Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả - Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim 1675414516 - 2


những cách tân độc đáo, những cảm xúc mạnh mẽ và cách thể hiện táo bạo, khác lạ. Trong khi đó, những người chủ trương bảo thủ (Trần Mạnh Hảo, Hoàng Xuân Tuyền…) lại coi thơ của Vi Thùy Linh là nổi loạn, không lành mạnh, không phải là thơ.Cuộc tranh luận này kéo dài từ ngày 17/02/2001 đến ngày 24/3/2001, liên tiếp trong các số 7, 8, 9, 10 trên báo Người Hà Nội.Cuộc tranh luận về thơ Vi Thùy Linh tuy đã kết thúc nhưng nó khẳng định được sức ảnh hưởng mạnh mẽ của thơ Vi Thùy Linh đối với nền thơ ca đương đại Việt Nam. Bên cạnh đó, có rất nhiều những bài viết, công trình nghiên cứu về thơ Vi Thùy Linh có thể kể đến như: Thơ Vi Thùy Linh, một khát vọng trẻ (Nguyễn Thụy Kha, Người Hà Nội, số 8 – 2001); Linh ơi…! (Nguyễn Thanh Sơn, Người Hà Nội, số 8 – 2001); Hiện tương Vi Thùy Linh (Nguyễn Huy Thiệp); Đọc “Linh” thơ Vi Thùy Linh (Văn Đắc, Phụ bản Thơ, Báo Văn nghệ, số 16, tháng 10 -2004); “Sex” làm nên “thương hiệu” Vi Thùy Linh? (Lê Thị Huệ); Thơ của một cô gái tuổi 20 (Tô Hoàng, Người Hà Nội, số 7, ngày 17/02/2001); Vi Thùy Linh, nhục cảm sáng tạo (Thụy Khuê); Vi Thùy Linh và một kiểu tư duy về lời (Trần Thiện Khanh); Vi Thùy Linh – thi sĩ của ái quyền (Chu Văn Sơn); Thơ Vi Thùy Linh giữa những quyền lực của lời (Nguyễn Thị Thanh Tâm); Thơ trẻ Việt Nam đương đại qua ba tác giả Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư và Ly Hoàng Ly(Nguyễn Thị Mai Anh); Cái tôi trữ tình thơ trẻ đương đại (Qua Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải) (Phan Trắc Thúc Định)… Vi Thùy Linh tiếp tục hoạt động sáng tác thơ ca và đạt được nhiều thành tựu với các tập thơ như Đồng tử(2005), ViLi in love (2008), Phim đôi – Tình tự chậm(2010), ViLi và Paris (2012). Những tập thơ trên cũng nhận được sự chú ý của nhiều nhà phê bình, nghiên cứu.

Về Ly Hoàng Ly: Ly Hoàng Lyxuất hiện trên văn đàn với hai tập thơ Cỏ trắng(1999)và Lô lô(2005). Với hai tập thơ trên, Ly Hoàng Ly đã ghi tên mình một cách ấn tượng trong làng thơ trẻ và công chúng yêu thơ. Bên cạnh việc sáng tác thơ, Ly Hoàng Ly còn hoạt động nghệ thuật hội họa và tạo hình, vì vậy người đọc sẽ rất ấn


tượng bởi việc sử dụng màu sắc, hình khối trong hình ảnh thơ của Ly Hoàng Ly. Ngay từ khi xuất hiện, những tác phẩm thơ của Ly Hoàng Ly đã được chú ý, và bài phê bình tiêu biểu nhất về thơ Ly Hoàng Ly là Ly Hoàng Ly và bóng đêm của Thụy Khuê. Bên cạnh đó, có nhiều những công trình nghiên cứu về thơ trẻ đương đại có nhắc đến thơ Ly Hoàng Ly như: Ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay (qua một số trường hợp tiêu biểu) (Nguyễn Thị Hưởng); Thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập kỷ 80 đến nay – những đổi mới cơ bản (Đặng Thu Thủy); đặc biệt trong công trình nghiên cứu Thơ trẻ Việt Nam đương đại qua ba tác giả Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư và Ly Hoàng Ly (Nguyễn Thị Mai Anh) tác giả đã đi sâu tìm hiểu những nét đặc sắc trong thơ Ly Hoàng Ly và khái quát được một số những đặc trưng của thơ trẻ đương đại.

Về Bùi Sim Sim: Bùi Sim Sim khẳng định tài năng trên con đường đến với địa hạt văn chương với hai tập thơ Thì thầm lá non (1996) và Giữa hai chiều quên nhớ (2003). Tuy chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu đi vào tìm hiểu về thơ của tác giả, nhưng những trang thơ của chị đã thực sự đi vào lòng người đọc yêu thơ, gây ấn tượng một cách nhẹ nhàng mà sâu lắng bởi sự thể hiện đầy dung dị mà vẫn mới mẻ. Bùi Sim Sim là một trong những cây bút nữ tiêu biểu của nền thơ ca đương đại Việt Nam.

Có thể thấy, cả ba tác giả trên đều là những gương mặt nhà thơ trẻ của nền văn học bước sang giai đoạn đương đại sau 1986. Họ là những đối tượng nghiên cứu, đối tượng tìm hiểu của nhiều nhà phê bình. Tuy nhiên, những nghiên cứu về họ đều mang cái nhìn khái quát, chung chung và đánh giá ở góc độ đổi mới về hình thức nghệ thuật ở các nhà thơ trẻ. Những nhà nghiên cứu có thể tán dương, đề cao hoặc phê phán, phủ nhận những nét cách tân trong thơ của những nhà thơ trẻ trên con đường đổi mới văn chương nhưng chưa nhìn nhận thật sâu sắc ở vấn đề sự vận động của cái tôi cá nhân trong bình diện chung của quan niệm văn học thời đại. Dẫu sao thì bản lĩnh của người


phụ nữ có tài năng thơ ca, dám khai phá, tìm tòi những cái mới, dám đem hết thảy những suy nghĩ, tình cảm cá nhân thể hiện trong thơ thì đó đều là những sự cố gắng thực sự đáng trân trọng.

3. Mục đích – Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Nghiên cứu Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim nhằm mục đích:

- Tìm hiểu về cái tôi trữ tình và những đặc trưng của thơ nữ trong văn học.

Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả - Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim 1675414516 - 2

- Tìm hiểu những đặc điểm, những nét đặc sắc trong việc thể hiện cái tôi trữ tình của ba nhà thơ nữ trẻ sau năm 1986.

- Nghiên cứu và tìm hiểu một số hình thức nghệ thuật biểu đạt cái tôi trữ tình trong thơ của ba nhà thơ.

Qua đó, khái quát được cá tính sáng tạo, thành công nghệ thuật của Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim cũng như những đóng góp của họ trong sự nghiệp đổi mới và cách tân thơ ca Việt Nam hiện nay.

Đối tượng nghiên cứu


Cả ba nhà thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim đều là những nhà thơ trẻ, trưởng thành và phát triển sự nghiệp văn chương giai đoạn sau năm 1986. Đề tài mới mẻ trong nghiên cứu văn học vừa là cơ hội, vừa là động lực thôi thúc chúng tôi khảo sát và tìm tòi. Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu về Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim vì nhận thấy rằng những sáng tác của ba nhà thơ trên chưa được nghiên cứu, đề cập đến một cách có hệ thống. Bên cạnh đó, nghiên cứu về Cái tôi trữ tình trong thơ của Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim còn có một vai trò quan trọng trong việc khẳng định vị trí của nhà thơ nữ trong sự phát triển của nền văn học thời kỳ đổi mới và vai trò của họ trong việc duy trì sức sống của thơ ca trong giai đoạn hội nhập toàn cầu.



Phạm vi tư liệu


Phạm vi tư liệu của Luận văn tập trung trong những tác phẩm chính của ba nhà thơ:


- Nhà thơ Vi Thùy Linh với 6 tập thơ:

Khát (1999), Nxb Phụ nữ.

Linh (2000), Nxb Thanh niên.

Đồng tử (2005), tập thơ song ngữ, Nxb Văn nghệ TP. HCM.

ViLi in love (2008), tập thơ song ngữ Việt – Anh, Nxb Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh.

Phim đôi – Tình tự chậm (2010), Nxb Thanh niên.

ViLi và Paris (2012), tập thơ song ngữ Việt - Anh, Nxb Hội nhà văn.

- Nhà thơ Ly Hoàng Ly với 2 tập thơ:

Cỏ trắng (1999), Nxb Hội nhà văn.

Lô lô (2005), Nxb Hội nhà văn.

- Nhà thơ Bùi Sim Sim với 2 tập thơ:

Thì thầm lá non (1996), Nxb Hội nhà văn.

Giữa hai chiều quên nhớ (2003), Nxb Hội nhà văn.


Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn liên hệ mở rộng đến một vài sáng tác văn học, nghệ thuật khác của ba tác giả.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn này đề cập đến vấn đề cái tôi trữ tình không chỉ đơn thuần là một yếu tố trong nghiên cứu văn học mà còn xét nó ở góc độ nghiên cứu thi pháp. Chính vì vậy, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

- Phương pháp tiếp cận thi pháp học

- Phương pháp phân tích – tổng hợp

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp so sánh



5. Cấu trúc Luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn của chúng tôi được triển khai theo ba chương:

Chương 1: Khái lược về cái tôi trữ tình và thơ nữ trẻ sau 1986


Chương 2: Các dạng biểu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim

Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim



Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ THƠ NỮ TRẺ SAU 1986

1.1. Khái lược về cái tôi trữ tình

1.1.1. Khái niệm cái tôi


Ngay sau khi nhận thức con người thoát khỏi sự ngự trị của tôn giáo, ý thức về cá nhân, về cái tôi đã được nhiều nhà khoa học, triết học khẳng định. Các triết thuyết về tôn giáo cơ bản không thừa nhận cái tôi cá nhân, chủ trương xóa bỏ cái tôi. Sự nhận thức duy lý về vai trò của cái tôi cá nhân là một bước ngoặt quan trọng của nhân loại về con người bản thể. Ở thời cổ đại, các nhà triết học, tâm lý học đã khẳng định vai trò của cái tôi trong sự phát triển của con người.Các nhà triết học duy tâm là những người đầu tiên chú ý đến cái tôi khi đề cao ý thức và lý tính. Những nhà triết học duy tâm hàng đầu như Đềcác, Phíchtê, Hêghen, Bécxông… tuy có những cách nhìn nhận khác nhau về cái tôi nhưng họ đều khẳng định “cái tôi là phương diện trung tâm của tinh thần con người, là cốt lõi của ý thức, có khả năng chi phối hoạt động và là sự khẳng định nhân cách con người trong thế giới”[47, tr.17]. Sau này, các nhà triết học Mác – Lênin cũng thống nhất “cái tôi” là “trung tâm tinh thần của con người, của cá tính con người có quan hệ tích cực đối với thế giới và với chính bản thân mình. Chỉ có con người đối lập kiểm soát những hành vi của mình và có khả năng thể hiện tính chủ động toàn diện mới có cái tôi của mình”[47, tr.17]. Các nhà tâm lý học (Phơrớt, Rôgers, Maslâu…) khi thống nhất quan niệm về cái tôi thì cho rằng: “Cái tôi là yếu tố cơ bản cấu thành phần ý thức của nhân cách (bộ mặt tâm lý) con người”[47, tr.17].

Dựa trên cơ sở những quan niệm về khái niệm cái tôi của các nhà triết học và các nhà tâm lý học, chúng ta có thể khái quát cái tôi là trung tâm tinh thần của con người, hình thành cá tính và cấu thành nhân cách, ý thức của con người. Cái tôi vừa mang bản chất xã hội, lịch sử vừa mang bản chất chủ quan riêng biệt; con người là tổng


hòa của các mối quan hệ xã hội nên cái tôi vừa là chủ thể, vừa là khách thể của hoạt động nhận thức. Bên cạnh đó, cái tôi là cấu trúc phần tự giác, tự ý thức của nhân cách, có thể tự điều chỉnh, kiểm soát những hành vi của mình, thể hiện tính chủ động toàn diện của cái tôi cá nhân con người độc lập.

Trong mỗi ngành khoa học khác nhau, cái tôi lại được tìm hiểu ở những góc độ khác nhau.Cái tôi tồn tại trong xã hội, lịch sử và chịu sự tác động của xã hội ở những mặt nhất định, trong mỗi thời đại nhất định. Qua mỗi giai đoạn biến đổi của thời đại, cái tôi cũng có sự thay đổi cho phù hợp, đặc biệt là trong lĩnh vực thơ ca. Vì vậy thông qua việc tìm hiểu cá tính sáng tạo, tìm hiểu những đặc trưng trong cá nhân người sáng tác, chúng ta có thể nhận thấy những bối cảnh xã hội, nhìn thấu những biến thiên thời đại đã ngấm sâu vào nhận thức cũng như tư duy của cái tôi chủ thể. Cái tôi là cơ sở cho tư duy nhận thức và phản ánh, là nền tảng cho sự sáng tạo, trong đó có nghệ thuật và sâu xa hơn là thơ ca trữ tình.

1.1.2. Khái niệm cái tôi trữ tình


Cái tôi định hướng, chi phối mọi hành vi và hoạt động của con người trong đời sống và cả trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của cái tôi nghệ thuật và phản ánh chính cái tôi nghệ sĩ ấy.Nếu như trong các tác phẩm tự sự, cái tôi nghệ thuật bộc lộ gián tiếp qua những hình tượng khách quan thì trong thơ ca trữ tình, cái tôi nghệ thuật được bộc lộ một cách trực tiếp. Cái tôi trữ tình là thế giới chủ quan, thế giới tinh thần của người sáng tác được thể hiện trong thơ trữ tình bằng nhiều phương tiện khác nhau từ nội dung đến hình thức. Khái niệm về cái tôi trữ tình đã được nhắc đến nhiều trong những công trình nghiên cứu thơ ca từ xưa đến nay. Dù có nhiều những nhận định khác nhau, nhưng tư tưởng của những nhà nghiên cứu đều có chung nội hàm về mối quan hệ giữa chủ thể và thơ trữ tình. Hegel cũng đã đưa ra nhận định của mình về mối quan hệ giữa tính trữ tình và tính chủ thể trong thơ ca: “Nguồn gốc và điểm tựa của thơ trữ tình là ở chủ thế và chủ thể là người duy nhất mang nội dung”[20,


tr.162]. Chủ thể được Hegel đề cập đến chính là cái tôi trữ tình trong thơ ca. Như vậy, cái tôi trữ tình vừa mang nội dung lại vừa là cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật. Cũng đánh giá về cái tôi trữ tình, Belinsky cho rằng: “Toàn bộ hiện thực đều có thể là nội dung của thơ trữ tình nhưngvới điều kiện nó phải trở thành sở hữu máu thịt của chủ thể”[49, tr.26]. Hà Minh Đức cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này: “Đối với thơ trữ tình vai trò của chủ thể có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhà thơ nói về cuộc sống thông qua những cảm nghĩ chủ quan, hay nói một cách khác là phương thức biểu hiện của thơ trữ tình dựa chủ yếu vào chủ thể sáng tạo.”[13, tr.181].Tất cả những quan niệm trên khi đánh giá về mối quan hệ giữa chủ thể và thơ trữ tình đều nhằm khẳng định vị thế của cái tôi trữ tình trong thơ. Lê Lưu Oanh cho rằng: “Cái tôi trữ tình là nội dung, đối tượng cũng như bản chất của tác phẩm trữ tình” [47, tr.19]. Trong công trình nghiên cứu về cái tôi trữ tình trong thơ, Phan Trắc Thúc Định cũng khẳng định: “Cái tôi trữ tình chính là khởi nguồn của quá trình sáng tạo thơ trữ tình, là linh hồn của thơ trữ tình.”[9, tr.10]. Các quan điểm của những nhà nghiên cứu nêu trên đều có một nội hàm chung thống nhất về vai trò quan trọng cái tôi trữ tình trong thơ. Chúng tôi tán thành những quan điểm trên và lấy đó là cơ sở lý luận nghiên cứu cho luận văn của mình.

Tóm lại, cái tôi trữ tình là một phương diện biểu hiện chủ yếu và quan trọng nhất trong thơ ca, nó chi phối nội dung, quyết định hình thức nghệ thuật; nó là cơ sở, là tiền đề cho sự sáng tạo thơ ca. Cái tôi trữ tình không chỉ phản ánh thế giới nội cảm sâu sắc của chủ thể mà còn thể hiện được chiều sâu tư duy nghệ thuật của người sáng tạo.

1.1.3. Nhà thơ và cái tôi trữ tình trong thơ


Nhà thơ – chủ thể sáng tạo, với cái tôi trữ tình được thể hiện trong thơ có một mối quan hệ gắn bó mật thiết không thể tách rời. Cái tôi trữ tình là yếu tố quan trọng giữ vai trò quyết định trong thơ.Bản chất của cái tôi trữ tình trong thơ là bản chất chủ quan của tác giả.Mối liên hệ giữa khách thể và chủ thể, hay là mối liên hệ giữa cái tôi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023