Định Hướng Về Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch Du Lịch Sinh Thái


CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT

TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH CÀ MAU


3.1. Các định hướng phát triển

3.1.1. Định hướng về phát triển các loại hình du lịch Du lịch sinh thái

Với hai hệ sinh thái rừng ngập mặn và rừng tràm, Cà Mau có tiềm năng rất lớn để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Du khách đến Cà Mau để tận hưởng bầu không khí trong lành, tham quan những khu rừng còn mang đầy nét hoang sơ của một vùng đất phương Nam mới được khai mở, đến thăm sân chim lớn nhất nhì của cả nước với nhiều loại chim khác nhau hay vườn cây ăn trái bốn mùa trĩu quả. Ngoài ra Cà Mau còn có biển với những đảo đẹp như Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, hay những con sông với những vẻ đẹp nên thơ rất gắn bó với cuộc sống của những con người vùng đồng bằng châu thổ.

Hơn nữa ngày nay du lịch sinh thái đang phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. Du lịch sinh thái như một hiện tượng và xu thế phát ngày càng được quan tâm của nhiều người. Cho nên, thiết nghĩ Cà Mau triển cần tận dụng tiềm năng du lịch sinh thái của mình để khai thác tối đa loại hình du lịch này. Bên cạnh đó cần có sự ưu tiên hơn trong đầu tư phát triển so với các loại hình du lịch khác vì đó cũng là thế mạnh, nét đặc trưng độc đáo của riêng tỉnh Cà Mau so với các tỉnh khác vì hệ sinh thái rừng tram và rừng ngập mặn của Cà Mau lớn hơn so với các tỉnh khác về quy mô và chủng loại động thực vật trong rừng (so với rừng ngập mặn ở Xẻo Quýt, Cần Giờ).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Vì Cà Mau chỉ là vùng đất mới được khai phá nên xét về tài nguyên du lịch nhân văn chưa có tính độc đáo và đặc sắc cho lắm. Cho nên các loại hình du lịch


Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau - 9

văn hóa, tham quan các di tích lịch sử văn hóa không phải là thế mạnh của du lịch

tỉnh Cà Mau.

Du lịch tham quan

Với các cảnh đẹp như Đầm Thị Tường, vườn dơi, nhà sàn của Bác…


Du lịch văn hóa

Đến Cà Mau du khách có thể tham quan các đình chùa mang đậm nét văn hóa của người Hoa, người Khmer hay được biết đến cuộc sống của người dân Nam bộ vùng sông nước với những mái nhà sàn, vuông tôm, hàng đáy…những khu chợ nỗi trên sông, những di tích lịch sử văn hóa ghi dấu ấn của quá trình lịch sử của người dân Cà Mau.

3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch

3.1.2.1. Đối với sản phẩm hữu hình

“Sản phẩm du lịch là sự kết hợp giữa hàng hóa và dịch vụ du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng, tài nguyên du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách trong quá trình đi du lịch”. Như vậy sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dung đặc biệt của dân cư, đó là nhu cầu hiểu biết về văn hóa, lịch sử chiêm ngưỡng những cảnh đẹp thiên nhiên. Bên cạnh đó, du khách luôn tìm hiểu và nhận thức, tìm tòi, khám phá cái mới, do vậy họ ít trung thành với một sản phẩm du lịch duy nhất. Cho nên đa dạng hóa sản phẩm du lịch là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của du lịch tỉnh, đem lại vị thế cạnh tranh cao trong môi trường kinh tế mang tính cạnh tranh quyết liệt như hiện nay. Ngoài ra còn phải nắm bắt kịp thời nhu cầu của du khách để tạo ra sản phẩm thỏa mãn tốt cho nhu cầu của du khách.

Những năm gần đây Cà Mau chú trọng hơn đến phát triển loại hình du lịch sinh thái-một loại hình du lịch được quan tâm và yêu thích hiện nay. Du lịch sinh thái rừng ngập mặn với các điểm du lịch Mũi Cà Mau, Khai Long, Cồn Ông Trang, khu bảo tồn sinh thái 184. Du lịch sinh thái với các rừng tràm với các điểm rừng đặc dụng Vồ Dơi, rừng tràm ong mật U Minh, du lịch sông nước…

Bên cạnh đó chương trình du lịch của các doanh nghiệp còn quá nghèo nàn, trùng lắp, hàng hóa sản phẩm của địa phương, hàng lưu niệm chưa được khai thác,


sản xuất chế biến, giới thiệu nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Vì thế ngành du lịch Cà Mau cần phải:

Ngành văn hóa thông tin cần tiến hành quy hoạch tổ chức lại các nhà hát, điểm trình diễn văn nghệ để phục vụ nhu cầu giải trí của người dân địa phương và khách du lịch, cần có sự đầu tư đúng mức cho các Câu lạc bộ đờn ca tài tử tại các huyện vì đờn ca tài tử là nét đặc trưng trong đời sống văn hóa của người dân địa phương, cần được phát triển, nhân rộng và giới thiệu với khách du lịch.

Thời gian qua kinh doanh du lịch Cà Mau chì kinh doanh chủ yếu nhóm hàng lưu trú và ăn uống, thời gian tới cần phải chú ý khai thác đầu tư các nhóm hàng du lịch như: lữ hành, vận chuyển khách và dịch vụ.

Sở Văn hóa thông tin phải tích cực theo dõi tiến độ đầu tư thực hiện các dự án: bảo tồn di tích lịch sử văn hóa tự nhiên, đầu tư nâng cấp công viên văn hóa, đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa như: di tích lịch sử Hòn Khoai và chứng tích chiến tranh khu Hải Yến Bình Hưng, bia kỷ niệm đường Hồ Chí Minh trên biển tại Rạch Gốc, Ngọc Hiển.

Khai thác các sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương như: Ong mật U Minh, dâu Cái Tàu, tôm khô, tôm lụi, cá khô Khoai, các loại thủy sản chế biến và qua sơ chế, các ấn phẩm văn hóa địa phương.

Cần chú trọng phát triển thêm nhiều loại hình du lịch như du lịch thể thao, du

lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch tôn giáo…

Cần khôi phục, hỗ trợ những làng nghề truyền thống để đưa vào khai thác phục vụ du lịch. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ: nón lá mật cật U Minh, các sản phẩm từ dừa, mành trúc, chiếu hoa, các sản phẩm đan lát, xây dựng các làng nghề cho khách tham quan và mua sản phẩm lưu niệm.

Cần dựa vào thế mạnh về điều kiện tự nhiên của tỉnh mà nghiên cứu, tạo ra

loại hình du lịch đặc thù cho tỉnh mình.

3.1.2.2. Đối với sản phẩm vô hình

Thường xuyên mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên du lịch nhất là đối với lực lượng nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch. Giúp các nhân viên, đặc biệt là đội ngũ các hướng dẫn viên tăng thêm kiến thức ở


mọi lĩnh vực, giúp họ học cách ứng xử cộng đồng để tạo được ấn tượng tốt đẹp

trong lòng du lịch.

Thêm vào đó cần có biện pháp giúp cộng đồng địa phương học cách giao tiếp với khách du lịch một cách lịch sự, thân thiện nhất để tạo được cái nhìn tốt đẹp từ khách. Có như thế thì khi có cơ hội họ sẽ trở lại, hơn nữa khi tạo được ấn tượng tốt thì khách đến sẽ giới thiệu cho người thân, bạn bè…Đây là một điều rất quan trọng trong công tác cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch vì hoạt động du lịch là hoạt động giao tiếp giữa người và người.

3.1.3. Định hướng đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du

lịch

Con người là yếu tố quyết định của mọi sự phát triển, vì vậy đào tạo trực tiếp hay gián tiếp trong ngành du lịch là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển của ngành du lịch cả nước nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng vì sản phẩm du lịch có chất lượng và có sức cạnh tranh cao hay không phụ thuộc vào yếu tố con người và trình độ nghiệp vụ của họ. Sẽ là một lãng phí rất lớn nếu chỉ có tập trung đầu tư vào kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật mà bỏ qua yếu tố con người. Việc nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và lao động trong ngành du lịch là một công tác hết sức cần thiết và cực kỳ quan trọng. Nó bao gồm:

Chăm lo xây dựng đời sống và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên lao động cả về chính trị, đạo đức, ý thức trước những vấn đề văn hóa xã hội dưới tác động của du lịch. Nâng cao ý thức của họ trong công tác giữu gìn, bảo vệ môi trường nhất là khi thế mạnh của Cà Mau là du lịch sinh thái và du lịch sông nước.

Rà soát, phân loại trình độ, cơ cấu đào tạo của nguồn nhân lực ngành, từ đó có các khóa đào tạo mới và đào tạo lại về quản lý chuyên môn, nghiệp vụ du lịch đối với tất cả cán bộ và lao động hiện đang công tác trong ngành du lịch của tỉnh.

Đào tạo mới các chuyên gia về lĩnh vực đầu tư, tiếp thị, tuyên truyền, quảng

bá, quản lý khu du lịch, khu vui chơi, giải trí…

Tuyển chọn cho đội ngũ hướng dẫn viên có năng khiếu giao tiếp, giỏi ngoại

ngữ, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ…


Có thể cử một số cán bộ du lịch sang các tỉnh bạn để học tập kinh nghiệm, phối hợp với họ tổ chức các chương trình giao lưu để giao lưu, nắm bắt các thông tin, tạo mối quan hệ đầu tư ngành.

Thực hiện xã hội hóa du lịch, nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên và toàn dân về du lịch.

3.1.4. Định hướng đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ du

lịch

Quy hoạch, đầu tư các công trình hạ tầng chủ yếu trong các khu du lịch, tạo điều kiện thu hút các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch. Sớm đầu tư các tuyến giao thong đường bộ nối đến các khu, cụm du lịch, xây dựng bến tàu – xe, bến đậu ca nô, xuồng máy phục vụ vận chuyển, đưa đón hành khách.

Đầu tư xây dựng nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cơ sở lưu trú và các công trình dịch vụ du lịch, xây dựng các khách sạn – nhà hàng có các công trình dịch vụ đa dạng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.

Phát triển hệ thống công trình vui chơi giải trí, tại các khu du lịch quan trọng như Đất Mũi Cà Mau, bãi biển Khai Long, đảo Hòn Khoai, công viên văn hóa Cà Mau…cần đầu tư các công trình vui chơi giải trí với quy mô thích hợp gắn với các cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, các quầy hang thương mại nhằm tăng sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch, nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch.

Phối hợp với ngành Văn hóa Thông tin trong việc tôn tạo các di tích văn hóa

–lịch sử, kết hợp giữa khai thác và đầu tư tôn tạo nhằm giữ gìn các giá trị văn hóa

lịch sử của các di tích.

3.1.5. Định hướng tăng cường công tác xúc tiến, quảng cáo, tiếp thị các sản

phẩm du lịch

Để khách du lịch có ấn tượng về Cà Mau, tỉnh cần xây dựng một thương hiệu cho riêng mình, một khẩu hiệu du lịch cho Cà Mau để khách nhớ đến và điều này có thể kích thích họ đến với tỉnh mình nhiều hơn. Để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch cần phải có sự tăng cường đầu tư cho công tác xúc tiến, tuyên truyền về du lịch của tỉnh như:


Từng bước nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dung và có những thông tin định hướng cho cơ sở kinh doanh và các địa phương tổ chức tạo mức “cung” du lịch phù hợp.

Liên doanh với các hãng lữ hành lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh là giải pháp phù hợp nhất trong điều kiện hiện nay để tìm và mở rộng khai thác thị trường khách quốc tế và Thành phố Hồ Chí Minh – thị trường tiềm năng của tỉnh, sau đó vươn tới kinh doanh lĩnh vực lữ hành quốc tế, tăng cường trao đổi thong tin, kinh nghiệm Marketing, tham gia tích cực vào hoạt động du lịch của cả nước như các hội chợ du lịch, lễ hội, hội thi…Khi đã có điều kiện thì nên đặt các văn phòng đại diện du lịch cùa tỉnh Cà Mau tại các thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…

Đẩy mạnh các hoạt động như: liên doanh với các tỉnh và thành phố để tổ chức các tour liên vùng, nối tour, nối tuyến; tuyên truyền quảng cáo dưới nhiều hình thức đa dạng để thu hút khách.

Nâng cao nhận thức về du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân; tạo lập và nâng cao hình ảnh của du lịch Cà Mau trong khu vực và trên thế giới để qua đó thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư vào du lịch.

Xây dựng các hệ thống trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin cho

khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, các lực lượng thông tin đối ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm; tranh thủ hỗ trợ quốc tế để xúc tiến quảng bá du lịch có hiệu quả.

Thực hiện các chương trình thông tin tuyên truyền, công bố những sự kiện thể thao, văn hóa, lễ hội lớn trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các chiến dịch xúc tiến, sự kiện quảng bá, phát động thị trường theo chuyên đề; tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch ở trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế.

Có kế hoạch quan hệ báo chí và PR (public relation – quan hệ công chúng)

như:


Định kỳ đặt các nhà báo viết bài về Cà Mau đăng ở những bài báo lớn hoặc một năm nên 1 – 2 lần mời các nhà báo, đài truyền hình xuống làm chuyên đề tại Cà Mau.

Ngành du lịch có thể kết hợp với ngành văn hóa thông tin mời các đoàn làm phim xuống đóng phim lấy bối cảnh Cà Mau, nếu được như vậy thì các điểm tham quan trong tỉnh sẽ có nhiều người biết đến.

Phát hành những ấn phẩm có chất lượng và những thông tin chính về du lịch Cà Mau như bản đồ du lịch Cà Mau, bưu ảnh về du lịch Cà Mau để giới thiệu về tiềm năng du lịch, con người, cảnh quan của tỉnh Cà Mau cung cấp những thông tin cần thiết cho khách về các cơ sở lưu trú, các điểm tham quan, các dịch vụ du lịch, xây dựng chuyên đề trên báo đài truyền hình địa phương và Trung ương để giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên, con người Cà Mau.

Bước đầu có thể gởi một số tập gấp, tờ bướm giới thiệu về du lịch Cà Mau đến các nơi mà được nhận thấy là sẽ có khả năng mua sản phẩm du lịch của mình, chẳng hạn như các hãng lữ hành lớn của Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, một số công ty lớn để họ thưởng tuor cho nhân viên khi hoàn thành tốt công việc.

Cần tăng cường cập nhật thông tin cho website du lịch của tỉnh để nhiều người biết đến hình ảnh con người và du lịch Cà Mau nhiều hơn nhất là đối với du khách nước ngoài.

3.1.6. Định hướng kế hoạch đầu tư phát triển

Để phát triển du lịch tỉnh cần đưa ra những đề xuất kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài và thực hiện nhũng chính sách ưu đãi đầu tư du lịch. Đề xuất những giải pháp cơ bản sau:

Miễn giảm tiền thuê đất, dành sự ưu đãi cho các dự án du lịch vì đây là ngành kinh tế có thu nhập cao, thu hút nhiều nhân lực, giải quyết việc làm cho người dân địa phương mà lại ít gây ô nhiễm môi trường.

Khuyến khích bằng cách miễn giảm thuế thu nhập đầu với những nhà đầu tư có dự án vào Tăng cường liên doanh trong nước và nước ngoài nhằm xây dựng thêm các khách sạn, nhà hàng, mua sắm phương tiện vận chuyển khách du lịch…

Đầu tư xây dựng, tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng tốt, độc đáo,

hấp dẫn để đưa ra thị trường giới thiệu.


3.1.7. Định hướng các thị trường mục tiêu

Ngành du lịch tỉnh cần xác định được thị trường mục tiêu mà tỉnh nhắm đến là thị trường nào để đề ra chiến lược xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và dịch vụ một cách phù hợp nhất.

Với cơ sở hạ tầng hiện có và được xây dựng thêm trong thời gian sắp tới thì tỉnh nên chú trọng những thị trường sau:

Khách du lịch nội địa trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long trong những ngày lễ, tết. Cần chú ý các tỉnh lân cận, nhất là Thành Phố Cần Thơ vì đây là đối tượng khách tương đối dễ tính, lại cách những các điểm tài nguyên du lịch sinh thái vườn quốc gia không xa lắm, nên họ có thể đi tham quan, nghỉ ngơi vào cuối tuần.

Khách nội địa từ Thành Phố Hồ Chí Minh và những tỉnh miền Đông Nam Bộ đến tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển và thả hồn mình vào trong những khu du lịch sinh thái với màu xanh bạt ngàn, yên tĩnh. Không chỉ dừng lại đó còn có thể tham gia vào những lễ hội diễn ra trong tỉnh như: Lễ hội “Ba Khía”, lễ hội vía Bà Thiên Hậu, Chnam Thmay…Và trên tất cả, một điều rất đặc biệt là du khách đến với Cà Mau để tận mắt được nhìn thấy Mũi Cà Mau_ “Mũi thuyền ta đó”, nơi đây có cột mốc quốc gia và bất cứ du khách nào khi đến đây đều nép mình vào đó để chụp vài tấm ảnh về làm kỷ niệm.

Đối tượng sinh viên, học sinh đi nghiên cứu, học tập, cắm trại vào mùa hè.

Khách nước ngoài yêu thích thiên nhiên, khách ba lô, khách đi xe đạp. Thông thường khách người Pháp, Tây Ban Nha rất thích phong cảnh đồng quê, thiên nhiên hoang dã, nhất là xưa kia người Pháp đã để lại dấu ấn xây dựng ở đây. Hơn nữa người Pháp luôn cho rằng được đi thăm dòng sông MêKông là điều huyền diệu.

3.2. Quy hoạch các cụm, tuyến, điểm du lịch

Quy hoạch các cụm du lịch

Trong không gian du lịch tỉnh Cà Mau việc xác định cụm du lịch có thể căn

cứ vào những tiêu chuẩn sau:

Ngày đăng: 30/03/2023