Nhóm Phương Pháp Dạy Học Nhằm Phát Triển Năng Lực Vận Dụng Kiến Thức Và Kĩ Năng Đã Học


sôi nổi, HS hăng hái trong giờ học. Nhưng do giới hạn của giờ học nên GV không thể dành nhiều thời gian cho hoạt động đóng vai và HS có thể gặp khó khăn trong việc tổ chức sân khấu hóa lớp học hoặc do điều kiện cơ sở vật chất. Trong hoạt động ngoại khóa mang tính tự nguyện và không bị ràng buộc về thời gian nên là môi trường lý tưởng để HS được đóng vai. Ví như, đóng vai thành hướng dẫn viên du lịch hay nhà sử học nhỏ tuổi… để khám phá về các sự kiện, nhân vật lịch sử. Tuy nhiên, không thể tổ chức thường xuyên hoạt động ngoại khóa vì liên quan đến sự chuẩn bị công phu của cả GV và HS, thời gian và kinh phí phục vụ cho chương trình. Vì vậy, trong quá trình DH, tùy vào mục tiêu bài học, nội dung kiến thức, sự sáng tạo của GV, khả năng nhận thức của HS và điều kiện cho phép mà GV có thể vận dụng phương pháp đóng vai phù hợp và hiệu quả.

Để sử dụng phương pháp đóng vai trong DHLS nói chung, dạy học nhằm phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho HS, theo chúng tôi, cần thực hiện linh hoạt một số công việc sau:

- Căn cứ vào mục tiêu và nội dung cụ thể của bài học để xác định hình thức đóng vai (nhân vật hay tình huống), làm cơ sở để viết kịch bản - nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của phương pháp đóng vai.

- Chia nhóm và giao tình huống cụ thể cho HS lựa chọn tình huống, quy định rõ thời gian chuẩn bị kịch bản và thời gian thể hiện kịch bản.

- Các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản, phân công vai diễn, tập hợp diễn xuất trong nhóm. Việc chuẩn bị kịch bản phải có sự chuẩn bị công phu, dưới sự hướng dẫn của GV, HS phải tự xây dựng kịch bản (đối với HS khá) hoặc GV cung cấp kịch bản (đối với HS trung bình) để các em luyện tập, nhập vai.

- Các nhóm được phân công lên đóng vai theo kịch bản đã xây dựng.

- GV tổ chức HS nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức cơ bản qua đóng vai. Sau đây, chúng tôi đi sâu phân tích hai cách thức đóng vai chủ yếu:

+ Đóng vai nhân vật lịch sử: mục đích giúp HS khắc họa hình tượng nhân vật lịch sử điển hình gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu, phản ánh nội dung kiến thức cơ bản của bài. Bởi vậy, yêu cầu khi xây dựng kịch bản phải chính xác, phản ánh đúng tính cách, hành động và đóng góp của nhân vật. Qua đó, để giúp người xem (HS) hiểu được lịch sử một cách chân thực, khách quan và sinh động, hấp dẫn. Để đóng vai nhân vật thành công, đòi hỏi GV phải hướng dẫn HS sưu tầm tư liệu liên quan trực tiếp đến nhân vật (tiểu sử; ngoại hình; trang phục; tính cách; hoạt động chủ yếu; câu nói nổi tiếng). Vì vậy, đòi hỏi HS phải tìm hiểu kĩ càng và đầu tư nhiều thời gian cho việc tạo dựng hình tượng và phối hợp tập luyện giữa các vai diễn.

103


Ví dụ, khi dạy Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII” (Lịch sử lớp 10), GV tổ chức cho cả lớp đóng vai nhân vật Quang Trung - Nguyễn Huệ quy mô trên lớp được chia nhóm chuẩn bị cho từng trận đánh lớn. Hoặc đóng vai nhân vật này trong hoạt động ngoại khóa kỉ niệm sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh ở trường.

+ Đóng vai tình huống lịch sử: đây là hình thức đóng vai mà HS được đặt trong những tình huống giả định nhất định, dựa trên những thông tin, dữ liệu cho sẵn các em hóa thân vào một hay một số nhân vật để tìm hiểu về quá khứ lịch sử. Khác với đóng vai nhân vật, đóng vai tình huống là HS bộc lộ quan điểm, thái độ của chính bản thân mình khi hóa thân vào một nhân vật nào đó và "thử" ứng xử trước một tình huống giả định.

Trong đóng vai thể hiện hình tượng nhân vật, HS cần phải xây dựng nhân vật Lịch sử cụ thể do GV đưa ra và đúng với sự thực lịch sử. Tình huống trong phần đóng vai được tái hiện phải là một sự kiện có thật. Ngược lại, trong đóng vai tình huống, yếu tố được coi trọng hơn cả là tình huống để HS được "thử" ứng xử và bộc lộ quan điểm, thái độ chứ không phải là nhân vật lịch sử có thật. Đồng thời, nhân vật không nhất thiết phải là nhân vật Lịch sử cụ thể mà có thể là nhân vật do HS lựa chọn, miễn là trong giới hạn mà GV đưa ra. Bởi vậy mà khác với trong đóng vai nhân vật, trong đóng vai tình huống, người học phải tự hình dung về nhân vật sẽ đóng thông qua các dữ liệu của tình huống. HS không bị gò vai diễn theo một khuôn mẫu nào, mà các em được thỏa sức để trí tưởng tượng của mình bay bổng và sáng tạo. Có thể nói, đóng vai tình huống đã góp phần kích thích HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề. Việc “diễn” không phải là phần chính, mà quan trọng là thông qua vai diễn tự tưởng tượng, HS thể hiện được nhận thức, thái độ và đưa ra cách giải quyết như thế nào trong các tình huống cụ thể. Qua đó, HS củng cố kiến thức, phát triển các kĩ năng và đặc biệt là năng lực nhận thức và tư duy lịch sử.

Ví dụ, khi dạy học Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914) (Lịch sử lớp 11), GV có thể đưa ra tình huống đóng vai: Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh triều đình Huế đã kí hiệp ước đầu hàng, nhà yêu nước Phan Bội Châu cùng những người đồng chí hướng đã lập ra Hội Duy tân (1904) và khởi xướng phong trào Đông Du. Em hãy đóng vai là một trong những người thanh niên đương thời hướng ứng phong trào để gửi thư cho nhà yêu nước Phan Bội Châu bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước. Để thực hiện nhiệm vụ này, trước

104


hết, HS cần nắm vững kiến thức cơ bản về chủ trương đấu tranh của ông: về mục tiêu đấu tranh (đánh đuổi Pháp giành độc lập, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến), phương pháp đấu tranh (bạo động vũ trang)... Nhưng xét thấy tiềm lực trong nước chưa đủ để đương đầu với Pháp nên Phan Bội Châu chủ trương Đông Du để học hỏi những tiến bộ của Nhật Bản, đào tạo nhân tài để quay trở lại đấu tranh cách mạng.

3.3.3. Nhóm phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học

Nhóm PPDH nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học thuộc giai đoạn cao của quá trình nhận thức lí tính, giúp HS không chỉ hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, mà quan trọng hơn là biết vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức mới và biết chủ động giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn cuộc sống. Qua đó, hiểu sâu sắc mối quan hệ biện chứng giữa lịch sử quá khứ với cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai. Lúc này, việc học của HS không chỉ dừng ở mức độ nhận thức đúng (trong tư duy), mà là hành động đúng (học qua làm). Từ đó, góp phần quan trọng phát triển năng lực chung, năng lực bộ môn lịch sử, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng cho HS.

Để hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học cho HS, trong quá trình DHLS ở trường THPT, GV cần chú ý sử dụng nhóm các PPDH có ưu thế như: phương pháp học tập qua trải nghiệm, PPDH theo dự án, PPDH tích hợp, PP làm các bài tập nghiên cứu khoa học, phương pháp tìm hiểu và đánh giá thực tiễn, phương pháp tự học, tự nghiên cứu, phương pháp sử dụng kiến thức lịch sử địa phương … Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi tập trung đi sâu tìm hiểu một số phương pháp điển hình sau:

3.3.3.1. Phương pháp dạy học theo dự án

Thuật ngữ dự án trong tiếng Anh là “project”, có nguồn gốc từ tiếng La tinh và ngày nay được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo hay một kế hoạch cần được thực hiện trong điều kiện thời gian, phương tiện tài chính, nhân lực, vật lực nhất định. Khái niệm dự án không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà còn được sử dụng như một phương pháp hay hình thức dạy học tích cực. Tác giả Nguyễn Văn Cường trong Lí luận dạy học hiện đại cho rằng, dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy học định hướng hành động, trong đó “người học tự lực thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của dạy học theo dự án” [3;162].

105


Từ những quan niệm trên, chúng tôi cho rằng, dạy học theo dự án là PPDH tích cực theo định hướng phát triển năng lực HS, là hình thức điển hình của dạy học định hướng hành động, trong đó người học thực hiện nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, thực tiễn, gắn tư duy với hành động, gắn nhà trường với xã hội. Đây là cách dạy học nhằm kích thích động cơ, hứng thú của học sinh để tạo ra các sản phẩm học tập. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ xác định mục đích, lập kế hoạch, thực hiện dự án, thu thập thông tin, phân tích dữ liệu, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả. Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của dạy học dự án.

Dạy học theo dự án có ưu thế đối với phát triển năng lực chung của HS nói chung, năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học trong bộ môn Lịch sử nói riêng. Bởi lẽ:

Thứ nhất, trong PPDH theo dự án HS phải chủ động, độc lập thực hiện các nhiệm vụ học tập phức hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực kiến thức, gắn kiến thức nhà trường với những vấn đề thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, đòi hỏi HS phải biết huy động tổng hợp kiến thức và vận dụng các thao tác tư duy để thực hiện nhiệm vụ học tập.

Thứ hai, dạy học theo dự án là sự phối hợp hoạt động học tập giữa các thành viên trong một nhóm và kết quả học tập được đánh giá thông qua các sản phẩm học tập nên đòi hỏi HS phải có tinh thần tự giác, năng lực giao tiếp và hợp tác để chủ động đề xuất kế hoạch và giải quyết các nhiệm vụ học tập. Đó là môi trường học tập lý tưởng để HS phát triển các năng lực cá nhân, năng lực xã hội và năng lực môn học, trong đó có năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng trong môn LS.

Thứ ba, dạy học theo dự án luôn gắn liền giữa kiến thức lí thuyết với liên hệ thực tiễn. Vì vậy, để thực hiện được các dự án, đòi hỏi HS phải biết chọn lọc và khám phá điều kiện trong đời sống thực tiễn để đối chiếu với kiến thức để hoàn thành sản phẩm phù hợp. Theo đó, tạo động cơ và hứng thú học tập, phát huy được tính tự lực, dám chịu trách nhiệm và sự sáng tạo của người học.

Thứ tư, dạy học theo dự án rèn luyện cho HS tính bền bỉ, kiên nhẫn, đây là một yếu tố cần thiết trong quá trình phát hiện, tìm kiếm kho tàng tri thức nhân loại. Đồng thời, là những đức tính tốt đẹp mà con người cần có.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, dạy học theo dự án vẫn tồn tại một số hạn chế và thách thức nhất định, như đòi hỏi cả GV và HS phải đầu tư nhiều thời gian, công sức và không phải nội dung lịch sử nào cũng vận dụng thành công PPDH này. Hơn nữa, dạy học theo dự án gắn liền với sản phẩm học tập của HS nên chỉ phù hợp


với những HS có ý thức tự giác trong học tập. Hơn nữa, việc dạy học theo dự án cần có phương tiện học tập và điều kiện cơ sở vật chất phù hợp, nên sẽ gây khó khăn cho những trường học ở vùng sâu vùng xa và mặt bằng nhận thức của HS không cao.

Trong chương trình SGK Lịch sử cấp THPT hiện hành, có nhiều nội dung kiến thức có thể sử dụng PPDH theo dự án. Để xây dựng thành công các chủ đề dự án, cần lưu ý một số nguyên tắc cơ bản sau:

- Phải bám sát nội dung kiến thức cơ bản và mục tiêu chương trình, tạo điều kiện để HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn và phù hợp trình độ HS.

- Là những vấn đề phức hợp, đòi hỏi HS phải tích hợp kiến thức các môn học trong quá trình thực hiện dự án.

- Phải phù hợp với trình độ nhận thức và thu hút được sự quan tâm của HS.

- Phải có nguồn tư liệu phong phú và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, tạo điều kiện để HS khai thác, sử dụng, tạo ra những sản phẩm học tập tốt.

Để thực hiện dạy học theo dự án trong dạy học nói chung, trong DHLS để phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học cho HS, có nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, về quy trình, theo chúng tôi cần thực hiện các công việc sau:

- Xác định, lựa chọn tên chủ đề và lí giải lí do chọn/đưa ra chủ đề dự án. Tên chủ đề phải bao trùm được nội dung của dự án; chủ đề phải thể hiện được tính liên môn; dự kiến thời gian (số tiết, tuần) thực hiện dự án.

- Xác định mục tiêu dạy học dự án; sử dụng các động từ đo mức độ nhận thức, rèn luyện và cảm nhận của người học; xác định phẩm chất và năng lực hướng tới.

- Tóm tắt nội dung kiến thức cốt lõi của chủ đề dự án; sử dụng sơ đồ tư duy để sơ đồ hóa kiến thức cốt lõi; tóm tắt kiến thức trọng tâm của dự án.

- Thiết kế kịch bản dự án. Đây là “linh hồn” dự án, thể hiện năng lực của giáo viên trong việc xác định nhiệm vụ cho học sinh; dự kiến phương thức tiến hành dự án.

- Tổ chức thực hiện dự án theo kịch bản đã thiết kế: Hướng dẫn, theo dõi, giám sát học sinh khi làm dự án; góp ý, sửa chữa để học sinh điều chỉnh;

- Tổ chức cho học sinh báo cáo sản phẩm, đánh giá dự án và rút kinh nghiệm. Trong dạy học dự án, việc phân chia giai đoạn chỉ mang tính chất tương đối,

trong thực tế các bước thực hiện dự án đan xen nhau, cần căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ cũng như sự linh hoạt của GV và HS để thực hiện hiệu quả các dự án học tập.

Ví dụ: Trong chương trình Lịch sử lớp 10, với chủ đề “Nền văn minh từ các dòng sông ” thuộc phạm vi kiến thức các bài học là: Bài 3:“Các quốc gia cổ đại phương Đông”, Bài 4:“Các quốc gia cổ đại phương Tây -Hi Lạp và Rôma”, Bài


5:“Trung Quốc thời phong kiến”, Bài 6: “Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ”. GV có thể xây dựng thành dự án học tập, tập trung vào các thành tựu văn minh, văn hóa và hướng dẫn HS thực hiện triển khai dự án.

Bước 1: Xác định mục tiêu dự án và xây dựng câu hỏi định hướng nghiên cứu:


Tên dự án

Câu hỏi định hướng nghiên cứu

Nền văn

minh từ

các dòng sông

-Khái quát những cơ sở hình thành các nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Hoa, Ấn Độ: cơ sở tự nhiên, cơ sở kinh tế, cơ sở xã hội

-Lựa chọn những thành tựu văn hóa tiêu biểu của các nền văn minh này.

-Trình bày thực trạng của các thành tựu đó trong bối cảnh ngày nay.

- Đề xuất giải pháp để bảo tồn và phát huy những giá trị văn minh đó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Vận dụng phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực học sinh Qua thực nghiệm chương trình lớp 10 - 15

Bước 2: Thực hiện dự án

HS làm việc cá nhân hoặc nhóm nhỏ (2-3 người). Thực hiện nhiệm vụ được phân công theo kế hoạch. Các hoạt động cụ thể của HS bao gồm: thu thập thông tin, HS thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau (báo chí, sách tham khảo, internet, thư viện), HS cần sử dụng các công cụ máy ảnh, ghi âm, phiếu phỏng vấn, điều tra, sổ ghi chép; xử lí thông tin thu được; phân tích thông tin, số liệu tổng hợp qua sơ đồ, biểu đồ và đưa ra ý kiến nhận xét, bàn luận về các số liệu đó; trao đổi thường xuyên với thành viên khác trong nhóm để chia sẻ dữ liệu, giải quyết vấn đề, những khó khăn cần tháo gỡ, kiểm tra tiến độ thực hiện, hỗ trợ nhau cùng đảm bảo kết quả chung của nhóm; phát hiện các vấn đề nảy sinh, đối chiếu với yêu cầu (câu hỏi nghiên cứu và những dự kiến ban đầu) để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời; trao đổi và xin ý kiến tư vấn của GV để giải quyết vấn đề nảy sinh hoặc điều chỉnh hoạt động để đảm bảo tiến độ chung.

Bước 3: Tổng hợp và báo cáo kết quả

GV hướng dẫn HS các nhóm thực hiện các hoạt động sau: tổng hợp kết quả dạy học dự án - trình bày sản phẩm: bài thuyết trình, mô hình, hình ảnh minh họa,… do nhóm tạo ra; chuẩn bị kịch bản trình bày kết quả dự án: thảo luận về cách thức, hình thức trình bày sản phẩm của nhóm, các phương tiện cần thiết để thể hiện như: máy tính, máy chiếu, phần mềm trình chiếu (Power Point), video, kết hợp kênh chữ - kênh hình minh họa, đóng kịch, phim, triển lãm sản phẩm tự tạo và phân công cá nhân phụ trách các phần trình bày trong sản phẩm; đại diện nhóm HS báo cáo kết quả dự án, các thành viên khác lắng nghe, bổ sung, trả lời câu hỏi của các nhóm khác. Các nhóm khác lắng nghe, thảo luận, tranh luận nêu ra những câu hỏi để nhóm thực hiện trả lời. Trong bước này, GV là người tổ chức, điều khiển và chú trọng đến các hoạt động như: Hỗ trợ


người điều khiển nhóm (tùy tình hình) bằng cách nêu các câu hỏi bổ sung; phát hiện các vấn đề cần tranh luận trong các dự án và làm trọng tài khi HS tham gia thảo luận, tranh luận về sản phẩm dự án. Yêu cầu các nhóm HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng về kết quả của dự án.

Để kiểm nghiệm tính thực tiễn của PPDH theo dự án, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở lớp 10D1 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn (Hà Nội) và lớp 10G, Trường THPT Lê Hữu Trác (Hà Tĩnh ). Kết quả thực nghiệm cụ thể được trình bày trong chương 4.

3.3.3.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học lịch sử

“Hoạt động” là “tiến hành những việc làm có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhằm một mục đích chung, trong một lĩnh vực nhất định” [101;699]. “Trải nghiệm” là “trải qua”, “kinh qua” [101;1577]. Theo Chương trình giáo dục phổ thông (2018), Hoạt động trải nghiệm là “hoạt động giáo dục, trong đó học sinh dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội” [21;28]. Học tập trải nghiệm là hình thức học tập gắn lý thuyết với thực tiễn, gắn giáo dục trong nhà trường với giáo dục ngoài xã hội, nó “phá vỡ” không gian lớp học, tạo điều kiện cho HS có môi trường mới mẻ để khám phá kiến thức một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. Đây là hoạt động giáo dục mang tính bắt buộc trong nhà trường phổ thông; là cách thức học tập “học sinh dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội, tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này như: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực thích ứng với những biến động trong cuộc sống và các kỹ năng sống khác” [21;28].

Từ những quan niệm trên, chúng tôi cho rằng, trải nghiệm là phương thức học tập bằng quá trình kinh qua, nếm trải, tham gia vào các hoạt động thực tiễn của học sinh, từ đó hình thành, phát triển kiến thức, kĩ năng, thái độ, giá trị, quan điểm, tạo dựng nhân cách người học. Hoạt động này có thể được diễn ra trong hay ngoài giờ học, trong hoặc ngoài trường học, với hình thức tổ chức đa dạng, linh hoạt, mềm dẻo. Hoạt động trải nghiệm trong môn Lịch sử là quá trình giáo viên tổ chức cho học sinh tích cực, chủ động trong quá trình nhận thức trên cơ sở vận dụng kiến thức trong SGK

109


kết hợp với kinh nghiệm của bản thân và kiến thức từ thực tiễn để giải quyết nhiệm vụ học tập một cách sáng tạo và phù hợp. Qua đó, bồi dưỡng phẩm chất nhân cách tốt đẹp và phát triển các năng lực chung, năng lực bộ môn, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào việc chiếm lĩnh kiến thức mới, cũng như đánh giá thực tiễn cuộc sống.

Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Lịch sử góp phần cụ thể hoá, làm sâu sắc, phong phú, sinh động kiến thức môn học; là cơ hội để học sinh rèn luyện kỹ năng bộ môn. Đồng thời, bồi dưỡng cho học sinh tinh thần chủ động, ý thức tự giác, trách nhiệm trong học tập và cuộc sống, nâng cao niềm say mê, hứng thú học tập bộ môn. Qua đó, góp phần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh” [10]. Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Lịch sử được tiến hành với nhiều hình thức khác nhau như các hoạt động trải nghiệm trong giờ học nội khóa trên lớp như dạy học thông qua “đóng vai”, kĩ thuật tranh luận, phản biện, dạy học nhóm và các hoạt động ngoài lớp như tham quan bảo tàng, khu di tích, các giờ sinh hoạt truyền thống, học tập tại làng nghề, các cuộc thi tìm hiểu… thông qua hình thức dạy học dự án, dạy học theo hợp đồng.

Trong chương trình SGK Lịch sử hiện hành ở trường THPT có nhiều nội dung có thể tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh, như trải nghiệm tại di tích lịch sử - nơi lưu giữ những hiện vật còn lại của quá khứ; nơi xảy ra các trận đánh; nơi thờ cúng những người có công với Tổ quốc; nơi có các làng thủ công truyền thống; nơi lưu giữ những công trình văn hóa tiêu biểu; tổ chức tham quan, xây dựng các câu lạc bộ, sân khấu hóa, hoạt động xã hội/tình nguyện, diễn đàn, giao lưu, hội thảo, trò chơi, cắm trại, lao động công ích… Điều quan trọng là, trong quá trình dạy học, tùy vào mục tiêu môn học, nhu cầu của học sinh, điều kiện của nhà trường mà giáo viên chủ động lựa chọn nội dung trải nghiệm phù hợp và hiệu quả.

Để tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học cho HS đạt hiệu quả, GV cần hướng dẫn HS thực hiện:

- Lập kế hoạch trải nghiệm: Căn cứ vào mục tiêu của môn học, nội dung sách giáo khoa, phân phối chương trình, ưu thế của địa phương, nhu cầu, hứng thú của học sinh mà giáo viên xác định chủ đề trải nghiệm cho phù hợp.

- Thiết kế kế hoạch hoạt động trải nghiệm (xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung, địa điểm, thời gian, công tác chuẩn bị, các hoạt động…). Trong đó, việc xác định/đặt tên chủ đề giữ vai trò đặc biệt quan trọng vì nó định hướng cho giáo viên trong việc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023