chúng tôi đưa ra có giá trị khả thi, có thể áp dụng rộng rãi trong dạy học môn lịch sử chú trọng đến phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử của HS.

Thuyết trình của HS lớp 10A2 Trường THPT Lê Quí Đôn Hà Nội Thuyết trình của 1

Thuyết trình của HS lớp 10A2, Trường THPT Lê Quí Đôn ( Hà Nội)

Thuyết trình của HS lớp 10A1 Trường THPT Mông Dương Quảng Ninh 4 2 2 Về nhóm 2

Thuyết trình của HS lớp 10A1, Trường THPT Mông Dương ( Quảng Ninh)

4.2.2. Về nhóm phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử

+ Để kiểm định tính khả thi của các biện pháp triển khai dạy học nêu và giải quyết vấn đề, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm từng phần Bài 31 “Cách mạng tư


sản Pháp cuối thế kỉ XVIII” (Lịch sử lớp 10) ở Trường THPT DL Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội), trường THPT Bá Thước (Thanh Hóa). Kết quả bài kiểm tra kiến thức của học sinh được biểu diễn bằng biểu đồ sau:

Hình 4.1. Biểu đồ so sánh điểm số giữa lớp TN và ĐC


Kết quả bài kiểm tra nhận thức của HS cho thấy độ chênh lệch về tỉ lệ đạt điểm khá giỏi giữa HS lớp TN với lớp ĐC, chứng tỏ những biện pháp chúng tôi đề xuất là mang tính khả thi cao.

Hoạt động thực nghiệm sư phạm tại Trường THPT dân lập Huỳnh Thúc Kháng Hà 3

Hoạt động thực nghiệm sư phạm tại Trường THPT dân lập Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội)

Thực nghiệm sư phạm tại Trường THPT Bá Thước Thanh Hóa Để kiểm nghiệm tính 4

Thực nghiệm sư phạm tại Trường THPT Bá Thước (Thanh Hóa)

+ Để kiểm nghiệm tính khả thi của phương pháp tranh luận, chúng tôi tiến hành thực nghiệp sư phạm Bài 15: “Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập” (LS lớp 10) ở Trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội), THPT Nguyễn Khuyến ( Nam Định). Bài kiểm tra giữa lớp TN và ĐC như sau:


Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả thực nghiệm phương pháp tranh luận


Lớp/ sĩ số HS

Kết quả thực nghiệm (điểm số/tỉ lệ)

<5

5 - 6

7 - 8

9 - 10

ĐC: 92 HS

12/13%

56/61%

20/21,7%

4/4,3%

TN: 90 HS

3/3,3%

57/63,3 %

22/24%

8/9,4%

Qua bảng kết quả thực nghiệm, có thể thấy chất lượng học tập của HS lớp TN cao hơn so với HS lớp ĐC. Ở lớp TN, số bài đạt loại khá, giỏi nhiều hơn, số bài đạt trung bình ít hơn so với lớp ĐC, không có HS nào bị điểm yếu, điều đó chứng tỏ biện pháp chúng tôi đưa ra có tính khả thi.

Giờ học thực nghiệm tại Trường THPT Nguyễn Tất Thành Hà Nội Giờ học thực 5

Giờ học thực nghiệm tại Trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội)

Giờ học thực nghiệm tại Trường THPT Nguyễn Khuyến Nam Định 4 2 3 Về nhóm 6

Giờ học thực nghiệm tại Trường THPT Nguyễn Khuyến (Nam Định)

4.2.3. Về nhóm phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học

+ Để kiểm nghiệm tính thực tiễn của PPDH theo dự án, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở lớp 10D1 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn (Hà Nội) và lớp 10G, Trường THPT Lê Hữu Trác (Hà Tĩnh ). Kết quả bài kiểm tra 15 phút được tiến hành ở cả lớp TN và ĐC:

Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả thực nghiệm phương pháp dạy học dự án


Lớp/ sĩ số HS

Kết quả thực nghiệm (điểm số/tỉ lệ)

<5

5 - 6

7 – 8

9 - 10

ĐC: 88 HS

5/2,3%

40/50,5%

22/33%

10/14,2%

TN: 84 HS

1/0%

26/36,2%

38/45,8%

15/18%

Quan sát bảng tổng hợp cho thấy, kết quả của lớp TN cao hơn lớp đối chứng.

Điều đó cho phép chúng tôi bước đầu khẳng định tính thực tiễn của PP đề xuất.

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí